2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học
3.2.1. Nhân vật dân nghèo thành thị
Ngõ lỗ thủng xoay quanh cuộc sống thường nhật của những người dân nghèo thành thị. Cái ngõ hẹp tăm tối bùn lầy ấy là nơi bao nhiêu mảnh đời nhỏ bé trôi dạt về, mỗi người một cách mưu sinh. Một anh Gù mở quán nước nhỏ, một ông tiến sĩ thất thế, một chị Hạnh làm gái bán hoa, những thằng Ngọc, thằng Hà, thằng Mỹ câu trộm cá, lấy trộm củi công viên… Trong cái ngõ nghèo ấy, mỗi mảnh đời hiện lên dường như đều mang một “lỗ thủng”, một mảnh khuyết. Cảnh sống của những con người nơi đây hiện lên đầy trần trụi, thô ráp: “Có lẽ chỉ vì đời sống quá lam lũ, nên đám dân trong ngõ chúng tôi ít có dịp đặt vấn đề văn hóa ấy là nói lối sống văn hóa, chứ còn học chữ thì cũng có. Trẻ con trong ngõ thường cũng phải học hết lớp năm, lớp bảy rồi mới thôi. (…) Và lối sống trong ngõ thì vẫn dữ, ngày càng dữ, chưa hề có dấu hiệu gì khả quan. Ngay bây giờ tôi có thể dẫn bạn đi ngang qua một dãy nhà, ba phút, bạn có thể nghe rõ không dưới ba câu chửi tục. Rất tục” [15, 161] Những trang văn mang hơi thở chân thật của cuộc sống những dân nghèo thành thị.
Tuy nhiên, ở những con người ấy lại toát lên tình người mộc mạc. Anh Gù, với một ngoại hình xấu xí, một cảnh sống nghèo khổ, vẫn mang trong mình một tình yêu chân thành và hồn hậu. Gù yêu mê mệt Hạnh bằng một sự đam mê pha chút lòng biết ơn. Anh hỏi cô một câu hỏi vụng về mà rất thật: “Thật không? Em mà cũng yêu anh à?”. Bi kịch là ở chỗ, khi Hạnh nhận ra tình yêu chớm nở với anh Gù, nhận ra rằng “cô đã tiếp xúc với đủ loại đàn ông, nhưng chúng nó đều là giả dối.”, rằng “cô khao khát một tình yêu” thì một thực tế phũ phàng lại làm tổn thương tình yêu của hai người. Vô tình chạm phải đôi chân nhũn nhẹo của anh Gù, Hạnh bỗng hoảng loạn rồi bỏ chạy. Anh Gù đau đớn bởi tình yêu và oán giận. Nhân vật anh Gù để lại trong lòng người đọc nhiều thiện cảm bởi chính sự chân thật và hồn nhiên nơi trái tim anh. Chính ông tiến sĩ, một kẻ cả đời sống gò mình trong thói sĩ diện hão và đạo đức giả, đã đau đớn kêu lên: “Tôi thèm được điên, thèm được mất hết lí trí. Tôi thèm được như thằng Gù. Nó đang điên vì tình. Nó khao khát được yêu và nếu không được yêu, nó khao khát trả thù” [15, 311].
Ngõ lỗ thủng đâu chỉ làm nơi qua lại công viên kiếm sống cho cư dân của cái xóm liều tụ bạ quanh đó mà "lỗ thủng" còn nằm ngay trong nhân cách từng con người sống tại đó. Có cả ông tiến sĩ thất thế đi làm nhà báo cũng mang trong mình "lỗ thủng" của một tri thức dối trá và bất lực trước thời cuộc. Tất cả bức chân dung của Ngõ lỗ thủng đều ẩn hiện sự nghèo nàn bên cạnh những hiện đại cuộc sống thành thị mang lại. Họ lọt thỏm vào trong đám đông và đang hàng ngày trở mình để cố gắng thay đổi cuộc sống và đó cũng là cuộc cách mạng vượt nghèo nàn khó khăn đối với những người dân trong ngõ lỗ thủng cũng như những con người nghèo khổ trong cuộc đời.
3.2.2. Nhân vật trí thức, công chức
Cuộc sống của những công chức thành thị vào những năm 80 của thế kỉ XX hiện lên sinh động trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. Tác phẩm xoay xung quanh bi kịch của gia đình ông Bằng. Gia đình ông có năm người con,anh con cả Tường là bộ đội hi sinh, Đông là bộ đội xuất ngũ, có người vợ là Lý,
Luận là nhà báo và Cần đi du học nước ngoài, sau này về nước làm giáo viên và cuối cùng là Cừ - kẻ lạc loài chết trong trại tị nạn bên Canada.
Lý là một nhân vật phụ nữ để lại nhiều ấn tượng sắc cạnh trong tác phẩm. Lý đã từng là một người mẹ mẫu mực, người vợ đảm đang, người con hiếu thảo. Nhưng khi cuộc sống hòa bình lập lại, mọi lo lắng mưu sinh đổ dồn lên vai Lý, khi mà người chồng không còn là một trụ cột vững chắc, Lý dần trở thành nạn nhân của thói hám lợi, vị kỉ, vật chất. Lý bỏ gia đình theo gã trưởng phòng vào Sài Gòn cùng nhau làm ăn phi pháp, cùng nhau rong ruổi theo lối sống thực dụng, chấp nhận sống chui lủi nơi đất khách quê người.
Cũng với tham vọng về một cuộc sống sung túc, Cừ sẵn sàng từ bỏ quê hương, gia đình để vượt biên sang Canada đi tìm miền đất hứa. Cừ sẵn sàng rũ bỏ tất cả những gì cao quý, thiêng liêng để cốt đạt được ý nguyện một cách mù quáng. Cuối cùng, sau những rong ruổi tuyệt vọng, Cừ chết nơi đất khách quê người ngay trong đêm giao thừa, kết thúc giấc mộng vàng của mình.
Trái ngược với Lý, Cừ, vợ chồng Luận – Phượng lại là những con người coi trọng đạo đức truyền thống. Họ vẫn phải sống trong cảnh “áo cơm ghì sát đất”, với quần áo “sờn vải”, đôi giày “há mõm”, rồi những căng thẳng trong công việc… Thế nhưng, họ vẫn giữ mình trong sạch và nghĩa tình trong cuộc mưu sinh không hề dễ dàng ấy. Từ trước đến sau, tình yêu và hạnh phúc của vợ chồng Luận luôn thủy chung với đạo lí dân tộc, cội nguồn. Luận từng nói với vợ: “Dân tộc mình sống có nghĩa, có tình sâu sắc, một nghĩa tình gừng cay muối mặn, tao khang, vì đã qua lửa đạn, gian truân. Em cứ nghĩ mà xem, không có lòng nhân hậu, vị tha, sự hi sinh và nhẫn nại thì làm sao mà có tình yêu được, làm sao biết sống mà làm người được!”
Cơ hội của Chúa có một số lượng lớn nhân vật. Truyện bắt đầu với nhân vật chính tên Hoàng, một anh cựu sinh viên xuất sắc trường Tổng hợp thất nghiệp, nghiện rượu, ra sân bay đón em trai là Tâm vừa đi xuất khẩu lao động ở Đức trở về. Hoàng có một cậu em trai tên Tâm, có một cô người yêu tên Thủy, lại có một cô bạn thân tên Nhã. Chính từ những nhân vật này các mối quan hệ, hận thù, yêu đương, bạn bè, ân oán… lại tõe ra như nan quạt, các lớp nhập nhòa vào nhau, dàn
trải, như một thế giới vô tận, hỗn tạp. Câu chuyện phản ánh tương đối rộng về đời sống của giới trẻ trí thức Hà Nội thời kì ấy với thói “học làm sang”, một vài phi vụ buôn lậu, chuyện con ông cháu cha… và nhất là tôn giáo.
Hoàng là một trí thức, thích uống rượu và thực tế là uống suốt, ấy thế mà khó có thể dùng từ “nghiện” vì như truyện tả, Hoàng có kiểu uống rượu đẹp. Anh ta gợi cho người đọc cảm giác về một nghệ sĩ nửa mùa. Ở Hoàng vừa có thứ gì đó thoát tục, sầu bi lại vừa như vẫn sân si mê đắm. Hoàng tin vào Chúa, một niềm tin thiêng liêng tuyệt đối. Thuở giao thời giữa hai cơ chế đã tạo ra nhiều nguy cơ đẩy sự tha hóa của con người. Là những trí thức, các nhân vật trong Cơ hội của Chúa loay hoay lựa chọn, rồi cuộc đời đưa họ đến những số phận - bi kịch khác nhau. Hoàng - nhân vật quán xuyến từ đầu tới cuối cuốn sách - sống vật vờ bên lề cuộc sống như một trí thức bất đắc chí, như một hậu duệ còn sót lại của những nhân vật hiện sinh ngày trước. Nói về Hoàng, người khác khen anh có tài, nhưng ngoài tài chơi ghita và viết vài truyện ngắn do tác giả gán vào, người đọc không rõ anh còn có tài năng gì khác! Anh đệ tử Lưu Linh nhấn chìm mình trong rượu, tự làm bạc nhược mình bằng mớ lý thuyết hiện sinh quá đát: “Mọi thứ từ từ mủn. Cuộc sống lặt vặt chưa đủ mạnh để tạo áp suất ép vỡ bất cứ cái gì. Mọi người loay hoay trong sự lờ đờ. Và cũng chán lắm rồi, chán cả những cái gọi là sắc sảo nhất” [20, 251]. Đâu đó trong con người Hoàng có một lương tâm trong sáng, nhưng anh thiếu một ý chí. Còn căn cứ vào hành động thì Hoàng là sự cộng hưởng đôi khi đến nghịch lý giữa một trí thức với một gã bụi đời. Hoàng có thể đứng ra bênh vực kẻ yếu và cũng có thể xịt ngọn lửa ga vào mặt kẻ Hoàng không ưa rồi thản nhiên bỏ đi! Hoàng vừa đáng thương vừa đáng giận. Chỉ có điều trong khi để Hoàng dò dẫm vào thế giới của Tân ước, Thiền luận… tác giả đã biến suy tư của Hoàng thành “bản thu hoạch” của tác giả sau khi đã nghiên cứu phần nhập môn vào Kitô, Suzuki, Trang Tử, Kinh Dịch! Rồi từ cái mớ hổ lốn sống sít ấy, tác giả để cho Hoàng nhìn đời, nhìn đồng loại với con mắt kẻ cả, mỉa mai của người tình cờ ngộ ra chân lý từ những bữa rượu đến tàn canh. Lại nữa, xung quanh Hoàng là nhóm trí thức không dám chấp nhận dấn thân hoặc đã chấp nhận dấn thân. Họ trở thành những trí thức tham lam, ham hố danh
lợi. Họ đáng sợ hơn đáng trọng. Cho tới trang cuối cùng, những nhân vật của cuốn tiểu thuyết vẫn chễm chệ hoặc lơ lửng giữa cuộc sống u ám, nặng nề mà tác giả tạo ra. Mọi khả năng còn để ngỏ và nếu họ không làm cho mình tốt lên thì Chúa cũng không giúp được gì cho họ.
Ở Cơ hội của Chúa, theo nhận xét của Hoàng Ngọc Hiến: “Con đường lập thân của Lâm là con đường của một kẻ “nghèo khổ từ ấu thơ, lập cập bước vào đời đã chịu nhiều gian nan khắc nghiệt” và “đã tìm thấy lối thoát trong việc học hành, phương tiện thích hợp để “thăng hoa” ra khỏi sự bần hàn” [20, 436]. Thủ đoạn tiến thân của Lâm là sự lừa dối. Bản thân Lâm là hiện thân của: sự giả dối thượng thặng”, đóng kịch giỏi, biết tạo ra cái nhìn thẳng thắn “qua cặp kính trắng”, biết “giận dữ, chính trực đúng lúc, đúng chỗ”... Bước tiến thân quan trọng đầu tiên là chuyến đi học Hà Lan. Để có passport, Lâm hứa sẽ là con rể của một gia đình trọc phú... và hệ quả tất yếu là phải đá Nhã, người tình đã có mang ba tháng với Lâm. Bằng sự lừa gạt, dần dà Lâm có tất cả, trừ hạnh phúc. “Leo lên lưng cọp không tụt xuống được nữa. Đời tôi là một chuỗi sai lầm” [20,418], đây là lời tổng kết của Lâm về con đường lập thân của mình. Thực ra Lâm “luôn luôn đúng trong tất cả hành động của mình”. Nhưng không thể tới đỉnh cao của thành công vì Lâm “ đã vi phạm một luật căn bản của tự nhiên”: “người tính không bằng trời tính”, suy tính nhưng phải thoáng, đó là sự khiêm nhường dành chỗ cho “sự trời tính”, không phải người chủ gia đình, người quản lý, lãnh đạo nào cũng hiểu được điều này [20, 437].
Trong số những người dân thành thị, có một lớp người đặc biệt: những người lính thời hậu chiến. Đông trong Mùa lá rụng trong vườn, cũng như Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu, Nam trong Phố của Chu Lai… , họ là người anh hùng trong chiến tranh. Những phẩm chất hiên ngang, bất khuất, hồn hậu của họ trở thành niềm tự hào của những người yêu, người vợ. Thế nhưng, hòa bình lập lại, rời quân ngũ trở về, Đông không thể hòa nhập được với cuộc sống của những người thân yêu. Dần dần, những phẩm chất đáng quý trọng của người lính trở nên xa lạ với cuộc sống thời hậu chiến. Nếu như Nam trong Phố vẫn còn nhận được sự kính trọng ở người vợ Thảo, tuy rằng dần dần giữa hai người có những xa cách về lối nghĩ thì
Đông hoàn toàn lạc lõng giữa người thân. Đối với vợ, Đông là người “vô tích sự”, là “ông phỗng”; đối với vợ chồng Luận, Đông “an phận thủ thường”, “vô tâm”… Nếu như Lý, vợ anh, đầy nhạy bén, năng động và tham vọng, luôn chớp lấy thời cơ để kiếm thật nhiều tiền thì Đông tối ngày chỉ đánh tổ tôm, đánh bài và ngủ. Rốt cục, Đông trở thành một người lính bại trận giữa đời thường. Anh không còn là chỗ dựa của những người thân yêu, anh vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân trong tấn bi kịch gia đình.
Xây dựng những nhân vật trí thức, công chức, các nhà văn thường đặt họ vào giữa sự cọ xát với gánh nặng mưu sinh của thời buổi nhiều pha tạp. Họ đều là những người có học vấn, có tri thức, nhưng mỗi người có một lựa chọn khác nhau khi đứng trước thử thách cuộc đời. Có người đánh mất mình để trở thành nạn nhân của đồng tiền, có người quyết giữ mình thanh sạch mà không khỏi lạc lõng cô đơn, có người thu mình lại thành kẻ thừa, có người đấu tranh giữa ranh giới của lương tri và ô nhục… Tất cả góp phần tạo nên một bức tranh đa dạng và chân thật về con người và đời sống thành thị sau đổi mới.
3.2.3. Nhân vật có chức, có quyền
Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét về những nhân vật có chức, có quyền trong Cơ hội của Chúa :“Về hàng ngũ các giám đốc đầu những năm 90: “... Ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa...” [20, 362]. “Tâm và Bình là hai mẫu người kinh doanh rất khác nhau. Ở con người và hành vi của Tâm có những nét “anh hùng”: có “đam mê” của người làm “đại sự” [20, 448], “không chịu đựng được sự bất công”, không chịu “quỵ lụy hèn kém” trước người nước ngoài, không chịu nghèo hèn khi mình “mạnh và nhanh không kém gì những kẻ khác đang giàu có”, không chịu “cảnh cào bằng với những kẻ ngu hơn tôi trong tư duy, lười hơn tôi trong lao động”. Tâm có tinh thần tự lập, tự lực mạnh mẽ: “Ăn đậu ở nhờ để da tươi thắm thịt là chuyện nhục nhã. Tôi thấy lố bịch khi những kẻ tha hương vì miếng ăn hóng hớt được tý váng bọt dư thừa của nước ngoài khi về tới nhà xưng xưng một kiểu chơi cha” [20, 291]. Tâm thích làm chủ, khinh sự làm thuê, có tinh thần quyết đoán, mạo hiểm, có đầu óc tổ chức, tập
hợp được “một dàn trợ lý tuyệt vời, rất nhiệt tình, rất nhiệt tình và rất trí thức” [20, 448], có tham vọng làm những mặt hàng chất lượng cao, cạnh tranh được với hàng hóa của nước ngoài...Tâm muốn “làm ăn chân chính bằng đúng trí thông minh và bản lĩnh của riêng mình” [20, 290]. Thành công của Bình là do dựa vào thế lực của bố và những người khác có thế lực, do biết mắc ngoặc với những người cầm quyền, không có sự đóng góp của tài năng và trí thức. Tâm có quan niệm nôm na về đạo đức: “hiếu với bố mẹ, tốt với anh em và giữ chữ tín với bạn bè. Còn trách nhiệm với xã hội thì hãy đợi cho có tiền đã...” [20, 305] và Tâm ứng xử đúng như quan niệm của mình. Bình là một con người “vô luân” (hay là “phi luân”?) Cuối cùng thì Bình lộ ra là “một kẻ khốn nạn có gien”. Hai bố con cùng chung một “bồ nhí” thoải mái. Cùng một lúc Bình tán tỉnh vợ chưa cưới của bạn mình và ve vãn em gái cũng chính người bạn này. Tâm là một nhân vật có lý tưởng. Lý tưởng của anh là “làm giàu đàng hoàng chính đáng tuân thủ pháp luật” [20, 446], trở thành triệu phú đô la và “sẵn sàng kê biên tài của mình lên đài, lên báo” [20, 447]. Anh ước mơ một thương trường lành mạnh trong đời sống kinh tế của đất nước: “Thương trường chân chính không có chỗ cho lừa đảo và ăn cắp. Tất nhiên là đầy rẫy kỹ xảo. Phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi. Một sự hợp tác mang tính chất trí thức và trung thực. Thương gia ở các nước tiên tiến được coi như một bộ phận tinh hoa của xã hội” (20, 85). Tôi đánh giá cao nỗ lực của tác giả qua nhân vật Tâm xây dựng một điển hình hẳn hoi của những nhà doanh nghiệp trẻ, tương lai của đất nước chúng ta phụ thuộc vào chỗ