Con người vô cảm, thờ ơ, lạc lõng

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 56 - 60)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

2.2.2.2. Con người vô cảm, thờ ơ, lạc lõng

Trong thế giới hiện đại, với ánh sáng của hào quang cuộc sống mới, con người đang dần thích nghi, hoà mình vào cuộc sống mới. Bên cạnh những phát huy

tích cực của bản thân, nếu không kịp thích ứng nhanh, con người sẽ dễ bị rơi rớt lại, tạo nên những vòng đặc quánh của cuộc sống thờ ơ, trở nên vô cảm, hoài nghi với cuộc sống hiện tại.

Trong Cơ hội của Chúa, nhân vật Hoàng là người trí thức, nhưng cái vẻ tri thức của Hoàng dễ trở nên yếu đuối, mong manh trong thời buổi kinh tế thị trường. “Bơ vơ lang thang trong cái buổi trưa vắng không muốn về nhà”. Muốn tìm một chút nghĩa tình ở cuộc sống thường nhật này quả thật không dễ, ở một con người hiếm hoi như Hoàng ở cuộc sống này càng thấy lạc lõng. Hoàng có một đức tin – đức tin dành cho chúa. Theo hoàng “sự cùng quẫn cuối cùng của con người đó là cơ hội của chúa – chúa đem lại sự yên bình và thanh sạch trong tâm hồn mỗi con người. Tuy nhiên, chỉ cần đặt yêu cầu cao một chút vào Hoàng, ở bất cứ phương diện nào, ta sẽ thất vọng ngay. Bởi, ngoài viết văn là việc Hoàng lý thú, còn lại, những hành vi của anh với mọi người đều cho thấy, Hoàng là kẻ hoàn toàn bạc nhược, “vô tích sự”, một “người thừa”, nhiều khi khiến bạn đọc phát bực mình vì mệt mỏi. Hoàng triền miên uống rượu. Thẫm đẫm trong đầu óc anh là tâm trạng hồ nghi tồn tại, chấp nhận cuộc thế. Bỡn cợt thực tại, nhưng anh chẳng hề có một dự đồ nào cho tương lai của mình. Là một tín đồ, song tâm thức anh ngập tràn sự hoang mang yếm thế. Lòng tin của anh vào Chúa cũng thật mong manh. Đây là lời Hoàng với cha Đức: “Con hoang mang, thưa Cha. Những ngày này con chỉ sống bằng lòng tin. Quá là nhiều người ác, quá là nhiều việc ác. Con gắng gỏi chấp nhận loay hoay với cuộc hiện sinh này”. Cảm thức của Hoàng thể hiện rõ nhất khi anh thầm trả lời câu hỏi của Nhã - “Mai cậu định làm gì?”: “Ừ nhỉ, mai tôi phải làm gì. Tôi vẩn vơ đi bộ trên vỉa hè ngân ngấn những vệt nước của trận mưa vừa tạnh. Đã nhiều lần tôi không biết ngày mai tôi sẽ làm gì?”. Cuộc sống với anh dường như vô định, vô hướng, vô nghĩa. Chút ít nhân cách còn lại khiến anh trở thành kẻ lạc loài. Trong cuộc chơi với cõi nhân sinh thiếu vắng tình người ấy, ai có nhiều nhân cách và lòng tự trọng hơn sẽ thua cuộc nhiều hơn.

Nhân vật Nam trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai xuất hiên thật đẹp đẽ và đường hoàng. Nam từng là một sĩ quan công binh có trình độ, anh chiến đấu dũng

cảm, không sợ khổ sợ khó, với đức tính tốt bụng và hiền lành ở Nam, Nam đã gây thiện cảm và lòng tin yêu ở Thảo. Và tình yêu đó đã đơm hoa kết trái, họ đứa con là Niên Thảo. Nam hiện thân của người lớp trước, anh chân chất, mộc mạc, đơn thuần như chính con người của anh vậy. Một lần gặp lại Lãm – nhân viên trước đây của Nam, Lãm đã nói thẳng sự thật rằng: “Thằng em cùng đơn vị chỉ khuyên bác ăn ở nên giữ gìn thêm chút nữa và chớ quá tin người quá thái, kể cả những kẻ thân nhất với mình. Đây có phải là trung đoàn đâu” [26, 91]. Lời nói của Lãm chính là lời cảnh tỉnh cho Nam, nhưng con người chân chất ấy không thể nào thay đổi vì bản chất bên trong Nam luôn là một mẫu người hiền lành đến cả tin, thật thà đến tốt bụng. Trong thời buổi cơ chế thị trường như giờ, nếu cứ giữ nguyên đúng tính cách, bản chất như thế, liệu Nam có thể có cuộc sống tốt được hay không?! Phải chăng vì lẽ đó, mà Thảo phải thay trách nhiệm cáng đáng kiếm tiền nơi xứ ngươì để nuôi gia đình, và cũng vì để thích nghi với cuộc sống mới mà Thảo đã dần đánh mất tình yêu với chồng. Nếu Nam mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, có phần tính toán, bon chen với cuộc sống hơn chút nữa thì có lẽ cuộc sống sẽ không nên nổi, bi kịch gia đình Nam có thể không xảy ra. Phải chăng đấy chính là những mảnh đời còn rơi rớt lại trong cuộc sống này.

Bên cạnh đó, còn tồn tại một mảng đời sống đầy phức tạp của những người dân lao động bình thường nơi xóm liều quanh công viên. Mâu thuẫn và những sự va chạm trong cuộc sống sẽ được hiện dần qua tính cách và nhân cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng, mỗi cảnh đời gắn liền với cái ngõ là mỗi số phận, nhưng chung quy lại ánh đèn le lói thể hiện qua tác phẩm vẫn chưa thực sự toả sáng. Nhân vật ông tiến sĩ là một nhân vật vô cảm, thờ ở với cuộc sống, thể hiện trên những suy ngẫm, bước đi thăng trầm của mình. Cuộc sống ở đây không phải động đến một cái là cảm ơn hay xin lỗi. Tất cả những thứ ấy đều trở nên lố bịch. Như lời bà Huệ nói về chồng mình: “ông ấy đúng là cái mắc áo, một bị thịt, một tiến sĩ giấy, một nhà báo nửa mùa, một trí thức dỏm, một tên đàn ông giả hiệu, đồ bất lực ti tiện, kẻ lừa dối tinh tế…Thế nhưng bà không có cách nào khác là chung sống với một bóng ma” [15, 257]. Ông tiến sĩ chuyển sang nhà báo tức là cuộc chạy trốn của ông bắt đầu. “Cái vực thẳm đầy rắn rết, thú dữ của ông không

phải là không có. Nó vẫn luôn há cái miệng đen ngòm đợi chờ ông trượt ngã. Có lẽ ông đã sa chân rồi, nhưng vì ông còn cố túm giữ lại được với chút công việc, chút bạn bè, chút triết lí mộng mơ của kẻ thất bại. Đó là nỗi buồn…”. Và người ta tự thấy được một điều không thể thay đổi về sự thực thì cái lỗ thủng không thể nào xây bít được. Và người ta chấp nhận sự thật dửng dưng khi Bình nghe chính ông bạn tiến sĩ của mình tự thú bản thân khi lắp bắp nói lời trăn trối: “Cậu… cậu… Bì… Bình… cậu… cậu có biết tôi thế nào không? Tôi… tôi… thực ra chỉ… chỉ học hết lớp Ba… Ba thôi cậu ạ…”. Cuối cùng sự thật cũng được phơi bày. Giữa ngổn ngang của cuộc sống, sự thờ ơ, lạc lõng, buông trôi chính mình là phần dấu kín của con người và họ đang trượt dần vì điều đó. Họ muốn thay đổi, và để làm được điều đó là cả một sự trả giá không nhỏ chút nào.

Cha con nhà Đào Kim Tân. Đào Kim Tấn, người đẹp chân dài Diệu Huyền, gia đình Cam, Sơ trong tiểu thuyết Cõi Tiền đều là những nhân vật có quyền lực, có rất nhiều tiền. Nhưng họ đã bị sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Tổng giám đốc Đào Kim Tân vì mê muội đồng tiền nên dùng tất cả mọi thủ đoạn và mánh khoé để triệt hạ người khác, Nhân vật Cam cũng vì đồng tiền bắt ép em gái mới mười bảy tuổi lấy một ông già nhiều tiền hơn chín mươi tuổi để hy vọng gia sản sẽ lọt vào tay gia đình mình. Đồng tiền có sức mạnh ghê gớm, đưa con người lên đỉnh cao nhưng cũng vì nó mà con người rớt xuống vực thẳm. Cái chết thảm của các nhân vật trong

Cõi tiền để lại vết đau không nguôi trong lòng người.

Cuộc sống đô thị mở ra sự phồn hoa, hưng thịnh. Với cuộc sống đầy đủ tiện nghi, con người như lạc vào thế giới muôn màu, đang tìm cho mình một lối đi riêng, cuộc sống riêng. Cuộc sống hiện đại bao nhiêu thì những cám dỗ đời thường càng nhân lên bấy nhiêu. Nếu không đủ bản lĩnh đứng trước sự cám dỗ, con người sẽ bị cuốn vào cơn lốc của cơ chế thị trường và sẽ bị tha hóa.

CHƯƠNG 3

MÔT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w