Một số hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 46)

- Đổi mới các chính sách kinh tế xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi: điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp,

1.3.2.2.Một số hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

Nghĩa Đàn là một huyện kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn song việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng còn hạn chế; năng suất chất lượng cây trồng chủ lực còn thấp, hiệu quả trên một đơn vị diện tích chưa cao, phụ thuộc lớn vào thị trường, thiếu sự ổn định trong quy hoạch phát triển. Thực trạng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Cơ sở hạ tầng được đầu tư lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Các mục tiêu về giao thông, thủy lợi, đất sản xuất chưa đạt chỉ tiêu đề ra.Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số xã đặc biệt khó khăn tuy có giảm nhưng còn nhiều: 4 xã (năm 2010), số thôn bản đặc biệt khó khăn hiện nay là 37, chưa đạt mục tiêu của Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 12/3/2003 đề ra đến năm 2010.

Chất lượng công tác giáo dục - đào tạo còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, chưa tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là ở 9 xã vùng sâu, vùng xa việc tiếp cận công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế. Một bộ phận con em đồng bào các dân tộc thiểu số tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng chưa được bố trí việc làm.

Trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều bất cập, việc cung cấp các thiết bị y tế chậm và thiếu, đầu tư ngân sách xã còn ít. Mặc dù 24/24 xã có trạm y tế nhưng được xây dựng từ năm 1997 từ nguồn vốn dự án ODA nên đang bị xuống cấp. Phụ cấp cho bộ làm công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em còn thấp nên đã ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, thái độ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tình hình tệ nạn xã hội, trật trự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Tình trạng khiếu kiện kéo dài trong nhân dân vẫn còn.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở một số cơ sở hiệu quả, hiệu lực còn chưa cao. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng chưa thực sự nhạy bén và kịp thời. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tuy tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Công tác phát triển đảng viên mới chưa đạt mục tiêu đặt ra.

Nguyên nhân là:

- Về khách quan: Địa bàn vùng dân tộc và miền núi Nghĩa Đàn rộng lớn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Đồng bào dân tộc ở 9 xã vùng sâu, vùng xa sống còn phân tán, đi lại khó khăn. Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội còn thấp, nhiều vùng trong huyện mang nặng tính tự cấp, tự túc, dựa nhiều vào tự nhiên; phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu.

- Về chủ quan: Nhận thức của các cấp, các ngành và của nhiều cán bộ, đảng viên về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc chưa sâu sắc, chưa toàn diện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa thực sự chủ động khơi dậy và phát huy tốt các nguồn lực, thế mạnh trong huyện.

Kết luận chương 1:

Vấn đề dân tộc là một vấn đề rất quan trọng và đa dạng. Vì thế công tác dân tộc luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia về mặt lý luận và thực tiễn. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia. Chính sách dân tộc còn mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính nhân đạo sâu sắc. Nắm bắt đúng đắn, kịp thời quan điểm cũng như nội dung trong các chính sách ấy cùng với việc triển khai các chính sách, chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, huyện Nghĩa Đàn đã thu được nhiều thắng lợi trên các lĩnh đời sống. Dựa vào tình hình thực tế hiện nay, Nghĩa Đàn cần đề ra các mục tiêu, phương hướng và giải pháp phù hợp, đúng đắn để thực hiện đoàn kết tất cả các dân tộc trên địa bàn huyện cùng tiến bộ, phát triển.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 43 - 46)