Cái nhìn chung về vấn đề đề tài đô thị trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 28 - 30)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

1.3.2. Cái nhìn chung về vấn đề đề tài đô thị trong tiểu thuyết

Văn học thời kì đổi mới với nhiều lăng kính đa chiều, dưới nhiều góc độ quan sát khác nhau, tạo nên những mảng màu chân thực, sống động và đa dạng của cuộc sống muôn mặt đời thường. Dưới ống kính soi chiếu này, con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 hiện lên rất phức tạp, là sự đan cài nhiều tính cách khác nhau trong một con người. Đã đi qua thời kì chiến tranh bom đạn, thời kì hoà bình, đời sống được nâng lên tầm cao mới, con người mới được thể hiện qua tác phẩm với nhiều phương diện khác nhau. Quan niệm về con người trong văn học sau 1986 là một quan niệm đầy biện chứng. Con người ở đây hiện lên chân thực như nó vốn có, không thần thánh hoá, không lí tưởng hoá. Họ được đặt trong bầu không khí ngổn ngang của hiện thực, sự xô bồ của thời buổi kinh tế thị trường, trước sự bon chen, tranh dành quyền lợi của con người. Chính vì thế, khi đọc tiểu thuyết hôm nay người đọc như nhận diện được chính mình, mọi người xung quanh mình, xã hội mình đang sống một cách trung thực và trọn vẹn hơn, không tô hồng hay bóp méo sự thật, đó là hiện thực vốn có không phải là hiện thực như mình mong muốn.

Chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi. Vị trí nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện vượt bậc. Đất nước bước sang một thời đại mới với những bước ngoặt to lớn có nhiều cơ hội và thách thức. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng làm cho bộ mặt nước ta mang một sắc diện mới. Bên cạnh sự phát triển đó chúng ta phải gánh chịu những hậu quả của nền kinh tế thị trường, tác động đến văn hoá truyền thống và nguy hại hơn nó làm thay đổi lối sống, đạo đức của người Việt Nam. Con người đứng trong vòng xoáy của quá khứ, hiện tại và tương lai, có người không định hướng được vị trí của mình, sự thực ấy dẫn họ đến với những cú sốc nặng nề về tâm lý. Họ lạc vào vòng quay của cuộc sống mới, sự cạnh tranh của kinh tế hàng hoá và buông mình theo lối sống thực dụng, bất chấp

luân lý, nền tảng đạo đức truyền thống bị sa sút nghiêm trọng. Thực trang phi lý và cay đắng đó đang làm tha hoá cái thế giới tinh thần mà bấy lâu nay ta hằng coi trọng và giữ gìn.

Sau 1986, hiện thực được phản ánh trong văn học không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng. Mà đó là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự, phức tạp đan dệt nên những mảnh nổi mảnh ngầm của cuộc sống. Đời sống đô thị là một hiện thực phong phú lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà văn. Ở đó có vô vàn mối quan hệ chằng chịt của con người dệt lên như những mảnh lưới bao trùm lên mỗi số phận trong cuộc sống này. Họ vừa có cuộc sống chung, vừa có những góc khuất riêng . Văn học đã nhanh nhạy, nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng của xã hội, đề cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào đời sống thực tế, đời sống nội tâm của con người, để thấy được khuôn hình hài rõ nét muôn mặt của đời sống hiện đại. Đề tài đô thị trong tiểu thuyết được thể hiện rất phong phú, đó là bức tranh đa dạng của sự pha tạp nhiều mảng màu khác nhau trong xã hội. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ca ngợi những điều tốt đẹp, nhà văn lúc bấy giờ được phép viết nhiều hơn về những mặt trái của xã hội, được khuyến khích viết chỉ ra những tiêu cực, những hạn chế đang dần dần xâm chiếm vào đời sống con người.

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CUỘC SỐNG ĐÔ THỊ ĐƯỢC ĐẶT RA TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w