Ánh sáng của nền văn minh, hiện đại

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 30 - 36)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

2.1.1. Ánh sáng của nền văn minh, hiện đại

Văn minh được hiểu là những tiến bộ về kỹ thuật nhằm cải thiện đời sống vật chất của con người. Để làm rõ hơn khái niệm này, chúng ta cần so sánh văn minh – văn hóa. Ta thường nghe phát biểu: “Chúng ta thua Tây phương về văn minh kỹ thuật, nhưng chúng ta hơn họ vì có một nền văn hóa lâu đời”. Có ý kiến cho rằng: văn hóa thuộc giá trị tinh thần và văn minh chỉ có giá trị vật chất. Tuy nhiên khi nói một dân tộc văn minh, cách cư xử văn minh, không có nghiã là dân tộc đó chỉ giỏi về kỹ thuật hay cách cư xử đó nặng về tiến bộ vật chất. Văn minh trong cách nói này bao gồm rất nhiều đặc tính văn hóa, nó trái ngược với lạc hậu, chậm tiến. Càng ngày các học giả càng có khuynh hướng phân biệt văn hóa là tiến bộ của con người thuộc phạm vi tinh thần và văn minh là tiến bộ của con người thuộc phạm vi vật chất. Giáo sư Phạm Đức Dương cũng giải thích văn minh và văn hóa theo chiều hướng đó: “Sự tầm thường của một nền văn minh sơ khai không cho phép ta lầm lẫn về các giá trị văn hóa của chúng và một quốc gia, một dân tộc có thể che đậy, dấu diếm sự tầm thường của nền văn hóa của mình bởi một bề ngoài văn minh và tất nhiên một cá nhân cũng vậy”. Từ nhận định đó, ông đi đến kết luận: “Vậy ta có thể nói rằng thuộc văn hóa, ta có những quan niệm, những lý thuyết, những kiến thức, những suy tư, chúng tạo thành sự mạch lạc của các tôn giáo, các khoa học, các nghệ thuật, các kỹ thuật… và thuộc văn minh những sự chiếu rọi cụ thể hay những sự thực hiện của những thủ đắc khác nhau của văn hóa vì chúng là một sự chiến thắng của tinh thần của con người chống lại sự dốt nát, tối tăm di truyền về thế giới vật chất. Trái lại, xe lửa chạy bằng điện là một sản phẩm của văn minh vì đó là một chiến thắng mà con người đã thực hiện được đối với thế giới vật chất. Nói cách khác, mỗi khi con người dồn các cố gắng về chính mình, ta nói tới văn hóa, mỗi khi

con người làm thay đổi thế giới vật chất, ta nói tới văn minh”. Để tránh sự lẫn lộn giữa Văn minh và Văn hóa, chúng ta có thể tạm định nghĩa như sau: “Văn minh là một phần của Văn hóa, đặc biệt là tình trạng tiến bộ của con người trong phạm vi kỹ thuật và những cải tiến đời sống vật chất”.

Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe nói đến hai tiếng “hiện đại”. Trên báo chí thời sự, trong các văn kiện chính trị cụm từ “quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá” hoặc “sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá” thường được nhắc lại với một nội dung xác định. Hiện đại ở đây được hiểu là trình độ của những nước tiên tiến trên thế giới, và hiện đại hoá là đưa sự phát triển của xã hội ta lên một bước làm cho chúng ta không thua kém những nước đó. Đây chính là nghĩa thông thường nhất của hai chữ hiện đại.

Cuộc sống văn minh, hiện đại làm cho đời sống ngày được nâng cao, đòi hỏi con người muốn thích nghi với tốc độ phát triển chóng mặt ấy luôn phải làm mới mình, hòa nhịp vào guồng quay vội vã của cuộc sống. Các đô thị, cư dân được sống trong một đời sống tiện nghi với nhiều luồng thông tin đa chiều. Nhịp sống từ “điệu ngâm” của nông nghiệp - nông thôn trước đây đã chuyển sang “điệu nói” của đời sống công nghiệp - đô thị. Họ đại diện cho một lực lượng sống hối hả, năng động, nhạy cảm và đầy hoài nghi, cô đơn. Một mặt, họ sống mạnh mẽ nhưng một mặt họ cũng yếm thế và dễ gục ngã nếu không tìm thấy được cái “tôi”của chính mình. Cuộc sống đô thị gắn liền với những cao ốc đầy kiêu hãnh, những siêu thị, nhà hàng mọc lên như nấm, số lượng "đại gia" ngày càng nhiều, thậm chí có người mua được máy bay riêng! Đó là những điều mà cách đây vài thập kỷ, chẳng ai dám mơ tới. Có một thời, nhiều người trong chúng ta mong muốn cháy lòng: đến ngày kết thúc chiến tranh chỉ còn dốc sức xây dựng, con đường dựng xây ấy sẽ trải thảm đầy "hoa thơm, cỏ lạ". Tuy nhiên, sau 30 năm hoà bình thống nhất, ta mới thấm thía: trận địa mới, chiến trường mới không phải là "hoa thơm, cỏ lạ", lúc thanh bình mới bộc lộ tính đố kỵ, ghen ghét. Tiền làm cho lý trí con người người trở nên mù quáng, đánh mất nhân cách. Có thể nói nếp sống văn minh đô thị và ứng xử văn hóa phải đi liền theo đà phát triển của các đô thị. Đô thị hóa là một quá trình đòi hỏi con người phải

chuyển động đồng bộ. Khi nơi nào đó muốn đô thị hóa, thì nơi ấy cần có một lối sống khác, một cách ứng xử văn hóa khác, thậm chí khác hẳn với lối sống, với nếp ứng xử văn hóa trước đây.

Trong Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà, ta thấy cuộc sống trở nên nhanh chóng, khẩn trương; con người hòa nhịp nhanh chóng với tốc độ phát triển đến chóng mặt ấy: đã đến lúc “đàn ông đã biết bật nắp Heineken và đàn bà cũng quen với vị Coca”. Mỗi cuộc gặp gỡ không chỉ dừng lại bắt tay xã giao hay cử chỉ của sự thân mật mà cùng ngồi chúc nhau với những ly rượu. Trong Cơ hội của chúa chúng ta bắt đầu quen dần với những tên gọi của rượu Tây: Ararate, Martel, Johny walker, Remy Martin, Gordon… hay những gói thuốc mang tên hộp Cigar, Dunill bao đỏ, Marlboro,… không còn xa lạ trong cuộc sống. Nhu cầu giải trí ngày càng được quan tâm, những môn thể thao quý tộc như tennis cũng được Nguyễn Việt Hà mô tả: “Những đàn ông, đàn bà ngồn ngộn sự giàu sang mặc bộ đồ tennis trắng. Hoặc đang uống bia, hoặc đang chơi bóng”.

Một luồng gió mới thổi vào đời sống xã hội, con người dần tiến đến với sự xa hoa. Điều này thể hiện trong Cơ hội của chúa: “Hội trường Bộ ngoại giao sáng rực đèn. Buổi dạ hội do Chi đoàn thanh niên tổ chức nhân ngày thành lập ngành. Tinh hoa giới trẻ của lớp thượng lưu mới tập về đây. Lộng lẫy và sang trọng. Gần 80 phần trăm người giàu của Hà Nội. Bãi xe ngập đầy những ô tô và mô tô đời mới với những mác đọc run rẩy lưỡi. Nó là nỗi khát thèm của các Hoàng tử bán quần áo Hàng Đào và các Công chúa phở phố Bà Triệu.”. Cuộc sống thủ đô mang hương vị riêng, nét đặc trưng riêng của người Hà Nôi như ta vẫn thường nghe nói đến “thanh lịch như người Hà Nội”. Và quả thật, khi đọc đến tác phẩm Cơ hội của chúa, ta mới thấy rõ Nguyễn Việt Hà luôn chịu khó tìm tòi, đi sâu vào vẻ đẹp nằm sâu trong hồn của phút tĩnh lặng mang dáng dấp Hà Nội: “Lại sắp đến tết rồi. Mùa xuân năm nay thanh niên Hà Nội trông đẹp hẳn ra. Những cậu con trai dong dỏng trong bộ đồ thời thượng khoác vai bạn gái, những cô bé xinh như mơ quần thụng áo lửng mác Nhật hoặc Thái nhún nhảy đi cạnh người yêu”. Lớp thanh niên đang làm mới mình để thích nghi với cuộc sông hiện đại, tân tiến.

Nhân vật trong Cơ hội của Chúa được lột tả những nét chân thực, tính cách được bộc lộ rõ qua từng trang viết. Nhân vật thành thị nên người viết đi sâu vào những nét tính cách mang đậm kiểu cách thành thị. Nhân vật Hoàng lần đầu tiên đặt chân vào căn biệt thự xây từ thời Pháp đã thấy được cách bố trí căn phòng của Bình toát lên vẻ thượng lưu trí thức, tiện nghi trong phòng sang trọng: “Tủ rượu của Bình đẹp, đa phần là những chai đang uống dở. Nó chứng tỏ chủ nhân rất có gu chứ không đơn thuần chỉ để trang trí nội thất như nhiều nhà giàu mới nổi. Bình mở tủ lấy chai nửa lít của Ba Lan, cổ chai thắt gợi cảm, song rượu dập dềnh lúc lắc một nhành cỏ. Bình rót đầy hai ly pha lê Tiệp chân cao…”. Qua chi tiết có thể thấy phần nào cách sống của con người trong thời buổi đô thị hóa: gặp nhau không chỉ ngồi trò chuyện cùng ấm nước trà dân dã, mà ở thời buổi này phải dùng đến rượu tây để dẫn dắt câu chuyện và để trải lòng ra thoải mái hơn. Gu dùng rượu của Bình giúp ta thấy được cuộc sống vương giả của những người thời hiện đại lúc bấy giờ, rượu không phải để bày biện cho đẹp mắt, mà rượu dùng để tiếp khách, tiếp đúng người và phải tiếp đúng từng loại rượu.

Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo sự gia tăng của hệ thống nhà hàng, khách sạn, sàn nhảy. Các cuộc gặp gỡ để trò chuyện, tâm tình, trao đổi buôn bán diễn ra ở những nơi sang trọng và để họ được thấy mình đang được “chiều chuộng” bởi cách phục của nhân viên. Không chỉ có vậy, con người mới phải chạy theo guồng đua của thị trường, mà trước hết là để phục vụ nhu cầu ăn ở hàng ngày: “Người giàu Hà Nội bắt đầu bỏ tiền xây nhà. Giá đất lên theo giờ. Những mảnh đất hoang dọc đê Yên Phụ, từ Nghi Tàm tới Quảng Bá, trước đây chó ỉa rông bây giờ đông nghịt người chen nhau mặc cả. Những quý ông quý bà năm ngoái còn chạy xích lô, đánh xe thồ mặc vỏ áo bông trần đi dép nhựa sứt quai giờ đây nhờ tiền bán đất, sắm giầy tây rủ nhau ra Tiến Thành may đo com lê. Giới thượng lưu có tiền Hà Nội kết nạp thêm nhan nhản trọc phú”. Đọc Cơ hội của chúa, người đọc phần nào hình dung được xung quanh đường phố mở rộng ra, lộ diện những căn nhà cao tầng với những tiện nghi hiện đại. Giá đất bắt đầu sôi động theo nhịp sống hối hả của thành thị, đất tăng lên từng ngày, từng giờ, những mảnh đất trước đây ở những vị trí

không ai nhìn ngó, giờ đây sốt lên theo thời gian, người tranh nhau mặc cả. Từ những người dân nghèo, nhờ vào sự trao đổi, buôn bán đất đã được đổi đời. Giới thượng lưu Hà Nội lại được thêm vào danh sách những nhà trọc phú.

Phố của Chu Lai nói về cuộc sống của những người Hà Nội giai đoạn đầu đổi mới (đầu những năm 1990). Nhà văn đã dựa trên truyện ngắn Phố nhà binh viết năm 1991 để viết tiểu thuyết Phố một năm sau đó. Đây được coi là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Chu Lai viết về cuộc sống của những người bộ đội thời hậu chiến. Gắn liền với tác phẩm là con phố Lý Nam Đế và người Hà Nội hay gọi nó là ''phố nhà binh'': "... Tất nhiên căn phố dài ước chừng một ngàn hai trăm thước này có tên đàng hoàng, tên họ một ông vua chói sáng thuở đầu dựng nước hẳn hoi nhưng lâu này thiên hạ quen miệng chỉ gọi là Phố Lính, Phố Nhà Binh cho khỏi lẫn với những khu phố dân sự khác. Phố chạy thẳng thớm, không có ngã tư ngã năm, số nhà bên trái nhiều gấp đôi số nhà bên phải, vỉa hè lát gạch rộng rãi, mùa đông kín gió, mùa hạ lá cành giao tán trên cao tạo thành một hành lang rượi mát, rất mê hoặc những bước chân, những vành xe đạp, xe máy làm bụi từ mọi vùng nắng nóng lảng vào. Mặt đường hẹp, ít ổ gà, chỉ khi nào chợt nghe một vành xích lô bật nảy lên, người ta mới khẽ phàn nàn: "Chán mớ đời! Đường sá cũ rích, sao lại lắm nắp cống trồi lên đến thế?"... Phố nhà binh đang vặn mình răng rắc để manh nha hóa thân thành một khu phố như mọi khu phố đời thường. Người nhà binh cũng tự phá vỡ mọi mặc cảm, cao kiến và định kiến, vị thế cố hữu của mảnh giáp trụ quân phục, quân hàm, gia phong gia phả để gắng gỏi hòa nhập được vào dòng đời đang cuồn cuộn chảy ngoài kia, ngõ hầu mong tìm được cuộc sống khả dĩ còn gọi được là... cuộc sống...".Trong Phố, Chu Lai tả cận nét: “Phố chừng một cây số, nằm phía đông Thành cổ Hà Nội, bắt đầu từ vườn hoa Vạn Xuân. Đây cũng là phía sau lưng của khu quân đội nên hầu như cả phố, cư dân đều mang áo lính”. Cuộc sống của sự nhàn hạ, thảnh thơi, nhẹ nhàng như tính cách của người Hà Nội xưa ẩn hiện trong tiểu thuyết Phố. Ở nhân vật ông cụ - bố của Thảo ta thấy suy nghĩ đậm tư chất người lính, quan niệm ở đời cốt chữ Nhàn, tiền hưu cộng với tiền bán cà phê cũng tạm đủ sống. Sáng ra vườn hoa tập mấy bài dưỡng sinh, chiều đi câu lạc bộ làm

mấy ván cầu lông, tối về rủ bạn già chơi tổ tôm, thế là thảnh thơi, không ham hố gì những thú vui khác. Một thời xông pha trận mạc, bây giờ cuộc sống hoà bình, họ tìm cho mình những phút thảnh thơi, chiêm nghiệm và hưởng thụ cuộc sống bằng cái nhìn đời qua lăng kính chữ Nhàn. Nhàn để sống yêu đời, để thấy cuộc đời mình đang hưởng thụ nó từng giây từng phút, không bỏ lỡ, bỏ phí chút thời khắc nào trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhà văn còn thấy được đằng sau cuộc sống thầm lặng ấy, cuộc sống đô thị có những hào quang của ánh đèn thành phố, xung quanh các dãy phố là các biển đề tên Tây Nhật, tên Tàu,…và các toà nhà hai tầng, ba tầng thậm chí bốn tầng theo kiểu gô tích, kiểu hiện đại tiếp tục ra đời. Các hàng cây xà cừ có tuổi thọ hàng trăm năm không còn chiếm địa vị độc tôn chiều cao và các biển hiệu doanh trại không còn chiếm ưu thế màu đỏ. Tất cả đan xen, láo nháo hoà nhập vào nhau. Cái sang trọng được đặt bên cái bình dân, cái hiện đại nằm chen với cái cổ điển…tạo nên những nét phá cách trong khuôn mẫu không có sẵn của cuộc sống thành thị.

Tiểu thuyết Cõi tiền cho ta thấy cuộc sống giàu sang của tầng lớp nhiều tiền, có chức quyền. Họ lao vào kiềm tiền và hưởng thụ cuộc sống một cách sung sướng. Họ xây dựng hẳn một trang trại để tìm thú vui điền viên. Trong tác phẩm ta thấy sự ra đời trang trại Hồn Việt: “Trang trại chia làm bốn khu chính. Tính từ cổng lớn trở vào, bên trái là khu vui chơi, gồm vườn thú, xiếc thú, tàu lượn, trượt nước, tắm suối lạnh, nước nóng…Có đủ món ăn Việt, Tàu, Tây, từ giun dế, sâu bọ, tổ yến đến vàng, bạc thật…”. Nhà văn miêu tả hôm khánh thành Kim Miếu khiến ta choáng váng trước cuộc sống giàu sang của những tầng lớp sang trọng và quý phái. Ngay ở đầu tác phẩm, nhà văn đã đưa ta đặt chân đến với cuộc sống dư giả của giới thượng lưu Hà Thành.

Tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng đưa ta đến miền Bắc những năm 1980 và đầu những năm 1990, giai đoạn đất nước đang chuyển mình để bước vào thời kỳ đổi mới. Nếu như Cơ hội của Chúa, Cõi tiền lấy bối cảnh là những địa điểm sầm uất của đô thị thì

nghèo thành thị, với ngổn ngang mâu thuẫn giữa tốt - xấu, thiện - ác, lý tưởng - thực dụng... và nhiều nghịch cảnh trớ trêu trong gia đình, khu phố và ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w