Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 68 - 69)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

3.2.Thế giới nhân vật

Nghiên cứu nhân vật, chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Bởi lẽ, “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Chất liệu đó có thể được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau (như một thực thể sống, có số phận riêng tư và đời sống tâm lý cá biệt; như một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả hoặc của đời sống xã hội…). Nhân vật văn học

có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm mà nhà văn muốn thể hiện.

Nhân vật là hạt nhân trung tâm của tác phẩm tự sự. Văn học không thể thiếu nhân vật vì nó là hình thức cơ bản mà qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác".

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 68 - 69)