2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học
2.1.2. thị với ước vọng đổi thay cuộc đời
Đô thị trong văn học 1930-1945 đã là nơi nhiều nhân vật ngỡ là “miền đất hứa” nhưng rồi đã như “thiêu thân lao vào ánh sáng”. Có thể thấy điều này ở các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trong đó, không ít nhân vật đã mộng tưởng về một cuộc sống sung sướng, giàu có nơi thị thành một cách mù quáng và dần dần sa vào tha hóa. Nhiều nhân vật xuất thân từ chốn đô thị thì lại là những kẻ “vô nghĩa lí”, nhố nhăng, Tây – Tàu lẫn lộn như thế giới nhân vật trong Số đỏ.
Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 mang một sắc màu khác, do gắn với bối cảnh của thời mở cửa. Chính sự đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện đã đem đến một luồng văn minh mới cho đời sống đô thị. Con người vì thế không thể đứng ngoài dòng chuyển động mãnh liệt ấy. Đứng trước bao đổi thay của xã hội đô thị, con người tất yếu phải chạy đua để thay đổi số phận. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã khắc họa hình ảnh con người với ước vọng đổi mới cuộc sống, với nhiều cảnh đời, nhiều số phận, nhiều lối ứng xử khác nhau.
Xuất bản lần đầu năm 1999, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên những diễn đàn văn học với nhiều ý kiến khen, chê. Tuy nhiên, gạt tất cả những điều đó sang một bên, cho đến ngày hôm nay, Cơ hội của Chúa vẫn sống cùng độc giả và vẫn khiến người đọc ngỡ ngàng bởi những vấn đề của cuộc sống đặt ra trong cuốn tiểu thuyết.
Truyện bắt đầu với nhân vật chính tên Hoàng, một anh cựu sinh viên xuất sắc trường Tổng hợp thất nghiệp, nghiện rượu, ra sân bay đón em trai là Tâm vừa đi xuất khẩu lao động ở Đức trở về. Cơ hội của Chúa được viết từ năm 1989 đến năm 1997. Thời gian sự kiện trong truyện diễn biến cũng nằm trong khoảng này. Nhân vật Hoàng như đã nói có một cậu em trai tên Tâm, có một cô người yêu tên Thủy, lại có một cô bạn thân tên Nhã. Chính từ những nhân vật này các mối quan hệ, hận thù, yêu đương, bạn bè, ân oán… lại tõe ra như nan quạt, các lớp nhập nhòa vào
nhau, dàn trải, như một thế giới vô tận, hỗn tạp. Câu chuyện phản ánh tương đối rộng về đời sống của giới trẻ trí thức Hà Nội thời kì này.
Cơ hội của Chúa vẽ nên một bức tranh cuộc sống bộn bề, ở đó mỗi nhân vật lại lựa chọn cho mình một con đường lập thân, lập nghiệp để thay đổi cuộc đời. Hoàng Ngọc Hiến có nhận xét xác đáng: “Trên đại thể, những nhân vật tích cực trong tiểu thuyết trước đây là những mẫu người phục vụ: phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng… Những nhân vật chính trong Cơ hội của Chúa không có gì là chống đối, phá phách nhưng gọi họ là những mẫu người “phục vụ “ thì không “chính danh”, tốt hơn hết gọi họ là những mẫu người lập thân, lập nghiệp. Bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ dễ dàng nhận ra ở họ những người đương thời với mình. Hoạt động lập thân, lập nghiệp của họ giống nhau ở chỗ: gắn với mục đích trực tiếp là làm giàu. Khác nhau – và rất cơ bản – là cách làm giàu và quan niệm về sự giàu có.” [20, 8]
Quả vậy, trong tác phẩm, tuy mọi nhân vật đều mang trong mình ước vọng đổi mới cuộc sống bằng cách lập thân, lập nghiệp, nhưng con đường lập thân của mỗi nhân vật không ai giống ai bởi mỗi người có một hoàn cảnh xuất thân, tính cách, quan niệm sống riêng.
Nếu như Tâm luôn luôn trung thành với lí tưởng và quan niệm kinh doanh đường hoàng, chính trực thì Bình lại là con người năng động, thức thời, linh hoạt. Tâm muốn “làm ăn chân chính bằng đúng trí thông minh và bản lĩnh của riêng mình”. Anh “hiếu với bố mẹ, tốt với anh em và giữ chữ tín với bạn bè”. Anh ôm ấp một ước mơ rất đáng trân trọng: “làm giàu đàng hoàng chính đáng tuân thủ pháp luật”, “sẵn sàng kê biên tài sản của mình lên đài, lên báo”. Anh đường hoàng và ước mơ về “thương trường chân chính không có chỗ cho lừa đảo và ăn cắp” [20, 85].
Tuy vậy, con người giàu lí tưởng, hoài bão và trung thực như Tâm lại dường như không phải là chủ nhân của xã hội Việt Nam hiện tại. Thay vào đó, người chủ của xã hội phải là những người như Bình – tuýp người biết thích ứng với thời cuộc. Tâm tuy có hoài bão nhưng anh quá trong sáng, anh “mạnh mẽ quyết đoán nhưng chưa đủ độc ác”, và đối với Bình, thì Tâm có những suy nghĩ đã lỗi thời, không
thích hợp với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. So với Tâm, Bình năng động hơn, thức thời hơn. Anh có ý chí và có cả những thủ đoạn, cả những tàn nhẫn cần thiết của một người làm kinh doanh. Tác giả đã xây dựng hai nhân vật là hai mẫu người kinh doanh khác nhau và để cho người đọc tự ngẫm nghĩ và đưa ra lựa chọn cho mình.
Lâm và Sáng có hoàn cảnh xuất thân và quan niệm sống khác nhau. Lâm “nghèo khổ từ ấu thơ, lập cập bước vào đời đã chịu nhiều gian nan khắc nghiệt”. Anh quyết tâm học hành bởi đó là “phương tiện thích hợp để “thăng hoa” ra khỏi sự bần hàn” [20, 436]. Tuy nhiên, anh sẵn sàng đánh đổi cả tình yêu và nhân cách của chính mình để leo lên đỉnh cao sự nghiệp. Lâm dùng sự lừa dối, phản bội như một thủ đoạn tiến thân. Lâm phản bội tình yêu của Nhã, bỏ Nhã khi cô đã có mang với mình. Cuối cùng, Lâm phải chấp nhận một cuộc sống không có tình yêu, anh cay đắng nhận ra: “Đời tôi là một chuỗi sai lầm”.
Khác với Lâm, Sáng có tiền đề lập nghiệp thuận lợi. Anh là con trong một gia đình gia thế, nhận được “sự giáo dục ưu việt”. Nhân vật này tạo ấn tượng cho người đọc là một con người điềm đạm, không tham lam, có tài năng, thực lực và ý chí. Tuy nhiên, đến chi tiết Sáng bỏ mặc Nhã vì không muốn làm ảnh hưởng tới con đường tham chính của mình đã khiến người đọc thất vọng. Hóa ra, cái con người tưởng chừng như đàng hoàng, mạnh mẽ ấy rút cục cũng chỉ cùng một tuồng với Lâm. Nếu như Lâm phản bội lại Nhã vì cái lợi thì Sáng quay đầu lại với cô vì cái danh. Cả hai người đàn ông đều trở nên tha hóa, sẵn sàng bỏ mặc người phụ nữ mình yêu vì danh lợi. Vì ước vọng danh lợi, họ sẵn sàng đánh đổi tình yêu chân chính.
Thời đại công nghiệp thật muôn màu và con người bươn chải trong đó cũng muôn vẻ, không ai giống ai, và cơ hội mỗi người mỗi khác. Nguyễn Việt Hà đã dựng nên những nhân vật mang tính điển hình như Hoàng, Bình, Tâm, Lâm, Sáng, Nhã…Mỗi người được khắc hoạ đầy đủ về tính cách, thế giới nội tâm đặc biệt là chí hướng. Mỗi người có quan điểm sống riêng. Người thì xu thời, người ngay thẳng, người sống bằng lý trí, người sống bằng tình cảm … tất cả góp phần tạo nên bản
chất, hiện thực của đa số giới trẻ ngày nay. Cơ hội của Chúavới những khái quát tài tình là sự khẳng định chân giá trị cuộc sống thời đại mới. Biết bao bon chen, kỳ thị, cùng biết bao ước mơ khát vọng cao đẹp được bày tỏ nhưng cái tài của nhà văn là đằng sau những sự kiện, những éo le của số phận, không thấy sự bình phẩm của tác giả mà Nguyễn Việt Hà dành khoảng lặng ấy cho chính độc giả. Văn chương đích thực là văn chương để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Và với lối viết mới - để tự nhân vật bộc lộ mình, đặc biệt là nội tâm, nhân cách (phần nhiều qua nhật ký của họ), nhà văn đã khiến cho những vấn đề tưởng như khô khan, những sự kiện tưởng như rời rạc trở nên sống động, có hồn. Đằng sau đó vẫn là ý nghĩa nhân văn, là tình yêu cuộc sống, khát vọng sống chân chính mà nhân vật Hoàng đã được nhà văn gửi gắm không ít ý tưởng.
Phố được viết với giọng kể đều đều nghiêm túc như một thước phim chính luận quay chầm chậm, góc quay lia hết các ngả, các ngóc ngách của các gia đình trong khu phố. Không phô trương, màu mè, không bi tráng, lãng mạn, không thô tục, phố lính là nơi tập hợp những ngôi nhà nhà binh, những giao tranh của giá trị cũ - cái truyền thống và các giá trị mới trong thời buổi đất nước mới mở cửa chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Các xung đột luôn được đẩy nhanh, mừng vui, bi kịch… chuyện của những nhân vật chính, phụ. Tất cả các chi tiết đan xen với nhau tạo nên phố hay một bức tranh chung của toàn cảnh xã hội. Bối cảnh của Phố là cuộc sống của những người lính hoặc cựu chiến binh sống trên phố Lý Nam Đế, con phố tập trung các cơ quan và khu tập thể của quân đội ở Hà Nội, giai đoạn đầu những năm đổi mới. Đó là giai đoạn mà hoàn cảnh kinh tế khó khăn buộc những người bộ đội mới bước ra khỏi cuộc chiến hoặc chỉ làm việc và sống trong môi trường quân ngũ phải làm quen với việc kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống.
Cuộc sống trong tiểu thuyết Phố nổi cộm lên gia đình Nam và Thảo. Nam là một sĩ quan công binh ngày trước, có trình độ, chiến đấu dũng cảm nhưng lại hiền lành, không biết cách tính toán, bươn chải trong cuộc sống. Thảo với ước vọng đổi mới cuộc sống đã đi nước ngoài, với mong muốn là có thể đảm đương, lo lắng cho cuộc sống gia đình mình. Sau khi sang Đức, Thảo đã làm thay đổi ít nhiều cuộc
sống gia đình, những thứ hàng hoá luôn được gửi về cho bố con Nam ở nhà, để bé Niên Thảo không còn thiếu thốn so với những đứa trẻ khác, nhưng Thảo không thể lường trước được những cạm bẫy luôn giăng ra trước mắt và chỉ chờ có thế sẵn sàng cho con mồi sập bẫy. Nhân vật Lãm trong tác phẩm xuất thân là lính trong đơn vị của Nam và từng tham gia Chiến tranh Biên giới, Lãm gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sau khi giải ngũ anh bị bố anh, ông Khang, vốn là một hiệu trưởng trường Đảng, đuổi khỏi nhà vì cưới một cô gái người miền ngược có nhiều điều tiếng. Hai vợ chồng anh phải sống tạm bợ ngay trên vỉa hè của con phố Lý Nam Đế, thậm chí họ còn cho ra đời hai đứa con ngay trên chính con phố này. Nhưng Lãm không cam chịu trước số phận, anh đã vượt lên số phận mình bằng những nỗ lực, sự gan lì của bản thân. Không chấp nhận ở lại cuộc sống trong quân ngũ, Lãm ra ngoài và lao vào thương trường. Những sự rủi ro do cuộc sống mang lại, không làm Lãm nản lòng, anh đã quyết chí sẽ làm được một điều gì đó thật to tát, để thay đổi vận số cho mình và cuối cùng Lãm cũng làm được điều ấy. Lãm là người chịu khó, anh có thể làm bất cứ nghề gì để có thể kiếm tiền. Với ham muốn kiếm tiền nhanh chóng và may mắn Lãm đã đi đào đá đỏ ở Quỳ Châu - Nghệ An. Sau những lần vấp váp, may mắn đã mỉm cười với gã, viên đá đỏ trong phút chốc tưởng là giấc mơ màu hồng đã nằm gọn trong tay Lãm. “…Lãm lịm người đi…Ờ khoảnh khắc thần thánh ấy gã mới thấy mình thật sự rã rời và nghĩ lúc này đây có thể chết được rồi. Phải tới một lúc sau, cảm giác mừng vui ngây ngất mới ngập ngụa tràn về, ngợp ngụa đến nỗi gã có thể cứ thế này, trần truồng, râu tóc chạy thẳng một mạch bốn trăm cây số về tới Hà Nội được. Và gã lặng lẽ khóc…”. Nhân vật Hùng, cựu sĩ quan, một giám đốc doanh nghiệp thành đạt trong thành phố Hồ Chí Minh. Cơ hội trong cuộc sống mới đã đưa lại sự thành đạt và hãnh tiễn đối với anh. Hùng đã nắm bắt được mạch sống của xã hội luôn không ngừng chảy, và hoà nhập mình vào đó. Chính sự tự tin, thông minh, khéo léo đã đưa lại sự thành công trong cuộc sống của Hùng. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Phố đều mang những dáng dấp, tính cách, suy nghĩ khác nhau, nhưng đều đang nỗ lực chuyển mình để hoà nhập trong xu thế mới của thời đại. Với những ước vọng đổi mới cuộc sống, Phố đã cho độc giả thấy được những nỗ lực
không ngừng của mỗi cá nhân và những mảnh đời lắp ráp của những số phận khác nhau, để thấy được cuộc sống không ngừng vận động, không ngừng thay đổi, đòi hỏi con người phải thích nghi, phải hoà nhập để khỏi đánh mất mình trong xã hội đang phát triển.
Tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng đưa ta đến không khí miền Bắc những năm 1980 và đầu những năm 1990, đất nước đang chuyển mình để bước vào thời kỳ đổi mới. Ngổn ngang mâu thuẫn giữa tốt - xấu, thiện - ác, lý tưởng - thực dụng... và nhiều nghịch cảnh trớ trêu trong gia đình, khu phố và ngoài xã hội. Một góc nhỏ của Ngõ lỗ thủng để thấy được cả một xã hội thời kì bao cấp. Ngoài xã hội có cái gì thì trong ngõ không đến nỗi kém cạnh. “Không phải chúng tôi không biết sống hoa lá cành đâu nhá…Có cả mừng sinh nhật các cháu bằng hoa hồng, bánh ga tô, mừng đám hỏi, đám cưới trầu cau. Nghi lễ, hương khói ngày rằm, mùng một, vòng hoa khi chết, nâng li, cụng chén đến nơi đến chốn vào dịp tết nhất, hội hè, lễ lạt…Tóm lại là có đủ, nhưng theo cái cách tiến hành riêng, cái cách biểu hiện riêng, cách thẩm định riêng. Và vì thế, chia buồn, chia vui cũng đặc sắc, âu yếm hay tức giận, không nhất thiết theo một lề lối nào”.
Như vậy, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã thể hiện một cách sinh động vấn đề đô thị gắn với ước vọng đổi mới cuộc sống của con người. Các nhân vật, với những hoàn cảnh, thân phận, tính cách khác nhau, đều mang trong mình khát vọng lập thân, lập nghiệp, làm giàu để cuộc sống tốt đẹp hơn. Có người thành công, có kẻ thất bại cay đắng; có người đạt được danh vọng nhưng lại đánh mất nhân cách, tha hóa, tuột mất hạnh phúc, có người cố níu giữ lấy nhân cách nhưng lại thành kẻ lạc lõng giữa thời cuộc. Từ đó, các nhà văn đặt ra vấn đề để bạn đọc suy nghĩ. Ước vọng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, văn minh hơn là một ước vọng đẹp và đáng trân trọng. Nhưng để đạt được điều đó, con người ta được, mất và đánh đổi những gì? Cách ứng xử, lựa chọn trước câu hỏi đó chính là sự thể hiện nhân cách và bản lính của con người.
Cuối những năm thập niên tám mươi, nhu cầu nội tại của văn học bắt gặp bầu không khí dân chủ của xã hội tạo thành cuộc chuyển biến mạnh mẽ trên văn đàn, đặc biệt là tiểu thuyết. Được cổ vũ bởi tinh thần dân chủ cởi mở trong tiếp nhận đã tác động mạnh mẽ đến những đổi mới của văn học. Sau 1986, hiện thực trong văn chương là những trải nghiệm riêng, mang tính phức tạp, đa dạng. Trước hiện thực xã hội đang ngày một thay đổi đến chóng mặt, trước những tình thế đáng buồn của cuộc sống, con người luôn cảm thấy bất an, bất trắc, những nấc thang giá trị cơ bản cũng đang dần thay đổi. Những nét nổi bật đó tạo nên những đường viên đen trong bức tranh muôn màu của cuộc sống đô thị.
2.2.1. Bức tranh cuộc sống hỗn tạp
Bên cạnh những mảng màu sáng, bức tranh đô thị còn tô đậm những gam màu tối của góc khuất cuộc sống: không chỉ có sự giàu sang mà còn có những mảnh đời lam lũ, cùng cực. Khi hạnh phúc tan vỡ, con người mới ngộ ra hạnh phúc vốn