Nguyên nhân của sự quan tâm chú ý đến vấn đề đô thị

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 25 - 28)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

1.3.1. Nguyên nhân của sự quan tâm chú ý đến vấn đề đô thị

Từ sau 1986, đất nước dường như đã dần “thay da đổi thịt”, con người Việt Nam lúc này đã có những sự thay đổi lớn trong đời sống. Với suy nghĩ và hiện thực cũng khác trước, họ đã dần dần khẳng định mình trong xã hội. Bộ mặt nông thôn ngày nay cũng khác nhiều so với trước đây. Người nông dân giờ đã không còn thô mộc như người nông dân xưa. Sự thay đổi ấy hiện dần lên từ manh quần, tấm áo lành lặn, sạch sẽ. Nhiều người đã rời bỏ công việc nặng nhọc mà trước phải dùng sức lực lao động thủ công thì giờ được thay thế bằng máy móc công nghiệp. Người ta có thời gian để nghe đài đọc báo nhiều hơn, quan tâm đến đời sống chính trị nhiều hơn. Từ đó trình độ dân trí của nông dân được nâng cao. Nền kinh tế thị trường dần lấn át vào đời sống con người.

Đô thị hóa là một quá trình tất yếu. Việc ngăn chặn các luồng di dân từ nông thôn vào thành thị là không thực tế và không thể. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chỉ có thể làm chậm lại chứ không thể ngăn cản hoàn toàn quá trình đô thị hóa và những luồng di dân của người nghèo vào thành phố. Cuộc sống đô thị trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn, con người muốn thay đổi cuộc sống của mình khi đặt chân lên thành thị. Từ những miền quê nghèo, người dân bước chân vào cuộc sống phồn hoa đô thị, với ước vọng đổi đời, nhưng vòng xoáy cuộc sống đã cuốn con người vào cơn lốc của cơ chế thị trường thời mở cửa. Có thể đấy là bước ngoặt lớn thay đổi vận mệnh con người, và cũng có thể đấy là bước chân hụt khi chạm tới môi trường thành thị.

Theo Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, nhà triết học, nhà nghiên cứu văn hóa: “Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá trình đô thị hóa nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản xuất hàng

hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời”. Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều. Quá trình đô thị hóa nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước. Cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao đã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá nông thôn được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm láng giềng cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi ,đua đòi; quan hệ con cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ tiếp thu nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ những giá trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới . Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đạo Kính, Kiến trúc sư, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam: “Một nghìn năm chế độ phong kiến đã nhào luyện, tinh chế nên một sản phẩm cư dân đặc trưng, đó là làng Việt. Năm mươi năm qua, cuộc Cách mạng Dân chủ nhân dân và công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thời kỳ đổi mới hiện nay đã làm cho thôn quê biến đổi mạnh mẽ từ trong ra và từ ngoài vào. Quá trình đô thị hóa, thôi thúc sự phát triển kinh tế chưa từng thấy, bắt đầu thực sự can thiệp, tác động đến cơ sở xóm làng. Về phương diện kiến trúc, rõ ràng nông thôn đang ít dần những căn nhà hai mái thấp lè tè, vươn lên xây nhà hai đến ba tầng hoặc hơn thế nữa. Việc ăn, ở, sinh hoạt tiến dần tới kiểu đô thị.” Đô thị hóa nông thôn không chỉ là xây nhà cao tầng, thay đường lát gạch bằng bê tông mà là một công cuộc vận động xã hội sâu xa và đồng bộ. Đó là một quá trình tiến tới sự ngang bằng dần các tiêu chuẩn sống, tiện nghi sống giữa thôn quê và đô thị. Song, cùng với quá trình ấy là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ của phương thức sản xuất đặc trưng nông thôn, gắn liền với đồng ruộng và đất đai, là những nỗ lực nhằm duy trì môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái nông thôn. Không có những nhân tố ấy, nông thôn không còn là nông thôn nữa. Quá trình

đô thị hóa nông thôn, đặc biệt là kiến trúc và quy hoạch, hiện vẫn mang tính tự phát”.

Sau chiến tranh, tình hình xã hội nước ta với nhiều tồn tại mặt trái đôi lúc bộc lộ ngày càng găy gắt. Về mặt chính trị, nhà nước ta kiên định đi theo con đường XHCN trên tinh thần dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quan hệ địch – ta không còn gay gắt mà thay vào đó là hòa bình, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Về mặt kinh tế, chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường ngày càng hòa nhập với thế giới, điều quan trọng là làm sao cho dân giàu – nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ - văn minh. Nhưng thực tế trong quá trình hội nhập và phát triển, đất nước ta gặp không ít trở ngại, khó khăn. Trước đây, trong thời kì chiến tranh, người dân một lòng vì nước, chung tay giữ gìn giang sơn gấm vóc, đồng lòng cùng nhau “ một tấc không đi, một li không rời” để quyết tâm bảo vệ đất nước, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, để cùng nhau giữ gìn giang sơn gấm vóc, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh và vững bền. Thế nhưng, thời chiến qua đi đến thời bình, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhất là sau đổi mới, những tệ nạn xã hội, cái ác – cái xấu âm thầm, len lỏi thâm nhập vào cuộc sống con người Việt. Cuộc sống càng phát triển thì những tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng. Xuất hiện nhiều đường dây buôn lậu cái chết trắng xuyên quốc gia, nhiều người tự dìm mình trong cái chất gây nghiện của nàng tiên nâu, để rồi tự giã cuộc sống với những căn bệnh thế kỉ không có thứ thuốc nào có thể cứu chữa được. Kinh tế thị trường mở cửa, đem lại nhiều tiện lợi, sự giàu có, sự sung túc, nhưng không ai có thể lường trước được mặt trái của nó. Trong cơ chế thị trường, hoạt động của nó là mua – bán, là đồng tiền trao đổi. Có câu nói triết lí nổi tiếng của Rocopheolo – một nhà tỉ phú người Mĩ: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” lại rất đúng trong thời buổi kinh tế thị trường như bấy giờ, đồng tiền có sức mạnh có thể mua chức bán tước, chạy án, chạy tội. Những vấn đề nhức nhối trên không thể không tác động mạnh đến các nhà văn, họ đưa tất cả những trăn trở, ưu tư trong xã hội đang ngày một quằn mình thay đổi vào trong trang viết của mình. Chính vì lẽ đó, những trang tiểu thuyết giai đoạn sau 1986 luôn được độc giả quan tâm, đón nhận. Bởi

dường như họ tìm thấy thấp thoáng bóng hình của chính mình ở đâu đó đằng sau những nhân vật được tác giả miêu tả trong tác phẩm và qua đó sự thật được phơi bày và chúng ta dường như hiểu hơn về mỗi số phận, mỗi cảnh đời.

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w