Thị môi trường con người dễ tha hoá

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 49 - 56)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

2.2.2.thị môi trường con người dễ tha hoá

2.2.2.1.Con người mất nhân tính, chạy theo vật chất

Trong bộn bề cuộc sống, đứng trước những lợi danh, những cám dỗ vật chất, không có đủ bản lĩnh, không có đủ sức mạnh thì khó có thể vượt qua được những cám dỗ đời thường. Trong Cơ hội của chúa, ta thấy được tình yêu của Nhã đối với Lâm là điều thiêng liêng, vậy mà cô không bao giờ nghĩ đến một ngày Lâm có thể vì lợi danh mà bỏ rơi tình yêu của cô. Nhã choáng váng, bất ngờ trước sự ra đi bất ngờ của Lâm và tình yêu trong Nhã như một con thú bị bắn mũi tên làm đau nhói: “Anh ta đi được Hà Lan và cái passpost ấy là thành công của sự lừa gạt một cô bé có ông bố quyền cao. Anh ta hứa sẽ là con rể của một gia đình trọc phú đang cần bôi son gia phong bằng những mép viền chữ nghĩa. Cũng là mốt đấy. Mốt nhà các quan. Anh ta không nghĩ rằng mình lo cho sự nghiệp của anh ta đến đứt cả ruột. Vì chuyện ấy mình có thể đánh mất chính bản thân nhưng hi sinh tình yêu thì không thể”. Trong cuộc đời của Nhã gằn lên một nỗi đau, Nhã không thể nào quên và không thể bao giờ tha thứ cho chính Lâm được. Cho đến khi Nhã gặp Sáng, Sáng đã lấy lại cho Nhã niềm tin yêu, trái tim đau thương dường như được sưởi ấm trở lại sau những ngày mùa đông buốt giá. Cuộc sống của Nhã sẽ tươi đẹp hơn khi Nhã không gặp phải bi kịch của chính mình. Theo Hoàng Ngọc Hiến: “Sáng là một viên ngọc không có tì vết. Đến cuối tác phẩm, mới thấy trên viên ngọc sáng nay một vết nhỏ, rất nhỏ. Sáng ngỏ lời cầu hôn với Nhã, chưa có câu trả lời nhưng lời cầu hôn được đón nhận trân trọng, quý mến. Nhã quyết định dẹp cơ sở kinh doanh ở Sài Gòn và ra hẳn ở Hà Nội, nơi Sáng đang công tác, cũng là một bước chuẩn bị cho hôn nhân. Ở sân bay Tân Sơn Nhất, Nhã bị công an giữ lại (có một sự vu khống).

Trong mấy ngày bị tạm giữ, Nhã có nhắn tin cho Sáng, chờ đợi Sáng sẽ bay vào, nhưng... tuyệt vô âm tín, Nhã gọi điện thoại cho Sáng nhiều lần nhưng không ai nhấc máy. Ra Hà Nội, xuống sân bay Nội Bài, nghe một người thân tín của Sáng nói lại, Nhã hiểu ngay sự tình và sự im lặng của Sáng: người mà Nhã thật lòng tin và quý trọng đương ứng cử vào hội đồng nhân dân thành phố, do đó không muốn bị liên lụy... Thần tượng sụp đổ... Sáng cũng có mặt ở sân bay và trước mắt Nhã, “người đàn ông chân chính” ngày nào chỉ còn là một thám tử hạng bét: “đeo kính đen”, “nhìn quanh một vòng trước khi lại phía chúng tôi” [20, 464). Con đường tham chính của Nhã đi tới đâu chưa rõ nhưng cuộc hôn nhân chắc chắn là tan vỡ: Nhã nhác thấy Sáng quay mặt bỏ đi. Vết rất nhỏ trên viên ngọc Sáng có tên triết học là tha hóa, có nghĩa là không còn là mình nữa, đánh mất bản thân mình. Do ham hố tham chính, Sáng không còn là mình nữa, không còn là người yêu Nhã, người ngỏ lời cầu hôn với Nhã. Trước đây, dưới con mắt của Nhã, Lâm nhếch nhác, èo ọt bao nhiêu thì Sáng đàng hoàng, mạnh mẽ bấy nhiêu. Từ giờ phút này, Nhã cho Sáng vào cùng một rọ với Lâm: “Lần đầu tôi đã bị bán rẻ cho cái lợi, còn lần này, tôi không muốn là nạn nhân của cái danh” [20, 464]. Chủ đề sự tha hóa của con người (bộc lộ rõ nhất trong quan hệ tình yêu) được tác giả quan niệm hết sức nghiêm túc, và cũng chính vì vậy, nó được triển khai không có sự khoa trương hoa mỹ, do đó bị át đi bởi những chủ đề khác (về tôn giáo, về “lập thân”, “lập nghiệp”...) được tác giả triển khai với một cảm hứng cũng hết sức chân thành nhưng do cứ muốn nói cho “đã” nên đôi khi hơi ồn ào”.

Có những cuộc tình chớp nhoáng, thoáng qua nhanh, không đọng lại một chút dư âm, không có nhiểu cảm xúc như người ta hằng mong đợi. Cuộc tình chớp nhoáng giữa Tâm và Hạnh làm ta thoáng giật mình, nhân cách con người hay cảm xúc nhất thời làm con người ta thoáng chốc thay đổi. “Rất nhiều lần anh đã nói anh không yêu đàn bà. Cả Huyền anh cũng không yêu. Nếu hiểu yêu theo nghĩa bọn em hay nói. Vì sao. Tình yêu là khái niệm rất đẹp. Đẹp đến mức nó chỉ có trong tiểu thuyết. Một mớ lý thuyết lấp lánh đầy ảo tưởng. Huyền đến trước em. Giữa anh và Huyền đã có nhiều mối ràng buộc tạo qua thời gian. Anh chấp nhận Huyền. Cũng

như trong cuộc sống anh phải chấp nhận những cái không thể cưỡng. Anh biết điều ấy không thể cưỡng. Anh biết điều ấy không hẳn đẹp nhưng là đúng. Tất nhiên, mấy năm anh đi xa Huyền có thể ngủ với người khác. Nhưng đấy là lỗi ở anh. Hơn nữa, bản chất đàn bà là nông nỗi. Nhưng khi Huyền nói là đã có anh, anh tin cô ấy không bao giờ phản bội. Chính em cũng bảo là chưa cho phép ai hôn, ngoài anh. Tuy trước đó em đã là đàn bà” [20, 173]. Tình yêu trong mắt Tâm là một khái niệm đẹp, nhưng dường như không có thật ở trong cuộc sống đầy thực dụng như thế này. Tình yêu gắn với tình thương và trách nhiệm, đó là điều thiêng liêng nhưng điều ấy như Tâm nói không hẳn là đẹp nhưng đúng với quy luật làm người.

Nhân vật Hoàng rơi vào khoảnh khắc trầm buồn khi nhìn thấy cảnh người đàn ông vì ma men của rượu đã đánh đập vợ. Hoàng đã thề với chính bản thân mình biết bao lần là không nhấp nhổm nữa, khi thấy một thằng đàn ông uống rượu đi đánh đập vợ, đó là chuyện vặt của đời thường, Hoàng đã chứng kiến không ít điều khốn nạn, nhưng với cảnh trước mắt, Hoàng lại không nỡ nhìn không như vậy: “Cuộc sống đơn điệu theo chiều xoáy một đinh vít. Sau một việc nặng thì kiếm chén rượu để hưng phấn tinh thần. Lâu thành quen. Bảo nghiện ngập cũng được. Rượu gây ra nhiều ảo ảnh. Hoặc chua chát hoặc hạnh phúc. Nhưng ít nhất người uống cũng được bước chân sang thế giới khác. Khi bị tuột ra khỏi, đối mặt với muôn năm đời thường. Con nhõng nhẽo. Vợ ốm. Đã mệt đứt hơi lại còn nghe cằn nhằn. Mà con đề nuôi nửa tháng nay nhất quyết không chịu ra. Thế thì phải đánh vợ thôi. Có cái gì bải hoải vô nghĩa đầy phi lí quẩn quanh thắt ngang cổ họng Hoàng.” Cuộc sống mưu sinh, đã làm băng hoại đạo đức con người. Khi buồn cũng như khi vui, người ta tìm đến rượu giải sầu, tìm vui, nhưng có khi kiếm cớ uống rượu để tìm đến những trái khoáy trong lương tâm mình. Khi cảm thấy bức bối trong người, chưa tìm được lối thoát, người ta trút cơn bực tức đó vào người vợ - thế là phải đánh vợ thôi. Đau lòng thay khi chợt nghe câu nói ấy. Người ta cần phải lên tiếng để bảo vệ sự yêu thương, bảo vệ sự yếu mềm mà người phụ nữ cần có. Hoàng đã không chịu đựng được khi chứng kiến cảnh oái ăm đó, và Hoàng đã đứng lên và bảo vệ lẽ phải cần có. Một dịp xuống Hải Phòng, Hoàng gặp Bích, Hoàng đã ít nhiều tỉnh ra dưới

những triết lí có phần để Hoàng suy nghĩ và trăn trở. Bích tự hiểu rằng để tồn tại được ngày hôm nay, ít nhiều Bích đã có những kinh nghiệm bằng máu. Bích không muốn Hoàng lặp lại chính vết xe đổ của mình. Hoàng là người duy nhất là Bích tôn trọng trong cuộc sống này, tôn trọng bởi sức học và tài năng của Hoàng, thế nhưng ở thời buổi này theo Bích những tất cả những điều đó là siêu hình. Nó chỉ có lợi cho một điều gì đó ở cõi trần. Cuộc sống thực tại này theo Bích, con người phải thực dụng và có con mắt nhìn đời phải thực tế: “Nhưng muốn giữ người yêu thì phải có thủ đoản, thậm chí, độc ác.” Tình yêu chân chính là tình yêu đẹp, tình yêu giữa Thủy và Hoàng từng có một thời như thế. Nhưng cuộc sống không đơn giản chỉ mang một màu hồng của lãng mạn, bay bổng mà nó thực tế đến đau lòng. Phải chăng như lời Bình nói, vì Hoàng muốn giữ người yêu mà chưa có thủ đoạn, thậm chí không độc ác nên Hoàng đã đánh rơi tình yêu của đời mình. Nhã là người của thương trường, Nhã bắt nhịp cuộc sống khá nhanh. Trong thương trường táo bạo là điều quyết định nhưng thận trọng là đức tính không thể thiếu. Trong vòng hai năm Nhã học được vô số bài học và cũng kịp dạy cho khá nhiều kẻ khác. Làm ra được nhiều tiền là một công việc có hấp lực mạnh, Nhã nghĩ kiếm được nhiều tiền không hẳn là câu chuyện rùng rợn, nó đòi hỏi một số tố chất thiên bẩm. “Những người như mẹ tôi, những người như Hoàng vĩnh viễn không bao giờ là người giàu. Tôi chưa thấy ai có nhiều tiền mà nhu nhược hoặc nhân hậu” [20, 273]. Câu nói của Nhã như xoáy sâu vào nỗi đau ngọt ngào của cuộc sống, đó là điều có thật. Giữa cuộc sống đầy rẫy những mảnh vỡ của sự tàn nhẫn, cứ giữ nguyên đúng bản chất của mình, liệu sự tồn tại và khẳng định giá trị của bản thân có được khẳng định.

Trong tác phẩm, sự “nhố nhố nhăng nhăng” của thời buổi quả là cơ hội lớn cho những trí thức tha hoá toàn diện và “khốn nạn có gien” như Lâm, Trần Bình, Sáng. Trớ trêu thay, những kẻ bất chấp thủ đoạn, chỉ biết chạy theo danh lợi (và sẵn sàng biến người khác thành nạn nhân của danh, lợi) - những quan chức, trí thức, doanh nhân, lại là gương mặt của đô thị hôm nay. Trong Cơ hội của Chúa, nhân vật đa phần là những kẻ ham hố. Chỉ có điều, người “mạnh mẽ quyết đoán nhưng chưa đủ độc ác” (như Tâm), thì “rất khó giàu”. Loại người muốn kinh doanh “chân chính

bằng đúng trí thông minh và bản lĩnh” (như Tâm, Thắng), chỉ có thể là mẫu người của xã hội tương lai. Đa cảm như Du, lại chết yểu. Quyết đoán, cứng rắn như Nhã, nhưng chưa triệt để tàn nhẫn, rốt cục vẫn là nạn nhân của danh và lợi (với Sáng, Lâm). Đọc Cơ hội của Chúa, thấy Nguyễn Việt Hà dụng công xây dựng nhân vật Hoàng. Thông minh, trung thực, nhạy cảm, có lòng tự trọng, có thể xem Hoàng là chút vương sót cuối cùng của kiểu “nhân vật chính diện”, như cách hiểu của lý thuyết truyền thống.

Bằng một lối viết hoạt và nhiều suy tưởng, tác giả Cơ hội của Chúa dựng lại một thời đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước, ở nơi mà các nhân vật - thị dân của anh vật vã đi tìm lẽ sống bên những chai rượu Tây, những cú áp-phe, và đôi ba mối tình lãng mạn pha chút hiện đại. Theo Hoàng Ngọc Hiến: “Về cánh buôn lậu: “Quan buôn lậu có thế hơn dân buôn lậu. Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nước có thể là của dân, nhưng muốn xuyên ngang các quốc gia chỉ có thể là của quan” [20, 62]. Về “cái thời buổi nhố nhố nhăng nhăng..., ông không ra ông, thằng không ra thằng” này [20,294]. Khái quát này được minh họa bởi những tiểu sử quái đản của những nhân vật của thời đại: một ông “tổng giám đốc liên hiệp Sữa- Điện tử. Thiết bị xây dựng chưa học hết cấp một... được báo hình báo tiếng... khen là... biết tám ngoại ngữ và trong giao tiếp không bao giờ dùng tiếng Việt [20, 362], một Nguyễn Thị Thảo mà quá trình “trở thành nghệ sĩ Cam Ly là một chuyện dài, một trường thiên tiểu thuyết mà chương nào cũng đẫm đầy những tình tiết lừa đảo” [20, 259], một Nguyễn Văn Mười Hai, “một thằng vô học móc cống dám len vào điều hành kinh tế ở tầm vĩ mô” [20, 362]...- Bức tranh khái quát thành phố Hải Phòng những năm đầu đổi mới:... dân tình ham hố kiếm tiền... với ba vạn chín nghìn cách làm giàu, thời đại hoàng kim cho các “ếch”... nhà nhà bung ra, người người bung ra..., ở quán càfê chỉ bàn về “cầu” và “quả”... cuộc sống sôi sục mùi đồng... và những thảm cảnh kèm theo kinh tế thị trường: một thằng nhóc mười sáu tuổi bắn chết trọn vẹn một gia đình hàng xóm chỉ để lấy hai trăm nghìn..., tiếng hét trước khi trẫm mình xuống sông Cấm của một gã người Kiến An buôn dưa lê (... gã bắt gặp cô vợ chưa cưới trốn vụ gặt ra thành phố hành nghề)... [20, 203]. Cũng có thể xem

đây là bức tranh chung của sự nhộn nhạo, sự nhiễu nhương của các thành phố, đô thị những năm đầu của nền kinh tế thị trường.

Cuộc sống hỗn tạp đến mức khi muốn kiếm được đồng tiền ngầm, người ta cần phải có sự sa sút cả đạo đức lẫn nghiệp vụ. Tâm nói với Trần Bình: “Cái xã hội nhộn nhạo này sẽ thuộc về những thằng như tao và mày. Còn xa hơn nữa thì sẽ không phải vậy. Con tao với con mày sẽ cần những điều khác đấy. Nhưng thôi, tao không phải là đứa quá lo xa hoặc day dứt về chuyện đạo đức. Nếu vậy, tao đập vỡ mặt mày cướp vợ của anh giai tao. Thời đại của hiệp sĩ Tây, quân tử Tầu đã chấm hết. Bây giờ nhan nhản những con điếm bỏ nghề quay sang giảng dạy tiết hạnh, những thằng lưu manh chộp giật bằng cấp xoay sang làm sếp.” Cuộc sống trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Cuộc sống hiện đại, con người càng thích nghi dần với cuộc sống mới, đòi hỏi phải thay đổi mình và đi vào guồng quay của cuộc sống mới. Ở đấy mọi người trở nên nhỏ nhen, toan tính, ích kỉ hơn, và sự hoài nghi trước tất cả mọi thứ diễn ra trước mắt. Niềm tin giờ lại trở thành nỗi ngờ vực, sự lo lắng và có chút lạ lẫm với tất cả những điều không tin là có thật. Hoàng gặp lại xếp cũ, có nhã ý mời xếp đi uống bia, nhưng trái với thiện ý đấy, xếp nhìn Hoàng với ánh mắt nghi ngờ “Sếp cũ nhìn gã nhân viên nghi ngờ. Hồi đang chức, Hoàng hay chọc ông. Chưa bao giờ nó mời mình nửa chén rượu. Hay nó nghe tin mình về hưu định đem chuyện đó ra làm mồi. Sếp lạnh lùng từ chối. Hoàng hiểu, tự nhiên thấy rất buồn.

Bi kịch của Phố nằm ở ngay bên trong gia đình Nam, trước những cám dỗ phồn hoa của cuộc sống, ma lực ghê gớm của đồng tiền. Thảo là hiện thân của cái đẹp, đẹp từ hình thức bên ngoài đến tư chất bên trong. Nhưng để kiếm đồng tiền để thay đổi cuộc sống, Thảo đã quyết liệt xin chồng cho đi nước ngoài để hy vọng thay đổi hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Trước những cám dỗ nơi xứ người, nhưng bằng tình yêu chồng, tình thương dành cho con, Thảo đã vượt qua tất cả, nếu có cũng chỉ là một lần cô bị người xấu trộn thuốc kích dục vào ly nước làm cô không thể làm chủ được bản thân mình. Cuộc sống vẫn tốt đẹp khi chỉ dừng lại đấy, sau khi Thảo trở về vẫn là sự đoàn tụ gia đình, tình yêu thương, và trách nhiệm. Vẫn

thế, mà sao Thảo cứ cảm thấy thiếu một điều gì ghê gớm lắm. Với chồng gần như Thảo mất dần cảm giác yêu thương thường trực, thay vào đó là cảm giác xa lạ và khoảng cách. Thảo ngỡ ngàng, hoang mang, dò hỏi, và hụt hẫng… Số phận run rủi cho Thảo gặp Hùng, giám đốc công ty thuê nhà Thảo, ngay lần gặp đầu tiên Thảo đã cảm thấy lúng túng, như tiếng sét ái tình, Thảo lần tìm lại cảm giác từ lâu nay Thảo muốn kiếm tìm, một cuộc tình vụng trộm như những con thiêu thân lao vào nhau. Bi kịch gia đình nảy sinh bắt đầu từ đấy. Không giống như gia đình Nam, Trọng Bình, biên kịch điện ảnh, cựu phóng viên quay phim chiến trường và là bạn thân của Nam. Anh luôn quan tâm đến người khác và nói rất hay về triết lý cuộc sống nhưng Bình lại có cuộc sống riêng không hạnh phúc. Vợ anh ly dị chỉ sau một

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 49 - 56)