- Đổi mới các chính sách kinh tế xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi: điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp,
2.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng trong thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
sách dân tộc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
2.2.1. Quan điểm.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24- NQ/ TW ngày 12/ 3/ 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc, dựa trên các quan điểm cơ bản sau:
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay ở huyện Nghĩa Đàn.
- Đồng bào tất cả các dân tộc trên địa bàn huyện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt
chính sách dân tộc; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự thống nhất.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các khu vực, xã đặc biệt khó khăn, tập trung phát triển giao thông và cơ sở, hạ tầng, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, xã.
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân trong huyên Nghĩa Đàn.
2.2.2. Mục tiêu.
Mục tiêu tổng quát của huyện Nghĩa Đàn đến 2015:
Nâng cao nâng cao năng lực, sức chiến đấu và xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội làm động lực lớn cho sự phát triển.
Khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương, thu hút tốt ngoại lực và các dự án phát triển. Tạo bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá- xã hội, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Tạo bước chuyển biến trong giáo dục- đào tạo và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Làm tốt nhiệm vụ quốc - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động kiểm soát tình hình, kiềm chế và đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Phấn đấu nhanh chóng đưa Nghĩa Đàn thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, vươn lên thành một trung tâm phát triển mới của vùng miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân 19- 21%, thu ngân sách 200- 220 tỷ đồng, trong đó thu nội huyện 35- 40 tỷ đồng, sản lượng lương thực 41000- 42.000 tấn; tổng đầu tư toàn xã hội 6000 tỷ đồng. Về xã hội: giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1,5- 2,0%, đến năm 2015 giảm xuống dưới 10%, tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia 60- 65%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%, 100% trạm y tế có bác sỹ, giữ mức tăng trưởng dân số bình quân dưới 0,7%; tỷ lệ gia đình văn hoá 80- 82%; tỷ lệ làng, bản, khối xómđạt danh hiệu văn hoá: 70- 75%; 100% số xã có thiết chế văn hoá thông tin, trong đó có 50% đạt chuẩn quốc gia. Về Quốc phòng, an ninh: 80% số xã, thị trấn; 75% số cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt loại khá trở lên trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, 100% các cơ quan tư pháp huyện đạt trong sạch, vững mạnh; hàng năm 75- 80% xã, thị trấn đạt cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, vững mạnh toàn diện. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: đảng bộ huyện đạt danh hiệu vững mạnh suốt nhiệm kỳ, kết nạp Đảng viên mới 150 đồng chí/ năm; chính quyền và 80% các phòng ban chuyên môn cấp huyện được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ hằng năm; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc suốt nhiệm kỳ.
2.2.3. Phương hướng.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, huyện Nghĩa Đàn đã đề ra các phương hướng thực hiện chính sách dân tộc:
- Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo: Nâng cao đời sống vật chất, tình thần của đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung giải quyết tích cực tình trạng đói nghèo nhất là đồng bào các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo đủ nước sinh hoạt, lương thực, không còn nhà ở tạm bợ dột nát.
- Đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa: Tích cực xây dựng mô hình và nhân diện các mô hình tiêu biểu của tập thể và hộ gia đình trong sản xuất. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế hộ gia đình. Tổ chức đào tạo, dạy nghề, dịch vụ việc làm, khôi phục và phát triển các nghành nghề truyền thống có điều kiện phát triển ở địa phương để sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào.
- Tập trung phát triển giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là trường phổ thông dân tộc nội trú. Thực hiện tốt công tác cử tuyển, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ. Chú ý nâng cao chất lượng giáo viên, người địa phương, người dân tộc. Thực hiện tốt các chính sách đối với giáo viên, học sinh đang giảng dạy và học tập tại các xã đặc biệt khó khăn.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu, đào tạo cán bộ y tế tại chỗ và cán bộ y tế thôn bản người dân tộc. Giảm tỷ lệ sinh hằng năm.
Thực hiện hiệu quả các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. Thực hiện tốt việc sưu tầm, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
- Kiện toàn hệ thống chính trị vùng dân tộc: Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong vùng dân tộc, kiện toàn, củng cố chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở.
Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với công tác đào tạo, quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc, phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường công tác an ninh chính trị, ttrật tự, an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số: Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc tham gia quản lý, giáo dục, đấu tranh chống tội phạm.
Xây dựng các thôn bản tự quản, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đấu tranh kiên quyết với các hoạt động tôn giáo, dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.