Tình hình các dân tộc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 31)

- Đổi mới các chính sách kinh tế xã hội đối với đồng bào các dân tộc miền núi: điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp, thuế tiểu thủ công nghiệp,

1.3.1. Tình hình các dân tộc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Nghĩa Đàn là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Kinh 68,8%, dân tộc Thanh 10,2%, dân tộc Thái 1,27%, dân tộc Thổ 19,58% và 0,15% dân tộc khác như: dân tộc ÊĐê, dân tộc Tày.

Dân cư ở đây hội tụ từ 53 địa phương vùng miền trong cả nước. Từ bao đời nay, các dân tộc trên vùng đất này đã đoàn kết một lòng, chung lưng đấu cật ra sức vượt qua mọi khó khăn đấu tranh chống thiên tai, địch họa cùng phát triển đi lên.

Dân tộc Thổ từ xa xưa đã có mặt ở Nghĩa Đàn và các vùng lân cận, các bộ phận là người bản địa, có bộ phận là người ở các địa phương khác. Đại đa số đồng bào Thổ sinh sống ở các rẫy dốc và một số đất bằng, có ruộng lúa nước ở lưu vực sông Hiếu hoặc trên các tràn khe lớn vùng đất đỏ bazan, giáp giới huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Dân tộc Thổ ở đây được gọi là dân tộc Mường, Người Nhà Làng. Ngoài sản xuất nương rẫy, đồng bào Thổ còn có truyền thống khai thác lâm thổ sản, trồng rừng, lạc, ngô, khoai, sắn và các cây có sợi như cây gai để lấy nguyên liệu đan võng, chế tạo các đồ dùng cần thiết khác. Đơn vị hành chính nhỏ nhất trước kia của người Thổ Nghĩa Đàn là Làng với một ông Trùm làng đứng đầu. Khi sống xen cài với nhiều dân tộc thì vẫn giữ mối quan hệ này nhưng có nhiều thay đổi, mối quan hệ trong gia đình, cũng như làng xóm là tính tương trợ hữu ái.

Dân tộc Thái ở Nghĩa Đàn và các huyện miên Tây Nghệ An nói chung đã đến vùng này cư trú lâu đời; gồm 3 nhóm: Tày Mường (Hàng Tổng), Tày Khăng và Tày Thanh (Man Thanh). Đồng bào Thái thường dựng nhà, làm ruộng dọc theo các khe suối, thuận tiện cho việc trồng lúa nước, trồng bông, nuôi tằm, dệt vải. Sớm định canh, định cư trồng lúa nước là đặc điểm chủ yếu của bà con người Thái Nghĩa Đàn.

Dân tộc Thanh ở Nghĩa Đàn có nguồn gốc là dân tộc Thái, cùng bản sắc người Thái nên không có tiếng nói hoặc bản sắc riêng của người Thanh. Còn người Thổ, người Thái có bản sắc riêng, tiếng nói riêng.

Dân tộc Kinh cũng có một bộ phận là người bản địa, sinh tồn và phát triển tại đây từ ngàn xưa, còn bộ phận lớn hơn là từ miền xuôi lên. Đồng bào Kinh là lực lượng có vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực sản xuất, đời

sống của huyện, là thành phần ngày càng đông đảo trong tổng số dân cư của Nghĩa Đàn. Người Kinh ở Nghĩa Đàn mang bản sắc văn hóa nổi trội là “hiếu học”. Sinh con là tính chuyện giáo dục, chăm lo cho con cháu học hành. Sinh hoạt văn hóa ở người Kinh thường biểu thị ở trình độ học vấn và tiếp thu cái mới, nhanh nhạy với cái mới.

Đồng bào các dân tộc Kinh, Thanh, Thái, Thổ và các dân tộc ít người khác ở Nghĩa Đàn đều có sắc thái độc đáo riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên đặc điểm xen canh, xen cư lâu đời giữa các dân tộc nên các nét đặc trưng của văn hóa cộng đồng mang tính xã hội được hòa đồng, cải biên đều khắp trong toàn huyện. 7 xã có đồng bào người Thổ, Thái sống tập trung là: Nghĩa Mai, nghĩa Lâm, Nghĩa Lạc, Nghĩa Thọ, Nghĩa Lợi, Nghĩa Yên. Ngoài ra, ở đây còn có số ít đồng bào dân tộc Êđê cư trú ở Nghĩa Khánh, dân tộc Tày ở Nghĩa An.

Sau khi chia tách, Nghĩa Đàn còn có 129.158 nhân khẩu, trong đó có hơn 4 vạn đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm hơn 30%. Hiện nay, dân tộc thiểu số tập trung nhiều ở 9 xã vùng sâu, vùng xa, gồm cả 4 xã đặc biệt khó khăn trong huyện.

Người dân các dân tộc Nghĩa Đàn có sự hòa hợp các dòng văn hóa của nhiều miền quê, từ cái cũ, cái mới có chọn lọc đã tạo nên tính cách con người Nghĩa Đàn: chịu khó, sáng tạo, nhanh nhạy tiếp cận, tiếp thu cái mới để phát triển. Chính vì vậy mà ngay sau khi Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khóa VI ra Nghị quyết số 22 NQ/ TW (27/11/1989) về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế- xã hội miền núi, nhân dân Nghĩa Đàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã hưởng ứng và áp dụng chính sách một cách có hiệu quả. Đặc biệt hơn là trong việc thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/ TW (12/3/2003) trong Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc.

Một phần của tài liệu Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w