Nhân vật có chức, có quyền

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 74 - 76)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

3.2.3.Nhân vật có chức, có quyền

Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét về những nhân vật có chức, có quyền trong hội của Chúa :“Về hàng ngũ các giám đốc đầu những năm 90: “... Ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa...” [20, 362]. “Tâm và Bình là hai mẫu người kinh doanh rất khác nhau. Ở con người và hành vi của Tâm có những nét “anh hùng”: có “đam mê” của người làm “đại sự” [20, 448], “không chịu đựng được sự bất công”, không chịu “quỵ lụy hèn kém” trước người nước ngoài, không chịu nghèo hèn khi mình “mạnh và nhanh không kém gì những kẻ khác đang giàu có”, không chịu “cảnh cào bằng với những kẻ ngu hơn tôi trong tư duy, lười hơn tôi trong lao động”. Tâm có tinh thần tự lập, tự lực mạnh mẽ: “Ăn đậu ở nhờ để da tươi thắm thịt là chuyện nhục nhã. Tôi thấy lố bịch khi những kẻ tha hương vì miếng ăn hóng hớt được tý váng bọt dư thừa của nước ngoài khi về tới nhà xưng xưng một kiểu chơi cha” [20, 291]. Tâm thích làm chủ, khinh sự làm thuê, có tinh thần quyết đoán, mạo hiểm, có đầu óc tổ chức, tập

hợp được “một dàn trợ lý tuyệt vời, rất nhiệt tình, rất nhiệt tình và rất trí thức” [20, 448], có tham vọng làm những mặt hàng chất lượng cao, cạnh tranh được với hàng hóa của nước ngoài...Tâm muốn “làm ăn chân chính bằng đúng trí thông minh và bản lĩnh của riêng mình” [20, 290]. Thành công của Bình là do dựa vào thế lực của bố và những người khác có thế lực, do biết mắc ngoặc với những người cầm quyền, không có sự đóng góp của tài năng và trí thức. Tâm có quan niệm nôm na về đạo đức: “hiếu với bố mẹ, tốt với anh em và giữ chữ tín với bạn bè. Còn trách nhiệm với xã hội thì hãy đợi cho có tiền đã...” [20, 305] và Tâm ứng xử đúng như quan niệm của mình. Bình là một con người “vô luân” (hay là “phi luân”?) Cuối cùng thì Bình lộ ra là “một kẻ khốn nạn có gien”. Hai bố con cùng chung một “bồ nhí” thoải mái. Cùng một lúc Bình tán tỉnh vợ chưa cưới của bạn mình và ve vãn em gái cũng chính người bạn này. Tâm là một nhân vật có lý tưởng. Lý tưởng của anh là “làm giàu đàng hoàng chính đáng tuân thủ pháp luật” [20, 446], trở thành triệu phú đô la và “sẵn sàng kê biên tài của mình lên đài, lên báo” [20, 447]. Anh ước mơ một thương trường lành mạnh trong đời sống kinh tế của đất nước: “Thương trường chân chính không có chỗ cho lừa đảo và ăn cắp. Tất nhiên là đầy rẫy kỹ xảo. Phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi. Một sự hợp tác mang tính chất trí thức và trung thực. Thương gia ở các nước tiên tiến được coi như một bộ phận tinh hoa của xã hội” (20, 85). Tôi đánh giá cao nỗ lực của tác giả qua nhân vật Tâm xây dựng một điển hình hẳn hoi của những nhà doanh nghiệp trẻ, tương lai của đất nước chúng ta phụ thuộc vào chỗ tầng lớp này có xứng đáng và có được thừa nhận là tinh hoa của xã hội không.

Nhưng những người như Tâm “rất khó giàu”. Tâm “mạnh mẽ quyết đoán nhưng chưa đủ độc ác”. Cá tính của Tâm quá mạnh, khó tìm được đối tác hoặc người bảo trợ. Tâm “vẫn nhiều đã cảm vẫn còn vương vấn với vài giá trị mà Bình coi là lỗi thời” [20, 450]. Sau khi so sánh Tâm và Bình, Nhã - mà thiện cảm nghiêng hẳn về phía Tâm - đưa ra một kết luận bất ngờ: “Bình chắc chắn là mẫu người sẽ vào thế kỷ hai mươi mốt”. Tiền đề “lập thân”, “lập nghiệp” của Sáng cũng như chí hướng của Sáng rất khác, so với Lâm. “Sáng là con một trong một gia đình được coi là thế gia. Bố Sáng nhiều năm là Bộ trưởng một bộ quan trọng, một vị Thượng thư

có nhiều bằng sau đại học nhất so với các Đại thần khác. Sáng nhận sự nâng niu từ bé và không phụ lại sự đầu tư ấy. Được hưởng một giáo dục ưu việt. Sáng hấp thụ chắc chắn các tinh hoa. Sáng điềm đạm và không phải dạng người mê làm giàu. Sáng không giấu giếm tôi về khát vọng sẽ tham chính” [20,439]. Sáng chẳng những là một chuyên gia kinh tế lão luyện mà: “hiểu biết của anh về văn chương nghệ thuật cũng rất lỗi lạc”. Sáng là người có tài và có chí. Câu hỏi về tiền đồ của Sáng chứa chan hy vọng và tin tưởng: “Liệu anh có phải lực lượng kế thừa chịu trách nhiệm cho đoạn đường đi sắp tới của chúng ta” [20, 441].

Nhân vật Đào Kim Tân trong Cõi tiền thể hiện rõ một con người với uy quyền lớn trong cuộc sống mới. Thừa hưởng gia sản kếch xù của ông bố Đào Kim Tấn, Đào Kim Tân nắm bắt được xu thế của thời đại mới, đã mở rộng bành trướng thêm cơ ngơi của mình. Một con người thông minh, có tư duy làm ăn lớn, nhưng với nhiều mánh khóe, thủ đoạn thâm hiểm, Tân đã thâm nhập xã hội mới bằng nhiều mưu mô, và không tránh được lưới trời lồng lộng, với sự tính toán thông minh nhưng mánh khóe ghê gớm của Tân đã không thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Đó là bài học cảnh tỉnh lương tâm làm người trong cuộc sống mới.

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 74 - 76)