Lớp từ tiếng lóng, tiếng đệm (nước ngoài)

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 79 - 87)

2. Bối cảnh lịch sử và sự thay đổi tư duy, cảm hứng trong văn học

3.3.2. Lớp từ tiếng lóng, tiếng đệm (nước ngoài)

Văn xuôi thời kì đổi mới tiến sát với cuộc sống chân thật, phồn tạp. Văn chương bớt đi cái vẻ thi vị, lãng mạn, trang trọng, mà thẳng thắn, trung thực, góc cạnh hơn rất nhiều. Điều này cũng được thể hiện rõ trong ngôn từ tiểu thuyết. Với nhãn quan hiện thực – đời thường, ngôn từ văn xuôi tiến đến sự thẳng thắn trong cách trong cách định danh, định tính, suồng sã trong giọng điệu… Đặc biệt, ngôn từ gia tăng tính khẩu ngữ mà một biểu hiện là sự xuất hiện đậm đặc của lớp từ tiếng lóng trong văn xuôi.

Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một

ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.

Trong Cơ hội của Chúa, xuất hiện một loạt từ tiếng lóng, trò chơi sau vé bọn trẻ thường chơi được gọi là sôve, tính cách được khái quát thành tên gọi khoát đạt… Ở Ngõ lỗ thủng bắt gặp cách nói lóng táo bạo: “Tôi bắt tay anh hứa ngày mai sẽ

“làm việc”. Thấy anh gù nhăn trán tôi đứng dậy, nói: “Nếu có thể được, ngay bây giờ”. Anh Gù nhìn tôi: “Máu thế?” – “Máu!” “Máu thì về lấy đỏ đi, rồi lại đây làm việc.” Những cách nói lóng, nói tránh như vậy, một phần nào bộc lộ tính cách nhân vật và làm cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong suy nghĩ. Cách nói lóng kèm theo ngữ điệu bộc lộ tính cách như các nhân vật trong tiểu thuyết Phố: “Cháu hỏi khí không phải” – một cách hỏi khéo léo, nói tránh nhẹ nhàng. Đây là giọng điệu ngang ngạnh của Lãm: “Ruồi nhặng gì?! – Gã cấm cảu – Mía với miếc nhạt như nước ao bèo, uống vào chả bỏ tháo tỏng!, “phải gió cái nhà cậu này”, “nghỉ là nghỉ thế nào? – Gã gắt – Đang vụ hè, nước mía đang được khách, nghỉ để mà người ta cắt hợp đồng à? Vớ vẩn! Mùa đông đến đít rồi.”. Bố già ơi! Cà phê nhạt bỏ mẹ!”, “..mua hộ mấy lon bia về đây, tôi sẽ có boa đàng hoàng cho bố”. Thế à? Chú sẽ boa

cho tôi nếu tôi tỏ ra biết điều đi mua hầu chú à”. “Gớm, anh giai làm gì mà kibo

thế”. Tiếng lóng ở Phố ta đọc thấy rất ngang, nhưng chính vì nét đó tạo nên nét riêng trong tính cách nhân vật. Trong thế giới Cõi tiền, tiếng lóng được đưa vào trong ngôn từ rất tự nhiên: “bệnh trên bảo dưới không nghe…”.

Cuộc sống thời kì mở cửa phức tạp, có nhiều sự đan xen tốt – xấu, cũ – mới nhập nhằng nhiễu nhương. Không thể diễn tả xác đáng một hiện thực đô thị với nhiều cái ô hợp láo nháo rất đời như thế bằng một giọng văn bóng bẩy mượt mà được. Thay vào đó, dùng khẩu ngữ, dùng tiếng lóng là lựa chọn của rất nhiều nhà tiểu thuyết thời kì này. Chính M. Gorki đã từng nói: “Khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Mặt khác, tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, “tinh thần phê phán cái xấu, cái sai gắn liền với cảm hứng trào lộng, “xóa bỏ sự sợ hãi” và nhiều húy kị làm tăng chất nghịch, chất hài, chất “nước đôi” cho ngôn ngữ và cách hành văn rõ ràng tươi trẻ lại” [7, 353]. Chưa bao giờ trong văn chương, những câu chửi thề, chửi tục, lời nói trần tục lại xuất hiện nhiều đến thế. Ở trong Ngõ lỗ thủng những câu chửi thề thể hiện tính cách nhân vật khá rõ nét. Nhân vật Hạnh thường có ngôn từ rất cá tính,

ngang phè phè: “Bà nói ngang bỏ mẹ; việc đếch gì phải lịnh bà Còng phù thuỷ” [15, 192, 193]. Đến nhân vật anh Gù, kiểu nói phất đời làm chúng ta hình dung Gù không còn bé nhỏ mà có tiếng nói át cả không gian xung quanh mình: “Cút mẹ nó đi cho rảnh; nhà báo ở đây thế được, ồn bỏ mẹ…”. Tiếng chửi thề, chửi tục trong Ngõ lỗ thủng nghe rất kêu, gắn với lời nói rất trần tục: “Địt mẹ, mẹ thằng lỗ, …”. Tất cả những ngôn từ đó tạo nên nét tính cách riêng trong mỗi nhân vật đồng thời cho ta thấy sự ngổn ngang, bộn bề xung quanh cuộc sống của những con người ở Ngõ lỗ thủng nói riêng và những kiếp người đằng sau góc khuất xã hội nói chung.

Việc gia tăng lớp từ tiếng lóng trong tiểu thuyết sau đổi mới phần nào thể hiện nỗ lực của các nhà văn trong việc áp sát hơi thở của cuộc sống. Có thể nói, nếu như Cơ hội của Chúa, Ngõ lỗ thủng hay Cõi tiền mà thiếu hẳn lớp từ tiếng lóng thì sẽ tổn hại lớn đến bức tranh cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm.

Việc sử dụng lớp từ tiếng lóng, những từ ngữ mang tính khẩu ngữ cao còn góp phần tạo ra giọng điệu mới cho tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Ở một số tác phẩm, những tiếng lóng xuất hiện liên tiếp tạo nên giọng điệu thản nhiên, tưng tửng, không quan trọng hóa bất cứ điều gì, hệ thống từ này làm thành giọng điệu suồng sã, bỡn cợt, phá vỡ vẻ mực thước trang trọng quen thuộc của văn xuôi. Nó vừa là sự ghi nhận một cách trung thực những nhốn nháo của thời buổi kinh tế thị trường, vừa là một sự giễu nhại lại chính những cái hỗn tạp, nhiễu nhương ấy.

Không chỉ vậy, trong ngôn từ của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 có một hiện tượng đáng chú ý ở một số tác giả: việc sử dụng đậm đặc từ nước ngoài vào trong tác phẩm (có thể có hoặc không có chú thích tiếng Việt kèm theo). Có thể thấy rõ điều này trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà.

Đọc một cuốn tiểu thuyết đầy rẫy những triết lý, những trích dẫn nhiều lúc có cảm tưởng người viết làm duyên, khoe khoang kiến thức đã là nỗi nhọc nhằn; còn nhọc nhằn hơn khi tác giả liên tục ném lên trang sách đủ các thứ tiếng Anh, Pháp và cả tiếng Tàu! Trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, ta thấy rõ điều đó. Đơn cử một câu: “Tôi qua mặt gã malin bằng những đòn classic” [20, 235], một câu văn gồm 9 từ mà có tới 2 từ Tây. Nhân vật trong Cơ hội của Chúa gợi nhớ tới những ông Tây

An Nam xưa trong câu thơ Toa với Moa kết nghĩa ami - Tình bạn hữu đờ puy lông tấng! Tác giả giải thích nhân vật nói nhiều tiếng Tây “là do văn cảnh” và họ (trừ Tâm và Thuỷ) đều là dân chuyên ngữ hay học ở nước ngoài về. Trong tác phẩm thấy đầy rẫy những ngôn ngữ tiếng Anh như: “Các công ty (Compani L.T.D)” [20, 92] hoặc: “tiêu chuẩn phân biệt là trinh tiết (virginite) chung cho cả Đông lẫn Tây” [20, 238]. Tác giả định viết cho người Tây đọc chăng? Giải thích của tác giả chỉ là một ngụy biện, vì quá lệ thuộc vào “văn cảnh” mà tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống lố bịch! Ở Cơ hội của Chúa, dùng ngôn ngữ tiếng Anh là một phương tiện giao tiếp hàng ngày của cuộc sống: đồng ý được hiểu theo nghĩa “OK” [20, 45], Bộ quần áo được kêu bằng tiếng rất tây “vecton” [20, 48], hàng loạt tên thuốc tây được đưa vào: Doping, Seduxen…Con người đang dần thích nghi với cuộc sống xa hoa với rượu Ararate, Martel, Johny walker, ly rượu wisky, chai Gordon, remy Martin. Với những bao thuốc Cabinette, Duhill bao đỏ hay sang hơn với hộp Cigar. Kèm theo những từ tên đệm trước tên của mình như: Mister Dũng, Anna Thủy…đến nhà hàng được kêu một cách sang trọng là restaurant, karaoke, dancing [20, 356], những cách tân hiện đại với những cô nàng mặc cái rope vàng chóe hơi lững bó chẽn căng, những cô bé receptionist cầm vào một chai rượu không rõ mác [20, 383]. Trước hết, kiểu dùng chèn tiếng nước ngoài vào lời người trần thuật hay lời nhân vật là một cách để nhà văn phản ánh một thói quen ngôn ngữ, và rộng ra là lối sống của một bộ phận người trong xã hội thời kì này. Không chỉ dùng tiếng Tây, các nhân vật nam, nữ trong Cơ hội của Chúa còn có thói quen uống rượu Tây, hút thuốc Tây… Đó được xem như những lối sinh hoạt thời thượng vào thập kỉ 80, 90. Nó cũng cho thấy sự hỗn tạp, đua đòi, lai căng trong lối sống của một bộ phận người dân đô thị lúc bây giờ.

Việc dùng lẫn tiếng nước ngoài vào tác phẩm không phải chỉ có ở Nguyễn Việt Hà mà còn ở nhiều nhà văn khác như Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng không phải bao giờ việc sử dụng nhiều tiếng đệm, tiếng lóng trong tác phẩm cũng đón nhận được sự đồng cảm và hưởng ứng của bạn đọc, thậm chí có khi gây ra những phản cảm. Nhiều độc giả đọc Cơ hội của Chúa của

Nguyễn Việt Hà chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự nản lòng hoặc khó chịu vì lối viết đó. Xung quanh vấn đề này, có độc giả cho rằng sự xuất hiện của các ngoại ngữ là sống sượng, hổ lốn; có độc giả cho rằng điều đó chứng tỏ tác phẩm “thiếu đại chúng”, vì không phải ai cũng có thể đọc hiểu những từ ngữ đó; có độc giả lại cho rằng điều này quả thú vị vì người đọc như được tham gia vào một “trò chơi”. Vì thế, việc sử dụng tiếng nước ngoài, cũng như tiếng lóng, phải có một liều lượng và văn cảnh thích hợp thì mới đem đến những hiệu quả nghệ thuật tích cực mà không làm mất giá trị thẩm mỹ của văn chương.

KẾT LUẬN

Qua những tiểu thuyết đã khảo sát, chúng tôi rút ra những kết luận sau về vấn đề đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986:

1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nằm trong dòng chảy của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng sau năm 1975. Vì thế, nó thừa hưởng những thành quả nghệ thuật của văn xuôi sau năm 1975, đặc biệt là sau đổi mới. Văn học sau đổi mới được dân chủ hóa mạnh mẽ trong quan niệm và cách đánh giá văn học, trong đời sống văn học. Văn học có sự thay đổi từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người và trong cảm hứng sáng tạo văn chương.

Hòa chung với tinh thần của văn học thời kì đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đặc biệt quan tâm đến đề tài đô thị - nơi tập trung nhiều vấn đề bức thiết của xã hội thời mở cửa. Cuộc sống và con người đô thị trở thành một vấn đề nổi bật trong tiểu thuyết thời kì này.

2. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống đô thị. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, các nhà văn đã nhìn thấy được nhiều khía cạnh, tầng vỉa phức tạp của đời sống. Đô thị trước hết là nơi thể hiện sự văn minh của cuộc sống hiện đại. Đó là nơi tập trung ánh sáng văn minh, bởi vậy

mà đó cũng là nơi con người ôm ấp và thực hiện ước vọng đổi thay cuộc đời, vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn. Tuy nhiên, đó cũng là nơi thể hiện mặt trái của xã hội hiện đại. Ở đó, cuộc sống hỗn tạp, xô bồ; ở đó, con người dễ dàng tha hóa, đánh mất chính mình. Các nhà văn không ngần ngại phơi bày tình trạng con người mất nhân tính, chạy theo vật chất, con người vô cảm, thờ ơ, lạc lõng. Các tác phẩm đã dựng nên bao nhiêu cảnh đời, số phận khác nhau trong sự chuyển mình nỗ lực vươn lên thay đổi cuộc đời. Từ đó, nhà văn gửi tới người đọc bức thông điệp về khát vọng nâng cao giá trị đời sống và lời cảnh tỉnh giữ gìn nhân cách con người.

3. Chúng tôi khảo sát một số đặc điểm hình thức thể hiện vấn đề đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên các phương diện: không gian thành thị, thế giới nhân vật và ngôn từ. Đến với mỗi tác phẩm, bạn đọc lại bước vào một không gian riêng. Không gian xã hội, gia đình trở thành yếu tố làm phông nền, ghi dấu những biến chuyển trong đời sống của con người đô thị. Các nhà văn đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú. Trong đó, các kiểu nhân vật tiêu biểu cho con người đô thị và được các nhà văn quan tâm xây dựng là: nhân vật dân nghèo thành thị, nhân vật trí thức, công chức và nhân vật có chức, có quyền. Ở mỗi kiểu nhân vật, nhà văn lại đặt họ trong những hoàn cảnh khác nhau, từ đó đề ra những vấn đề đáng suy nghĩ trong đời sống. Các nghệ sĩ cũng đã tìm đến hình thức ngôn từ phù hợp, phản ánh được hơi thở của cuộc sống đô thị. Lớp từ đô thị, lớp từ tiếng lóng, tiếng đệm là những lớp từ đặc trưng, phản ánh bức tranh cuộc sống đô thị phồn tạp thời mở cửa. Tuy nhiên, hiệu quả thẩm mỹ của việc sử dụng kiểu ngôn từ này khác nhau ở những ngòi bút khác nhau.

4. Nhìn chung, vấn đề đô thị được đề cập trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 trên nhiều khía cạnh, với những hình thức thể hiện đặc sắc, với một tinh thần dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật, quan tâm đến nhiều mặt của đời sống thế sự, đời thường. Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng với vấn đề đô thị, các tác phẩm đã đóng góp nền văn học sau đổi mới một mảng quan trọng của cuộc sống. Nó cũng cho thấy những trăn trở và nỗ lực sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn - “người thư kí trung thành của thời đại”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí Văn học, số 4, năm 1995.

2. Lại Nguyên Ân (Biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học.

4. Lại Nguyên Ân, Ngô Vĩnh Bình, Trần Bảo Hưng (1997), Văn học 1975 – 1985, Tác phẩm và dư luận, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

5. Đức Ban (2004), Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí văn học số 4.

7. Nguyễn Thị Bình (2004), “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu – một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau năm 1975”, Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Trần Đình Sử chủ biên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn), Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn. ĐHSP Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 9.

11. Nguyễn Bản (2000), Đường phố lòng tôi, Nxb Kim Đồng. 12. Đỗ Vĩnh Bảo (2008), Cõi tiền, Nxb Văn học.

13. Đặng Anh Đào (1993), “Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay, Tạp chí văn học, số 3.

14. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. 15. Trung Trung Đỉnh (2006), Ngõ lỗ thủng, Nxb Văn học.

16. Trung Trung Đỉnh, Sương Nguyệt Minh, Khuất Quang Thuỵ (2003), 15 truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

17. Hà Minh Đức (2007), “Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”,Tạp chí văn học (7).

18. Mặc Giao, Một cách nhìn khác về văn hoá Việt Nam,

http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=76&ict=2(7)

19. Nguyễn Thị Thuý Hà (1999), Truyện ngắn Ma Văn Kháng từ nửa sau những năm 80 đến nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.

20. Nguyễn Việt Hà (1997), Cơ hội của Chúa, Nxb Hội Nhà văn.

21. Lê Thị Hằng (2003), Một số đặc điểm văn xuôi Việt Nam sau 1985 (Qua những truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.

22. Ma Văn Kháng (1986), Mùa lá rụng trong vườn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội

Một phần của tài liệu Vẫn đề đô thị trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w