kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi

119 440 1
kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIM CHỊ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ KIM CHỊ MSSV: LT11388 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU Tháng 11 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Em chân thành cảm ơn thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy chúng em tận tình trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành tốt luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn Quý công ty, cô Nguyễn Thị Thu Thủy - kế toán trưởng công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi và các anh chị phòng kế toán đã cung cấp số liệu cho em hoàn thành tốt luận văn và có cơ hội tiếp xúc công tác kế toán thực tế để em nắm vững thêm kiến thức đã học ở trường. Cuối cùng, em xin chúc Quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh có sức khỏe dồi dào và thành công trong công việc của mình. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Chị i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày …tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Chị ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2 1.3.1 Không gian ..................................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian ........................................................................................................ 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 4 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 4 3.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh................................................... 4 3.1.2 Nguyên tắc và nội dung kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................................................................. 4 3.1.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh............................................ 4 3.1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .................................................. 20 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 24 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 24 CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 25 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ....................................... 25 4.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY .................................................... 25 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ........................................... 25 4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty .............................................................. 26 4.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty ............................................................. 26 4.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ................................................................. 31 4.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................. 31 4.3.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 31 4.3.2 Khó khăn ...................................................................................................... 32 4.3.3 Định hướng phát triển ................................................................................ 32 CHƯƠNG 5 .............................................................................................................. 34 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 34 5.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ....................................... 34 5.1.1 Kế toán doanh thu và thu nhập của công ty năm 2012 ........................... 34 5.1.2 Kế toán chi phí công ty ............................................................................... 37 5.1.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ..................................... 42 5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI........................................................................... 43 5.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ........................................................................................................................ 43 5.2.2 Phân tích tình hình doanh thu ................................................................... 46 5.2.3 Phân tích tình hình chi phí ......................................................................... 59 iv 5.2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận .................................................................... 78 5.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty .......................... 81 5.2.6 Đánh giá phân tích ...................................................................................... 87 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ................................. 88 5.3.1 Tăng doanh thu ........................................................................................... 88 5.3.2 Giảm chi phí ................................................................................................ 89 CHƯƠNG 6 .............................................................................................................. 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 90 6.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 91 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 5.1. Tình hình doanh thu công ty năm 2012........................................... 34 Bảng 5.2. Tập hợp các khoản giảm trừ doanh thu công ty năm 2012 ............. 35 Bảng 5.3. Bảng tập hợp doanh thu hoạt động tài chính công ty năm 2012 ..... 36 Bảng 5.4. Bảng tập hợp thu nhập khác công ty năm 2012 .............................. 37 Bảng 5.5. Bảng tập hợp giá vốn công ty năm 2012 ......................................... 37 Bảng 5.6. Bảng tập hợp chi phí tài chính công ty năm 2012 ........................... 38 Bảng 5.7. Bảng tập hợp chi phí khác công ty năm 2012 ................................. 39 Bảng 5.8. Bảng tập hợp chi phí bán hàng năm 2012 của công ty ................... 40 Bảng 5.9. Bảng tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp công ty năm 2012 ...... 41 Bảng 5.10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2012 ......... 42 Bảng 5.11. Khái quát tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ........................................................................... 44 Bảng 5.12. Tình hình doanh thu công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ................................................................................................................. 47 Bảng 5.13. Tình hình biến động doanh thu bán hàng theo kết cấu sản phẩm bán ra................................................................................................................ 50 Bảng 5.14. Tình hình doanh thu công ty theo thị trường qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ....................................................................................... 53 Bảng 5.15. Phân tích tình hình doanh thu hoạt động tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 .................................................................................... 56 Bảng 5.16. Tình hình biến động thu nhập khác công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ................................................................................................ 58 Bảng 5.17. Tình hình chi phí công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 .......................................................................................................................... 60 Bảng 5.18. Tình hình giá vốn hàng bán theo kết cấu mặt hàng công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ................................................................... 63 Bảng 5.19. Tình hình giá vốn mặt hàng theo thị trường của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ........................................................................... 67 Bảng 5.20. Tình hình chi phí bán hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ................................................................................................................. 69 Bảng 5.21. Tình hình biến động chi phí quản lý qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ........................................................................................................ 72 Bảng 5.22. Tình hình biến động chi phí tài chính công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ....................................................................................... 75 Bảng 5.23. Tình hình biến động chi phí khác của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ....................................................................................... 77 Bảng 5.24. Tình hình lợi nhuận công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ................................................................................................................. 79 Bảng 5.25. Các tỷ số hoạt động công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ................................................................................................................. 82 Bảng 5.26. Các tỷ suất sinh lời công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ................................................................................................................. 85 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................. 6 Hình 3.2. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính ................................. 8 Hình 3.3. Sơ đồ hạch toán thu nhập khác .......................................................... 9 Hình 3.4. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán ................................................... 10 Hình 3.5. Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính .................................... 11 Hình 3.6. Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ................................ 13 Hình 3.7. Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng .................................................... 15 Hình 3.8. Sơ đồ hạch toán chi phí khác ........................................................... 17 Hình 3.9. Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ...................... 18 Hình 3.10. Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh ................... 19 Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý ...................................................................... 26 Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .......................................................... 29 Hình 4.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung ..................... 30 Hình 5.1. Sơ đồ kết chuyển kết quả kinh doanh năm 2012 ............................. 43 Hình 5.2. Tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ....... 48 Hình 5.3. Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ............ 61 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt BH BH XH BHYT BHTN CCDV CP CPTC DTT DTBH HC – KT HĐQT HĐKD GVHB GTGT KD KQKD LN LNTT NSNN NH NVLTT NCTT PT SXKD SXC HTK TSCĐ TSCĐ + CCDC TNDN TTĐB XK VCSH Bán hàng Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Cung cấp dịch vụ Chi phí Chi phí tài chính Doanh thu thuần Doanh thu bán hàng Hành chính – Kế toán Hội đồng quản trị Hoạt động kinh doanh Giá vốn hàng bán Giá trị gia tăng Kinh doanh Kết quả kinh doanh Lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế Ngân sách nhà nước Ngắn hạn Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Phải thu Sản xuất kinh doanh Sản xuất chung Hàng tồn kho Tài sản cố định Tài sản cố định và công cụ dụng cụ Thu nhập doanh nghiệp Tiêu thụ đặc biệt Xuất khẩu Vốn chủ sở hữu Tiếng Anh ROA ROE ROS Return On Sales (Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu) Return On Equity (Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) Return On Assets (Tỷ số lợi nhuận trên tài sản) viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm 2010 - 2012 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động bất ổn như lạm phát tăng cao đặc biệt năm 2011 chỉ số CPI là 18,58%, tín dụng ngân hàng gặp khó khăn khi huy động vốn, vỡ nợ tín dụng đen, thị trường bất động sản đóng băng, tiền đồng mất giá, giá vàng liên tiếp lập kỷ lục…Chính vì những bất ổn trên nên khả năng tiếp cận vốn của các đơn vị kinh doanh bị suy giảm và nguồn vốn khan hiếm cùng với năng lực kinh doanh còn yếu, dẫn đến nhiều đơn vị kinh doanh phá sản điển hình trong năm 2011 có khoảng 50.000 doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản. Do đó, để tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các đơn vị kinh doanh phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để đưa ra nhiều mặt hàng chất lượng cao với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Kèm theo đó là vấn đề tối đa hóa lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, vì thế để biết doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không thì một bộ phận không thể thiếu đó là bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán phản ánh thường xuyên và liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là căn cứ tính toán và là cơ sở để phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thu hút các nhà đầu tư vào doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân viên và thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Với mục tiêu mở rộng thị trường và đưa sản phẩm vươn ra thị trường nước ngoài, công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi không ngừng nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của người tiêu dùng. Để có được kết quả như thế là nhờ sự nổ lực, đoàn kết của toàn công ty trong đó bộ máy kế toán luôn đánh giá kịp thời và chính xác tình hình kinh doanh đặc biệt phần hành kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh thực hiện tốt nhiệm vụ tính toán và phân tích kết quả kinh doanh công ty. Thấy được tầm quan trọng của nó nên tôi chọn đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi để có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí và xác định lợi nhuận kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi năm 2012. (2) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. (3) Phân tích chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. (4) Đề xuất đối với công ty và nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, số 45X – đường Nguyễn Sinh Sắc – phường 2 – thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. 1.3.2 Thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. Thời gian số liệu của đề tài: từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi. 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trần Thị Tuyết Nga (2011), “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Triều Thuận Nguyên”, Đại học Cần Thơ. Tác giả sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp đồ thị, phương pháp thay thế liên hoàn và ma trận SWOT để phân tích cơ cấu tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008 – 2010, phân tích tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tài chính và đề ra một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Qua phân tích tác giả cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty biến động qua các năm nhưng nhìn chung công ty hoạt động có hiệu quả. Nguyễn Hải Linh (2009), “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của công ty MEKONIMEX”, Đại học Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối và được so sánh theo chiều dọc, chiều ngang. Bằng cách thu thập số liệu thứ cấp của công ty cùng với phỏng vấn các anh chị phòng kế toán, tác giả xác định kết quả kinh doanh năm 2008 tại công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ theo hình thức chứng từ ghi sổ, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. Qua nghiên cứu, tác giả hiểu được công tác kế toán tại công ty và cho thấy tình hình kết quả kinh doanh biến động qua các năm rõ nhất là năm 2007, công ty hoạt động có hiệu quả. Nguyễn Hồng Sương (2013), “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 và dùng phương pháp này phân tích chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Tác giả cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm có hiệu quả và đặc biệt chi phí giảm xuống vào năm 2012. 3 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. 3.1.2 Nguyên tắc và nội dung kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.2.1 Nguyên tắc - Phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành. - Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính,…). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. - Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh là số doanh thu và thu nhập thuần. 3.1.2.2 Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán gồm cả sản phẩm, dịch vụ bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của các sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kế toán hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và các khoản chi phí khác. 3.1.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh 3.1.3.1 Kế toán doanh thu a) Khái niệm Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do bán hàng hóa, sản phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia… 4 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần doanh thu sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại b) Điều kiện ghi nhận doanh thu - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng hoá. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. - Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động SXKD. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. c) Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi - Phiếu thu, biên lai thu tiền - Hóa đơn GTGT - Các chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá thỏa thuận, cam kết giữa người mua và người bán d) Tài khoản sử dụng Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng cho bên ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ. Để hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 511 – “ Doanh thu bán hàng” Tài khoản 512 – “ Doanh thu bán hàng nội bộ” Tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ. e) Nguyên tắc hạch toán - Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. 5 - TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu). f) Sơ đồ hạch toán 333 TK 511, 512 111,112 (1) (6) 521 113 (2) (7) 532 311, 315 (3) (8) 531 131 (4) (9) 911 152, 156 (5) (10) Hình 3.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giải thích (1) Các khoản thuế tính vào doanh thu (TTĐB, Thuế xuất khẩu). (2) Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại. (3) Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại. (4) Kết chuyển giảm giá hàng bán. (5) Kết chuyển doanh thu thuần. (6) Doanh thu thu bằng tiền. 6 (7) Doanh thu chuyển thẳng vào ngân hàng. (8) Doanh thu được chuyển thẳng để trả nợ. (9) Doanh thu chưa thu tiền. (10) Doanh thu bằng hàng (hàng đổi hàng). 3.1.3.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính khai thác, quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh như: hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, hợp đồng mua bán chứng khoán, thu lãi tiền gởi, thu mua ngoại tệ,… b) Chứng từ sử dụng - Phiếu thu (mẫu số 01-TT), biên lai thu tiền (mẫu số 06-TT) - Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTGT-3LL) - Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính - Các chứng từ khác có liên quan khác. c) Tài khoản sử dụng TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” TK 515 không có số dư cuối kỳ d) Nguyên tắc hạch toán - Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bả quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. - Đối với các khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu. - Đối với các khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá mua vào và giá ngoại tệ bán ra. - Đối với khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản, doanh thu được ghi nhận là tổng số tiền thu được do bán bất động sản. - Đối với hoạt động kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hoàn tất việc bàn giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị diện tích đất đã chuyển giao theo giá trả ngay. - Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì khoản tiền lãi mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ. e) Sơ đồ hạch toán 7 3331 515 (1) 111,112,131 (3) 911 121,128 (2) (4) (5) 3387 Hình 3.2. Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính Giải thích (1) Số thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có). (2) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911. (3) Cổ tức, lợi nhuận được chia khi góp vốn. (4) Lãi chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn (5) Lãi đối với khoản cho vay hay mua trái phiếu nhận lãi trước. 3.1.3.3 Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm Thu nhập khác là những khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản thu không manh tính thường xuyên. Thu nhập từ các hoạt động khác của doanh nghiệp bao gồm: + Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. + Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý khóa sổ. + Các khoản thuế được NSNN hoàn lại. + Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ. + Các khoản tiền lương của khách hàng liên quan đến tiền thu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu. + Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân biếu tặng cho doanh nghiệp. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện. b) Chứng từ sử dụng - Biên bản giao nhận TSCĐ 8 - Biên bản thanh lý TSCĐ - Phiếu thu, biên lai thu tiền - Các chứng từ khác có liên quan. c) Tài khoản sử dụng TK 711 “Thu nhập khác” TK 711 không có số dư cuối kỳ d) Sơ đồ hạch toán 3331 711 (1) 111, 112, 131 (3) 911 338, 344, 334 (2) (4) (5) 331, 338, 3331 Hình 3.3. Sơ đồ hạch toán thu nhập khác Giải thích: (1) Xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động khác (nếu có). (2) Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. (3) Thu về thanh lý TSCĐ, thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, nợ khó đòi đã xử lý sau đó thu được nợ. (4) Khoản tiền phạt khách hàng khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn, khấu trừ lương của cán bộ công nhân viên. (5) Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác. 3.1.3.4 Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp bán trong kỳ. Ngoài ra tài khoản này còn dùng để phản ánh chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sản xuất, chi phí nghiệp vụ trên bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư… 9 b) Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho - Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi - Thẻ quầy hàng - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Các chứng từ khác có liên quan c) Tài khoản sử dụng TK 632 “giá vốn hàng bán” TK 632 không có số dư cuối kỳ d) Sơ đồ hạch toán 154 632 (1) 155, 156 (7) 157 (2) (3) 154 911 (4) (8) (5) (9) 154 159 (6) Hình 3.4. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán Giải thích (1) Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay không qua nhập kho. (2) Thành phẩm sản xuất ra gửi đi bán không qua nhập kho. (3) Khi hàng gửi đi bán đã xác định tiêu thụ. (4) Thành phẩm, hàng hóa xuất kho gửi đi bán. (5) Xuất kho hàng hóa, thành phẩm để bán. (6) Cuối kỳ kết chuyển giá thành hoàn thành đơn vị. (7) Thành phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại nhập kho. (8) Cuối kỳ, kết chuyển GVHB của thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ. (9) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 10 3.1.3.5 Kế toán chi phí tài chính a) Khái niệm Chi phí tài chính là những khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỉ giá hối đoái… b) Chứng từ sử dụng - Phiếu chi - Hóa đơn GTGT - Các chứng từ khác có liên quan c) Tài khoản sử dụng TK 635 “chi phí tài chính” TK 635 không có số dư cuối kỳ. d) Sơ đồ hạch toán TK 129, 229 TK 635 TK 129, 229 (1) (5) TK 121, 221, 222, 223, 228 (2) TK 911 (6) TK 413 (3) TK1112, 1122 (7) TK 111, 112, 131 (4) Hình 3.5. Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính Giải thích (1) Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn. (2) Thu hồi, thanh lý hay bán các khoản đầu tư. (3) Xử lý lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính vào chi phí tài chính. 11 (4) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua. (5) Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. (6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh. (7) Khoản lỗ về tỷ giá bán ngoại tệ. 3.1.3.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí quản lý chung khác của doanh nghiệp. Bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, tăng ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. - Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý. - Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho toàn doanh nghiệp. - Thuế, phí, lệ phí: thuế môn bài, nhà đất. - Chi phí dự phòng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền: chi tiếp khách, hội nghị, công tác phí. b) Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm - Phiếu chi - Hóa đơn GTGT - Các chứng từ khác có liên quan. c) Tài khoản sử dụng TK 642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp” TK 642 không có số dư cuối kỳ. d) Sơ đồ hạch toán 12 TK133 TK 642 TK111, 112, 152 TK 111, 112 (10) (1) TK334, 338 TK 911 (2) (11) TK 214 (3) TK 142, 242, 335 (4) TK 352 TK 133 (12) (5) TK 336 (6) TK 139 (7) TK 111,112, 141, 331 (8) TK 333 (9) Hình 3.6. Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 13 Giải thích (1) Chi phí vật liệu, công cụ (2) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (3) Chi phí khấu hao TSCĐ (4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước (5) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (6) Chi phí quản lý cấp dưới phải nộp cấp trên (7) Dự phòng phải thu khó đòi (8) Chi phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền (9) Thuế môn bài phải nộp NSNN (10) Các khoản thu, giảm chi (11) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp (12) Hoàn nhập dự phòng. 3.1.3.7 Kế toán chi phí bán hàng a) Khái niệm Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí chào bán hàng, giới thiệu, quảng cáo, bảo hành sản phẩm; chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí bảo quản, chi phí đóng gói, vận chuyển. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ TK 911 “ Xác định KQKD”. Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm, hàng hóa dịch vụ tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng vào bên Nợ TK 142 “ Chi phí trả trước b) Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm - Phiếu chi - Hóa đơn GTGT - Các chứng từ khác có liên quan. c) Tài khoản sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng” TK 641 không có số dư cuối kỳ d) Sơ đồ hạch toán 14 TK133 TK 641 TK 111, 112, 152, 153 TK 111, 112 (7) (1) TK 334, 338 TK 911 (2) (8) TK 214 (3) TK142, 242, 335 TK 352 (9) (4) TK 512 (5) TK 333(33311) TK 111, 112, 141, 331 (6) TK133 (10) Hình 3.7. Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 15 Giải thích (1) Chi phí vật liệu, công cụ. (2) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. (3) Chi phí khấu hao TSCĐ. (4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước. (5) Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. (6) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. (7) Các khoản thu giảm chi. (8) Kết chuyển chi phí bán hàng. (9) Hoàn nhập dự phòng phải trả (về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa). (10) Thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí bán hàng. 3.1.3.8 Kế toán phí khác a) Khái niệm Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp gồm có: - Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có). - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. - Bị phạt thuế, truy nộp thuế. - Các khoản chi phí khác còn lại. b) Chứng từ sử dụng - Biên bản thanh lý TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ - Phiếu chi, phiếu thu - Các chứng từ khác có liên quan. c) Tài khoản sử dụng TK 811 “chi phí khác” TK 811 không có số dư cuối kỳ d) Sơ đồ hạch toán 16 111,112,141 811 (1) 911 (4) 211,213 (2) 333,338 (3) Hình 3.8. Sơ đồ hạch toán chi phí khác Giải thích (1) Chi phí phát sinh khi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động KD. (2) Giá trị còn lại của TSCĐ mang đi thanh lý, nhượng bán. (3) Tiền phạt phải nộp về vi phạm hợp đồng kinh tế, phải nộp về khoản doanh nghiệp bị truy thu thuế. (4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. 3.1.3.9 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế chưa nộp trong kỳ nhưng sẽ phải trả trong kỳ tương lai. b) Chứng từ sử dụng - Phiếu chi, phiếu thu - Giấy báo Nợ, Giấy báo Có - Tờ khai quyết toán thuế c) Tài khoản sử dụng TK 821 “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” TK 821 không có số dư cuối kỳ d) Sơ đồ hạch toán 17 TK111,112 TK3334 TK 821 (1) (2) TK 911 (3) (4) Hình 3.9. Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Giải thích (1) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. (2) Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp điều chỉnh bổ sung TNDN phải nộp (3) Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh. (4) Điều chỉnh giảm khi số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác định cuối năm. 3.1.3.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm Kết quả kinh doanh là lợi tức của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện, là số chênh lệch giữa doanh thu với giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ và số thuế phải nộp theo quy định của Nhà nước. - Nếu tổng doanh thu, thu nhập lớn hơn tổng chi phí phát sinh thì kế toán kết chuyển lãi sang bên Có tài khoản 421 “lợi nhuận chưa phân phối”. - Nếu tổng doanh thu, thu nhập nhỏ hơn tổng chi phí thì kế toán kết chuyển lỗ sang bên Nợ tài khoản 421 “lợi nhuận chưa phân phối”. b) Chứng từ sử dụng - Bảng tính toán, kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt động SXKD và các hoạt động khác của doanh nghiệp. - Bảng tính toán, kết chuyển chênh lệch thu chi (lợi nhuận trước thuế) của các hoạt động SXKD và các hoạt động khác của doanh nghiệp. - Các tờ khai quyết toán thuế TNDN. c) Tài khoản sử dụng TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” TK 911 không có số dư cuối kỳ d) Sơ đồ hạch toán 18 632 911 (1) 511 (8) 641 515 (2) (9) (3) (10) 642 65 821 (4) (11) 811 421 (5) 821 711 (12) (6) 421 (7) Hình 3.10. Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh Giải thích (1) Giá vốn hàng bán (2) Chi phí bán hàng (3) Chi phí quản lý (4) Chi phí tài chính (5) Chi phí khác (6) Chi phí thuế thu nhập (7) Kết chuyển lãi (8) Doanh thu thuần. (9) Doanh thu hoạt động tài chính. (10) Các khoản thu nhập khác. (11) Các khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN. (12) Kết chuyển lỗ. 19 3.1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.4.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hoạt động SXKD ở doanh nghiệp. 3.1.4.2 Ý nghĩa - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu đúng đắn cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài để họ có thể có những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,…với doanh nghiệp. - Phân tích kết quả kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng nguồn lực: vốn, vật tư, nhân lực, đất đai...những nhân tố bên trong của doanh nghiệp và bên ngoài từ phía thị trường và môi trường kinh doanh đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Phân tích kết quả kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên những kết quả đó để các nhà quản trị ra các quyết định kịp thời hoặc xây dựng chiến lược kinh doanh trong tương lai. 3.1.4.3 Phương pháp phân tích kết quả kinh doanh Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh a) Khái niệm Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. b) Nguyên tắc so sánh  Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: 20 Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. - Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu.  Ðiều kiện so sánh: Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế: - Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:  Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.  Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.  Phải cùng một đơn vị đo lường. - Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành…)  Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. Tăng (+) hay giảm (-) = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc - So sánh bằng số tương đối: Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối hoàn thành kế hoạch = ((Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc) /Chỉ tiêu kỳ gốc) x100 % - So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm 21 chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Quá trình phân tích của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo các hình thức: - So sánh theo chiều dọc: còn gọi là phân tích theo chiều dọc, nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. - So sánh theo chiều ngang: còn gọi là phân tích theo chiều ngang, nhằm đánh giá biến động theo thời gian và nhận biết xu hướng của biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. - So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, và chúng được xem xét nhiều kỳ để cho ta thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các xu hướng nghiên cứu. - So sánh các tỷ số chủ yếu với chỉ tiêu bình quân chung của ngành: tính các tỷ số chủ yếu từ các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và so sánh với giá trị bình quân chung của ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp. 3.1.4.4 Nội dung phân tích và một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh a) Nội dung phân tích - Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. - Phân tích lợi nhuận theo kết cấu từng nhóm hàng. - Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp + Doanh thu bán hàng: ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận + Giá vốn hàng bán: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận kinh doanh. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. - Phân tích chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận. b) Một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh  Nhóm tỷ số hoạt động * Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / tổng tài sản bình quân (lần) Với tổng tài sản bình quân = (tổng tài sản đầu kỳ + tài sản cuối kỳ)/2 Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nó càng cao cho thấy tình hình sử dụng tài sản càng cao. * Vòng quay hàng tồn kho 22 Vòng quay hàng tồn kho = Tổng giá vốn / hàng tồn kho bình quân (lần) Hàng TK bình quân = (hàng TK đầu năm + hàng TK cuối năm)/2 Hàng tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao, cho thấy doanh nghiệp bán hàng chạy, hàng không bị ứ đọng nhiều giảm được chi phí bảo quản, hao hụt. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì lượng dự trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần, thêm nữa dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, hàng tồn kho phải đủ lớn để đảm bảo sản xuất và nhu cầu khách hàng. * Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân mỗi ngày (ngày) Các khoản phải thu bình quân = (khoản PT đầu kỳ + khoản PT cuối kỳ)/2 Doanh thu bình quân mỗi ngày = Doanh thu hàng năm/360 ngày Là khoản thời gian doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng đến khi thu hồi nợ hay là khoản vốn khách hàng chiếm dụng, cho biết bao nhiêu ngày để thu các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản của các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp có vốn để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn và khó đem lại lợi nhuận như mong muốn. Nhóm tỷ số sinh lời * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận = X 100(%) Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu 23 X 100(%) Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. * Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận Lợi nhuận trên tài sản = Tài sản X 100(%) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp của công ty - Phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có ngân hàng. - Bảng tổng hợp nhập - xuất – tồn kho thành phẩm trong kỳ. - Bảng kê doanh thu bán hàng trong kỳ. - Sổ cái. - Sổ nhật ký chung. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013. 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc). Tăng (+) hay giảm (-) = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc - So sánh bằng số tương đối: Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối hoàn thành KH = Chỉ tiêu kỳ phân tích – chỉ tiêu kỳ gốc Chỉ tiêu kỳ gốc 24 x 100% CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 4.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi (tên giao dịch Bich Chi Food Company, tên viết tắt BFC) là công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa công ty nhà nước, công ty thực phẩm Bích Chi thành công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi theo quyết định số 968/QĐ-UB-HC ngày 18 tháng 10 năm 2000 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5103000002 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp lần đầu ngày 27 tháng 12 năm 2000. Trong quá trình hoạt động công ty đã 11 lần đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ của công ty từ khi thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh lần thứ nhất là 2.794.000.000 đồng và được thay đổi nhiều lần trong quá trình kinh doanh. Vốn điều lệ công ty thay đổi gần đây là 22.022.600.000 đồng, 33.033.900.000 đồng, 40.245.420.000 đồng. Từ ngày 01.02.2013, vốn điều lệ công ty từ 40.245.420.000 đồng lên 50.306.770.000 đồng. Trụ sở chính của công ty đặt tại 45x1, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Văn phòng đại diện: số 46, đường 7A xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Mã số thuế: 1400371184 Điện thoại: (0673) 861.910 Fax: (0673) 864.674 Email: bchi_bfc@hcm.vnn.vn Từ năm 2001 đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định và ngày càng phát triển, nhất là giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Thành công của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi được chứng minh qua hàng loạt giải thưởng tại các kỳ hội chợ, triển lãm thành tựu kinh tế, sản phẩm đã đạt 10 huy chương vàng về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như: Cúp Vàng Thương Hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà Nông… Với phương châm “ Uy tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh”, uy tín thương hiệu đưa thực phẩm Bích Chi vươn xa không những đáp ứng được nhu cầu nội địa mà thực phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… 25 4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Là một công ty vừa sản xuất vừa thương mại, trong đó sản xuất là chủ yếu nên chức năng của công ty là: sản xuất nhiều mặt hàng chế biến từ lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty còn có nhiệm vụ: Thực hiện đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán do Bộ Tài Chính quy định, xây dựng kế hoạch kinh doanh toàn diện, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cũng như các nghĩa vụ khác đối với nhà nước. Thực hiện đúng chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chế độ chính sách do nhà nước quy định đối với cán bộ công nhân viên của công ty. Thường xuyên chủ động áp dụng khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, an toàn, chất lượng, cho người tiêu dùng, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. 4.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty 4.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý * Sơ đồ bộ máy quản lý TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC TỔ LÒ HƠI PHÒNG KỸ THUẬT TỔ CƠ KHÍ QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG CÁC TỔ SẢN XUẤT PHÒNG SX - KD TỔ KCS Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý 26 PHÒNG KẾ TOÁN TỔ BẢO VỆ - VỆ SINH a) Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban * Tổng giám đốc: Trách nhiệm - Là người đại diện quản lý, chịu trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, đúng nghị quyết của hội đồng quản trị, của đại hội cổ đông, điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan. - Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được HĐQT phê duyệt. - Xây dựng và trình HĐQT chuẩn y và chiến lược phát triển, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý công ty, tổ chức thực hiện các phương án đã được phê duyệt. - Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động của công ty. - Xây dựng và ban hành các nội quy lao động và các quy định khác của công ty, ký thỏa ước lao động tâp thể theo quy định của pháp luật. - Định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và đề ra các phương án cải tiến. Quyền hạn - Có quyền từ chối thực hiện các quyết định của chủ tịch, phó chủ tịch hay thành viên HĐQT nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và nghị quyết của Đại Cổ Đông. - Có quyền quyết định giá bán của nguyên vật liệu, sản phẩm, quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, khuyến khích các hoạt động sản xuất. - Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh phó giám đốc, kế toán trưởng. Toàn quyền quyết định đối với các công nhân viên dưới quyền còn lại. - Có quyền ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong công ty theo quy định của pháp luật. * Phó tổng giám đốc - Giúp tổng giám đốc quản lý điều hành hoạt động của công ty. - Thực hiện công tác kỹ thuật và chế tạo sản phẩm mới. - Cung ứng nguyên vật liệu – vật tư cho sản xuất. - Công tác kế toán và điều hành phương tiện vận chuyển.  Phòng tổ chức: Tuyển dụng và đào tạo lao động, bố trí điều động quản lý nhân sự, quản lý công tác hành chính, lưu trữ văn thư và chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên.  Phòng kỹ thuật 27 - Cân đối kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng và số lượng. - Xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi công ty đã ký hợp đồng với khách hàng. - Lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng tháng, quý, năm. - Phối hợp với phòng HC- KT theo dõi công nợ, định mức kinh tế, kỹ thuật các hợp đồng kinh tế. - Thực hiện hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm. - Sản xuất thực hiện thí nghiệm mới, nghiên cứu cải tiến quy trình, cải tiến kỹ thuật có hiệu quả. - Tiếp cận nắm bắt thị trường giá cả và đề xuất những giải pháp kịp thời cho ban giám đốc.  Quản đốc phân xưởng: Là bộ phận trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất theo kế hoạch của công ty.  Các tổ sản xuất: thực hiện các thao tác theo chức năng.  Tổ KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm suốt quá trình sản xuất và bảo quản thành phẩm.  Tổ cơ khí: Nghiên cứu chế tạo, vận hành, kiểm tra bao bì, các máy móc thiết bị của công ty.  Tổ bảo vệ - vệ sinh: Bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất.  Phòng kế toán: - Tham gia xây dựng quy chế về tuyển dụng, tuyển chọn đào tạo huấn luyện và đánh giá nhân viên. - Quản lý hồ sơ nhân sự, công văn, lập thủ tục hợp đồng lao động sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân theo đúng quy định. - Thực hiện trả lương và các chế độ, chính sách cho công nhân viên kịp thời đúng quy định. - Thực hiện chế tạo thống kê tài chính theo đúng quy định. b) Mối quan hệ giữa các phòng ban - Giữa các phòng ban trong công ty có mối quan hệ làm việc rất chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau trong việc tổ chức sản xuất và điều hành hoạt động của công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của ban giám đốc và mỗi phòng ban chịu trách nhiệm một mãng riêng như: 28 - Phòng tổ chức hành chính: tuyển dụng lao động cho các phòng ban khác, đào tạo bố trí lao động và chăm sóc đời sống cho công nhân thuộc toàn công ty. - Phòng kế toán: lập kế hoạch tài chính, tổ chức kế toán cho công ty, số liệu được tập hợp từ các phòng ban khác và cung cấp số liệu cho các phòng ban khác cho công ty. - Phòng kỹ thuật: kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, sữa chữa máy móc thiết bị cho các phòng ban khác. 4.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty a) Công việc phần hành kế toán - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, đôn đốc nhân viên trong việc thực hiện công tác kế toán trước ban giám đốc công ty. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp số liệu, kiểm tra đối chiếu, trình lập kết chuyển các bút toán có liên quan đến tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo kế toán. - Kế toán TSCĐ – CCDC: có nhiệm vụ theo dõi công cụ dụng cụ, giám sát việc tăng giảm tài sản cố định, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến sử dụng tài sản cố định và trích khấu hao đến tài sản cố định. - Kế toán công nợ vật tư hàng hóa: có nhiệm vụ theo dõi và đối chiếu công nợ phải thu phải trả, theo dõi tình hình nguyên vật liệu, giám sát theo dõi tăng giảm hàng hóa mua bán, lập báo cáo tình hình nhập xuất tồn, hư hao vật tư hàng hóa. - Kế toán thanh toán: thực hiện việc kiểm tra chứng từ thanh toán, lập phiếu thu chi thanh toán phát sinh hàng ngày, nhập dữ liệu vào máy tính và lưu trữ chứng từ thanh toán theo đúng quy định. b) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TSCĐ - CCDC KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN THANH TOÁN Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 4.1.3.3 Chế độ kế toán áp dụng 29 - Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến hết 31/12 cùng năm. - Đơn vị tiền tệ: VND - Sổ sách: sổ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết, sổ cái tổng hợp. - Tài khoản: sử dụng bảng hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính. - Báo cáo: áp dụng các loại báo cáo như trong hệ thống báo cáo tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho. Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng tồn kho cuối kỳ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 4.1.3.4 Hình thức kế toán áp dụng Hình thức áp dụng tại công ty là hình thức “Nhật ký chung”. * Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung. Chứng từ kế toán (1) Sổ nhật ký đặc biệt (3) Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung (2) Sổ cái (4) (6) Bảng tổng hợp chi tiết (5) Bảng cân đối số phát sinh (7) Báo cáo tài chính Hình 4.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung  Ghi chú Ghi hàng ngày: 30 Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu kiểm tra: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trong trường hợp ở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp Sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu ghi vào sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, quý, năm tổng hợp số liệu, khóa các sổ, thẻ kế toán chi tiết, sau đó căn cứ vào các sổ và thẻ kế toán chi tiết, lập các bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên các bảng này phải kiểm tra với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Cuối tháng, quý, năm cộng số liệu trên Sổ Cái lập bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra khớp đúng số liệu trên Sổ Cái và bảng Tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Sau đó, đối chiếu, kiểm tra sao cho tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng Cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Nhật ký chung cùng kỳ. 4.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thực phẩm; Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, thủy sản; Chế biến nông sản; Kinh doanh phòng trọ; Mua bán rượu bia, nước hoa quả,nước ngọt, nước tinh khiết, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, đường sữa, các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột; Mua bán nông lâm sản nguyên liệu; thủy sản, mỹ phẩm, chất tẩy rửa các loại, dụng cụ nhà bếp, bếp gas; Mua bán máy móc và phụ tùng máy nông nghiệp, mô tô, xe máy, phụ tùng và bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy; Mua bán vật liệu xây dựng, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy. * Mặt hàng kinh doanh chủ yếu: Thực phẩm Bích Chi gồm trên 100 sản phẩm phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng: thực phẩm ăn liền, thực phẩm các loại, thực phẩm chế biến và đóng gói, bột dinh dưỡng, bột gạo lọc, bánh phở, bột bánh xèo… 4.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.3.1 Thuận lợi - Có vị trí thuận lợi: tiếp giáp với ngã tư quốc lộ 80, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. - Có lợi thế của vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng của làng nghề bột lọc Sa Đéc, nằm ngay vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nên có thế mạnh trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, hương vị mang đậm đặc 31 trưng thuần chất Việt Nam mang thương hiệu Bích Chi. Ngoài ra Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có nguồn lao động dồi dào, tiền công thấp giúp công ty đảm bảo nguồn lao động trong sản xuất. - Dây chuyền sản xuất hiện đại, thiết bị máy móc luôn được cải tiến và thường xuyên bảo trì nên năng suất lao động luôn được nâng cao, sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. - Là thành viên của WTO đây là cơ hội vô cùng to lớn để doanh nghiệp phát huy đầu tư, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến, trang bị cơ sở vững chắc nâng cao hoạt động sản xuất, sản phẩm chất lượng cao, ít tốn chi phí. - Nội bộ công ty luôn đoàn kết và thống nhất, có ý tưởng và sáng kiến mới để phát triển sản phẩm của công ty. - Công nghệ sản xuất tiên tiến, công suất lớn có đủ khả năng để đáp ứng thị trường tiêu thụ. - Chủ trương của chính phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. - Nhãn hiệu có uy tín trên thị tường. - Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và Tỉnh nhà đối với công ty như: Chính phủ cho giảm thuế và giải pháp kích cầu, hỗ trợ triễn lãm, tổ chức hội thảo, nghe chuyên gia giảng dạy về kinh nghiệm bán hàng. - Tốc độ phát triển kinh tế của cả nước nói chung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng tiếp tục tăng trưởng, do Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 4.3.2 Khó khăn - Ngày càng có nhiều công ty mạnh vào thị trường, sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt. - Chưa xây dựng cung ứng mạng lưới tiêu thụ đủ mạnh và chỉ tập trung ở những vùng trọng điểm như các thành phố mà chưa chú trọng mở rộng vào thị trường nông thôn. Cho nên hàng hóa nhiều ở thành thị, trong khi đó thị trường nông thôn lại là thị trường rất có tiềm năng. - Công ty trực thuộc tại trung tâm thị xã Sa Đéc nên yêu cầu về quản lý, cấp thoát nước rất nghiêm ngặt. - Bước đầu thực hiện cổ phần hóa còn nhiều bất cập. 4.3.3 Định hướng phát triển * Ngắn hạn  Kế hoạch sản lượng Năm 2013 dự kiến sản xuất 10.500 tấn các loại Trong đó: + Xuất khẩu: 6.100 + Tiêu thụ nội địa: 4.400 tấn 32 Cụ thể: - Bánh phồng tôm: sản xuất 4.500 tấn + Xuất khẩu: 4.000 tấn + Tiêu thụ nội địa: 500 tấn - Bánh tráng nem: sản xuất 1.000 tấn + Xuất khẩu: 800 tấn + Tiêu thụ nội địa: 200 tấn - Bột các loại: sản xuất 2.000 tấn + Xuất khẩu: 1.900 tấn + Tiêu thụ nội địa: 1.00 tấn - Bánh phở, miến, bún gạo các loại : sản xuất 3.000 tấn + Xuất khẩu: 1.200 tấn + Tiêu thụ nội địa: 1.800 tấn  Kế hoạch doanh thu: Năm 2013 dự kiến tăng doanh thu từ 330 tỷ lên 352 tỷ VNĐ, tỷ lệ tăng doanh thu từ 12 đến 20% so với năm 2012.  Kế hoạch lợi nhuận: Do xu hướng tăng giá của các nguyên liệu đầu vào và sự cạnh tranh gay gắt, nên lợi nhuận năm 2013 dự kiến đạt từ 38 đến 40 tỷ. Công ty phấn đấu giảm chi phí, hợp lý hóa sản xuất và tiếp tục đầu tư cho mở rộng cho thị trường để hy vọng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. * Chiến lược phát triển trung và dài hạn: - Tận dụng tốt phần đất tỉnh mới giao 7.440 m2 để tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất, tăng công suất của Bún gạo, Bánh tráng nem. - Đầu tư để cho ra sản phẩm mới là Bánh hỏi, tìm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để tăng doanh thu. - Lắp ráp và đưa vào sản xuất thành công sản phẩm như Nui Ý theo dây chuyền mới. - Xây dựng lại đường sá nội bộ để đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm. - Củng cố các thị trường xuất khẩu hiện có, tăng cường xúc tiến thương mại nước ngoài với mục tiêu mở rộng thêm địa bàn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Châu Phi. - Đầu tư đổi mới thiết bị để tăng cường tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc. - Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. 33 CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5.1.1 Kế toán doanh thu và thu nhập của công ty năm 2012 5.1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng Công ty kinh doanh trên 50 sản phẩm gồm bột dinh dưỡng, sản phẩm ăn liền, hủ tiếu, bún, bánh tráng, phở, miến, bánh phồng tôm,…Trong đó, sản phẩm chính tạo ra doanh thu cao nhất gồm bột dinh dưỡng, bánh phồng tôm, hủ tiếu và phở. . Ngoài doanh thu từ thành phẩm, hàng hóa công ty còn khoản thu nhập từ doanh thu thương mại như bán vật tư, tiền cho thuê mặt bằng và nhà trọ, tiền hoạt động cơ khí và hoạt động dịch vụ khác. Thuế GTGT đầu ra là 10% áp dụng cho tất cả mặt hàng kinh doanh của công ty. - Tài khoản sử dụng TK 511120 DTBH – Thành phẩm TK 511310 DTBH – Sản phẩm xuất khẩu TK 511320 DTBH – Cho thuê mặt bằng TK 511330 DTBH – Dịch vụ - Chứng từ sử dụng + Phiếu xuất kho + Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi + Phiếu thu, biên lai thu tiền + Hóa đơn GTGT Bảng 5.1. Tình hình doanh thu công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 DT thành phẩm 323.079 - Thu ngay bằng tiền mặt 145.384 - Thu qua chuyển khoản 80.770 - Khách hàng còn thiếu 96.925 DT thương mại 1.255 - Thu ngay bằng tiền mặt 1.255 Tổng cộng 324.334 34 Kế toán tiến hành định khoản các khoản doanh thu phát sinh Nợ TK 111 146.640 Nợ TK 112 80.770 Nợ TK 131 96.924 Có TK 511 294.849 Có TK 3331 29.485 5.1.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Công ty có các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại. Trong năm 2012, công ty bán đã chiết khấu thương mại cho khách hàng về khoản bán sản phẩm bánh phồng tôm, hủ tiếu và phở. Còn khoản hàng bán bị trả lại là do sản phẩm Miến, bánh tráng và bún bị không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên khách hàng trả lại và kế toán tiến hành nhập kho thành phẩm. - Tài khoản sử dụng TK 521000 Chiết khấu thương mại TK 531000 Hàng bán bị trả lại - Chứng từ sử dụng + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho + Hóa đơn giá trị gia tăng Bảng 5.2. Tập hợp các khoản giảm trừ doanh thu công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 1. Chiết khấu thương mại 1.283 - Giảm tiền thu khách hàng bằng tiền mặt 1.283 2. Hàng bán bị trả lại 550 - Giảm tiền thu khách hàng bằng tiền mặt 550 Tổng cộng 1.833 Kế toán tiến hành định khoản Nợ TK 521 1.283 Nợ TK 531 550 Nợ TK 3331 55 Có TK 111 1.888 Nhập kho thành phẩm Nợ TK 156 423 Có TK 632 35 423 5.1.1.3 Kế toán doanh thu tài chính Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu nhập có được từ khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng và chênh lệch tỷ giá. - Tài khoản sử dụng TK 515100 DTHĐTC – lãi tiền gửi TK 515200 DTHĐTC – chênh lệch tỷ giá - Chứng từ sử dụng: + Phiếu thu + Hóa đơn giá trị gia tăng Bảng 5.3. Bảng tập hợp doanh thu hoạt động tài chính công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 1. Thu lãi tiền gửi ngân hàng bằng tiền mặt 823 2. Chênh lệch tỷ giá 453 Tổng cộng 1.276 Kế toán tiến hành định khoản nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 111 823 Có TK 515 Nợ TK 413 823 453 Có TK 515 453 5.1.1.4 Kế toán thu nhập khác Thu nhập khác của công ty là các khoản thu nhập từ việc bán bao bì, các khoản hoàn dự phòng trợ cấp mất việc làm, thu nhập từ hỗ trợ xúc tiến thương mại và các khoản thanh lý tài sản cố định. - Tài khoản sử dụng: TK 7111100 – TNK – bán bao bì TK 7111200 – TNK – hoàn nhập dự phòng TK 7111300 – TNK – thu nhập khác - Chứng từ sử dụng: + Phiếu thu + Biên bản thanh lý tài sản cố định. 36 Bảng 5.4. Bảng tập hợp thu nhập khác công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 1. Thu nhập từ bán bao bì cho KH nước ngoài thu ngay bằng tiền mặt 205 2. Hoàn nhập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm nhập quỹ 64 3. Thu nhập từ nguồn hỗ trợ của trung tâm xúc tiến thương mại nhập quỹ 45 4. Thu nhập khác thu bằng tiền mặt 47 - Nợ phải thu khó đòi đã được xử lý 15 - Khách hàng vi phạm hợp đồng 22 - Thanh lý công cụ 10 Tổng cộng 361 Kế toán định khoản nghiệp vụ Nợ TK 111 361 Có TK 711 361 5.1.2 Kế toán chi phí công ty 5.1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán - Tài khoản sử dụng TK 632120 GVBH – Thành phẩm TK 632130 GVBH – Sản phẩm nội địa TK 632310 GVBH – Sản phẩm xuất khẩu TK 632330 GVBH – Dịch vụ - Chứng từ sử dụng + Phiếu xuất kho + Phiếu chi + Hóa đơn giá trị gia tăng Bảng 5.5. Bảng tập hợp giá vốn công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 - Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng - Khoản tiền mặt công ty chi để mua dịch vụ đầu vào Tổng cộng 207.630 878 208.481 37 Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 632 208.163 Có TK 156 207.630 Có TK 111 878 5.1.2.2 Chi phí tài chính Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là các khoản vay từ các ngân hàng, chênh lệch tỷ giá và các khoản vay từ cán bộ công nhân viên. - Tài khoản sử dụng: TK 635100 CPTC – trả lãi vay TK 635200 CPTC – chênh lệch tỷ giá TK 635300 CPTC – huy động từ công nhân viên TK 635400 CPTC – tiền gửi tiết kiệm của cán bộ nhân viên - Chứng từ sử dụng Phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng Bảng 5.6. Bảng tập hợp chi phí tài chính công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 1. Lãi vay ngân hàng và nhân viên chi bằng tiền mặt 2. Chênh lệch lỗ tỷ giá 1.654 306 Tổng cộng 1.960 Kế toán định khoản nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 635 1.654 Có TK 111 Nợ TK 635 1.960 306 Có TK 413 306 5.1.2.3 Kế toán chi phí khác Chi phí khác của công ty là chi phí từ việc chi trả khối lượng dự án vượt thực tế, các khoản khách hàng vi phạm hợp đồng, Sở Tài Nguyên và Môi Trường phạt, chi thanh lý tài sản cố định,… - Tài khoản sử dụng TK 811000 CPK TK 811100 CPK – Thanh lý tài sản cố định 38 Bảng 5.7. Bảng tập hợp chi phí khác công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 1. Chi tiền mặt trả tiền trả giá trị khối lượng tính vượt thực tế dự án bổ sung trang thiết bị năm 1996 theo thông báo số 94/STC-ĐT ngày 07/03/2012 của Sở Tài Chính 2. Chi tiền mặt nộp phạt cho Sở Tài Nguyên và Môi Trường 3. Chi tiền mặt trả khác 27 596 8 Tổng cộng 630 Kế toán tiến hành định khoản nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 811 631 Có TK 111 631 5.1.2.4 Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của công ty là các khoản chi phí liên quan đến bộ phận bán hàng gồm chi phí nhân viên bán hàng (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác. - Tài khoản sử dụng TK 641000 Chi phí bán hàng TK 641101 Chi phí nhân viên – lương TK 641102 Chi phí nhân viên – KPCĐ TK 64103 Chi phí nhân viên – BHXH TK 641104 Chi phí nhân viên – BHYT TK 641704 Trung chuyển – bảo vệ - vận chuyển TK 641705 Trả công lao động TK 641706 Tiền trả hoa hồng TK 641816 Chi phí bằng tiền khác – chi khác - Chứng từ sử dụng + Bảng thanh toán tiền lương + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm + Phiếu chi + Hóa đơn GTGT 39 Bảng 5.8. Bảng tập hợp chi phí bán hàng năm 2012 của công ty ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 1. Chi phí nhân viên bán hàng 983 2. Chi tiền mặt trả tiền trung chuyển – bảo vệ - vận chuyển 4.094 3. Chi trả tiền công lao động 3.488 4. Trích khấu hao TSCĐ 15 5. Chi tiền mặt trả tiền hoa hồng 3.033 6. Chi tiền mặt trả tiền quảng cáo – chào hàng 4.549 7. Chi tiền mặt trả tiền khác 8.589 Tổng cộng 24.751 Kế toán định khoản chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 641 24.751 Có TK 111 20.265 Có TK 334 3635 Có TK 338 836 Có TK 214 15 5.1.2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí như chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Tài khoản sử dụng TK 642000 Chi phí quản lý TK 642101 – Lương nhân viên quản lý TK 642102 – Văn phòng phẩm TK 642103 – Công cụ dụng cụ TK 642104 – Khấu hao tài sản cố định TK 642105 – Thuế, phí và lệ phí TK 642106 – Trả công lao động TK 642107 – Điện nước, điện thoại TK 642108 – Chi phí khác - Chứng từ sử dụng + Bảng thanh toán tiền lương 40 + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm + Phiếu chi + Hóa đơn GTGT Bảng 5.9. Bảng tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 1. Chi tiền mặt trả lương nhân viên QL 6.607 2. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm 158 3. Chi tiền mặt mua CCDC 316 4. Trích khấu hao TSCĐ 497 5. Chi tiền mặt trả thuế, phí và lệ phí 147 6. Chi tiền mặt trả tiền điện, nước 475 7. Chi tiền mặt trả tiền điện thoại 316 8. Chi tiền mặt trả tiền công lao động 318 9. Chi tiền mặt trả tiền các khoản khác Tổng cộng 3.283 12.117 Kế toán tiến hành định khoản nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 642 12.117 Có TK 111 4.548 Có TK 214 497 Có TK 334 5.630 Có TK 338 1.295 Có TK 333 147 5.1.2.6 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Là khoản thuế mà công ty phải nộp nhà nước sau khi tính ra phần lợi nhuận thực tế nhân với thuế suất doanh nghiệp hiện hành là 25%. Công ty có công trình sản xuất bột gạo lọc và thu nhập từ dự án này được miễn năm 2008 và giảm 50% trên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 4 năm tiếp theo (2009 – 2012). - Tài khoản sử dụng TK 821 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Chứng từ sử dụng + Phiếu thu, phiếu chi 41 + Giấy báo Nợ, giấy báo Có + Tờ khai quyết toán thuế Bảng 5.10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 8.327 Tổng cộng 8.327 Kế toán tiến hành định khoản nghiệp vụ phát sinh Nợ TK 821 8.327 Có TK 3334 8.327 5.1.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Sau khi tập hợp chi phí, doanh thu. Kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Kế toán kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511 1.833 Có TK 521 1.283 Có TK 531 550 - Kế toán kết chuyển doanh thu, thu nhập sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511 293.016 Nợ TK 515 1.276 Nợ TK 711 361 Có TK 911 294.652 - Kế toán kết chuyển các khoản chi phí phát sinh sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 911 255.843 Có TK 632 208.058 Có TK 635 1.960 Có TK 641 24.751 Có TK 642 12.117 Có TK 811 631 Có TK 821 8.327 - Sau khi xác định được lãi kế toán tiến hành hạch toán lãi sang tài khoản 412. 42 Nợ TK 911 38.809 Có TK 421 38.809 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Nợ TK 3334 8.327 Có TK 112 8.327 * Sơ đồ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh năm 2012 632 208.058 208.058 911 521 208.058 1.283 1.283 511 1.283 641 24.751 24.751 294.849 531 24.751 550 550 550 642 12.117 12.117 12.117 293.016 635 1.960 1.960 294.849 631 294.849 515 1.960 1.276 811 631 293.016 1.276 1.276 631 711 821 8.327 8.327 361 361 361 8.327 421 38.809 38.809 293.652 293.652 Hình 5.1. Sơ đồ kết chuyển kết quả kinh doanh năm 2012 5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 5.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Phân tích kết quả kinh doanh cho biết công ty kinh doanh có hiệu quả không và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa. 43 Bảng 5.11. Khái quát tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 1. Doanh thu BH và CCDV Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 6 tháng 2012 2013 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền % 161.826 246.270 294.849 134.138 147.424 84.444 52,18 48.579 19,73 13.286 9,90 591 1.029 1.833 453 916 438 74,20 804 78,03 463 1,02 3. Doanh thu thuần 161.235 245.241 293.016 133.685 146.508 84.006 52,10 47.774 19,48 12.823 9,59 4. Giá vốn hàng bán 125.368 188.642 208.058 95.635 102.029 63.274 50,47 19.416 10,29 6.394 6,68 35.867 56.599 84.958 38.050 44.479 20.732 57,80 28.359 50,10 6.429 16,89 6. Doanh thu hoạt động TC 1.420 2.524 1.276 598 638 1.104 77,77 (1.248) (49,45) 40 6,69 7. Chi phí tài chính 1.005 2.753 1.960 810 980 1.748 173,83 (793) (28,82) 170 20,90 881 2.235 1.654 610 827 1.354 153,51 (581) (26,02) 217 26,24 11.987 14.779 24.751 10.619 12.375 2.792 23,28 9.972 67,47 1.756 16,53 9. Chi phí quản lý DN 6.614 9.014 12.117 4.613 6.058 2.400 36,28 3.103 34,42 1.445 31,32 10. Lợi nhuận HĐKD 17.266 32.806 48.090 22.818 26.046 15.540 90,01 15.284 46,59 3.228 14,14 1.235 161 361 198 180 (1.074) (86,95) 200 124,22 (18) (9,11) 12. Chi phí khác 312 0,993 631 315 200 (311) (99,68) 630 63.444,81 (115) (36,55) 13. Lợi nhuận khác 923 160 (270) (116) (20) (763) (82,64) (429) (268,09) 96 (82,75) 18.604 32.737 47.136 22.489 25.684 14.133 75,97 14.399 43,98 3.195 14,06 15. Chi phí thuế TNDN 3.053 4.148 8.327 4.461 5.752 1.095 35,87 4.179 100,74 1.291 28,92 16. Lợi nhuận sau thuế 15.551 28.589 38.809 18.028 19.932 13.038 83,84 10.220 35,75 1.904 10,56 2. Các khoản giảm trừ DT 5. Lợi nhuận gộp - Trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 11. Thu nhập khác 14. Tổng LN TT Nguồn: phòng kế toán công ty Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 44 Qua bảng 5.11 cho thấy công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả đạt được mục tiêu nâng cao lợi nhuận, biểu hiện rõ rệt nhất là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt 245.241triệu đồng tăng 84.006 triệu đồng với tỷ lệ tăng 52,10% so với năm 2010. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng và công ty đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng kéo theo tăng sản lượng tiêu thụ, vì thế làm cho doanh thu thuần ngày càng tăng từng bước hoàn thành mục tiêu công ty đề ra. Đến năm 2012 doanh thu tăng khá nhanh đạt 293.016 triệu đồng tăng 47.774 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,48% so với năm 2011. Đây là biểu hiện tích cực, chứng tỏ người tiêu dùng ngày càng vững tin vào sản phẩm của công ty. Năm 2013 công ty dự kiến tăng lợi nhuận từ 38 tỷ đến 40 tỷ nên chỉ trong 6 tháng đầu năm doanh thu thuần tăng 12.823 triệu đồng, công ty bước đầu thực hiện được mục tiêu đề ra. Bên cạnh việc tăng doanh thu khá nhanh thì giá vốn hàng bán cũng biến động mạnh theo doanh thu bán hàng qua các năm đặc biệt năm 2011 tăng 63.274 triệu đồng, tỷ lệ tăng 50,47% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sản lượng sản xuất tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và chi phí nguyên vật lệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng lên nhanh chóng do ảnh hưởng của lạm phát và sự quản lý chi phí chưa chặt chẽ như thất thoát, hao hụt vật liệu. Do doanh thu thuần tăng mạnh nhất và giá vốn cũng tăng mạnh nhất vào năm 2011 nên làm cho lợi nhuận gộp tăng mạnh với số tiền là 20.731 triệu đồng tỷ lệ tăng là 57,8% nhanh hơn so với năm 2010. Theo đó, năm 2012 lợi nhuận gộp tăng 28.359 triệu đồng tỷ lệ tăng 50,10%, đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận gộp tăng lên 6.429 triệu đồng tỷ lệ tăng 16,89%. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng nhanh hơn so với giá vốn nên khoản lợi nhuận gộp tăng lên nhanh chóng, đây là biểu hiện tích cực hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh nhất vào năm 2011 đạt 2.524 triệu đồng tăng 1.104 triệu đồng với tỷ lệ đạt 77,77% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tỷ giá thế giới biến động mạnh làm khoản chênh lệch tỷ giá chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu hoạt động tài chính. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính biến động theo chiều hướng ngược lại giảm 1.248 triệu đồng tỷ lệ giảm 49,45% do các biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ nên chênh lệch tỷ giá chiếm tỷ lệ thấp. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tài chính tăng 40 triệu đồng tỷ lệ tăng 6,69% là do công ty hoạt động có lãi nên khoản tiền gửi ngân hàng cao. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý biến động theo thời gian theo chiều hướng tăng dần đặc biệt vào năm 2012, chi phí bán hàng tăng lên 67,47% với số tiền là 9.972 triệu đồng, trong khi năm 2011 chỉ tăng 2.792 triệu đồng. Chi phí tăng lên nhanh chóng là do chi phí nhân viên bán hàng tăng cùng với chi phí bằng tiền khác tăng nhanh. Còn chi phí quản lý cũng tăng nhưng chậm hơn chi phí bán hàng, cụ thể năm 2011 tăng 2.400 triệu đồng tỷ lệ tăng 36,28% so với năm 2010, đến năm 2012 chi phí có tăng nhưng biến 45 động không mạnh so với chi phí bán hàng với số tiền 3.103 triệu đồng tỷ lệ tăng 34,42% so với năm 2011. Chủ yếu do chi phí nhân viên quản lý tăng nhanh cùng với chi phí bằng tiền khác như chi phí hội nghị khách hàng, chi phí tiếp khách tăng. Điều này cho thấy công ty sử dụng chi phí chưa phù hợp kéo đến 6 tháng năm 2013 chi phí quản lý tăng 1.445 triệu đồng tỷ lệ tăng 31,32%. Chi phí tài chính biến động mạnh nhất vào năm 2011 tăng 173,83%, số tiền tăng 1.748 triệu đồng so với năm 2011 do công ty huy động vốn thêm từ các tổ chức tín dụng để đầu tư thêm dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đến năm 2012 thì chi phí tài chính giảm xuống đáng kể số tiền 793 triệu đồng do công ty ít vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng 170 triệu đồng tỷ lệ tăng 20,98% do công ty muốn huy động vốn để đầu tư cho dây chuyền sản xuất bánh hỏi, mở rộng mặt hàng sản phẩm của công ty. Lợi nhuận khác qua các năm biến động liên tục theo chiều hướng giảm dần, thấy rõ nhất là năm 2012 lợi nhuận khác giảm 429 triệu đồng tỷ lệ giảm là 268,08%. Còn chi phí năm 2011 giảm đáng kể số tiền là 311 triệu đồng tỷ lệ giảm 99,68% so với năm 2010 do công ty bớt thanh lý tài sản cố định và các khoản nộp phạt cũng giảm nhanh chóng nhưng đến năm 2012 chi phí khác tăng vượt trội với số tiền 631 triệu đồng tỷ lệ tăng 63.444,81% so với năm 2011 nguyên nhân do chi phí nộp phạt cùng với chi phí thanh lý tài sản tăng lên nhanh chóng làm lợi nhuận khác giảm 270 triệu đồng vào năm 2012. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận khác tăng nhanh chóng tăng 96 triệu đồng là do lợi nhuận khác 6 tháng năm 2012 giảm 116 triệu đồng. Nhìn chung, tình hình lợi nhuận khác tăng giảm qua các năm đặc biệt năm 2012. Lợi nhuận trước thuế là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác tạo ra, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu nên lợi nhuận trước thuế của công ty đạt hiệu quả cao nhất là năm 2012 đạt 47.136 triệu đồng. Còn về biến động tổng lợi nhuận trước thuế qua các năm thì năm 2011 tăng 14.133 triệu đồng tỷ lệ tăng 75,97%, còn năm 2012 tăng 14.399 triệu đồng tỷ lệ tăng 43,98%, và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3.195 triệu đồng tỷ lệ tăng 14,06%. Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp phụ thuộc vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng dần lên cụ thể năm 2011 tăng 13.037 triệu đồng tỷ lệ tăng 83,84%, năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 10.219 triệu đồng tỷ lệ tăng 35,75%, 6 tháng 2013 tăng 1.904 triệu đồng tăng 10,56%. 5.2.2 Phân tích tình hình doanh thu 5.2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 Công ty hoạt động hiệu quả hay không là do tình hình doanh thu của công ty quyết định vì doanh thu là nguồn thu quan trọng của công ty. 46 Bảng 5.12. Tình hình doanh thu công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU Doanh thu thuần BH và CCDV Năm 2010 Năm 2011 161.235 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 245.241 293.016 133.685 146.508 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tỷ lệ Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền Số tiền 84.006 52,10 47.774 19,48 12.823 9,59 (1.248) (49,45) 40 6,69 (%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền (%) Doanh thu HĐTC 1.420 2.524 1.276 598 638 1.104 77,77 Thu nhập khác 1.235 161 361 198 180 (1.074) (86,95) 200 124,22 (18) (9,11) 247.927 294.652 134.482 147.326 84.035 51,27 46.725 18,85 12.844 9,55 Tổng cộng 163.892 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 47 Tình hình doanh thu công ty qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng 2013 300,000 250,000 DTT về BH và CCDV 200,000 DT HĐTC Thu nhập khác triệu đồng 150,000 100,000 50,000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Hình 5.2. Tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của công ty, nó thể hiện khả năng hoạt động của công ty mạnh hay yếu. Do đó, việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ giúp nhà quản lý thấy được những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện doanh thu từ đó có biện pháp hạn chế nhược điểm phát huy ưu điểm nhằm nâng cao kết quả kinh doanh. Qua bảng 5.12 cho thấy bộ phận cấu thành nên tổng doanh thu chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nên tổng doanh thu tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tình hình doanh thu của công ty hoạt động có hiệu quả theo chiều hướng tăng dần, đặc biệt là năm 2011 tổng doanh thu đạt 247.927 triệu đồng tăng 84.035 triệu đồng, trong đó doanh thu bán hàng đạt 245.241 triệu đồng và tổng doanh thu không ngừng tăng lên vào năm 2012 trong đó doanh thu bán hàng đạt 293.016 triệu đồng. Riêng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 mà công ty đã phấn đấu đạt tổng doanh thu là 147.326 triệu đồng, trong đó doanh thu bán hàng đạt 146.508 triệu đồng. Nhờ sự nổ lực cố gắng của tập thể công ty không ngừng nghiên cứu tìm ra những sản phẩm mới bằng cách tìm hiểu nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước,những sản phẩm của Bích Chi được chế biến bằng những dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến và liên tục cải tiến để tăng năng suất và chất lượng, chính vì thế doanh thu tiêu thụ tăng lên và ngày càng đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách hàng trong và ngoài nước, theo đó việc đánh giá đúng đắn tiềm năng thị trường của ban lãnh đạo công ty mà doanh thu bán hàng ngày một tăng lên góp phần tăng thu nhập cho công ty trong việc ổn định đời sống người lao động và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước có chủ trương khuyến khích xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm nông sản như thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thống nhất, tín dụng 48 xuất khẩu được thông qua ngân hàng thương mại nâng cao hệ số sử dụng vốn và chính sách lãi suất của ngân hàng giúp doanh nghiệp xuất khẩu mạnh dạn vay vốn phát triển kinh doanh xuất khẩu, hạ giá thành nhờ lợi thế quy mô và nâng cao khả năng của hàng Việt Nam. Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh thu, nó bị ảnh hưởng bởi khoản chênh lệch tỷ giá cụ thể biến động mạnh nhất là năm 2011 đạt 2.524 triệu đồng tăng 1.104 triệu đồng tỷ lệ tăng 77,77% nhưng đến năm 2012 thì doanh thu giảm đáng kể 1.248 triệu đồng so với năm 2011. Là do ngân hàng nhà nước kết hợp linh hoạt chính sách nhằm ổn định thị trường ngoại tệ nên khoản chênh lệch tỷ giá giảm xuống và lãi suất ngân hàng năm 2012 ổn định ở mức huy động là 11%. Khoản thu nhập này phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của nhà nước, do đó nhà nước nên có chính sách ổn định lãi suất cũng như ổn định tỷ giá để khoản thu nhập tài chính được ổn định. Thu nhập khác của công ty cũng biến động theo xu hướng giảm mạnh, năm 2010 thu nhập khác cao nhất đạt 1.235 triệu đồng thì đến năm 2011 giảm 1.074 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty được khoản thu nhập từ việc thanh lý tài sản cùng với khoản thu nhập từ trung tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh giao cho, bán bao bì cho khách nước ngoài và khoản hoàn nhập dự phòng tăng cao. Còn đến năm 2011 khoản thu nhập khác chỉ có khoản bán bao bì cho khách hàng nước ngoài và khoản thu nhập từ thanh lý tài sản cố định giảm. Đến năm 2012 khoản thu nhập tăng lên 200 triệu đồng tỷ lệ tăng 124,22%, do năm 2012 công ty đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa nên khoản hỗ trợ xúc tiến thương mại tăng lên, theo đó 6 tháng 2013 cũng tăng lên 16,16% so với 6 tháng 2012. 5.2.2.2 Phân tích doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Phân tích tình hình doanh thu thuần bán hàng sẽ giúp công ty thấy được tình hình kinh doanh sản phẩm như thế nào để có kế hoạch đầu tư thêm phát triển sản phẩm hoặc cải thiện sản phẩm để phục tốt nhu cầu của khách hàng. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty, ta tiến hành phân tích kết cấu mặt hàng bán ra và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013. Phân tích doanh thu theo kết cấu mặt hàng sẽ giúp cho công ty biết được những mặt hàng nào bán chạy, được thị trường đón nhận và những mặt hàng nào còn tiêu thụ kém. Qua phân tích công ty sẽ tìm ra nguyên nhân biến động từng mặt hàng và đưa ra biện pháp đẩy mạnh từng mặt hàng, đặc biệt các mặt hàng chủ lực nhằm làm tăng doanh thu của công ty. Doanh thu bán hàng của công ty gồm các sản phẩm: bột dinh dưỡng, sản phẩm ăn liền, phở, hủ tiếu, bánh tráng và bánh phồng tôm. 49 Bảng 5.13. Tình hình biến động doanh thu bán hàng theo kết cấu sản phẩm bán ra ĐVT: triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền Năm 2011 TT (%) Số tiền Năm 2012 TT (%) Số tiền 6 tháng 2012 TT (%) Số tiền 6 tháng 2013 TT (%) Số tiền TT (%) Bột dinh dưỡng 29.804 18,49 27.333 11,14 36.713 12,50 20.554 15,38 16.727 11,39 Sản phẩm ăn liền 39.508 24,51 52.285 21,31 67.582 23,01 29.414 22,01 34.437 23,45 Phở, hủ tiếu, bánh tráng 42.313 26,25 71.938 29,32 74.572 25,39 35.348 26,45 39.870 27,15 Bánh phồng tôm 49.568 30,75 93.800 38,23 114.841 39,10 48.325 36,16 55.820 38,01 Tổng doanh thu 161.193 100 245.356 100 293.708 100 133.641 100 146.854 100 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 2010 2011 2012 Bột dinh dưỡng 29.804 27.333 36.713 20.554 Sản phẩm ăn liền 39.508 52.285 67.582 Phở, hủ tiếu, bánh tráng 42.313 71.938 Bánh phồng tôm 49.568 Tổng doanh thu 161.193 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % 16.727 (2.471) (8,29) 29.414 34.437 12.777 74.572 35.348 39.870 93.800 114.841 48.325 245.356 293.708 133.641 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 9.380 34,31 (3.827) (18,62) 32,34 15.297 29,26 5.023 17,08 29.625 70,01 2.634 3,66 4.522 12,79 55.820 44.232 89,23 21.041 22,43 7.495 15,51 146.854 84.163 52,21 48.352 19,70 13.213 9,89 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 50 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Qua bảng 5.13 cho thấy sản phẩm bánh phồng tôm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu và có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2010 chiếm 30,75% đạt 49.568 triệu đồng, năm 2011 chiếm 38,23% trong tổng doanh thu đạt 93.800 triệu đồng tăng tăng 44.232 triệu đồng tăng 89,23% cho thấy sản phẩm bánh phồng tôm là mặt hàng chủ lực của công ty đặc biệt ở thị trường xuất khẩu vì khách nước ngoài thích dùng bánh phồng tôm để thay món ăn nhẹ. Sản phẩm bánh phồng tôm phát triển như thế là nhờ bột làm bánh là loại bột lọc nổi tiếng vùng Sa Đéc với chất lượng ngon và giá trị dinh dưỡng cao cùng với đội ngũ công nhân lành nghề được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến Công ty Bích Chi đã đầu tư xây dựng nhà máy chuyên sản xuất bánh phồng tôm với công suất 2.500 tấn/năm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên chất lượng sản phẩm ngày càng được khẳng định và mang hương vị riêng, công ty không ngừng nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, văn hóa ẩm thực của người tiêu dùng trong và ngoài nước như các nước Châu Âu, Châu Á để nắm bắt nhu cầu tiêu dùng và cho ra nhiều sản phẩm phù hợp như bánh phồng tôm thượng hạng, bánh phồng tôm đặc biệt, bánh phồng hải sản, bánh phồng cá, bánh phồng cua, bánh phồng mực, bánh phồng chay,… thêm vào đó là giá cả thấp hơn với bánh phồng tôm của công ty xuất nhập khẩu Sa Giang cùng với chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước đối với các mặt hàng nông sản được người tiêu dùng trong nước và thế giới tin dùng công ty còn phân phối sản phẩm bánh phồng tôm vào thị trường nông thôn thông qua chương trình “hàng Việt ưu tiên sử dụng hàng Việt” và tham dự các chương trình hội chợ hàng về nông thôn. Nhân tố quan trọng là giá bán sản phẩm phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng vì đây là sản phẩm được chế biến từ gạo mang đậm ẩm thực của người Việt Nam, chính những nổ lực trên bánh phồng tôm nhanh chóng được người tiêu dùng tin dùng vào sản phẩm. Năm 2012 chiếm 39,01% doanh thu tăng 21.041 triệu đồng tăng 22,43% tăng nhẹ hơn so với năm 2011 do công ty có đối thủ cạnh tranh Sa Giang, Linh Giang, Trung giang và công ty chưa đưa ra sản phẩm mới nhưng do công ty có chính bán hàng như tăng % chiết khấu thương mại từ 2% lên 2,5%. Năm 2013 công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu bánh phồng tôm 4000 tấn nên công ty và tạo quan hệ tốt với khách hàng truyền thống như Myanmar, Singapore,…vì thế 6 tháng 2013 doanh thu bánh phồng tôm chiếm 38,01% trong tổng doanh thu tăng 7.495 triệu đồng tăng 15,51% so với 6 tháng 2012. Bên cạnh bánh phồng tôm thì tỷ trọng phở, hủ tiếu, bánh tráng tăng đều qua các năm cụ thể năm 2010 chiếm 26,25%, năm 2011 chiếm 29,32%, năm 2012 chiếm 25,39%, 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 27,15% trong tổng doanh thu do đây là mặt hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên nhu cầu mặt hàng này không cao tổng doanh thu. Do Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) hàng trăm năm đã nổi tiếng với vùng lúa dồi dào, chất lượng cao đặc biệt làng bột lọc Sa Đéc từ lâu đời nay vững mạnh với kinh nghiệm làm bột ngon, bổ dưỡng và chất lượng cao. Để đáp ứng cho thị trường xuất khẩu, hàng năm lãnh đạo Bích Chi đều có chuyến đi nước ngoài để đưa hàng tham dự hội chợ. Chính vì công ty không 51 ngừng học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi hương vị mới nên doanh thu tăng nhanh qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 29.625 triệu đồng tăng 70,01% so với năm 2010, do công ty đã triển khai hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, có đại lý chính ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sa Đéc… kết hợp tăng cường quảng cáo, tiếp thị nên năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng 2.634 triệu đồng tăng 3,66%, và công ty tiếp tục đẩy mạnh kênh phân phối kết hợp với chính sách khuyến mãi, phương thức thanh toán dễ chịu như trả chậm, bán chịu nên doanh thu 6 tháng 2013 tiếp tục tăng 4.522 triệu đồng tăng 12,79% so với 6 tháng 2012. Sản phẩm ăn liền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, năm 2010 chiếm 24,51% nhưng năm 2011 chiếm 21,31% là do năm 2011 công ty đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng bánh phồng tôm do đây là mặt hàng chủ lực tuy nhiên doanh thu năm 2011 tăng 12.777 triệu đồng tăng 32,24% so với năm 2010, vì công ty áp dụng chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng mua số lượng lớn và lo sợ các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều gia đình trong những năm gần đây đã tăng cường việc tự nấu ăn ở nhà vì thế nhu cầu sản phẩm ăn liền ngày càng cao, trong năm công ty đã nghiên cứu ẩm thực khách hàng và cho ra nhiều loại sản phẩm ăn liền phù hợp người tiêu dùng như: cháo tôm cua ăn liền, cháo hương vị vịt tiềm, bún bò huế ăn liền, cháo chay ăn liền, bún mắm ăn liền,…làm cho doanh thu tiếp tục tăng vào năm 2012 tăng 15.297 triệu đồng tăng 29,26%. Tuy nhiên, do đây là sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh như VIFON, Miliket,… nên doanh thu chỉ tăng nhẹ vào 6 tháng đầu năm 2013 là 5.023 triệu đồng tăng 17,08% so với 6 tháng 2012. Bột dinh dưỡng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu cụ thể năm 2010 chiếm 18,49%, năm 2011 chiếm 11,14%, năm 2012 chiếm 12,5%, 6 tháng 2013 chiếm 11,39% trong tổng doanh thu. Tỷ trọng bột dinh dưỡng giảm xuống do nhu cầu tiêu dùng thấp hơn các mặt hàng khác của công ty và vì do nhu cầu người tiêu dùng bột dinh dưỡng giảm xuống và chuyển sang các sản phẩm thay thế khác như sữa, nước uống giải khát và công ty chưa cho ra nhiều sản phẩm mới do đó doanh thu mặt hàng này giảm xuống nhanh chóng, cụ thể năm 2011 giảm 2.471 triệu đồng giảm 8,29% so với năm 2010. Do đó, năm 2012 công ty đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm bột dinh dưỡng như bột gạo ngang xá, bột đậu nành hạt sen, bột mè đen hạt sen, bột gạo lọc xá, bột ngũ cốc, bột gạo lứt và không ngừng nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mới như: bột đậu đen xanh lòng hạt sen, bột đậu nành hạt sen, bột đậu xanh hạt sen, bột mè đen hạt sen, bột đậu nành chín,… nên doanh thu năm 2012 tăng 9.380 triệu đồng tăng 34,31%. Nhưng đến 6 tháng 2013 doanh thu lại giảm 3.827 triệu đồng giảm 18,62% so với 6 tháng 2012 vì doanh thu của sản phẩm này giảm nhanh ở thị trường nội địa do nhu cầu tiêu dùng ở sản phẩm này thấp. Do đó, công ty nên có kế hoạch xúc tiến sản phẩm để tăng doanh thu lên. Vì thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty bao gồm nội địa và dùng cho xuất khẩu nên phân tích theo thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp công ty thấy thị trường nào bán chạy và có biện pháp tăng doanh thu và mở rộng thị trường. 52 Bảng 5.14. Tình hình doanh thu công ty theo thị trường qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Thị trường nội địa Thị trường xuất khẩu 64.478 96.715 73.607 171.749 79.302 214.406 40.093 93.548 41.119 105.735 Tổng cộng 161.193 245.356 293.708 133.641 146.854 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % 9.129 14,15 75.034 77,58 84.163 52,21 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 5.695 7,73 42.657 24,84 48.352 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 53 19,70 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền % 1.026 2,55 12.187 13,03 13.213 9,89 Qua 5.14 cho thấy thị trường xuất khẩu là thị trường tiêu thụ chủ yếu và tạo ra doanh thu lớn nhất của công ty. Năm 2011 doanh thu xuất khẩu tăng 75.034 triệu đồng tăng 77,58% so với năm 2010. Tuy trong năm 2011 tình hình kinh tế thế giới đang dần phục hồi do ảnh hưởng cuộc đại khủng hoảng toàn cầu từ Mỹ năm 2008, nên các mặt hàng kinh doanh của công ty tăng nhẹ nhưng với phương châm “làm ra những sản phẩm mà thị trường cần”, Bích Chi đã tạo ra được lượt khách hàng truyền thống như: Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Châu Phi... Trong đó, thị trường Châu Âu công ty đã xuất khẩu hơn 10 năm nên sản phẩm của Bích Chi được khách hàng tin dùng, công ty có mạng lưới kinh doanh sản phẩm rộng lớn như chương trình quảng cáo, tiếp thị, đưa những sản phẩm mới của công ty để khách hàng dùng thử và thăm dò ý kiến khách hàng để cải tiến sản phẩm như sản phẩm phở ban lãnh đạo công ty đã cho ra sản phẩm dai, hương vị đặc biệt để phù hợp với thói quen dùng nĩa của người Mỹ. Công ty có kế hoạch đào tạo nhân viên để nâng cao nghiệp vụ cũng như nâng cao đời sống nhân viên, công ty đầu tư thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhân tố quan trọng giúp công ty phát triển doanh thu trong hoạt động xuất khẩu là chính sách hỗ trợ của nhà nước : “Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới, xuất khẩu các mặt hàng mà nhà nước khuyến khích xuất khẩu” nên công ty nhận được hỗ trợ của trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Tháp nhằm đẩy mạnh mặt hàng xuất khẩu, kèm theo đó là tình hình tỷ giá hối đoái biến động đồng tiền nội tệ giảm, lạm phát tăng nhanh. Năm 2012 doanh thu tăng 42.657 triệu đồng 24,84% tăng nhẹ hơn so với năm 2011 ngoài ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thì tình hình kinh thế giới biến động mạnh nhất như nợ công Châu Âu, kinh tế Nhật Bản và Mỹ tăng trưởng ì ạch nên các khoản xuất khẩu vào nước này cũng giảm xuống nhẹ nhưng với nổ lực của ban lãnh đạo công ty trong chính sách phân phối nên doanh thu vẫn tăng ổn định do thương hiệu công ty ngày càng được khẳng định và phù hợp với nhu cầu ẩm thực của khách hàng và chính sách phân phối sản phẩm đúng đắn kết hợp với việc ưu đãi hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán nên công ty đã có khách hàng ổn định. Đến đến 6 tháng 2013 doanh thu tăng 12.187 triệu đồng tăng 13,03% so với 6 tháng 2012, do thương hiệu Bích Chi ngày càng đi vào lòng người tiêu dùng và tình hình kinh tế thế giới phát triển khả quan trở lại như nền kinh tế Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ nữa đầu năm 2013 dần được phục hồi nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên do đó khoản xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường này tăng mạnh đặc biệt là sản phẩm bánh phồng tôm, không dừng lại đó năm 2013 công ty mở rộng thêm địa bàn xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và Châu Phi và lắp ráp sản xuất thành công sản phẩm như nui Ý theo dây chuyền mới. Chính sự nổ lực của toàn thể công ty đã đạt được kết quả đáng phấn khởi. Về thị trường nội địa doanh thu công ty tăng lên qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 9.129 triệu đồng tăng 14,15%, chịu ảnh hưởng của lạm phát năm 2011 là 18,58% nhu cầu tiêu dùng thắt chặt lại nhưng do công ty có đội ngũ nhân viên không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng 54 về mẫu mã chủng loại với nhiều hình thức đóng gói bao bì nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và công ty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ trên cả nước, đặc biệt là Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc, công ty đã lập kế hoạch, xây dựng chiến lược lâu dài đưa hàng Việt về vùng nông thôn, đồng thời tổ chức thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá. Hàng hóa được bày bán tại các phiên chợ đều có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với nhu cầu của thị trường và đã thu hút hàng vạn lượt người tiêu dùng nông thôn tham gia mua sắm. Cùng với việc thường xuyên đưa hàng về phục vụ nông thôn, công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi còn tham gia các hội chợ thương mại hàng Việt Nam chất lượng cao do Sở Công Thương phối hợp tổ chức tại một số địa phương trong tỉnh. Năm 2012 đạt 79.302 triệu đồng vượt 7,73% so với năm 2011. Năm 2012 tình hình lạm phát ổn định nên nhu cầu tiêu thụ tăng và công ty tiếp tục cho ra các mặt hàng mới như: muối ớt, gia vị, nước yến để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và luôn đòi hỏi chất lượng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty đầu tư mở rộng thêm máy móc để tăng công suất sản phẩm ăn liền và các sản phẩm từ bột gạo và doanh thu mặt hàng này tăng nhanh ở các vùng Tây Nguyên với giá cả hợp lý. Chính sách thưởng nhân viên bán hàng nếu đạt doanh số, tăng hoa hồng cho các đại lý nếu tiêu thụ hàng nhanh kết hợp với việc thanh toán thuận tiện cho khách hàng mua số lượng lớn như tăng chiết khấu thương mại, bán chịu. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tăng 1.026 triệu đồng tăng 2,55% so với 6 tháng 2012, do tình hình lạm phát được kiểm soát và chủ trương tăng doanh thu của công ty từ 12% lên 20% so với năm 2012 nên trong năm 2013 công ty đưa ra hàng loạt chính sách tăng doanh thu: thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng như hội nghị khách hàng mời những khách hàng lớn, các đại lý nói về ưu nhược điểm của sản phẩm để công ty cải tiến sản phẩm, bán thử các mẫu hàng và cho thử tự do để khách hàng lựa chọn tiêu dùng, công ty có đội ngũ công nhân lành nghề nên có kinh nghiệm tạo ra sản phẩm mang hương vị đặc trưng công ty và công ty có chính sách giá phù hợp với túi tiền của khách hàng nên công ty đã có một khối lượng khách hàng ổn định. Đây là thành công đáng mừng của công ty trong kế hoạch nhằm đưa mặt hàng ra khắp vùng miền từ Bắc chí Nam. 5.2.2.3 Phân tích doanh thu hoạt động tài chính Ngoài doanh thu bán hàng thì doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng góp phần không nhỏ trong tổng doanh thu. Doanh thu tài chính chủ yếu từ các khoản tiền gửi ngân hàng và khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ. Trong đó, khoản chênh lệch tỷ giá chiếm tỷ trọng cao do đây là khoản doanh thu phát sinh chịu ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mô của nhà nước như lãi suất ngân hàng, tình hình ngoại tệ và chính sách kiềm chế lạm phát. 55 Bảng 5.15. Phân tích tình hình doanh thu hoạt động tài chính qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Lãi tiền gửi, tiền cho vay Năm Năm Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2012/2011 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 200 400 823 239 294 200 100 423 105,75 55 23,01 Chênh lệch tỷ giá 1.221 2.124 453 359 344 903 73,96 (1.671) (78,65) (15) (4,17) Tổng cộng 1.420 2.524 1.276 598 638 1.104 77,77 (1.248) (49,45) 40 6,69 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 56 Qua bảng 5.15 cho thấy tình hình doanh thu tài chính của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 biến động tăng giảm liên tục. Năm 2011 doanh thu đạt 2.524 triệu đồng tăng 1.104 triệu đồng tỷ lệ tăng 77,77% so với năm 2010, trong đó khoản chênh lệch tỷ giá là 2.124 triệu đồng tăng 73,96% tăng 903 triệu đồng còn khoản tiền gửi là 400 triệu đồng tăng 100% là do khoản tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao trong khoản tiền gửi nên tình hình tỷ giá ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. Năm 2011 là năm biến động mạnh nhất tình hình lạm phát tăng cao 18,58%, tỷ giá ngoại tệ lên đến 22.500 VND/USD, lãi suất huy động ngân hàng đang nóng lên nhưng ngân hàng nhà nước có ban hành chỉ thị 02 kiên quyết xử lý ngân hàng huy động vượt trần lãi suất huy động về lãi suất 14%/năm chính vì thế làm cho khoản lãi tiền gửi tăng và đặc biệt khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại và khoản bán ngoại tệ tăng lên nhanh chóng. Do đây là khoản doanh thu chịu tác động của chính sách vĩ mô nên khoản này công ty không có chính sách làm tăng hoặc giảm khoản này xuống. Nhưng đến năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính giảm xuống cụ thể 1.276 triệu đồng giảm 1.248 triệu đồng tỷ lệ giảm 49,45%. Trong đó, tiền gửi ngân hàng, tiền cho vay tăng 423 triệu đồng tỷ lệ tăng 105,75%. Nguyên nhân là do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà Nước trong suốt năm 2012 đã đưa trần lãi suất huy động về mức lãi suất 9%/ năm tuy nhiên trong năm khoản lãi tiền gửi tăng lên là do công ty hoạt động có hiệu quả làm lợi nhuận tăng nhanh vào năm 2011 nên công ty tăng khoản tiền gửi lên, ngược lại khoản chênh lệch tỷ giá lại giảm đáng kể 1.671 triệu đồng giảm 78,65% kết hợp với ổn định lãi suất thì tình hình tỷ giá hối đoái cũng bình ổn theo hướng ổn định nên khoản chênh lệch tỷ giá cụ thể khoản đánh giá lại ngoại tệ giảm nhanh chóng nên khoản doanh thu giảm nhanh chóng so với năm 2011. Đến 6 tháng năm 2013 tổng doanh thu hoạt động tài chính tăng 40 triệu đồng tăng 6,69% trong đó lãi tiền gửi, cho vay là 294 triệu đồng tăng 55 triệu đồng tăng 23,01%, ngược lại thì khoản chênh lệch tỷ giá là 344 triệu đồng giảm 15 triệu đồng giảm 4,17%. Nguyên nhân là do chính sách tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất huy động xuống, ổn định tỷ giá vào năm 2012 nên vào năm 2013 cũng tác động tương tự nhưng khoản lãi tiền vay tăng nhanh hơn chênh lệch tỷ giá nên doanh thu thời gian này cũng tăng lên. Nhìn chung, doanh thu hoạt động tài chính biến động qua các năm, cao nhất là năm 2011 chủ yếu là thu nhập từ khoản chênh lệch tỷ giá do biến động tỷ giá ngoại tệ mạnh nhất cùng với lãi suất ngân hàng và tình hình lạm phát tăng nhanh nhất vào năm 2011. 5.2.2.4 Phân tích thu nhập khác Ngoài doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính thì thu nhập khác cũng góp phần làm tăng tổng tổng doanh thu. Thu nhập khác gồm bán bao bì, hoàn nhập dự phòng, hỗ trợ trung tâm xúc tiến thương mại và thu nhập khác. 57 Bảng 5.16. Tình hình biến động thu nhập khác công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Bán bao bì cho nước ngoài Hoàn nhập dự phòng trợ cấp mất việc làm Hỗ trợ trung tâm xúc tiến thương mại Thu nhập khác Tổng cộng 247 113 205 138 108 185 - 64 - 210 - 45 593 48 1.235 161 % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Chênh lệch 6 tháng 2012/2011 Số tiền % (134) (54,25) 92 81,42 27 (185) (100) 64 100 27 100 - 31 (210) (100) 45 100 31 100 47 60 72 (545) (91,90) 1 2,08 12 20 361 198 180 200 124,22 (18) (9,11) (1.074) (86,95) Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 58 (30) (21,74) Qua bảng 5.16 thu nhập khác của công ty biến động theo chiều hướng giảm dần vì đây là khoản thu nhập bất thường, cụ thể năm 2010 cao nhất đạt 1.235 triệu đồng là do khoản thu nhập từ việc bán bao bì cho khách nước ngoài tăng lên, hoàn nhập dự phòng trợ cấp mất việc làm, khoản hỗ trợ của trung tâm xúc tiến thương mại và khoản thu nhập khác cao chủ yếu từ việc thanh lý tài sản cố định và các khoản thu từ việc khách hàng thanh toán trễ hạn hợp đồng. Đến năm 2011 thu nhập giảm xuống nhanh chóng đạt 161 triệu đồng giảm 1.074 triệu đồng tỷ lệ giảm 86,95% là do trong năm 2011 không có khoản hoàn nhập dự phòng trợ cấp mất việc làm, khoản hỗ trợ của trung tâm xúc tiến thương mại và việc bán bao bì sản phẩm thấp chỉ đạt 113 triệu đồng giảm 134 triệu đồng tỷ lệ giảm 54,25%, khoản thu nhập khác cũng giảm do trong năm công ty không có khoản thanh lý tài sản cố định và không có khoản thu từ việc khách hàng vi phạm hợp đồng. Năm 2012 thu nhập khác tăng 124,22% số tiền 200 triệu đồng so với năm 2011 là do trong năm công ty có thêm nguồn thu từ khoản hoàn nhập dự phòng là 64 triệu đồng, khoản hỗ trợ của trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh hỗ trợ là 45 triệu đồng và khoản thu từ bán bao bì cho khách hàng nước ngoài cũng tăng lên cụ thể tăng 92 triệu đồng tỷ lệ tăng 81,42%. Đến 6 tháng 2013 thu nhập khác giảm 18 triệu đồng tỷ lệ giảm 9,11% so với 6 tháng 2012 là do khoản thu nhập từ việc bán bao bì giảm 30 triệu tỷ lệ giảm 21,74% so với 6 tháng 2012 vì khách hàng không có nhu cầu nhiều về bao bì. Tóm lại, qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 thì tổng doanh thu của công ty biến động tỷ lệ thuận với biến động của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, mạnh nhất là năm 2011 tăng 52,10% so với năm 2010, trong đó mặt hàng mặt hàng bánh phồng tôm tạo ra doanh thu cao tăng 89,23% so với năm 2010 do sự đầu tư của công ty đúng đắn cùng với chính sách khuyến khích của nhà nước. Ngoài doanh thu thuần bán hàng thì doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh vào năm 2011 do tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng và lạm phát đều biến động mạnh. Khoản thu nhập khác biến động mạnh vào năm 2011 do đây là khoản thu nhập bất thường nên năm 2011 chỉ có khoản thu nhập từ việc bán bao bì và khoản thu nhập khác. 5.2.3 Phân tích tình hình chi phí 5.2.3.1 Phân tích chung tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi sự tăng giảm của chi phí là sự tăng giảm của doanh thu, doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng. Nếu tốc độ tăng của doanh thu mà tăng nhanh hơn so với tốc độ của chi phí thì đây là kết quả đáng mừng vì chắc chắn rằng lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Cho nên công ty cần theo dõi chặt chẽ tình hình chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Tổng chi phí bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. 59 Bảng 5.17. Tình hình chi phí công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 Giá vốn HB 125.368 Chi phí BH 11.987 14.779 24.751 10.619 Chi phí QLDN 6.614 9.014 12.117 Chi phí HĐTC 1.005 2.753 312 0,993 Chi phí khác Tổng cộng 145.286 188.642 208.058 6 tháng 2013 95.635 102.029 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 6 tháng 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 63.274 50,47 19.416 10,29 6.394 6,68 12.375 2.792 23,28 9.972 67,47 1.756 16,53 4.613 6.058 2.400 36,28 3.103 34,42 1.445 31,32 1.960 810 980 1.748 173,83 (793) (28,82) 170 20,98 631 315 200 (311) (99,68) 630 63.444,81 (115) (36,55) 215.189 247.517 111.992 121.642 69.903 48,11 9.650 8,62 32.328 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 60 15,02 Tình hình chi phí công ty qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng 2013 250,000 Giá vốn HB Chi phí BH Chi phí QLDN Chi phí HĐTC Chi phí khác 200,000 triệu đồng 150,000 100,000 50,000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 6 tháng tháng 2012 2013 Hình 5.3. Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Qua bảng 5.17 cho thấy tình hình chi phí của công ty ngày càng tăng lên theo thời gian cụ thể năm 2010 là 145.286 triệu đồng, năm 2011 là 215.189 triệu đồng tăng 69.903 triệu đồng tăng 48,11% là do chi phí giá vốn tăng nhanh 50,47% và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, năm 2012 tăng 32.328 triệu đồng tăng 15,02% chi phí giá vốn tăng 10,29%, chi phí bán hàng tăng 67,47% và chi phí quản lý tiếp tục tăng 34,42%, 6 tháng 2013 tăng 9.650 triệu đồng tăng 8,62% chi phí bán hàng tiếp tục tăng 6,68%, chi phí quản lý tăng 31,32%, chi phí bán hàng tăng 16,53% so với 6 tháng 2012. Chi phí giá vốn hàng bán gồm chi phí bán sản phẩm và giá vốn thương mại trong đó chi phí bán sản phẩm là chủ yếu nên giá vốn tăng hay giảm là do chi phí giá vốn bán sản phẩm quyết định. Năm 2010 chi phí giá vốn là 125.368 triệu đồng, đến năm 2011 giá vốn tăng 63.274 triệu đồng tăng 50,47% là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh và khoản chi phí giá thành sản xuất nên sản phẩm cũng tăng theo do năm 2011 lạm phát tăng cao nên chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng cao và các khoản hao hụt nguyên vật liệu tăng, khoản giá vốn ở mặt hàng bánh phồng tôm tăng nhanh. Đến năm 2012 giá vốn đã tăng 19.416 triệu đồng tăng 10,29% so với năm 2011, do công ty có kế hoạch phát triển đúng đắn nên sản lượng tiêu thụ ngày một tăng và sản lượng sản xuất tăng dẫn đến chi phí nhân công tăng nhanh để động viên nhân viên đóng góp tăng chất lượng sản phẩm nên khoản chi phí giá vốn tăng nhanh, bên cạnh đó sự lãng phí của nhân viên ở bộ phận sản xuất như để thất thoát điện nước, điện thoại và giá xăng dầu tăng làm chi phí nguyên vật liệu đội lên làm tăng chi phí đầu vào, đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng 6,68% số tiền 6.394 triệu đồng do sản lượng tiêu thụ tăng nhanh và các chi phí đầu vào đều tăng lên nhanh. Chi phí bán hàng tăng lên đều qua các năm, năm 2011 tăng 23,28% số tiền 2.792 triệu đồng do công ty tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng như tăng chi phí quảng cáo, chi hội nghị tiếp khách và các chi phí như điện nước, 61 điện thoại tăng nhanh hơn so với năm 2010 do tình hình lạm phát tăng nhanh và khoản chi phí lương nhân viên bán hàng cũng tăng nhanh như thưởng thêm đối với nhân viên hoàn thành chỉ tiêu doanh thu đề ra để động viên nhân viên. Và chi phí này không ngừng tăng lên vào năm 2012 tăng 67,47% số tiền 9.972 triệu đồng do năm 2012 công ty có nhiều hợp đồng xuất khẩu nên khoản chi phí bằng tiền khác tăng nhanh chóng và đến 6 tháng 2013 chi phí này tăng 1.756 triệu đồng tăng 16,53% so với 6 tháng 2012 do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng nhanh theo đó là chi phí bằng tiền khác cũng tăng nhanh lên. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dần lên qua các năm, năm 2011 chi phí là 9.014 triệu đồng tăng 36,28% số tiền 2.400 triệu đồng do khoản chi phí về lương nhân viên quản lý tăng nhanh do yêu cầu công tác quản lý nên chi phí về đào tạo nhân viên quản lý tăng, các khoản chi bằng tiền khác chiếm tỷ trọng cao là do khoản chi tiếp khách tăng nhanh và chi phí điện thoại cũng tăng nhanh, đến năm 2012 chi phí này tăng 34,42% số tiền 3.103 triệu đồng vì lợi nhuận công ty ngày càng tăng nên chi phí về lương nhân viên cũng tăng lên cho thấy công ty ngày càng quan tâm đến công nhân viên công ty và đến 6 tháng 2013 chi phí quản lý tăng 31,32% số tiền 1.445 triệu đồng do chi phí lương nhân viên và chi phí bằng tiền khác tăng nhanh. Do đó, công ty cần có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý. Chi phí tài chính biến động mạnh cụ thể năm 2011 tăng 173,83% số tiền 1.748 triệu đồng do năm 2011 lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng nhanh và tỷ giá hối đoái biến động mạnh nên khoản chi phí lãi vay tăng nhanh hơn so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 chi phí lãi vay giảm xuống do các chính sách ổn định vĩ mô của nhà nước nên chi phí tài chính giảm 793 triệu đồng giảm 28,82% so với năm 2011, đến 6 tháng 2013 chi phí tăng trở lại là do công ty vay nhiều hơn để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh công ty lên. Chi phí khác biến động mạnh nhất vào năm 2011 chi phí khác giảm rất nhanh với tỷ lệ giảm là 99,68% vì trong năm không có phát sinh các khoản nộp phạt. Đến năm 2012 chi phí khác tăng nhanh lên 63.444,81% do trong năm có phát sinh khoản nộp phạt và chi thanh lý tài sản cố định. 5.2.3.2 Phân tích giá vốn hàng bán Giá vốn là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí phân tích biến động giá vốn sẽ giúp công ty có giải pháp hạ thấp chi phí tăng lợi nhuận. Giá vốn tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng, nếu doanh thu tăng thì giá vốn cũng tăng theo nên giá vốn phụ thuộc vào sản lượng bán ra và các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm, nếu chi phí đầu vào thấp thì giá thành sản phẩm cũng thấp dẫn đến giá vốn thấp. a) Phân tích giá vốn theo kết cấu mặt hàng bán ra Để hiểu rõ hơn biến động giá vốn ta phân tích giá vốn theo kết cấu hàng bán ra, qua đó cho biết nguyên nhân giá vốn ở mặt hàng nào tăng và từ đó ban quan lý công ty có biện pháp hạ giá vốn xuống để nâng cao lợi nhuận lên. 62 Bảng 5.18. Tình hình giá vốn hàng bán theo kết cấu mặt hàng công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 % Số tiền % Bột dinh dưỡng 23.139 23.436 25.908 14.649 11.572 (2.198) (9,50) 2.472 10,55 (3.077) (21) Sản phẩm ăn liền 30.592 40.047 45.184 20.970 23.823 9.455 30,91 5.137 12,83 2.853 13,61 Phở, hủ tiếu, bánh tráng 32.782 52.595 55.090 25.192 27.582 22.308 68,05 2.495 4,74 2.390 9,49 Bánh phồng tôm 38.366 71.832 80.997 34.441 38.612 33.466 87,23 9.165 12,76 4.171 12,11 124.879 187.909 207.179 95.252 101.589 63.030 50,47 19.270 10,25 6.337 6,65 Tổng giá vốn Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 63 Qua bảng 5.18 cho thấy giá vốn hàng bán tăng nhanh dần lên qua các năm, năm 2010 là 124.879 triệu đồng thì đến năm 2011 tăng lên 63.030 triệu đồng tỷ lệ tăng 50,47% so với năm 2010. Cũng giống như doanh thu thuần bán hàng mặt hàng chủ lực của công ty là sản phẩm bánh phồng tôm nên chi phí giá vốn của mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng cao cụ thể tăng 33.466 triệu đồng tăng 87,23%. Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất bánh phồng tôm là bột mì và tôm nên giá thành sản xuất bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường. Bột mì công ty chủ yếu lấy từ nhà cung cấp là công ty khoai mì Tây Ninh, trong năm 2011 tình hình xuất khẩu bột khoai mì (sắn) tăng nhanh do xuất khẩu khoai mì sang Trung Quốc làm lượng cầu trong nước khan hiếm và hiện tượng mất mùa nên các công ty sản xuất bột khan hiếm cung dẫn đến giá bột khoai mì năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010. Chi phí tôm mua vào cũng tăng cao do thức ăn nuôi tôm tăng và dịch bệnh nên lượng cung thấp và chi phí vận chuyển tôm là mặt hàng xăng dầu tăng, kèm theo đó tôm là mặt hàng xuất khẩu nên lượng cung trong nước thấp hơn so với cầu, nên giá tôm trong nước tăng. Chi phí nhân công cũng tăng nhanh vì lạm phát tăng cao nhất 18,58%, do khối lượng đặt hàng nhiều để phục vụ cho thị trường xuất khẩu và nội địa nên khối lượng sản xuất nhiều và để kịp tiến độ xuất khẩu công nhân phải tăng ca làm thêm giờ do đó công ty phải chi thêm tiền thưởng, tiền tăng ca, các khoản trích theo lương cũng tăng theo lương. Chi phí sản xuất chung tăng nhanh do giá xăng tăng 2.000 đồng/lít dầu tăng 2.800 đồng/lít, điện tăng 165 đồng/kwh, nước tăng 700 đồng/m3, các khoản lương nhân viên phân xưởng cũng tăng nhanh chóng nên chi phí sản xuất chung tăng. Vì thế giá thành sản xuất tăng, năm 2011 sản lượng tiêu thụ tăng nên giá vốn tăng lên nhanh. Đến năm 2012, giá vốn tăng 9.165 triệu đồng tăng 12,76% so với năm 2011, do chi phí giá thành biến động nhẹ hơn năm 2011, chi phí bột sắn có giảm xuống do năm 2011 sản lượng sắn thấp vì thế giá cao nên người dân mở rộng diện tích trồng vì thế cung tăng nhanh so với cầu giá từ 5000 đồng/kg giảm xuống còn 2.500 đồng/kg làm cho chi phí bột sắn được giảm xuống, chi phí giá tôm năm 2012 tăng cao do ảnh hưởng hội chứng tôm chết sớm trên diện rộng cùng với chi phí đầu vào (điện, nước, nhiên liệu, thức ăn, lao động) tăng cao dẫn đến lượng cung thấp hơn so với cầu làm cho giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao khoảng 155.000 – 195.000 đồng/kg. Chi phí nhân công tăng lên do sản lượng sản xuất tăng nhanh và công ty tăng các khoản thưởng và các chế độ khác để công nhân an tâm sản xuất. Chi phí sản xuất chung tăng nhanh do chi phí lương, chi phí điện nước điện thoại cũng tăng nhanh và một số nhân viên sử dụng lãng phí nguyên vật liệu như hao hụt trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, chi phí giá thành có tăng nhưng tăng thấp hơn tốc độ tăng năm 2011. Giá vốn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4.171 triệu đồng tăng 12,11%, do chi phí nguyên liệu sắn tăng trở lại do thị trường xuất khẩu sắn tăng nhanh và chi phí giá tôm nguyên liệu tiếp tục tăng cao do sản lượng tôm xú giảm 20% – 30% vì hội chứng tôm chết sớm kết hợp với chi phí đầu vào nuôi tôm tăng nhanh. Nhưng do nhu cầu thị trường tăng công ty tăng sản lượng sản xuất nên chi phí nhân công tăng lên nhằm khuyến khích nhân viên và chi phí sản xuất chung như điện, xăng dầu, nước cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu sản xuất. 64 Giá vốn phở, hủ tiếu, bánh tráng là mặt hàng chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng giá vốn. Năm 2011 giá vốn tăng 22.308 triệu đồng tăng 68,05%, nguyên liệu sản xuất chính là bột gạo lọc được công ty mua gạo về sản xuất nên bột gạo lọc bị ảnh hưởng bởi giá gạo, năm 2011 do ảnh hưởng của lạm phát tác động khá mạnh lên thị trường thực phẩm đặc biệt là mặt hàng gạo và nhu cầu xuất khẩu tăng nhanh kèm theo đó là chi phí đầu vào trồng lúa như giá phân bón tăng 2.000 – 3.000 đồng so với năm 2010, giá thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 5 – 7% so với năm 2010, dịch bệnh hại lúa làm sản lượng lúa giảm nên giá gạo dao động 5.900 – 6.000 đồng/kg. Chi phí nhân công tăng do giá tiền lương danh nghĩa tăng 19,6% so với năm 2010 vì lạm phát là 18,58% nên thu nhập danh nghĩa cũng tăng 14,64% để bù đắp khoản trược giá phục vụ sinh hoạt công nhân. Theo đó, chi phí sản xuất chung tăng lên do chi phí lương tăng, chi phí điện nước, xăng dầu phục vụ cho thiết bị máy móc hoạt động tăng lên vì giá điện nước tăng vào năm 2011. Đến năm 2012 giá vốn tăng 2.495 triệu đồng tăng 4,74% do trong năm 2012 phần bột gạo lọc bị ảnh hưởng bởi giá gạo, năm 2012 do giá gạo tăng vì nhu cầu xuất khẩu tăng dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng so với năm 2011, chi phí nhân công cũng được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thực tế cuộc sống nên chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng lên. Chi phí sản xuất chung cũng tăng nhanh do một phần sản lượng sản xuất tăng và công ty chưa có kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện như đèn chiếu sáng không bố trí hợp lý, hệ thống nước thất thoát vì tổ kiểm tra chưa chặt chẽ. Do đó, chi phí giá thành tăng và số lượng bán ra lớn nên giá vốn tăng. Chi phí giá vốn năm 2012 tăng nhanh 4,74% trong khi tốc độ tăng của doanh thu là 3,66% điều này cho thấy chi phí sản xuất tăng nhanh hơn doanh thu, vì thế công ty cần có biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất xuống. Đến 6 tháng 2013 giá vốn tăng 2.390 triệu đồng tăng 9,49%, giá gạo tăng do ảnh hưởng của mưa bão nên năng suất lúa giảm và chi phí đầu vào tăng dẫn đến giá gạo tăng, chi phí nhân công sản xuất sản phẩm cũng tăng nhanh, chi phí sản xuất chung tăng lên do sản lượng sản xuất tăng cho nên chi phí giá thành tăng nhanh và sản lượng tiêu thụ tăng nhanh nên chi phí giá vốn cũng tăng lên. Giá vốn sản phẩm ăn liền tăng nhanh qua các năm đặc biệt vào năm 2011 tăng 30,91% số tiền 9.455 triệu đồng. Chi phí giá thành quyết định chi phí giá vốn và sản lượng bán ra. Chi phí giá thành tăng nhanh là do chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm ăn liền là bột lúa mì và bột gạo. Như đã phân tích do chi phí đầu vào trồng lúa, lạm phát tăng nhanh, cầu xuất khẩu tăng đã đẩy giá tăng lên nên bột gạo theo đó tăng lên, chi phí bột mì tăng nhanh do lúa mì chủ yếu nhập khẩu về chế biến nên giá lúa mì thế giới tăng dẫn đến bột mì tăng nhanh. Chi phí nhân công tăng do ảnh hưởng lạm phát và số lượng sản xuất nhiều nên chi phí nhân công tăng là tất nhiên. Là năm chịu ảnh hưởng lạm phát nên chi phí sản xuất chung tăng nhanh và đến năm 2012 giá vốn tăng 5.137 triệu đồng tăng 12,83% chi phí bột mì chịu ảnh hưởng của giá lúa mì nhập khẩu nên chi phí bột mì tiếp tục tăng nhanh không chỉ thế do năm 2012 công ty có nhiều hợp đồng xuất khẩu vì chất lượng sản phẩm ngon, bổ dưỡng nên sản lượng công ty ngày càng tăng. Chi phí nhân công tăng dần theo sản lượng sản phẩm sản xuất và các khoản trích theo lương tăng theo chi phí lương. Chi phí sản xuất chung tăng ổn định 65 hơn so với năm 2011, tuy nhiên nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tăng lên. Đến 6 tháng 2013 giá vốn tăng 2.853 triệu đồng tăng 13,61% chi phí bột mì, bột gạo tiếp tục tăng do bột mì ảnh hưởng bởi vì đây là nguyên vật liệu 100% là nhập khẩu, bột gạo tác động bởi giá lúa tăng do mưa bão làm năng suất lúa giảm làm lượng cung trong nước thấp hơn so với cầu. Biến động mặt bằng giá tăng lên nhanh nên chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cũng tăng nhanh theo sản lượng sản xuất. Ngược lại với giá vốn bánh phồng tôm, giá vốn phở, hủ tiếu, bánh tráng, giá vốn sản phẩm ăn liền đều tăng lên theo thời gian thì chi phí giá vốn bột dinh dưỡng có xu hướng giảm xuống. Cụ thể năm 2011 giá vốn giảm 2.198 triệu đồng giảm 9,5% so với năm 2010, là do sản lượng tiêu thụ bột dinh dưỡng năm 2011 giảm làm doanh thu tiêu thụ giảm 8,29% nên giá vốn giảm theo. Nhưng giá vốn giảm chủ yếu là do giá thành sản xuất giảm, nguyên liệu chính để sản xuất bột dinh dưỡng là ngũ cốc. Giá ngũ cốc chịu tác động mạnh mẽ của giá ngũ cốc thế giới, giá các loại đậu ở mức ổn định và giá đường ở mức ổn định chỉ 23.000 đồng/kg nên chi phí nguyên liệu cũng ở mức ổn định, chi phí nhân công tăng nhanh và chi phí sản xuất chung cũng tăng theo nhưng do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nên chi phí giá thành giảm làm giá vốn giảm theo. Năm 2012 chi phí giá vốn tăng lên nhanh tăng 2.472 triệu đồng tăng 10,55% so với năm 2011, do nhu cầu về sản phẩm này tăng lên kéo theo sản lượng tiêu thụ tăng và chi phí giá thành sản xuất cũng tăng nhanh lên. Chi phí ngũ cốc tăng 1% so với năm 2011 do giá lúa mì và giá gạo tăng bổ sung cho giá ngô giảm và do nhu cầu sản xuất tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và thị trường xuất khẩu. Chi phí nhân công ngày càng tăng lên do ảnh hưởng của lạm phát vào năm 2011 và công ty có chính sách thưởng cho công nhân làm thêm giờ và hoàn thành vượt sản phẩm đề ra. Chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí lương và chi phí trích khấu hao tài sản cố định đều tăng lên do công ty đầu tư thêm máy móc phục vụ cho công tác sản xuất tăng lên. Tổng chi phí giá thành tăng lên nhưng chủ yếu do công ty đẩy mạnh mặt hàng tiêu thụ cao nên giá vốn tăng cao. Đến 6 tháng 2013 chi phí giá vốn giảm xuống 3.077 triệu đồng giảm 21%, trong khi doanh thu tiêu thụ giảm 18,62% cho thấy công ty có kế hoạch sản xuất hợp lý để giảm giá thành sản phẩm. Giá ngũ cốc giảm do Hoa kỳ tăng lượng cung làm giá ngũ cốc hạ nhiệt. Chi phí nhân công có xu hướng tăng lên do năm 2013 tiền lương cơ bản được điều chỉnh là 1.050.000 đồng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Chi phí giá điện nước, điện thoại giảm xuống do công ty có kế hoạch sử dụng chi phí tiết kiệm như bố trí hợp lý hệ thống đèn chiếu sáng theo từng khu vực sản xuất, tuyên truyền cụ thể cho từng lao động trong ý thức rõ về hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm. Do đó, chi phí giá thành giảm so với 6 tháng 2012 và nhu cầu sản phẩm bột dinh dưỡng không cao vì công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh nên chi phí giá vốn giảm xuống. b) Phân tích giá vốn theo thị trường Để hiểu rõ hơn giá vốn biến động như thế nào ta phân tích giá vốn qua từng thị trường tiêu thụ để từ đó hoạch định chính sách sử dụng chi phí hợp lý. 66 Bảng 5.19. Tình hình giá vốn mặt hàng theo thị trường của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Thị trường nội địa Thị trường xuất khẩu Tổng cộng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 49.952 74.927 56.373 131.536 55.938 151.241 28.575 66.677 30.477 71.112 124.879 187.909 207.179 95.252 101.589 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % 6.421 12,85 56.609 75,55 63.030 50,47 Chênh lệch Chênh lệch 6 2012/2011 tháng 2013/2012 Số tiền % Số tiền % (435) (0,77) 1.902 6,65 19.705 14,98 4.435 6,65 19.270 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 67 10,25 6.337 6,65 Các sản phẩm kinh doanh của công ty chủ yếu phục vụ hai thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Qua bảng 5.19 chi phí giá vốn ở thị trường xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn do công ty định hướng phát triển thị phần nước ngoài. Về thị trường xuất khẩu, giá vốn tăng nhanh qua các năm đặc biệt năm 2011 tăng 56.609 triệu đồng tăng 75,55% so với năm 2010. Do năm 2011 là năm biến động mạnh nhất về giá lạm phát cao 18,58% nên tất cả các chi phí đều tăng lên nhanh, giá vốn ở thị trường xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng bánh phồng tôm vì doanh thu bánh phồng tôm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu do nhu cầu tiêu thụ ở mặt hàng này tăng nhanh và công ty có định hướng phát triển đúng đắn kéo theo giá vốn tăng nhanh. Năm 2012 chi phí giá vốn tăng 19.705 triệu đồng tăng 14,98% so với năm 2011, vì mặt hàng tiêu thụ ở sản phẩm bánh phồng tôm và các sản phẩm khác tiếp tục tăng nhanh và chi phí sản xuất tăng nhanh trong đó chi phí nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường, chi phí sản xuất chung tăng do sử dụng thất thoát chi phí điện nước, điện thoại. Chi phí giá vốn tiếp tục tăng vào 6 tháng 2013 là 4.435 triệu đồng tăng 6,65% so với 6 tháng 2012, chi phí giá vốn tăng nhưng do công ty có chính sách sử dụng chi phí sản xuất chung hợp lý như sử dụng chi phí điện nước tiết kiệm và quản lý vật liệu tránh hao hụt nên chi phí giá vốn có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Giá vốn ở thị trường nội địa chiếm tỷ trọng thấp hơn do doanh thu ở thị trường nội địa thấp hơn doanh thu ở thị trường xuất khẩu, giá vốn biến động tăng qua các năm, năm 2011 tăng 6.421 triệu đồng tăng 12,85% so với năm 2010, do doanh thu ở thị trường nội địa tăng 14,15% so với năm 2010 vì công ty tăng các hoạt động xúc tiến bán hàng như tăng quảng cáo, chào hàng, tiếp thị các mặt hàng sản phẩm ăn liền tăng nhanh, thêm vào đó là chi phí sản xuất tăng nhanh do giá cả tăng nên tất cả chi phí đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm đều tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên giá vốn ở mặt hàng bột dinh dưỡng giảm 9,5% so với năm 2010 nên chi phí giá vốn ở thị trường này không biến động nhiều. Đến năm 2012 chi phí giá vốn giảm 435 triệu đồng giảm 0,77% so với năm 2011, do nhu cầu tiêu thụ ở mặt hàng sản phẩm ăn liền và bột dinh dưỡng giảm vì đây là mặt hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên doanh thu ở thị trường này không cao, còn chi phí đầu vào sản xuất thì tiếp tục tăng vì thế công ty cần có biện pháp sử dụng chi phí hợp lý và nghiên cứu cải tiến sản phẩm để hạ giá thành sản phẩm tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đến 6 tháng 2013 chi phí giá vốn tăng 1.902 triệu đồng tăng 6,65% so với 6 tháng 2012, cho thấy doanh thu tiêu thụ ở tất cả các mặt hàng có xu hướng tăng lên do công ty không ngừng tìm hiểu nhu cầu ẩm thực của khách hàng, chính sách mở rộng địa bàn tiêu thụ khắp cả nước và công ty có kế hoạch sử dụng tiết kiệm chi phí hợp lý nên giá thành có xu hướng giảm xuống vì thế tăng tính cạnh tranh của sản phẩm lên. 5.2.3.3 Phân tích chi phí bán hàng Là chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm và các chi phí liên quan đến bộ phận bán hàng như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lương nhân viên, chi phí bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. 68 Bảng 5.20. Tình hình chi phí bán hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm 6 tháng 2010 2011 2012 2012 6 tháng 2013 524 623 983 382 1.856 1.986 2.014 46 47 Chi phí DV mua ngoài 6.694 Chi phí bằng tiền khác Tổng cộng Chỉ tiêu Chi phí nhân viên BH Chi phí bao bì Chi phí KH TSCĐ Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 491 99 18,89 360 57,78 109 28,53 545 607 130 7 28 1,41 62 11,37 15 6 8 1 2,17 (30) (63,82) 2 33,33 8.516 13.150 5.672 6.975 1.822 27,22 4.634 54,42 1.303 22,97 2.867 3.607 8.587 4.013 4.293 740 25,81 4.981 138,13 280 6,98 11.987 14.779 24.751 10.619 12.375 2.792 23,28 9.972 67,47 1.756 16,53 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 69 Qua bảng 5.20 cho thấy tình hình chi phí bán hàng của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 có xu hướng tăng nhanh. Chi phí bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Cụ thể năm 2011 là 14.779 triệu đồng tăng 2.792 triệu đồng tăng 23,28%. Khoản chi phí bằng tiền khác tăng 740 triệu đồng tăng 25,81% là do lạm phát năm 2011 cao nhất là 18,58% làm tất cả chi phí mặt bằng giá đều tăng lên nhanh chóng do đồng tiền mất giá cụ thể chi phí thuê ngoài sữa chữa tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu, tiền hoa hồng chi trả cho đại lý bán hàng theo khối lượng sản phẩm bán ra…ngày càng tăng lên vì nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Kéo theo đó là chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 1.822 triệu đồng tăng 27,22% do chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí quảng cáo, công ty tổ chức các chương trình chào hàng để đưa các sản phẩm về với nông thôn, tham gia các hội chợ nhằm thu hút người tiêu dùng mua sắm, chi phí hội nghị tiếp khách hàng tăng lên do có nhiều hợp đồng xuất khẩu, chi phí điện nước cũng tăng lên nhanh chóng. Chi phí bao bì cũng tăng nhanh 130 triệu đồng tăng 7%, do năm 2011 sản lượng sản xuất tăng nhanh nhằm đáp ứng thị trường xuất khẩu và nội địa nên chi phí về bao bì như cải tiến bao bì mẫu mã hàng loạt cho ra bao bì đẹp mắt, chất lượng cao vì bao bì đẹp, thu hút có tác động đến sự quan tâm của người tiêu dùng với cách thiết kế đẹp sẽ giúp thương hiệu Bích Chi ngày càng phát triển. Chi phí nhân viên bán hàng cũng tăng lên nhanh chóng tăng 99 triệu đồng tăng 18,89%, nguyên nhân là do 01/05/2011 căn cứ vào NĐ 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 của thủ tướng chính phủ về việc tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng theo đó công ty cũng nâng lương của cán bộ công nhân viên lên sao cho phù hợp với sự gia tăng của giá cả các mặt hàng thiết yếu của cuộc sống. Bên cạnh đó, do sản lượng tiêu thụ nhiều nên công việc của nhân viên văn phòng phải xử lý cũng tăng lên đòi hỏi nhân viên phải làm thêm giờ vì thế công ty phải trả thêm tiền lương ngoài giờ, tiền thưởng. Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 1 triệu đồng tăng 2,17% đây là khoản chi phí trích trên tài sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng, nên khoản chi phí này biến động là do giá trị nguyên giá tài sản cố định trích khấu hao quyết định. Năm 2012 chi phí bán hàng tăng rất nhanh cụ thể tăng 9.972 triệu đồng tăng 67,47% so với năm 2011. Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 54,42% tăng 4.634 triệu đồng, tuy lạm phát được kiềm chế ở mức ổn định nhưng do trong năm 2012 là năm công ty tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất nên khoản về điện nước, điện thoại ở bộ phận bán hàng cũng tăng lên để đáp ứng phù hợp với công tác bán hàng tại công ty, năm 2012 nhằm hoàn thành mức doanh thu tăng 50% so với năm 2011 nên công ty đưa ra hàng loạt chính sách phân phối như tăng tiếp thị, quảng cáo, chào hàng các sản phẩm mới của công ty bằng cách cho khách hàng dùng thử sản phẩm và phát quyển các sản phẩm của công ty. Công ty còn mở hội nghị khách hàng đối với khách hàng là đại lý, khách hàng lâu năm nhằm đánh giá ưu nhược điểm sản phẩm để công ty cải tiến sản phẩm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu ẩm thực của khách hàng do đó mà chi phí tăng nhanh chóng. Chi phí bằng tiền khác là khoản chi phí chiếm tỷ trọng thứ hai sau chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí tăng 4.981 triệu đồng tăng 138,13% so 70 với năm 2011. Do công ty tăng nhanh doanh thu tiêu thụ nên khoản chuyên chở vận chuyển hàng bán tăng nhanh theo kéo theo tiền thuê bãi vận chuyển, tiền hoa hồng trả cho đại lý cũng tăng lên nhanh nhằm khuyến khích phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm, các khoản sữa chữa xe vận chuyển cũng tăng nhanh do công ty phải vận chuyển nhiều hàng. Với thương hiệu ngày càng cao nên vấn đề về mẫu mã cũng được chú trọng và bao bì phục vụ cho việc đóng gói bán sản phẩm cũng tăng lên nhanh chóng mới theo kịp sự gia tăng của sản lượng tiêu thụ, cụ thể tăng 28 triệu đồng tăng 1,41% cho thấy công ty rất quan tâm đến cách nhìn về từng sản phẩm của công ty. Chi phí nhân viên bán hàng cũng tăng lên nhanh do sản lượng tiêu thụ tăng nên công ty cần phải có chế độ lương hợp lý như tăng tiền thưởng đối với những nhân viên hoàn thành và vượt doanh số đề ra. Công ty mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên địa bàn Tây Nguyên và các vùng nông thôn nên khoản lương cho nhân viên công tác xa có chế độ lương cao hơn và các chính sách nhằm khuyến khích nhân viên tăng cao để động viên nhân viên nhằm đẩy mạnh tiêu thụ. Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 30 triệu giảm 63,62% do khoản trích khấu hao tài sản năm 2012 nhỏ hơn khoản trích vào năm 2011 vì nguyên giá trích giảm xuống. Đến 6 tháng 2013 tình hình chi phí bán hàng tiếp tục tăng nhanh do năm 2013 công ty dự kiến tăng doanh thu từ 330 tỷ đến 352 tỷ đồng nên chi phí bán hàng theo đó cũng tăng lên cụ thể tăng 1.756 triệu đồng tăng 16,53% so với 6 tháng năm 2012. Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 1.303 triệu đồng tăng 22,97% các khoản chi phí điện nước, điện thoại và tăng cường quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng nên làm chi phí tăng lên. Chi phí bằng tiền khác tăng 280 triệu đồng tăng 6,98% như khoản chi phí về thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu và các chi phí liên quan đến vận chuyển, sữa chữa xe tải đều tăng lên. Chi phí bao bì tăng 11,37% tăng 62 triệu đồng do sản lượng tiêu thụ tăng nên khoản chi về bao bì cũng tăng nhanh. Chi phí lương nhân viên bán hàng tăng 109 triệu đồng tăng 28,53% do lương nhân viên tỷ lệ thuận theo sản lượng tiêu thụ vì công ty thưởng thêm khoản hoa hồng đối với nhân viên hoàn thành kế hoạch bán hàng. Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 33,33% tăng 2 triệu đồng do khoản trích về khấu hao tài sản cố định tăng lên. Nhìn chung, chi phí bán hàng công ty tăng lên nhanh chóng qua 3 năm và 6 tháng 2013 đặc biệt chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác tăng nhanh do công ty đẩy mạnh công tác bán hàng như tăng chi phí quảng cáo, hội nghị khách hàng, chi phí vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý đều tăng lên. Do đó, công ty cần có biện pháp hạ thấp chi phí bán hàng xuống nhằm nâng cao lợi nhuận công ty lên. 5.2.3.4 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp Là khoản chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí lương nhân viên, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, thuế, phí và lệ phí và chi phí đồ dùng văn phòng. 71 Bảng 5.21. Tình hình biến động chi phí quản lý qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Năm Năm Năm 2010 2011 2012 3.945 5.058 6.607 2.270 3.304 1.113 28,21 1.549 30,62 1.034 45,55 Chi phí đồ dùng VP 288 429 524 233 261 141 48,96 95 22,14 28 12,02 Chi phí KH TSCĐ 157 435 497 215 248 278 177,07 62 12,47 33 15,35 Thuế, phí và lệ phí 290 377 418 198 208 87 30 41 10,87 10 5,05 Chi phí DV mua ngoài 542 693 787 339 393 151 27,86 94 13,56 54 15,92 Chi phí bằng tiền khác 1.392 2.022 3.283 1.357 1.642 630 45,24 1.261 62,36 285 21,0 Tổng cộng 6.614 9.014 12.117 4.613 6.058 2.400 36,28 3.103 34,42 1.445 31,32 Chỉ tiêu Chi phí NV QL 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 6 tháng 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 72 Số tiền Tỷ lệ (%) Qua bảng 5.21 cho ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Năm 2011 là 9.014 triệu đồng tăng 2.400 triệu đồng tăng 36,28% so với năm 2010. Sở dĩ cho phí tăng cao là do chi phí nhân viên quản lý và chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, cụ thể chi phí nhân viên quản lý tăng 1.113 triệu đồng tăng 28,21% là do chi phí tất cả các mặt hàng đều tăng do lạm phát năm 2011 tất nhiên lương nhân viên quản lý cũng phải tăng mới đủ chi phí trang trải cuộc sống, đồng thời số lượng công việc tăng lên do công ty ngày càng mở rộng đầu tư nên tiền lương thêm giờ, tiền thưởng cũng tăng lên. Chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí là chi phí bằng tiền khác, năm 2011 là 2.022 triệu đồng tăng 45,24% số tiền 630 triệu. Chi phí bằng tiền khác tăng lên là do công ty có nhiều hợp đồng trong nước và xuất khẩu nên chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị khách hàng ngày càng tăng để các khách hàng nhận xét sản phẩm từ đó công ty cải tiến sản phẩm, thêm vào đó chi phí nước uống và tiền ăn cho bộ phận quản lý tăng. Chi phí đồ dùng văn phòng tăng 141 triệu đồng tăng 48,96% là do các khoản chi như mực in, giấy viết, bút đều tăng lên vì công việc in ấn nhiều thêm vào đó là việc sử dụng chi phí lãng phí của nhân viên trong lúc in ấn làm tăng khoản chi phí này lên. Chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng lên tăng 151 triệu đồng tăng 27,86% so với năm 2010, là do khối lượng công việc tăng lên nên khoản chi phí về điện thoại, năm 2011 giá điện bình quân là 1.242 đồng mỗi kwh tăng 165 đồng kwh so với năm ngoái, giá nước là 7.400 đồng/m3 tăng 700 đồng/m3 so với năm 2010 kèm theo đó là sự lãng phí của một số nhân viên như sử dụng điện thoại vào việc riêng. Khoản thuế, phí và lệ phí tăng 87 triệu đồng tăng 30% do doanh thu công ty tăng mạnh vào năm 2011 nên việc đi lại của nhân viên, thuế môi trường, thuế cầu phà tăng lên nhằm phục vụ cho công tác quản lý tăng lên. Chi phi khấu hao tài sản cố định tăng 278 triệu đồng tăng 177,07% so với năm 2010, là do công ty đầu tư thêm máy móc ở bộ phận quản lý như máy in, máy lạnh ở phòng tiếp khách nên khoản trích chi phí này tăng lên. Năm 2012 tổng chi phí quản lý tiếp tục tăng nhanh cụ thể tăng 3.103 triệu đồng tăng 34,42% so với năm 2011. Chi phí nhân viên quản lý tăng 1.549 triệu đồng tăng 30,62%, tuy năm 2012 tình hình lạm phát được kiểm soát ổn định nhưng do trong năm chi phí đào tạo cán bộ nhân viên tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý, tăng lương, thưởng thêm cho cán bộ nhân viên vào các ngày lễ và các khoản trích theo lương theo đó cũng tăng lên nhanh chóng. Chi phí bằng tiền khác tăng 1.261 triệu đồng tăng 62,36% so với năm 2011 do khoản chi hội nghị khách hàng, chi tiếp khách tăng nhanh để phục vụ cho việc họp hội với khách hàng, chi phí tiếp tân tăng, phép năm tăng, công tác phí tăng lên, tài liệu, sách phục vụ cho bộ phận quản lý tăng. Chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng lên nhanh chóng do giá nước năm 2012 là 8.200 đồng/m3 tăng 800 đồng/m3, giá điện 1.243 đồng kwh, tiền thuê nhà, fax, thuê ngoài bảo dưỡng sữa chữa tài sản cố định. Chi phí thuế, phí và lệ phí cũng tăng nhanh do nộp khoản lệ phí giao thông, lệ phí cầu phà và lệ phí vệ sinh đô thị. Chi phí trích khấu hao tài sản cố định tăng 62 triệu tăng 12,47% là do công ty có đầu tư thêm máy móc phục vụ cho bộ phận quản lý. Chi phí đồ dùng văn phòng quản lý tăng 95 triệu tăng 22,14% so với năm 2011 do công ty xuất 73 dùng công cụ dụng cụ phục vụ cho toàn công ty tăng và công ty mua thêm công cụ dụng cụ phục vụ công tác quản lý như tách, ly, chậu hoa dùng để trang trí văn phòng. Đến 6 tháng 2013 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.445 triệu đồng tăng 31,32% so với 6 tháng 2013 là do chi phí lương nhân viên quản lý tăng nhanh với số tiền 1.034 triệu đồng tỷ lệ tăng 45,55% so với 6 tháng đầu năm 2012 và các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và các phòng ban tăng lên vì lợi nhuận tăng nên tiền lương cũng được điều chỉnh tăng cho phù hợp với mức sống, kèm theo đó là chi phí các khoản trích theo lương tăng nhanh. Chi phí bằng tiền khác tăng 21% số tiền 285 triệu đồng do năm 2013 công ty ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu nên có nhiều cuộc hội nghị, tiếp khách hàng, chi phí tiếp tân cũng tăng lên. Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 54 triệu đồng tăng 15,92%, ngoài chi phí điện nước, điện thoại tăng do giá tăng lên thì khoản tiền thuê văn phòng ở các tỉnh cũng tăng nhanh và chi phí bảo dưỡng tài sản cố định tăng lên. Chi phí đồ dùng văn phòng tăng 28 triệu tăng 12,02% so với 6 tháng 2012, yêu cầu công tác quản lý nên công ty mua thêm giấy, mực in vì trong 6 tháng 2013 công ty mở rộng kinh doanh công ty nên có các cửa hàng, văn phòng đại diện công ty do đó chi phí mực, giấy,… tăng lên nhanh chóng và sự lãng phí của nhân viên trong việc in sai nên in lại nhiều lần dẫn đến thất thoát chi phí. Chi phí thuế, phí và lệ phí cũng tăng nhanh cụ thể tăng 10 triệu đồng tăng 5,05% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do công ty nộp phí vệ sinh đô thị và các khoản thuế môi trường tăng lên vì công ty sản xuất lớn nên khoản chi về thuế tài nguyên môi trường lớn, dẫn đến chi phí tăng nhanh. Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 33 triệu đồng tăng 15,35% so với 6 tháng đầu năm 2012 do công ty trích khấu hao tài sản cố định cho toàn doanh nghiệp từ việc mua tài sản cố định vào năm 2010 trích trong 5 năm. Nhìn chung, cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh qua các năm đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 do đây là năm có nhiều biến động như lạm phát tăng cao, bên cạnh đó là tình hình kinh doanh công ty ngày càng hiệu quả cho nên chi phí tăng theo như công tác bán hàng, công tác quản lý. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp sử dụng chi phí hợp lý, tránh lãng phí như chi phí điện thoại, điện nước để giảm chi phí góp phần tăng lợi nhuận công ty. 5.2.3.5 Phân tích chi phí tài chính Là khoản chi phí công ty vay vốn từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng nhằm tăng nguồn vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Khoản chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay và khoản chênh lệch tỷ giá do bán ngoại tệ và đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ. 74 Bảng 5.22. Tình hình biến động chi phí tài chính công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Lãi tiền vay 881 2.235 1.654 810 827 1.354 153,68 (581) (26) 17 2,09 Chênh lệch tỷ giá 124 518 306 146 153 394 317,74 (212) (40,93) 7 4,79 1.005 2.753 1.960 956 980 1.748 173,75 (794) (28,82) 24 2,51 Tổng cộng Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 75 Cũng giống như khoản doanh thu hoạt động tài chính thì khoản chi phí tài chính tăng hay giảm là do công ty vay vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào khoản số tiền vay đặc biệt hơn hết là khoản chi phí này cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mô của nhà nước như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái ngoại tệ, kìm chế lạm phát. Qua bảng 5.22 cho thấy tình hình tài chính công ty biến động lên xuống qua các năm đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 cụ thể tổng chi phí tài chính đạt 2.754 triệu tăng 1.748 triệu đồng với tỷ lệ tăng 173,75% so với năm 2010. Trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao do công ty chủ yếu vay vốn còn các khoản bán ngoại tệ phát sinh không cao, chi phí lãi vay tăng 1.354 triệu đồng tăng 153,68% là do trong năm 2011 công ty vay vốn để đầu tư dây chuyền mở rộng sản xuất và năm 2011 cũng là năm có nhiều biến động nhất khi lạm phát tăng cao làm gần khoảng 50.000 doanh nghiệp lâm vào phá sản do sản xuất đình đốn và là thời điểm các tổ chức tín dụng cũng lâm vào bối cảnh đó đã đẩy mức lãi suất cho vay rất cao so với mặt bằng chung của thế giới là 25 – 27%. Chính vì thế mà công ty phải chịu một khoản lãi vay rất lớn do ảnh hưởng của lãi suất nên khoản chi phí này tăng lên nhanh chóng năm 2011 là 2.235 triệu đồng trong khi năm 2010 là 881 triệu đồng cho thấy ảnh hưởng của tình hình lãi suất rất lớn đến chi phí của công ty, theo đó thì chi phí chênh lệch tỷ giá cũng tăng nhanh nếu năm 2010 là 124 triệu đồng thì năm 2011 là 518 triệu đồng tăng 394 triệu đồng tăng 317,74% so với năm 2010 do công ty bán ngoại tệ và khoản chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng theo. Năm 2012 chi phí lãi vay có xu hướng giảm xuống nhanh chóng giảm 581 triệu đồng với tỷ lệ giảm 26% so với năm 2011, là do trong năm 2012 ngân hàng nhà nước thực hiện các chính sách áp dụng mức trần lãi suất huy động là 14% và kéo lãi suất cho vay xuống đối với ngắn hạn là 9 – 11,5%, trung và dài hạn 11,5 – 13% nên trong năm khoản chi phí lãi vay giảm xuống nhanh chóng và khoản chênh lệch tỷ giá cũng giảm theo là do vào ngày 11/02/2011 ngân hàng nhà nước ban hành hàng loạt văn bản qui định giảm trần lãi suất huy động USD từ 6%/năm xuống 2%/năm, với các biện pháp quyết liệt của ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại tệ năm 2012 đã ổn định dần, căng thẳng tỷ giá được đẩy lùi nên tỷ giá ngoại tệ cũng được kiềm xuống. Do đó, khoản chênh lệch giữa ngoại tệ bán ra và ngoại tệ mua vào lớn dẫn đến công ty phải chịu một khoản lỗ kho bán ra. Đến 6 tháng 2013 khoản chi phí lãi vay tăng lên cụ thể tăng 17 triệu đồng tăng 2,09% do trong năm 2013 chính sách vĩ mô của ngân hàng nhà nước nên khoản lãi suất ổn định nên khoản lãi vay tăng lên do công ty phấn đấu đạt doanh thu cao nên công ty vay tiền ngân hàng nhiều so với 6 tháng năm 2012. Chi phí chênh lệch tỷ giá cũng tăng lên 7 triệu đồng tăng 4,79% là do công ty bán ra ngoại tệ dùng cho hoạt động kinh doanh và khoản đánh giá lại tăng lên. 5.2.3.6 Phân tích chi phí khác Là khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Chi phí khác của công ty bao gồm chi phí nộp phạt và các khoản chi phí khác. 76 Bảng 5.23. Tình hình biến động chi phí khác của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Chi nộp phạt Các khoản chi phí khác Tổng cộng Năm 2010 Năm 2011 - Năm 2012 - 622,832 6 tháng 2012 6 tháng 2013 100 - Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % - 622,832 312 0,993 8,168 215 200 (311) (99,68) 312 0,993 631 315 200 (311) (99,68) 7,175 722,55 (15) (6,97) 630 63.444,81 (115) (36,55) Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 77 - Chênh lệch 6 tháng 2012/2011 Số tiền % (100) - Chi phí khác của công ty biến động tăng giảm liên tục qua các năm biến động mạnh nhất là năm 2011 chi phí là 993.000 đồng giảm 311 triệu đồng tỷ lệ giảm 99,68% so với năm 2010. Chi phí giảm xuống là do khoản chi phí khác giảm nhanh chóng vì trong năm công ty thanh lý tài sản cố định ở bộ phận bán hàng là 993.000 đồng và không có khoản giá trị còn lại của tài sản cố định trong khi năm 2010 khoản chi phí này là 312 triệu đồng vì khoản thanh lý thanh lý và giá trị còn lại của tài sản cố định ở bộ phận sản xuất cao. Cả năm 2010 và năm 2011 không có phát sinh khoản chi nộp phạt nên chi phí khác bị tác động bởi chi phí thanh lý tài sản. Năm 2012 tổng chi phí khác tăng nhanh chóng tăng 630 triệu đồng tăng 63.444,81% so với năm 2011 là do khoản nộp phạt và khoản chi thanh lý tài sản cố định tăng lên nhanh. Chi phí nộp phạt là khoản chi phí bất thường của công ty gồm việc chi trả giá trị khối lượng tính vượt thực tế dự án bổ sung trang thiết bị năm 1996 theo thông báo số 94/STC-ĐT ngày 07/03/2012 của Sở Tài Chính và việc Sở Tài Nguyên và Môi Trường truy thu theo quyết định số 52 ngày 22 tháng 12 năm 2011 và khoản nộp chậm thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2011. Khoản chi thanh lý và giá trị còn lại của tài sản cố định tăng lên nhanh chóng tăng 722,55% là do trong năm thanh lý các công cụ dụng cụ ở bộ phận sản xuất và tài sản ở bộ phận quản lý. Đến 6 tháng 2013 khoản chi phí này giảm đáng kể cụ thể giảm 115 triệu đồng giảm 36,55% so với 6 tháng 2012 là do trong thời gian này công ty chỉ có khoản thanh lý tài sản ở bộ phận bán hàng là xe vận tải chuyên chở hàng để xuất khẩu và công ty không có khoản truy khác do vi phạm hợp đồng. Tóm lại, qua 3 năm và 6 tháng 2013 tất cả chi phí của công ty đều tăng lên nhanh chóng do chi phí tỷ lệ thuận với doanh thu, trong đó tổng chi phí biến động mạnh nhất là năm 2011 tăng 48,11% so với năm 2010 và ngày càng tăng vào năm 2012, 2013. Tổng chi phí tăng lên là do chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí vì các chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung đều tăng lên. Vì vậy, công ty cần có biện pháp hạ thấp chi phí giá thành để nâng cao lợi nhuận, ngoài ra chi phí bán hàng cũng biến động theo khối lượng tiêu thụ đặc biệt vào năm 2012 tăng 67,47% và chi phí quản lý cũng tăng lên vào năm 2011 tăng 36,28%, chi phí tài chính và chi phí khác cũng biến động theo chiều hướng tăng lên. Do vậy, công ty cần phải có kế hoạch tiết kiệm chi phí hơn nữa để tăng lợi nhuận. 5.2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng của công ty nó thể hiện sức khỏe của công ty và qua đó giúp các nhà đầu tư có cơ sở để nhận định, đánh giá đúng đắn tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư cũng như đảm bảo chi trả khi công ty huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. Lợi nhuận công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. 78 Bảng 5.24. Tình hình lợi nhuận công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2010 Lợi nhuận thuần HĐKD 17.266 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 32.806 48.090 22.818 26.046 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % 15.540 90,01 15.284 46,59 3.228 14,14 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 415 (229) (684) (212) (342) (644) (155,1) (455) 198,69 (130) 61,32 Lợi nhuận khác 923 160 (270) (116) (20) (763) (82,64) (430) (268,75) 96 82,76 32.737 47.136 22.490 25.684 14.133 75,97 14.399 43,98 3.194 14,20 5.752 1.095 35,87 4.179 100,74 1.291 28,94 28.589 38.809 18.028 19.932 13.038 83,84 10.220 35,75 1.904 10,56 Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Lợi nhuận sau thuế TNDN 18.604 3.053 15.551 4.148 8.327 4.461 Nguồn: phòng kế toán công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 79 Triệu đồng Tình hình lợi nhuận công ty qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng 2013 50,000 LN thuần HĐKD LN HĐTC LN khác Tổng LN TT 40,000 30,000 20,000 10,000 0 -10,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Hình 5.4. Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Qua bảng 5.24 cho thấy tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhanh dần lên qua các năm đặc biệt năm 2011 tăng 83,84% số tiền 13.038 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế là tổng lợi nhuận thuần, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác sau khi trừ khoản đóng góp của nhà nước thông qua chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao tăng 90,01% số tiền 15.540 triệu đồng vì đây là khoản thu nhập chính của công ty, là khoản doanh thu thuần trừ (–) giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011, doanh thu thuần tăng 52,10% nhanh hơn chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong khi giá vốn tăng 50,47%, chi phí bán hàng tăng 23,28%, chi phí quản lý tăng 36,28% do công ty luôn đặt ra phương châm uy tín, chất lượng nên các sản phẩm của Bích Chi được người tiêu dùng tin dùng. Khoản lợi nhuận hoạt động tài chính giảm nhanh giảm 644 triệu đồng giảm 155,1% do chi phí tài chính tăng nhanh hơn so với doanh thu tài chính do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái nên khoản vay công ty bị ảnh hưởng rất lớn. Lợi nhuận khác cũng giảm nhanh chóng cụ thể giảm 763 triệu đồng giảm 82,64% là do chi phí khác giảm ít hơn thu nhập khác cụ thể chi phí khác giảm 311 triệu đồng còn thu nhập khác giảm 1.074 triệu đồng vì công ty ít phát sinh khoản nộp phạt và các khoản thu về thanh lý tài sản cũng giảm nhanh. Do lợi nhuận kinh doanh chiếm tỷ tọng cao nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 14.133 triệu đồng tăng 75,97% và khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng vì đây là chi phí tỷ lệ thuận với tổng lợi nhuận trước thuế, chi phí thuế tăng 1.095 triệu đồng tăng 35,87% nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng rất nhanh. Năm 2012 là năm chi phí bán hàng tăng 67,47%, chi phí quản lý tăng 34,42% và khoản giá vốn hàng bán tăng 10,29% nhưng doanh thu tăng 19,48% do công ty không ngừng nghiên cứu nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu ẩm thực của khách hàng nên khoản lợi nhuận thuần kinh doanh tăng nhanh, cụ thể tăng 15.284 triệu đồng tăng 46,59% so với năm 2011. Lợi nhuận 80 hoạt động tài chính 455 triệu đồng tăng 198,69% là ngân hàng nhà nước có các chính vĩ mô đúng đắn trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất và tỷ giá nên chi phí tài chính tăng nhẹ do đó lợi nhuận tài chính năm 2012 giảm ít hơn so với năm 2011 vì đây là khoản thu nhập chịu ảnh hưởng của chính sách vĩ mô. Lợi nhuận khác giảm 430 triệu đồng giảm 268,75% so với năm 2011 do khoản thu nhập khác trong năm phát sinh thấp chỉ có 361 triệu đồng trong khi chi phí các khoản nộp phạt và chi thanh lý tài sản cố định tăng cao. Do lợi nhuận thuần tăng rất nhanh nên tổng lợi nhuận trước thuế tăng 14.399 triệu đồng tăng 43,98% kéo theo chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 100,74% số tiền 4.179 triệu đồng do đó tổng lợi nhuận sau thuế tăng 10.220 triệu đồng tăng 35,75% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ các chiến lược kinh doanh của công ty hoàn toàn đúng đắn. Đến 6 tháng 2013 tổng lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục tăng lên so với 6 tháng 2012 là 1.904 triệu đồng tăng 10,56%. Do lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh công ty tăng cao do công ty phấn đấu đạt lợi nhuận từ 38 tỷ lên 40 tỷ nên doanh thu thuần tăng 12.823 triệu đồng so với 6 tháng 2012 nên công ty không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm và các hoạt động xúc tiến bán hàng tăng 16,53% như chi phí quảng cáo, chi hội nghị tiếp khách tăng nhanh, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên 31,32% do công tác quản lý tăng lên, còn khoản giá vốn tăng theo doanh thu tiêu thụ tăng 6,68% nhưng tốc độ tăng không kịp so với doanh thu thuần, điều này cho thấy công ty sử dụng chi phí hợp lý trong công tác sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 130 triệu đồng tỷ lệ tăng 61,32% so với 6 tháng 2012, là do chính sách vĩ mô của nhà nước được ban hành nên lãi suất cho vay ổn định do đó chi phí lãi vay cũng giảm theo nhưng nó vẫn cao hơn doanh thu tăng 20,90% trong khi doanh thu tài chính tăng 6,69%. Lợi nhuận trước thuế tăng 3.195 triệu đồng tăng 14,06% là do khoản lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên 28,92% nên lợi nhuận sau thuế cũng tăng nhanh. Nhìn chung, tình hình lợi nhuận sau thuế công ty tăng đều và nhanh dần lên qua các năm biến động mạnh nhất vào năm 2011 và nhanh dần lên vào năm 2012 và 6 tháng 2013 cho thấy quy mô công ty ngày càng lớn mạnh cùng với thương hiệu công ty thông qua các danh hiệu mà Bích Chi tạo ra như Cúp vàng vì thương hiệu sức khỏe cộng đồng và các danh hiệu khác. 5.2.5 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty Phân tích các tỷ số tài chính là việc sử dụng các tỷ số để đo lường và đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty. Phân tích các chỉ tiêu tài chính bao gồm chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu lợi nhuận. 5.2.5.1 Phân tích chỉ tiêu hoạt động Là phân tích các chỉ tiêu về vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân. Qua phân tích chỉ tiêu hoạt động cho thấy công ty sử dụng vốn hiệu quả hay không. 81 Bảng 5.25. Các tỷ số hoạt động công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 Chênh Chênh lệch lệch 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 1. Doanh thu thuần triệu 161.235 245.241 293.016 133.685 146.508 84.006 47.774 12.823 2. DT bình quân mỗi ngày triệu 447,875 681,225 813,933 371,347 406,966 233,35 132,708 35,619 3. Giá vốn hàng bán triệu 125.368 188.642 208.058 95.635 102.029 63.274 19.416 6.394 4. Tổng tài sản bình quân triệu 74.045 89.858,5 113.668 68.070 74.505 15.813,5 23.809,5 6.435 5. Các khoản PT bình quân triệu 19.901 23.943 28.440,5 15.129 16.393,5 4.042 4.497,5 1.264,5 6. Hàng TK bình quân Vòng 19.962,5 25.061,5 32.022 15.781 16.775,5 5.099 6.960,5 994,5 Vòng quay tổng TS (1/4) Vòng 2,18 2,73 2,56 1,96 1,97 0,55 (0,17) (0,01) Vòng quay hàng TK (3/6) Vòng 6,28 7,53 6,50 6,06 6,08 1,25 (1,03) 0,02 Kỳ thu tiền bình quân (5/2) Vòng 44 35 35 41 40 9 0 (1) 82 a) Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2010 là 2,18 vòng tức là 1 đồng tài sản tạo ra 2,18 đồng doanh thu thuần là do doanh thu thuần tăng nhanh chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả mỗi đồng tài sản đem lại doanh thu cao. Năm 2011 vòng quay tổng tài sản là 2,73 vòng tăng 0,55 vòng, cho biết 1 đồng tài sản tạo ra 2,73 đồng doanh thu, tốc độ tăng của doanh thu là 52,10% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 36,24% chứng tỏ công ty sử dụng tài sản có hiệu quả là do công ty không ngừng nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm thích hợp thị hiếu người tiêu dùng nên doanh thu ngày một tăng, bên cạnh đó cho thấy mỗi đồng vốn mà vốn chủ sở hữu dùng để mua dây chuyền ngày càng nâng lên. Năm 2012 vòng quay tổng tài sản là 2,56 vòng, tức là 1 đồng tài sản tạo ra 2,56 đồng doanh thu giảm 0,17 vòng so với năm 2011, do doanh thu năm 2012 tăng nhẹ chỉ tăng 19,48% trong khi tổng tài sản bình quân tăng 26,49% so với năm 2011. Công ty có chính sách tiêu thụ hiệu quả đã tạo được lòng tin người tiêu dùng nhưng do trong năm khoản đầu tư của công ty để mua dây chuyền để tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn nên tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đến 6 tháng 2013 vòng quay tổng tài sản là 1,97 vòng tăng 0,01 vòng, cho biết 1 đồng tài sản tạo ra 1,97 đồng doanh thu và tăng nhanh hơn so với 6 tháng 2012, cho thấy doanh thu được tạo ra từ việc sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả doanh thu 6 tháng 2013 tăng 9,59% trong khi tổng tài sản bình quân là 9,45% so với 6 tháng 2012. Điều này chứng tỏ mỗi đồng vốn dùng tài sản được sử dụng hiệu quả. b) Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho cho biết tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty như thế nào, nếu vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ công ty bán hàng chạy, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Qua bảng 5.25 cho thấy tình hình vòng quay hàng tồn kho tăng lên, năm 2010 là 6,28 vòng, tức là mất 57 ngày (360/6,28) hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu là do giá vốn tăng không nhanh hơn khoản hàng tồn kho bình quân đến 57 ngày thì hàng tồn kho mới tiêu thụ được cho thấy năm 2010 công ty chưa có chính sách thu tiêu thụ hợp lý nên doanh thu chưa cao. Đến năm 2011 vòng quay là 7,53 vòng tăng 1,25 vòng tức mất 48 ngày (360/7,53) hàng tồn kho quay được 1 vòng, do chi phí giá vốn hàng bán tăng 50,47% nhanh hơn hàng tồn kho bình quân 25,54% cho thấy công ty tiêu thụ sản phẩm nhanh vì các sản phẩm của công ty ngày càng phù hợp thị hiếu khách hàng và công tác xúc tiến bán hàng hoạt động có hiệu quả, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều nên giảm được chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa. Năm 2012 vòng quay là 6,5 vòng tức mất 55 ngày (360/6,5) tăng 7 ngày hàng tồn kho quay được một vòng, số vòng quay giảm là do giá vốn tăng nhẹ chỉ tăng 10,29% so với hàng tồn kho bình quân tăng 27,78% so với năm 2011, chứng tỏ công tác bán hàng đem lại hiệu quả chưa cao, thời gian này công ty chưa đưa ra mặt nhiều mặt hàng mới nên doanh thu tăng nhẹ hơn so với năm 2011 dẫn đến hàng tồn kho nhiều và chính sách giữ hàng tồn kho ở mức hợp lý của công ty để khi nhu cầu khách hàng tăng đột ngột thì công ty đáp ứng kịp thời để không mất khách hàng. Và 6 tháng 2013 là 6,08 vòng mất 83 59 ngày (360/6,08) quay 1 vòng hàng tồn kho tăng 0,02 vòng so với 6 tháng 2012, do hàng tồn kho tăng nhanh hơn giá vốn cho thấy trong 6 tháng 2013 do doanh thu tăng nhanh tăng 9,59% nên giá vốn cũng tăng 6,68% nhưng do trong năm 2013 công ty mở rộng thị trường xuất khẩu nên tất cả các mặt hàng được sản xuất nhiều nên khoản hàng tồn kho so với 6 tháng 2012 tăng nhanh. Qua đó, cho thấy vòng hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm có nghĩa là hàng tồn kho còn nhiều, vì thế công ty nên có chính sách giảm hàng tồn kho tăng doanh thu lên. c) Kỳ thu tiền bình quân Tình hình kỳ thu tiền bình quân qua các năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của công ty càng cao, vốn của công ty ít bị chiếm dụng và công ty có nhiều vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 35 ngày giảm 9 ngày so với năm 2010, do công ty tạo ra doanh thu ngày càng tăng 52,10% so với năm 2010 do nhu cầu về các mặt hàng ngày càng tăng nhanh và công ty không ngừng nghiên cứu thị hiếu ẩm thực của khách hàng, do đó doanh thu bình quân mỗi ngày tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân là 20,31% so với năm 2010 vì công ty thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm và đề ra các quy định nếu thanh toán vượt thời gian quy định thì sẽ bị thu thêm tiền. Đến năm 2012 kỳ thu tiền là 35 ngày và không biến động so với năm 2011 do doanh thu năm 2012 tăng 19,48% công ty có các chính sách thu hồi nợ nhanh vì thế mà khoản phải thu bình quân giảm xuống trong khi các khoản phải thu bình quân là 18,78% so với năm 2011 cho thấy công tác quản lý vốn của công ty hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên công ty cần xem xét nếu chính sách tiền tệ quá thắt chặt thì doanh số có thể giảm. Đến 6 tháng 2013 kỳ thu tiền là 40 ngày giảm 1 ngày so với 6 tháng 2012, doanh thu tăng 9,59% so với 6 tháng 2013 do trong năm công ty cho ra nhiều sản phẩm mới và đẩy mạnh xuất khẩu kết hợp với đó là chính sách thu nợ được nới lỏng hơn do đó kỳ thu tiền chậm hơn so với 6 tháng 2012. Qua phân tích vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 cho thấy công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Năm 2012 là năm vòng quay tổng tài sản thấp do tổng tài sản tăng nhanh hơn doanh thu, kỳ thu tiền thấp do công ty thực hiện chính sách thu nợ như phạt tiền nếu chậm thanh toán, vòng quay hàng tồn kho đều thấp do công ty duy trì mức tồn kho hợp lý để đáp ứng nhu cầu khi nhu cầu tăng đột ngột. Nếu tỷ số chỉ số hoạt động cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, hàng tồn kho lưu trữ bao lâu thì tạo ra doanh thu và bao nhiêu ngày thì các khoản nợ được thu hồi. Thì tỷ số lợi nhuận cho biết một đồng tài sản, một đồng doanh thu và một đồng vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận chiếm bao nhiêu trong một đồng đó, nếu lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ mỗi đồng vốn mà công ty bỏ ra đều hiệu quả, ngược lại nếu lợi nhuận chiếm tỷ trọng thấp thì công ty nên có giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận lên. 84 Bảng 5.26. Các tỷ suất sinh lời công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chênh lệch Năm Năm Năm 2010 2011 2012 1. Lợi nhuận ròng 15.551 28.589 38.809 18.028 19.932 13.038 10.220 1.904 2. Doanh thu thuần 161.235 245.241 293.016 133.685 146.508 84.006 47.774 12.823 74.045 89.858,5 113.668 68.070 74.505 15.813,5 23.809,5 6.435 48.291,5 59.237,5 75.858 58.020 62.772 10.946 16.620,5 4.752 9,64 11,66 13,24 13,48 13,60 2,02 1,58 0,12 21 31,81 34,14 26,48 26,75 10,81 2,33 0,27 32,20 48,26 51,16 31,07 31,75 16,06 2,9 0,68 Chỉ tiêu 3. Tổng tài sản bình quân 4. Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất LN/DT (ROS) (1/2) Tỷ suất LN/tổng TS (ROA) (1/3) Tỷ suất LN/VCSH (ROE) (1/4) 6 tháng 2012 85 6 tháng 2013 6 tháng 2013/2012 5.2.5.2 Chỉ tiêu lợi nhuận a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần cho ta biết được trong 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận thể hiện chất lượng là kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Qua bảng 5.26 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ngày càng tăng lên, năm 2010 là 9,64% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có 9,64 đồng lợi nhuận và tăng 2,02 đồng so với năm 2010. Cho thấy việc tăng ROS là tốt vì cả lợi nhuận tăng 13.038 triệu đồng tăng 83,84% và doanh thu thuần tăng 84.006 triệu đồng tăng 52,1%, chứng tỏ công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và hoạt động ngày càng hiệu quả vì tất cả các mặt sản phẩm của công ty đều bán chạy thông qua vòng hàng tồn kho tăng lên vào năm 2011 là 7,53 vòng cho thấy sản phẩm bán chạy hàng tồn kho chỉ lưu kho có 47 ngày trong khi chi phí bán hàng, chi phí quản lý và giá vốn tăng nhanh nhưng lợi nhuận vẫn tăng đây là sự cố gắng của toàn công ty. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 13,24% tăng 1,58% so với năm 2011. Cho biết trong 100 đồng doanh thu có 13,24 đồng lợi nhuận ròng và tăng 1,58 đồng so với năm 2011, lợi nhuận năm 2012 tăng 10.220 triệu đồng tăng 35,75% trong khi doanh thu thuần tăng 47.774 triệu đồng tăng 19,48% doanh thu tăng nhanh hơn chi phí do công ty có chiến lược phát triển đúng hướng là phát triển các sản phẩm ở thị trường xuất khẩu. Đến 6 tháng 2013 tỷ suất ROS là 13,6% tăng 0,12% so với 6 tháng 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng doanh thu có 13,6 đồng lợi nhuận tăng 0,12 đồng, lợi nhuận tăng 10,56% số tiền 1.904 triệu đồng, doanh thu tăng 12.823 triệu đồng tăng 9,59% cho thấy năm 2013 tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển tuy nhiên các chi phí cũng tăng cao làm cho lợi nhuận tăng nhưng không cao. Cho thấy tỷ số ROS qua 3 năm và 6 tháng là tốt vì tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. b) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Năm 2011 tỷ số ROA là 31,81% tăng 10,81% so với năm 2010, tỷ số cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ đem lại 31,81 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng là tốt vì vốn chủ sở hữu ngày càng tăng tăng 39,72% so với năm 2010, giảm nợ vay làm giảm chi phí lãi vay nên tài sản tạo ra lợi nhuận thể hiện tình hình tài chính của công ty tốt và lợi nhuận tăng nhanh. Đến năm 2012 tỷ số ROA là 34,14% tăng 2,33% so với năm 2011, tỷ số cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra đem lại 34,14 đồng lợi nhuận. Vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng năm 2012 tăng 18,60% so với năm 2011 nên nợ vay và lãi vay thấp hơn nên khoản tiền dùng để đầu tư tài sản cố định tạo ra lợi nhuận cao hơn. Chứng tỏ công ty có vốn để trang trải đầu tư cho công ty giảm khoản vay bên ngoài. 86 Đến 6 tháng 2013 tỷ số ROA là 26,75% tăng 0,27% so với năm 6 tháng 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng tài sản bỏ ra đem lại 26,75 đồng lợi nhuận. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ tăng 6,11% so với 6 tháng 2012 nên mỗi đồng vốn tài sản cố định tạo ra lợi nhuận ít hơn. Qua phân tích cho thấy mỗi đồng tài sản cố định tạo ra lợi nhuận là do vốn chủ sở hữu tạo ra nhiều hơn nợ vay, chứng tỏ khả năng tài chính của công ty tốt. c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường hiệu quả đồng vốn mà vốn chủ sở hữu đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty và qua đây nhằm thu hút nhà đầu tư vào công ty. Năm 2011 tỷ số ROE là 48,26% tăng 16,06% so với năm 2010, tỷ số cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra 48,26 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng lên và lợi nhuận công ty tăng nhanh 83,84% thì vốn tự có của công ty ngày càng cao kết hợp với hoạt động đầu tư của công ty thận trọng, thì tỷ lệ VCSH/tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của công ty giảm. Để đánh giá chính xác biến động tăng như trên là tích cực ta đặt ROE trong mối quan hệ với ROA bởi vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản do đó suất sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào suất sinh lời tài sản. Tỷ suất ROA là 31,81% cho thấy mỗi đồng vốn tài sản tạo ra lợi nhuận cao do đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng cao. Năm 2012 tỷ số ROE là 51,16% tăng 2,9% so với năm 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra 51,16 đồng lợi nhuận. Tỷ số này tăng dần do lợi nhuận ngày càng tăng cụ thể tăng 35,75% so với năm 2011 và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Chứng tỏ vốn tự có của công ty ngày càng tăng. Đến 6 tháng 2013 tỷ số này là 31,75% tăng 0,68% so với 6 tháng 2012, tỷ số cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra 31,75 đồng lợi nhuận, do tỷ số ROA là 26,75% chứng tỏ tài sản tạo ra lợi nhuận càng tăng nhanh làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Tỷ số càng tăng, lợi nhuận công ty để lại càng lớn thì vốn tự có sẽ ngày càng tăng. 5.2.6 Đánh giá phân tích Qua phân tích doanh thu, chi phí và các tỷ số tài chính tại công ty ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, mỗi đồng vốn bỏ ra đều mang lại lợi nhuận và ngày càng tăng mặc dù chi phí tăng lên. Về doanh thu, công ty có khoản doanh thu thuần tăng nhanh qua các năm đặc biệt tăng nhanh vào năm 2011 tăng 83,84%, 2012 tăng 35,75%. Doanh thu được tạo ra chủ yếu ở mặt hàng bánh phồng tôm và ở thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh thu sản phẩm bột dinh dưỡng giảm vào năm 2011 là 8,29% và 6 tháng 2013 là 18,62% vì thế công ty nên có biện pháp tăng doanh thu ở mặt hàng này. Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh vào năm 2011 là 77,77% do ảnh hưởng của chính sách vĩ mô nhà nước vì thế nhà nước nên có chính kịp thời khi có biến động về lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Thu nhập khác giảm nhanh vào năm 2011 là 86,95% là do khoản bán bao bì, thanh lý tài sản giảm nhanh. 87 Về chi phí thì chi phí tăng theo doanh thu, giá vốn tăng nhanh vào năm 2011 với tỷ lệ 50,47% trong đó giá vốn ở thị trường xuất khẩu tăng 75,55% do doanh thu tiêu thụ sản phẩm bánh phồng tôm tăng nhanh nhưng tỷ lệ tăng của giá vốn thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Nhưng vào năm 2012 giá vốn của sản phẩm phở, hủ tiếu, bánh tráng lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu cụ thể giá vốn tăng 4,74% trong khi doanh thu chỉ tăng 3,66%, do đó công ty cần có biện pháp hạ thấp giá thành nhằm tăng vị thế sản phẩm trên thị trường. Chi phí bán hàng tăng nhanh do chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh, cụ thể năm 2012 chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 54,42% còn chi phí bằng tiền khác tăng 138,13%. Chi phí quản lý tăng nhanh là do chi phí lương quản lý và chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh, cụ thể tăng nhanh vào năm 2012 chi phí lương tăng 30,62%, chi phí bằng tiền khác tăng 62,36%. Do đó, công ty cần có biện pháp sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý hợp lý. Chi phí tài chính biến động mạnh nhất vào năm 2011 do ảnh hưởng lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái tăng 173,75% trong đó chủ yếu khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng nhanh 317,74%. Do đó, nhà nước cần có chính sách vĩ mô để khoản chi phí này giảm xuống. Chi phí khác tăng nhanh vào năm 2012 tỷ lệ tăng 63.444,81% do các khoản chi nộp phạt tăng lên vì thế công ty cần cẩn thận hơn thực hiện đúng nghĩa vụ với nhà nước. Lợi nhuận tăng nhanh lên để bù đắp khoản chi phí phát sinh, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, mở rộng thị phần sản phẩm trên thị trường và nâng cao đời sống công nhân viên lên. Cụ thể tăng nhanh vào năm 2011 với tỷ lệ 83,84% trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 90,01% làm tổng lợi nhuận trước thuế tăng 75,97% so với năm 2010. Các tỷ số hoạt động và tỷ số lợi nhuận ngày càng tăng lên cho thấy mỗi đồng vốn đều mang lại hiệu quả cao. Năm 2012 vòng quay tổng tài sản và vòng quay hàng tồn kho giảm xuống, vì thế công ty cần có biện pháp làm tăng doanh thu để mỗi đồng tài sản được sử dụng hiệu quả cao và hàng tồn kho giảm xuống để tạo ra nhiều sản phẩm mới. 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 5.3.1 Tăng doanh thu - Cải tiến sản phẩm bột dinh dưỡng để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường về giá cả sản phẩm nắm bắt nhu cầu thực tế kịp thời để có kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cũng như giá cả nguyên vật liệu đầu vào dùng để sản xuất sản phẩm. - Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp để phân phối các sản phẩm đến các cửa hàng, đại lý, siêu thị đến tận tay người tiêu dùng và đem sản phẩm khắp các tỉnh thành trên cả nước. - Mở rộng đại lý phân phối trên khắp cả nước và thị trường nước ngoài. - Tăng hoa hồng cho đại lý nếu bán sản phẩm nhanh và số lượng lớn với tỷ lệ thích hợp. - Nâng cao công tác đào tạo những công nhân lành nghề, đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu ẩm thực của người tiêu dùng. 88 - Không ngừng học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm lên. - Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là những khách hàng lâu dài với công ty như tăng tỷ lệ chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. 5.3.2 Giảm chi phí Tình hình chi phí tại công ty tăng lên nhanh chóng do đó công ty cần có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ tất cả chi phí. - Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để có nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá cả hợp lý nhằm giảm chi phí sản xuất xuống tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. - Sử dụng hợp lý chi phí không thật sự cần thiết trong công ty như: chi phí họp hội, chi phí tiếp khách. - Thành lập tổ kiểm soát sử dụng điện-nước-hơi và chi phí văn phòng phẩm ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, ban hành các quy định sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Tuyên truyền cụ thể cho từng lao động trong công ty ý thức rõ về các hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Hiện nay giá xăng dầu đang tăng cao kéo theo chi phí vận chuyển tăng. Vì vậy, công ty cần sử dụng tiết kiệm phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng xe công vào việc riêng. Trong sản xuất để tiết kiệm chi phí nhiên liệu công ty nên sử dụng tối đa công suất các loại máy móc, các máy móc đã cũ không còn hiệu quả thì công ty nên thanh lý mua các loại máy mới để thay thế nhằm tiết kiệm nhiên liệu. - Huy động vốn từ công nhân viên công ty thay vì vay các tổ chức tín dụng bên ngoài để giảm khoản chi phí lãi vay xuống. - Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước tránh để các khoản nộp phạt tăng lên. 89 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh năm 2012 và phân tích hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng đi lên và đạt được những kết quả đáng phấn khởi, lợi nhuận tăng và tốc độ tăng ngày một nhanh, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và vượt mức chỉ tiêu. Đặc biệt doanh thu thuần tăng 52,1% và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nhất tăng 83,84% số tiền 13.037 triệu đồng vào năm 2011. Tuy chi phí có tăng nhưng khoản doanh thu tăng nhanh hơn chi phí nên công ty đã đạt được lợi nhuận cao, tình trạng thiếu vốn của công ty ngày càng được khắc phục, tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng lên giúp cho đời sống của công nhân viên ngày càng được cải thiện. Đây là sự cố gắng của toàn bộ tập thể lãnh đạo công ty, sự đồng tâm nhất trí cao và nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh của ban quản trị công ty đem lại hiệu quả cao. Thành công của công ty trong việc đưa sản phẩm vươn xa ra thị trường thế giới ngoài việc đánh giá nắm bắt đúng thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, ban lãnh đạo công ty còn biết sử dụng vốn có hiệu quả để qua đó thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Để đạt được kết quả như thế là nhờ bộ phận kế toán luôn luôn phản ánh chính xác, kịp thời tình hình doanh thu, chi phí để ban lãnh đạo công ty có những chính sách đúng đắn nhằm quản lý tốt đồng vốn mà công ty bỏ ra. Vì vậy, công tác kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng và bộ phận kế toán công ty luôn năng động cùng với tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng phần hành công việc. Chứng tỏ công tác kế toán luôn được thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. 6.2 KIẾN NGHỊ - Cung cấp thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu như: thông tin thị trường, công nghệ, thông tin về chính sách đầu tư, thông tin dự báo, định hướng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tư vấn pháp lý thương mại quốc tế. - Có những chính sách vĩ mô kịp thời đảm bảo ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá và giảm lãi suất xuống. Có chính sách giảm lãi suất cho vay đối với những mặt hàng xuất khẩu để công ty có nguồn vốn mở rộng và đầu tư phát triển sản phẩm mới. - Đẩy mạnh, khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị sản xuất trong nước trong công tác xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu nông sản Việt. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Trịnh, 2008. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ, Khoa kinh tế - QTKD. 2. Phan Đức Dũng, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống Kê. 3. TS. Nguyễn Công Bình & Đặng Kim Cương, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính, nhà xuất bản giao thông vận tải. 4. Nguyễn Văn Nhiệm, 1999. 321 sơ đồ hạch toán kế toán doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống Kê. 5. PGS. TS Phạm Văn Dược, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê, TP Hồ Chí Minh. 6. TS. Võ Văn Nhị, 2004. Kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính, Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 7. Các báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 2013 của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi. 8. Các website: + Google.com.vn + Tailieu.vn + www.webketoan.vn + www.tapchithuongmai.vn 91 PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU Mã Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 46.956 68.296 76.326 39.795 1.830 10.724 12.569 5.784 1.830 7.924 2.569 2.284 - 2.800 10.000 3.463 4.400 - - - 4.400 - - - - - - - 20.439 27.447 29.435 16.842 6 tháng 2013 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100= 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 100 110 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn (120= 121+129) 120 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu của khách hàng 131 19.261 25.587 27.186 15.975 2. Trả trước cho người bán 132 222 1.364 1.802 684 3. Các khoản phải thu khác 135 956 496 447 183 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - - - IV. Hàng tồn kho 140 20.173 29.950 34.094 17.047 1. Hàng tồn kho 141 20.173 29.950 34.094 17.047 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - - - V. Tài sản ngắn hạn khác 150 114 175 228 85 1. Chi phí trả trước ngắn hạn khác 151 - - - - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 76 - - - 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 38 175 228 85 B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240+250) 200 I. Tài sản cố định 29.119 35.346 47.368 47.368 210 29.119 35.346 47.368 47.368 1. TSCĐ hữu hình 211 28.666 33.677 41.813 41.813 - Nguyên giá 212 42.806 53.202 67.881 67.881 - Giá trị hao mòn lũy kế 213 (14.140) (19.524) (26.068) (26.068) 2. TSCĐ vô hình 217 230 230 230 230 - Nguyên giá 218 230 230 230 230 - Giá trị hao mòn lũy kế 219 - - - - 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 220 222 1.438 5.324 5.324 II. Bất động sản đầu tư 230 - - - - - Nguyên giá 231 - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế 232 - - - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 240 - - - - 1. Đầu tư vào công ty con 241 - - - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 242 - - - - 3. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 248 - - - - IV. Tài sản dài hạn khác 250 - - - - 1. Chi phí trả trước dài hạn 251 - - - - 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 252 - - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN (260=100+200) 260 76.075 103.642 123.694 87.164 26.403 34.239 41.380 20.690 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 =310+330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 26.382 34.055 41.380 20.690 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 10.999 15.338 21.107 10.553 2. Phải trả người bán 312 6.841 4.008 5.386 2.696 3. Người mua trả tiền trước 313 188 829 929 464 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 2.186 4.548 4.753 2.376 5. Phải trả người lao động 315 2.554 3.492 2.213 1.106 6. Chi phí phải trả 316 - - - - 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 1.245 1.582 2.040 1.020 319 - - - - 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 320 2.365 3.291 4.950 2.475 II. Nợ dài hạn 330 21 184 - - 1. Vay và nợ dài hạn 331 - - - - 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 332 21 184 - - 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 338 - - - - 4. Dự phòng phải trả dài hạn 339 - - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (440=410+430) 440 49.672 69.403 82.313 66.473 I. Vốn chủ sở hữu 410 49.672 69.403 82.313 66.473 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 20.022 20.022 40.245 41.157 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 1.942 1.944 - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - - - 4. Cổ phiếu quỹ 414 - - - - 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 45 - - - 6. Quỹ đầu tư phát triển 416 12.794 16.831 20.273 11.136 7. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 417 - - - - 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 2.004 3.003 4.024 2.012 12.865 27.603 17.771 12.168 - - - - 76.075 103.642 123.694 87.164 9. Lợi nhuận sau thế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu DT thành phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 161.193 245.356 293.708 146.854 29.812 27.319 36.626 16.687 2. Bột nếp 2.751 4.673 4.835 2.585 3. Bột gạo 2.920 4.961 5.183 2.744 4. Bột bánh 2.687 4.565 4.724 2.525 5. Bột chiên 2.894 4.918 5.088 2.720 6. Bột năng 2.772 4.709 4.872 2.605 7. Cháo 2.899 4.925 5.196 2.724 8. Thức ăn gia súc 2.645 4.494 4.649 2.486 9. Hủ tiếu XK 4.106 5.356 6.910 3.521 10. Hủ tiếu nội địa 4.149 5.487 7.079 3.607 11. Hủ tiếu ăn liền 3.813 5.043 6.506 3.315 12. Hủ tiếu trắng 3.853 5.159 6.573 3.349 13. Bún XK 3.385 5.752 5.951 3.182 14. Bún gạo 2.856 4.853 5.221 2.684 15. Bún trắng 2.751 4.830 4.947 2.724 16. Bún ăn liền 2.962 5.033 5.257 2.784 17. Bánh canh ăn liền 3.026 5.141 5.319 2.844 18. Bánh phở xuất khẩu 4.663 6.166 7.955 4.054 19. Bánh phở nội địa 4.011 5.304 6.843 3.487 20. Phở 3.951 5.226 6.742 3.435 21. Bánh đa 3.655 4.834 6.236 3.177 22. Bánh cuốn 3.635 4.807 6.202 3.160 23. Bánh tráng 3.734 4.938 6.416 3.346 24. Cốm gạo lứt 2.539 4.364 4.463 2.386 25. Nui 2.564 4.357 4.508 2.410 1. Bột dinh dưỡng 26. Miến 2.581 4.386 4.538 2.426 49.579 93.755 114.869 55.887 634 951 1.141 570 69 104 124 62 thuê mặt bằng và nhà trọ 503 755 906 453 3. Thu tiền hoạt động cơ khí 0,8 1,2 1,44 0,72 4. Dịch vụ 61,2 90,8 109,56 54,28 Tổng cộng 161.826 246.270 294.849 147.424 27. Bánh phồng tôm Doanh thu thương mại 1. Vật tư 2. Thu tiền BẢNG TỔNG HỢP GIÁ VỐN QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 124.879 187.909 207.179 101.634 23.095 20.976 25.845 11.548 2. Bột nếp 2.131 3.580 3.412 1.789 3. Bột gạo 2.262 3.847 3.622 1.899 4. Bột bánh 2.082 3.497 3.333 1.748 5. Bột chiên 2.242 3.767 3.590 1.882 6. Bột năng 2.147 3.607 3.438 1.803 7. Cháo 2.246 3.772 3.596 1.885 8. Thức ăn gia súc 2.049 3.442 3.381 1.720 9. Hủ tiếu XK 3.138 4.103 4.876 2.437 10. Hủ tiếu NĐ 3.214 4.203 4.995 2.496 11. Hủ tiếu ăn liền 2.954 3.863 4.591 2.294 12. Hủ tiếu trắng 2.985 3.903 4.638 2.318 13. Bún xuất khẩu 2.623 4.406 4.399 2.202 14. Bún gạo 2.213 3.717 3.543 1.858 15. Bún trắng 2.131 3.662 3.491 1.895 16. Bún ăn liền 2.295 3.855 3.674 1.927 17. Bánh canh ăn liền 2.344 3.938 3.753 1.968 18. Bánh phở xuất khẩu 3.612 4.723 5.614 2.805 19. Bánh phở nội địa 3.107 4.063 4.829 2.413 20. Phở 3.061 4.003 4.757 2.377 21. Bánh đa 2.831 3.702 4.400 2.199 22. Bánh cuốn 2.816 3.682 4.377 2.187 23. Bánh tráng 2.893 3.782 4.495 2.246 24. Cốm gạo lứt 1.987 3.304 3.249 1.691 Giá vốn TP 1. Bột dinh dưỡng 6 tháng 2013 25. Nui 1.987 3.337 3.181 1.668 26. Miến 2.025 3.359 3.202 1.679 27. Bánh phồng tôm 38.409 71.816 80.898 38.600 Giá vốn thương mại 491 728 879 394 54,381 79 88 43 390 579,081 639 313,502 0,619 0,919 3 0,498 4. Dịch vụ 46 69 76 37 Tổng cộng 125.368 188.642 208.058 102.029 1. Vật tư 2. Thu tiền thuê mặt bằng và nhà trọ 3. Thu tiền hoạt động cơ khí BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 1. Chiết khấu thương mại 414 720 1.283 641 - Bánh phồng tôm 248 432 898 385 62 108 192 96 - Phở 104 180 193 160 2. Hàng bán bị trả lại 177 309 550 275 - Miến 79 139 247 123 - Bánh tráng 35 61 110 56 - Bún 63 109 193 96 591 1.029 1.833 916 - Hủ tiếu Tổng cộng BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU TÀI CHÍNH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 1. Ngân hàng Công Thương (Vietin bank) – PDG Sa Đéc 27 55 113 26 2. Ngân hàng VI Bank 26 52 107 25 3. Ngân hàng Vietcom Bank – TP HCM (USD) 24 48 99 23 4. Ngân hàng Vietcom Bank – PGD Sa Đéc (USD) 22 51 104 24 5. Ngân hàng United Overseas Bank (USD) 27 54 110 26 6. Ngân hàng SacomBank 29 59 121 28 7. Ngân hàng TechcomBank 15 41 84 18 8. Ngân hàng AC Bank 28 40 82 19 9. Chênh lệch tỷ giá 1.221 2.124 453 447 Tổng cộng 1.420 2.524 1.276 638 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TÀI CHÍNH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 1. Ngân hàng Công Thương 132 335 234 2. Ngân hàng quốc tế - PGD Cao Lãnh 103 424 297 46 3. Ngân hàng Vietcom Bank – PGD Sa Đéc (USD) 203 514 359 62 4. Ngân hàng Vietcom Bank – PGD Sa Đéc (VND) 167 325 232 24 5. Huy động vốn của cán bộ công nhân viên 100 313 219 21 6. Tiền gửi tiết kiệm của cán bộ công nhân viên 176 324 313 7. Chênh lệch tỷ giá 124 518 306 827 1.005 2.753 1.960 980 Tổng cộng - - BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ KHÁC QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 1. Chi trả giá trị khối lượng tính vượt thực tế dự án bổ sung trang thiết bị năm 1996 theo thông báo số 94/STC-ĐT ngày 07/03/2012 của Sở Tài Chính - - 26 - 2. Sở Tài Nguyên và Môi Trường truy thu theo Quyết định số 52 ngày 22 năm 2011 - - 596 - 6 tháng 2013 3. Các khoản chi phí khác 312 0,993 7,7 180 Tổng cộng 312 0,993 630 180 BẢNG TỔNG HỢP THU NHẬP KHÁC QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 201120122012 6 tháng 2013 1. Thu nhập từ bán bao bì cho KH nước ngoài 247 32 72 36 2. Hoàn nhập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 185 24 54 27 3. Thu nhập từ nguồn hỗ trợ của trung tâm xúc tiến thương mại 210 27 61 30 4. Thu nhập khác 593 78 174 87 1.235 161 361 180 Tổng cộng BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ BÁN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm 6 tháng 2010 2011 2012 2013 1. Chi phí nhân viên bán hàng 524 623 983 491 - Chi phí lương NV 409 486 767 383 - Chi phí KPCĐ 10 12 19 10 - Chi phí BHXH 89 106 167 84 - Chi phí BHYT 15 18 29 15 2. Trung chuyển – bảo vệ - vận chuyển 2.308 2.616 4.094 2.047 3. Trả công lao động 1.966 2.015 3.208 1.444 4. Chi phí khấu hao TSCĐ 46 46 15 7 5. Tiền trả hoa hồng 1.710 2.100 3.033 1.516 6. Quảng cáo – chào hàng 2.344 3.150 4.149 2.174 7. Chi phí bằng tiền khác 2.566 3.607 8.287 4.204 11.987 14.779 24.751 12.375 Tổng cộng BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ QUẢN LÝ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 1. Chi phí nhân viên QL 3.945 5.058 6.607 3.304 - Chi phí lương NV 3.077 3.945 5.154 2.577 - Chi phí KPCĐ 79 101 132 66 - Chi phí BHXH 671 860 1.123 562 - Chi phí BHYT 118 152 198 99 2. Chi phí văn phòng phẩm 140 429 524 261 3. Chi phí CCDC 148 275 316 158 4. Chi phí khấu hao TSCĐ 157 435 496 248 5. Thuế, phí và lệ phí 290 377 418 208 6. Điện, nước 342 402 400 200 7. Điện thoại 200 291 387 193 1.392 2.022 3.283 1.642 195 283 459 230 - Công tác phí 90 131 213 106 - Phép năm 97 141 229 114 - Dân quân tự vệ 79 115 187 93 - Đào tạo cán bộ 49 71 115 57 - Y tế phí 76 111 180 90 139 202 328 164 - Tài liệu, sách 69 101 164 82 - Trợ cấp thôi việc 90 131 214 107 - Nước uống 82 119 194 97 - Quảng cáo, chào hàng 181 263 427 213 - An toàn lao động 125 182 295 148 - Chi phí khác 117 170 276 138 97 141 230 115 6.614 9.014 12.117 6.058 8. Chi phí bằng tiền khác - Hội nghị - Thí nghiệm - Tiền ăn Tổng cộng Mẫu số 02-TT CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp (Ban hành theo QĐ:15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ TC) Quyển số: 8 PHIẾU CHI Số: 2218CTM Ngày 26 tháng 03 năm 2012 Nợ: 641700 Có: 1111NM Họ và tên người nhận tiền: GARAGE TẤN ĐẠT Địa chỉ: SA ĐÉC Lý do chi: MUA NHỚT, MỞ BÒ,…- HĐ: 52292 NGÀY 26/03/2012 Số tiền: 2,670,000/VND (Viết bằng chữ) : hai triệu sáu trăm bảy mươi ngàn đồng chẵn Kèm theo: chứng từ gốc Giám Đốc Kế Toán Trưởng (đã ký) Thủ Quỹ (đã ký) Người lập phiếu (đã ký) Người nhận tiền (đã ký) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):…………………………………………………………… + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): + Số tiền quy đổi: Mẫu số 01-TT CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp (Ban hành theo QĐ:15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ TC) Quyển số: 8 PHIẾU THU Số: 0745TTM Ngày 28 tháng 03 năm 2012 Nợ: 1111NM Có: 511210, 3331 Họ và tên người nộp tiền: PHAN THỊ KIM PHƯỢNG Địa chỉ: 115 K.Tân Bình, P.An Bình, TX Sa đéc, Đồng Tháp Lý do nộp: THU TIỀN BÁN SẢN PHẨM- HĐ: 3511TP NGÀY 28/03/2012 Số tiền: 2,233,000/VND (Viết bằng chữ) : Hai triệu hai trăm ba mươi ba ngàn đồng chẵn Kèm theo: chứng từ gốc Giám Đốc Kế Toán Trưởng Thủ Quỹ (đã ký) (đã ký) Người lập phiếu (đã ký) Người nhận tiền (đã ký) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):…………………………………………………………… + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): + Số tiền quy đổi: Đơn vị: Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi Mẫu số 01 - VT Bộ phận: kho 1A (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 03 tháng 12 năm 2012 Số: 000345 Nợ: 152,133 Có: 1111 Họ và tên người giao: Nguyễn Minh Toàn - Công ty khoai mì Tây Ninh Theo HĐGTGT số 00004678 ngày 01 tháng 12 năm 2012 Của Công ty khoai mì Tây Ninh Nhập tại kho: Kho 1A …………………địa điểm: Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi Số lượng Tên, nhãn hiệu, quy cách, Đơn vị Theo STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, Mã số Thành tiền Thực Đơn giá tính chứng sản phẩm, hàng hóa nhập từ A B C D 1 2 3 4 1 Bột mì BM kg 900 900 22.000 19.800.000 Cộng × × 900 900 × 19.800.000 Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Mười chín triệu tám trăm nghìn đồng chẳn Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………………………………………………………………….. Người lập phiếu (đã ký) Người giao hàng (đã ký) Đơn vị: Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi Bộ phận: kho 1A Thủ kho (đã ký) Ngày 03 tháng 12 năm 2012 Kế toán trưởng (đã ký) Mẫu số 02 - VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 28 tháng 12 năm 2012 Số: 000678 Nợ TK 632 Có TK 155 Họ và tên người nhận: Lê Phước Sang - Địa chỉ: Bộ phận giao hàng Lý do: Bán cho cửa hàng Kim Long Xuất tại kho: A1 Địa điểm: kho A1 tại Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi Số lượng Tên, nhãn hiệu, quy cách, Đơn STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, Mã số vị Thành tiền Yêu Thực Đơn giá sản phẩm, hàng hóa tính cầu nhập A B C D 1 2 3 4 1 Bột ngũ cốc dinh dưỡng A01 Bịch 100 100 35.000 3.500.000 Cộng × × 100 100 × 3.500.000 Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Ba triệu trăm nghìn đồng chẳn Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………………………………………………………………….. Người lập phiếu (đã ký) Người nhận Thủ kho (đã ký) (đã ký) Ngày 28 tháng 12 năm 2012 Kế toán trưởng (đã ký) [...]... trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi để có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí và xác định lợi nhuận kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi năm 2012 (2) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh. .. chính xác tình hình kinh doanh đặc biệt phần hành kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh thực hiện tốt nhiệm vụ tính toán và phân tích kết quả kinh doanh công ty Thấy được tầm quan trọng của nó nên tôi chọn đề tài Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi làm đề tài tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực. .. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác 3.1.2 Nguyên tắc và nội dung kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt... kế toán, tác giả xác định kết quả kinh doanh năm 2008 tại công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ theo hình thức chứng từ ghi sổ, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty trong thời gian tới Qua nghiên cứu, tác giả hiểu được công tác kế toán tại công ty và. .. có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ - Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh là số doanh thu và thu nhập thuần 3.1.2.2 Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán gồm cả sản phẩm, dịch vụ bất... nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không thì một bộ phận không thể thiếu đó là bộ máy kế toán Bộ máy kế toán phản ánh thường xuyên và liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là căn cứ tính toán và là cơ sở để phân tích tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thu hút các nhà đầu tư vào doanh. .. nghiệp Giải thích (1) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (2) Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp điều chỉnh bổ sung TNDN phải nộp (3) Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh (4) Điều chỉnh giảm khi số thuế TNDN tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp xác định cuối năm 3.1.3.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm Kết quả kinh doanh là lợi tức của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,... vay,…với doanh nghiệp - Phân tích kết quả kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng nguồn lực: vốn, vật tư, nhân lực, đất đai những nhân tố bên trong của doanh nghiệp và bên ngoài từ phía thị trường và môi trường kinh doanh đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - Phân tích kết quả kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên những kết quả đó... hoàn và ma trận SWOT để phân tích cơ cấu tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008 – 2010, phân tích tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tài chính và đề ra một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới Qua phân tích tác giả cho thấy kết quả. .. chính để xác định kết quả kinh doanh (7) Khoản lỗ về tỷ giá bán ngoại tệ 3.1.3.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí quản lý chung khác của doanh nghiệp Bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý:

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan