Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 128 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
128
Dung lượng
839,41 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LƯU MỸ TRANG
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LƯU MỸ TRANG
MSSV: LT11261
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỒNG THOA
Tháng 11 - 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn và qua ba tháng thực tập tại
Công ty Cổ phần đầu tư Thúy Sơn tôi đã học được rất nhiều kiến thức từ thực
tiễn cũng như những kỹ năng nghiên cứu một đề tài khoa học. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít khó khăn và để hoàn thành luận
văn tốt nghiệp thì ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ tận
tình từ phía nhà trường và đơn vị thực tập. Nay, tôi xin chân thành cảm ơn:
Các quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh và đặc biệt là cô Nguyễn Hồng Thoa đã hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn này!
Các cô chú, anh chị trong các phòng ban của Công ty Cổ phần đầu tư
Thúy Sơn, đặc biệt là anh Chung Phú Tài và các anh chị phòng kế toán đã
hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này!
Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và kiến thức còn hạn chế
nên bài luận văn không tránh khỏi sai sót. Mong nhận được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và cơ quan thực tập để giúp cho bài luận văn
được hoàn thiện hơn!
Sau cùng tôi xin kính chúc các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, các cô chú, anh chị Công ty Cổ phần đầu tư Thúy Sơn dồi dào sức
khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc!
Cần Thơ, ngày......tháng.......năm 2013
Người thực hiện
LƯU MỸ TRANG
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Người thực hiện
LƯU MỸ TRANG
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN HỒNG THOA
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Giáo viên phản biện
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2
1.4.1 Phạm vi không gian........................................................................ 2
1.4.2 Phạm vi thời gian ........................................................................... 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3
CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 4
2.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.......................................... 4
2.1.2 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.............................. 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................18
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................18
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................18
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÚY SƠN ..................................................................................................22
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN .........................................................................22
3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Công ty ...........................................22
3.1.2 Ngành, nghề kinh doanh của Công ty ............................................23
3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU HỌAT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN ...............................................25
3.2.1 Chức năng .....................................................................................25
3.2.2 Nhiệm vụ.......................................................................................25
vi
3.2.3 Mục tiêu hoạt động........................................................................25
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THÚY SƠN......................................................................................26
3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THÚY SƠN......................................................................................28
3.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán......................................................28
3.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận .....................................28
3.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn....29
3.4.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn..31
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT
ĐỘNG ...............................................................................................................31
3.5.1 Thuận lợi.......................................................................................31
3.5.2 Khó khăn.......................................................................................32
3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI
....................................................................................................................33
CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN..34
4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN ............................................................34
4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư
Thúy Sơn qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013................34
4.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cổ phần
đầu tư Thúy Sơn qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013.....50
4.1.3 Phân tích các tỷ số tài chính...........................................................57
4.2 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN .........................................................................62
4.2.1 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .....................................................62
4.2.2 Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty75
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN...............................................76
5.1 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN.................................................76
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH .........................76
vii
5.2.1 Giải pháp về doanh thu..................................................................76
5.2.2 Giải pháp về chi phí.......................................................................77
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................79
6.1. KẾT LUẬN ...............................................................................................79
6.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................82
PHỤ LỤC .....................................................................................................83
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Ngành, nghề kinh doanh của Công ty ............................................24
Bảng 4.1: Doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 tại Công ty Cổ phần đầu tư Thúy
Sơn................................................................................................................35
Bảng 4.2: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công
ty Cổ phần đầu tư Thúy Sơn ..........................................................................35
Bảng 4.3: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2010 – 2012 ................37
Bảng 4.4: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013................................................................................................38
Bảng 4.6: Doanh thu theo thị trường 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 ......................................................................................................42
Bảng 4.7: Chi phí giai đoạn 2010 – 2012 tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
......................................................................................................................45
Bảng 4.8: Chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công ty
cổ phần đầu tư Thúy Sơn...............................................................................46
Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 tại Công ty cổ phần đầu
tư Thúy Sơn ..................................................................................................48
Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 và tháng đầu năm 2013
tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn.............................................................49
Bảng 4.11: Sự biến động lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn
2010 – 2012 ..................................................................................................51
Bảng 4.12: Sự biến động lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..............................................................52
Bảng 4.17: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất
kinh doanh qua 3 năm 2010-2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013 ..............................................................................................................52
Bảng 4.13: Sự biến động lợi nhuận khác giai đoạn 2010 – 2012....................54
Bảng 4.14: Sự biến động lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 ......................................................................................................54
Bảng 4.18: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác qua 3 năm
2010-2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.........................55
ix
Bảng 4.15: Sự biến động lợi nhuận hoạt động tài chính giai đoạn 2010 – 2012
......................................................................................................................56
Bảng 4.16: Sự biến động lợi nhuận hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013...............................................................................56
Bảng 4.19: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài chính
qua 3 năm 2010-2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013........57
Bảng 4.20: Một số tỷ số tài chính của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ..........58
Bảng 4.21: Một số tỷ số tài chính của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 ......................................................................................59
Bảng 4.22: Bảng tổng hợp chi phí năm 2012 .................................................71
x
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ THUÝ SƠN ............................................................................................26
HÌNH 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.......28
HÌNH 3.3: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ
TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH.......................................................................31
xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DT: Doanh thu
CP: Chi phí
LN: Lợi nhuận
DTHĐTC: doanh thu hoạt động tài chính
CPTC: chi phí tài chính
TT: Thông tư
QĐ: Quyết định
BTC: Bộ tài chính
TSCĐ: Tài sản cố định
CCDV: Cung cấp dịch vụ
GVHB: giá vốn hàng bán
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNCN: thu nhâp cá nhân
GTGT: Giá trị gia tăng
HĐTC: Hoạt động tài chính
HĐSXKD: Hoạt động sản xuất kinh doanh
CKTM: Chiết khấu thương mại
HBBTL: hàng bán bị trả lại
GGHB: giảm giá hàng bán
CKTT: chiết khấu thanh toán
xii
TÓM TẮT
Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán xác định và phân tích kết quả
kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn” bao gồm những nội
dung nghiên cứu sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Chương 4: Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần
đầu tư Thúy Sơn
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
xiii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thực tế hiện nay cho thấy nền kinh tế xã hội của nước ta đang càng phát
triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn khiến cho các
doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Và sự cạnh tranh
luôn luôn tồn tại, diễn ra giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa các doanh
nghiệp cùng ngành. Vì vậy, doanh nghiệp nào cũng muốn tồn tại bền vững và
không ngừng phát triển và mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi
nhuận. Để đạt được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đặt ra cho
mình những chiến lược kinh doanh tinh tế và phương thức hoạt động phù hợp
với quy luật cung cầu của thị truờng. Đồng thời, các doanh nghiệp phải không
ngừng cập nhật thông tin để có thể uyển chuyển một cách linh hoạt trước
những biến động của nền kinh tế.
Trong thực tế, giá cả và chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan tâm
hàng đầu của nhà tiêu dùng, bên cạnh đó lợi nhuận - hiệu quả kinh doanh lại
luôn luôn là quyết định sống còn của doanh nghiệp. Nên việc xác định các yếu
tố đầu vào sao cho hợp lý, nhằm tối thiểu hoá chi phí đồng thời phải làm sao
để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất là một vấn đề hết sức khó khăn. Đòi
hỏi chủ doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong việc đầu tư kinh doanh,
vạch ra chiến lược kinh doanh hiệu quả và linh hoạt trước những biến động
của nền kinh tế. Vì vậy, các công ty và doanh nghiệp phải tiến hành xác định
kết quả kinh doanh trong kỳ để biết được kết quả kinh doanh của mình như thế
nào. Song song với việc xác định kết quả kinh doanh thì đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến động của kết quả kinh doanh để khắc phục kịp thời cũng như đề ra
biện pháp kinh doanh hiệu quả hơn. Vì vậy, việc xác định kết quả kinh doanh
trong kỳ là một tất yếu luôn luôn phải diễn ra và đòi hỏi mỗi công ty hay
doanh nghiệp phải xác định chính xác, phân tích kịp thời để nắm bắt được
những biến động trong kinh doanh. Đó là những minh chứng bắt buộc các
doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời và vạch ra chiến
lược kinh doanh hiệu quả hơn để đảm bảo tính cạnh tranh và tồn tại lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài: “ Kế toán xác định và
phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn” làm đề
tài nghiên cứu.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả kinh doanh và đánh giá công tác kế toán xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn thông qua số liệu thực tế
3 năm 2010, 2011, 2012 kết hợp 6 tháng đầu năm 2013. Căn cứ vào kết quả
phân tích và tình hình công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công
ty. Từ đó, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3
năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn.
Mục tiêu 3: Đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh và hoàn thiện công tác kế toán cho công ty trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn
qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào?
Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn như thế nào?
Những giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
Công ty?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn, trụ sở chính
tại Khu vực Phú Thắng - Phường Tân Phú - Quận Cái Răng - Thành Phố Cần
Thơ.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng làm đề tài được lấy tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy
Sơn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các vấn đề nghiên cứu sau:
Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013.
Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu
tư Thúy Sơn.
Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty cổ
phần đầu tư Thúy Sơn.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Chung Phú Tài (năm 2008), “Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty cổ phần vật tư Hậu Giang”,
Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu: phân tích tình hình doanh thu,
chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn từ năm 2005 đến
năm 2007 và đề ra các giải pháp nâng cao lợi nhuận Công ty. Đề tài sử dụng
phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân tích
số chênh lệch và phương pháp Dupont để phân tích. Đồng thời, phân tích các
tỷ số tài chính liên quan đến lợi nhuận.
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Lê Trần Phước Huy (năm 2011),
“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần sách và dịch vụ
văn hóa Tây Đô”. Kết quả nghiên cứu: phân tích tình hình doanh thu, chi phí,
lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong
giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho công ty. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương
pháp thay thế liên hoàn, đồng thời kết hợp phân tích các chỉ tiêu cơ bản có liên
quan đến việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
■ Điểm mới của đề tài so với các đề tài trước:
Với đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty
cổ phần đầu tư Thúy Sơn” đó là một đề tài hoàn toàn mới. Vì ngoài việc phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì tôi còn làm rõ được quy
trình hạch toán và đánh giá được công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
tại công ty. Đó là điểm khác biệt so với các đề tài trước. Tuy nhiên trên thực tế
vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể công trình này tại công ty cổ phần
đầu tư Thúy Sơn. Từ những lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh
a) Khái niệm
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện
tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng
đó” (Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Trịnh Văn Sơn - Đào Nguyên
Phi (2006))
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn
tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương
án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”.
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô
nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công
việc phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công
tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin
cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát
triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các
nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định
và là cơ sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó
nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ
đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN.
Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các
mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động
kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng DN và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm
mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
b) Ý nghĩa
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả
năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
4
- Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các
nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và
nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác
tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong
kinh doanh.
- PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như
những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định
đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra
các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có
các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ
mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với
DN nữa hay không?
2.1.1.2 Khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận
a) Khái niệm doanh thu
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng doanh thu bán hàng
hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu phản ánh tổng hợp các khoản được ghi
giảm trừ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, gồm chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng hóa, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
khẩu, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp.
+ Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá do khách hàng mua với số
lượng lớn hàng hóa hoặc do có quan hệ kinh doanh lâu dài với nhau.
+ Giảm giá hàng hóa là khoản giảm giá bán do hàng bán không đạt
đúng yêu cầu của khách hàng, nên doanh nghiệp buộc phải giảm giá để tiêu
thụ được hàng hóa.
+ Hàng bán bị trả lại là giá trị của số hàng đã bán cho khách hàng nhưng
không đạt yêu cầu nên bị trả lại.
- Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là phần còn lại
của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ
5
doanh thu.
- Doanh thu hoạt động tài chính phản ánh doanh thu hoạt động tài chính
thuần phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
- Thu nhập khác phản ánh các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
báo cáo.
b) Khái niệm chi phí
- Giá vốn hàng bán phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản
đầu tư, giá thành sản xuất và thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối
lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn.
- Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh ở khâu tiêu thụ hàng hóa.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí phát sinh ở các bộ phận
văn phòng doanh nghiệp.
- Chi phí tài chính gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí
hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chi phí khác phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo
cáo.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phản ánh chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phản ánh chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong
năm báo cáo.
c) Khái niệm lợi nhuận
- Lợi nhuận gộp về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là chênh lệch giữa
doanh thu thuần với giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, bằng lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ (+) doanh thu hoạt động tài chính (-) chi phí tài
chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ
báo cáo.
- Lợi nhuận khác phản ánh chênh lệch giữa thu nhập khác với các khoản
chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
6
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán
thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh tổng số lợi nhuận
thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế TNDN
2.1.1.3 Một số tỷ số tài chính được dùng trong việc phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh
Một số tỷ số tài chính được dùng trong việc phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh cụ thể đó là các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi là điều kiện duy trì tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, chu kỳ sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lợi.
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
=
Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu thì mang
lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các
tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành. Chỉ tiêu cho thấy sự hoàn hảo của doanh nghiệp về khả năng tạo nguồn
vốn bằng tiền và nếu chỉ tiêu giảm thì có nghĩa khả năng sinh lời thấp, ngược
lại chỉ tiêu càng tăng càng biểu hiện xu hướng tích cực.
Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả,
đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh
hiệu quả của các tài sản được đầu tư.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo
ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp
xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý, hiệu quả.
7
c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo
lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan
tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được từ lợi
nhuận so với vốn họ bỏ ra để đầu tư.
Chỉ tiêu được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và
vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực,
nếu nhỏ và dưới mức tỷ lệ thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc thu hút vốn.
2.1.2 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh (trang 127 – 142,
Bài giảng Kế toán tài chính, TH. S. Trần Quốc Dũng)
2.1.2.1 Kế toán doanh thu
a) Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 511
Kết cấu tài khoản
Bên nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có) phải nộp cho Nhà
nước.
- Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại từ TK 531 vào.
- Kết chuyển số chiết khấu thương mại từ TK 521 vào.
- Kết chuyển số giảm giá hàng bán từ TK 532 vào.
- Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911.
Bên có:
- Doanh thu bán hàng phát sinh.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
8
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng:
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511 - Giá bán chưa thuế
Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp
(2) Trường hợp xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng:
Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Tỷ giá giao dịch)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Tỷ giá giao dịch)
b) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản làm giảm doanh thu tiêu thụ như: thuế TTĐB của hàng
hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, thuế XK đối với hàng hóa xuất khẩu, các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Tài khoản sử dụng: TK 521 (chiết khấu thương mại), TK 531
(hàng bán bị trả lại), TK 532 (giảm giá hàng bán).
Kết cấu tài khoản
Bên nợ:
- Số tiền CKTM đã chấp thuận cho khách hàng được hưởng.
- Trị giá của khoản HBBTL, đã trả lại tiền cho khách hàng hoặc trừ vào
số tiền khách hàng còn thiếu.
- Các khoản GGHB đã chấp thuận cho người mua được hưởng
Bên có:
- Kết chuyển số CKTM phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 để xác
định doanh thu thuần trong kỳ.
- Kết chuyển trị giá của HBBTL phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511
để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
- Kết chuyển số tiền GGHB phát sinh trong kỳ vào tài khoản 511 để xác
định doanh thu thuần trong kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp:
9
Nợ TK 511 – Số thuế xuất khẩu phải nộp
Có TK 333(3) – Số thuế xuất khẩu phải nộp
(2) Phản ánh nghiệp vụ chiếu khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực
tế phát sinh trong kì:
Nợ TK 521, 532 - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Có TK 111, 112, 131 – Số tiền trả cho khách hàng
(3) Phản ánh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,131 – Tổng số tiền trả cho khách hàng
(4) Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu bán hàng:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại
Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Có TK 532 – Giảm giá hàng bán
c) Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 515
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.
Bên Có:
- Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Các khoản lãi được chia từ hoạt động đầu tư, cổ tức, lãi định kỳ của
trái phiếu, lãi tiền cho vay, các khoản chiết khấu thanh toán được hưởng, lãi
bán hàng trả chậm, khoản chênh lệch khi bán ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,152, 153, 156 - Lợi nhuận nhận được
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
10
d) Kế toán thu nhập khác
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 711
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối
với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp).
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Các khoản thu được từ phạt hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Giá trị thu được
Có TK 711 – Giá trị thu được
(2) Phản ánh các khoản tiền thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Tổng giá trị thu được
Có TK 711 – Giá trị thanh lý TSCĐ
Có TK 3331 – Thuế GTGT
2.1.2.2 Kế toán chi phí
a) Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
Chi phí hoạt động kinh doanh gồm: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
▲ Kế toán chi phí giá vốn hàng bán
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong
kỳ.
11
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí phân công vượt trên mức
bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính
vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần
bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình
thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế
hoàn thành.
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Bên Có
- Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại.
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
(31/12) (khoản chênh lệch giữa số lập dự phòng năm nay nhỏ hơn số dự phòng
đã lập năm trước).
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong
kỳ sang TK 911.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Trị giá vốn của thành phẩm được tiêu thụ trực tiếp, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Giá trị thành phẩm xuất bán
(2) Trường hợp thành phẩm, hàng hóa đã bán bị khách hàng trả lại,
căn cứ vào giá vốn thực tế tại thời điểm xuất bán kế toán ghi sổ:
Nợ TK 155, 156 - Giá trị thành phẩm, hàng hoá nhập kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
▲ Kế toán chi phí bán hàng
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
- Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
12
Bên Có:
- Các khoản giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng sang Tài khoản 911 hoặc TK 142(2) lúc
cuối kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Các chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng trong kỳ:
Nợ TK 641- Chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng
Có TK 111, 112, 331 - Số tiền thanh toán
Có TK 152 – Chi phí nguyên vật liệu
Có TK 153 – Chi phí công cụ dụng cụ
Có TK 214 – Khấu hao tài sản cố định
Có TK 334 – Tiền lương nhân viên
Có TK 338 – Các khoản trích theo lương
▲ Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
Bên Có:
- Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh
doanh.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 111, 113, 331 - Số tiền thanh toán
Có TK 152 – Chi phí nguyên vật liệu sử dụng
Có TK 153 – Chi phí công cụ dụng cụ sử dụng
13
Có TK 214 – Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 3339 - Các thuế phí, lệ phí
Có TK 334 – Tiền lương nhân viên quản lý
Có TK 338 – Các khoản trích theo lương
b) Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 635
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí của hoạt động tài chính;
- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn;
- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ;
- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ;
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;
- Chi phí trả lãi tiền vay, lãi mua hàng trả góp, trả chậm.
- Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hóa
doanh nghiệp;
Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ
phát sinh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính, đầu tư vào
công ty liên doanh, chi phí lãi vay, chi phí mua bán ngoại tệ và chênh lệch lỗ
khi bán ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 111,112,131,... – Tổng giá trị thanh toán
c) Kế toán chi phí khác
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 811
Kết cấu tài khoản
14
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có:
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh
trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
- Các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 811 – Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112 – Tổng giá trị thanh toán
- Ghi giảm TSCĐ sau khi thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 811 – Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ
(2) Chi phí bị phạt do vi phạm hợp đồng, truy nộp thuế:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 111, 112 – Tổng giá trị thanh toán
d) Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 821
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (TK 8211);
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (TK 8212).
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm
- Kết chuyển phát sinh trong kỳ vào bên có tài khoản 911 - “Xác định
kết quả kinh doanh”.
15
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm
nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp.
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài
sản thuế thu nhập hoãn lại
- Kết chuyển phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Chi phí thuế TNDN trong kỳ, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 8211 – Số thuế TNDN phải nộp
Có TK 3334 – Số thuế TNDN phải nộp
(2) Khi chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận
thuế TNDN hoãn lại ( số chênh lệch giữa thuế TNDN hoãn lại phải trả phát
sinh trong năm > thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm), kế
toán ghi:
Nợ TK 821(2) – Số chi phí thuế TNDN hoãn lại phải trả
Có TK 347 – Số chi phí thuế TNDN hoãn lại phải trả
2.1.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một
kỳ hạch.
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm
kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính; kết
quả hoạt động bất thường.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911
Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ;
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
16
- Kết chuyển số lãi trước thuế chuyển sang TK 421 – Lợi nhuận chưa
phân phối.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ
trong kỳ.
-
Thu thập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường.
- Trị giá vốn hàng bị trả lại (giá vốn hàng bán bị trả lại đã kết chuyển
vào TK 911).
- Kết chuyển số thực lỗ trong kỳ sang TK 421 – Lợi nhuận chưa phân
phối.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Kết chuyển các khoản giảm doanh thu bán hàng vào TK 511 để
xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:
Nợ TK 511 – Tổng số giảm doanh thu kết chuyển
Có TK 521 – Số chiết khấu thương mại kết chuyển.
Có TK 531 – Số trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển.
Có TK 532 – Số giảm giá hàng bán kết chuyển.
(2) Kết chuyển doanh thu thuần; thu nhập tài chính; thu nhập khác vào
TK 911, ghi:
Nợ TK 511 – Số doanh thu thuần kết chuyển
Nợ TK 515 – Số thu nhập tài chính kết chuyển
Nợ TK 711 – Số thu nhập khác kết chuyển.
Có TK 911 – Tổng số doanh thu, thu nhập kết chuyển
(3) Kết chuyển các khoản chi phí vào TK 911 xác định kết quả kinh
doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
17
Có TK 811 – Chi phí khác
Có TK 8211, 8212 – Chi phí thuế TNDN hiện hành,
hoãn lại (nếu TK 8211, 8212 có số dư Nợ).
Nếu TK 8211, TK 8212 có số dư Có khi kết chuyển ghi:
Nợ TK 8211, 8212 – Số chi phí thuế thu nhập kết chuyển.
Có TK 911 - Số chi phí thuế thu nhập kết chuyển.
(4) Kết chuyển lãi, lỗ sang TK 421(2):
- Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421(2)- Lợi nhuận chưa phân phối
- Kết chuyển lỗ:
Nợ TK 421(2) - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp dựa trên các báo cáo tài chính của Công ty qua
các năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2013 và số liệu được thu thập từ
các nguồn khác có liên quan đến đề tài như: website, báo chí.
Lấy số liệu trực tiếp từ việc phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến đề tài
cần nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương
đối. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và sử
dụng các tỷ số tài chính để thấy rõ kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
a) Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích hoạt động kinh doanh khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm vững ba
nguyên tắc sau:
18
Lựa chọn gốc so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so
sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn
gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh co thể là:
- Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các
chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình
hình thực hiện sản xuất kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt
hàng… nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu…
Các chỉ tiêu từng kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân
tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt dược, hoặc có thể là chỉ tiêu kế hoạch
hướng đến tương lai.
Điều kiện có thể so sánh được
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu sử
dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa
các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian.
- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời
gian hạch toán, phải thống nhất trên cả ba mặt sau:
+ Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu
+ Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu
+ Phải cùng một đơn vị tính
- Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều
kiện kinh doanh tương tự nhau.
Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải quan tâm tới phương tiện
được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải
có, thời gian phân tích được cho phép…
Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
19
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
b) Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự biến đọng của chỉ tiêu phân tích (đối tượng
phân tích). Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 4 bước
sau:
Bước 1:Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ
phân tích so với kỳ gốc.
Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc.
Đối tượng phân tích được xác định là
Q1 - Q 0 = Q
Bước 2:Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, và
sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất
để xác định nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau.
Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q (có thể
các nhân tố có quan hệ tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh
lượng, tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ
giữa các nhân tố như sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d 1
Kỳ gốc: Q0 = a0.b 0.c0.d0
Bước 3:Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình
tự sắp xếp ở bước 2.
- Thế lần 1: a1.b 0.c0.d0
- Thế lần 2: a1.b 1.c0.d0
- Thế lần 3: a1.b 1.c1.d0
- Thế lần 4: a1.b 1.c1.d1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích đã được thay thế
cho toàn bộ các nhân tố kỳ gốc.
Bước 4: Xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân
tích, bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước
(lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta tính được mức ảnh hưởng của
20
nhân tố mới, và tổng đại số của các nhân tố được xác định sẽ bằng đối tượng
phân tích là Q
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0.d0 - a0.b0.c0.d0 = a
Mức ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0.d0 - a1.b0.c0.d0 = b
Mức ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1.d0 - a1.b1.c0.d0 = c
Mức ảnh hưởng của nhân tố d: a1.b1.c1.d1 - a1.b1.c1.d0 = d
Tổng cộng các vế của phân tích:
Q1 - Q0 = Q
2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2
Căn cứ vào tình hình thực tế công tác kế toán xác định kết quả kinh
doanh tại công ty, đồng thời kết hợp số liệu thực tế về kết quả kinh doanh để
đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu
tư Thuý Sơn.
2.2.2.3 Đối với mục tiêu 3
Dựa vào mục tiêu 1 và mục tiêu 2, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại
công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn để từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.
21
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÚY SƠN
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Công ty
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn là Công ty TNHH Thương mại Sản
xuất và Chế biến gỗ Thúy Sơn được thành lập năm 1995, là doanh nghiệp có
trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến gỗ và là một trong những
doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực này ở ĐBSCL, Việt Nam.
Công ty chính thức thành lập và đăng ký giấy phép chứng nhận kinh doanh
số 5703000373 vào ngày 04/12/2007, đăng ký thay đổi lần 8 ngày 10/01/2013
theo quyết định của sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần thơ cấp giấy
phép chứng nhận kinh doanh số 1800685731.
- Tên tiếng anh: THUY SON INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: TS COMPANY
- Trụ sở đặt tại: Khu vực Phú Thắng – Phường Tân Phú – Quận Cái Răng –
Thành Phố Cần Thơ
- Văn phòng đại diện: 97 Mậu Thân, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ
- Ngành nghề kinh doanh chính : chuyên thu mua nguyên liệu gỗ tràm, bạch
đàn, tràm bông vàng
- Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng
- Mã địa chỉ kinh doanh: 1800685731
- Mã số thuế: 1800685731
- Điện thoại: (0710) 2223.696 – 2223.833
- Fax: (0710) 3730.206
- Email: anhnga.tran@thuysongroup.com.vn
- Website: http://thuysongroup.com.vn
22
Những thành tựu đã đạt được:
Đã đệ trình hồ sơ để nhận chứng chỉ FSC-CoC, FSC-CW 40-004 & 40-005
Chuổi hoạt động: Phòng thí nghiệm - cây giống - trồng rừng - Dăm gỗ - Viên
gỗ - xuất khẩu.
Sở hữu 1,200 Hecta và liên kết 29,000 Hecta rừng trồng tại Tỉnh Cà Mau,
VietNam. Có hai nhà máy dăm gỗ, Phòng nhân giống cấy mô thực vật, nhà
máy viên gỗ, Vườn ươm.
Đến năm 2012, khả năng sản xuất và xuất khẩu 300,000 BDMT các đối tác
Kaite Group, Fujian Furent Wood Industries Co., LTD, Chongqing Lee&Man
Paper Mfg.LTD
Thị trường chiến lược Trung Quốc, Korea, Japan và Châu Âu.
Có hệ thống đại lý thu mua gỗ là 120 trong khu vực bán kính 150 KM
vùng Mekong delta.
3.1.2 Ngành, nghề kinh doanh của Công ty
Ngành nghề kinh doanh chính: chuyên thu mua nguyên liệu gỗ tràm, bạch
đàn, tràm bông vàng; cung ứng gỗ dăm (bạch đàn, tràm, tràm bông vàng) để
sản xuất nguyên liệu bột giấy và ván MDF; cung cấp nguyên liệu làm bột giấy.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh một số lĩnh vực sau nhằm hỗ trợ cho
ngành nghề kinh doanh chính.
23
Bảng 3.1: Ngành, nghề kinh doanh của Công ty
STT
Tên ngành
Mã ngành
1 Khai thác gỗ
0221(chính)
2 Hoạt động dịch vụ trồng trọt
0161
3 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
5012
4 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường
sắt và đường bộ
5221
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường
thủy
5222
6 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
5229
7 Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
1701
8 Trồng rừng và chăm sóc rừng
0210
9 Khai thác lâm sản khác trừ gỗ
0222
10 Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp
0240
11 Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp
0130
12 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
4933
13 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
5022
14 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng
4663
15 Bốc xếp hàng hóa
5224
16 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ
tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
1629
17 Cho thuê xe có động cơ
7701
18 Sửa chữa máy móc thiết bị
3312
19 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa)
và động vật sống
4620
20 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
2592
21 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại
2599
22 Sản xuất và chế biến sản phẩm trang trí nội thất các
loại.
24
Ngành,
nghề chưa
khớp mã
với hệ
Nhập khẩu thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất chế
thống
biến gỗ. Kinh doanh xuất khẩu các loại hàng hóa chế ngành kinh
biến từ gỗ, xuất khẩu nguyên liệu gỗ.
tế Việt Nam
Kinh doanh gỗ các loại (gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ván, gỗ
say, gỗ ghép).
Sản xuất, kinh doanh than không khói.
Cho thuê kho hàng, bến bãi, mặt hàng sản xuất.
Xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản, vật tư sắt thép.
(Nguồn: Phòng kinh doanh –XNK Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn)
3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU HỌAT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
3.2.1 Chức năng
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Xuất khẩu nguyên liệu gỗ làm giấy (bạch
đàn, tràm, keo)
Trồng rừng và chăm sóc rừng
Khai thác gỗ: Chuyên sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ các loại.
Sản xuất than không khói.
Nhập khẩu thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất chế biến gỗ.
3.2.2 Nhiệm vụ
Công ty luôn kinh doanh và hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký. Bên
cạnh đó cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động và tuân thủ
pháp luật Việt Nam trên mọi lĩnh vực, thực hiện đúng các hợp đồng trong và
ngoài nước đã đăng ký với các đối tác. Chế độ báo cáo thống kê kế toán theo
quy định của nhà nước.
3.2.3 Mục tiêu hoạt động
Huy động và sử dụng vốn hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh
doanh của Công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định
cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp ngân sách nhà
nước và phát triển Công ty.
Hoạt động của Công ty tuân thủ các tiêu chí:
- Tăng cường thị trường xuất khẩu
- Phát triển kinh doanh khu vực tư nhân
25
- Tăng thu nhập cho công nhân
- Sản xuất theo nhu cầu
- Phát triển hội nhập
- Tài chánh bền vững
- Chuẩn cung cấp dịch vụ
- Hổ trợ các doanh nghiệp nữ
- Luôn quan tâm các vấn đề xã hội như ( CSR, OHS, HIV/AIDS…)
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THÚY SƠN
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
P.Tổng giám đốc
P.Tổng giám đốc
Khối văn phòng
Khối sản xuất
Nhà
máy
sản
xuất
gỗ
dăm
Bộ
phận
trồng
rừng
Phòng
công
nghệ
thông
tin
Phòng
kế
hoạch
- kinh
doanh
- XNK
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
hành
chánh
nhân
sự
Khối dự án
Phòng
vật tư
kỹ
thuật
thu
mua
Trung
tâm
ứng
dụng
khoa
học
công
nghệ
(Nguồn phòng hành chánh nhân sự Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn)
HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THUÝ SƠN
26
Dự án
Cồn
Khương
Cơ cấu tổ chức của Công ty là một thể thống nhất từ trên xuống dưới bao
gồm các phòng ban:
Hội đồng quản trị (3 người)
Ban giám đốc (3 người)
Tổng giám đốc: đề ra dự thảo, định hướng hoạt động và ủy quyền cho các
đơn vị chức năng thực hiện.
Phó tổng giám đốc (1: khối sản xuất, 1: khối dự án): là người hỗ trợ công
việc cho Tổng giám đốc theo chuyên môn của mình bằng cách đưa ra các chỉ
thị hướng dẫn các bộ phận chức năng thực hiện.
Nhà máy sản xuất gỗ dăm. (51 người)
Sản xuất gỗ nguyên liệu băm thành dăm gỗ xuất khẩu.
Quản lý, bảo trì, sửa chửa các phương tiện để phục vụ sản xuất.
Bộ phận trồng rừng. (2 người)
Bảo vệ quản lý rừng U Minh Hạ.
Chăm sóc cây trồng mới.
Phòng công nghệ thông tin. (1 người)
Bảo trì, sửa chửa mua sắm máy móc thiết bị văn phòng.
Phòng kế hoạch - kinh doanh - xuất nhập khẩu.(4 người)
Tìm kiếm và xem xét yêu cầu của khách hàng, thị trường…
Đo lường sự thoả mãn của khách hàng với công ty.
Giải quyết chứng từ xuất nhập khẩu, thụ tục hải quan, mở LC tại ngân hàng .
Giải quyết khiếu nại khách hàng.
Phòng tài chính kế toán. (8 người)
Cung cấp chứng từ , báo cáo thuế giá trị gia tăng.
Quy trình sử dụng hoá đơn, đối chiếu công nợ phải thu phải trả
Lên kế hoạch đặt hoá đơn, tính giá thành gỗ dăm.
Theo dõi tiền thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế nhập khẩu.
Thu chi tiền mặt, kiểm kê tài sản.
Phòng hành chánh nhân sự. (6 người)
Tuyển dụng lao động.
27
Đánh giá tiêu chí của nhân viên và công nhân lao động.
Đào tạo, huấn luyện tay nghề cho công nhân.
Tính lương và các khoản BHXH của người lao động.
Quản lý văn bản đi và đến.
Phục vụ hành chánh.
Phòng vật tư kỹ thuật và thu mua. (6 người)
Nhập xuất bãi nguyên liệu , vật tư, xăng dầu.
Thanh lý tài sản, xuất gỗ dăm thành phẩm.
Thu mua gỗ nguyên liệu.
Kiểm soát hiệu chỉnh các thiết bị do lường.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. (18 người)
Nghiên cứu ươm trồng cây giống để bán cho khách hàng theo đơn đặt hàng
các loai cây: bạch đàn, keo lai,..
Nghiên cứu cấy mô cây trong nhà thí nghiệm.
3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
3.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Kế Toán Trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
hàng
hoá
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
lương,
thuế
Thủ
quỹ
HÌNH 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm về công việc kế toán của
Công ty trước Giám đốc. Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức công
tác tài chính kế toán của Công ty, có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định
28
của pháp luật, tham mưu cho giám đốc trong việc sử dụng vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh.
- Kế toán tổng hợp là người có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tổ chức lưu trữ các chứng từ, sổ sách
kế toán, phân tích chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của Công
ty.
- Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các công nợ, đối chiếu các công
nợ và đòi nợ. Theo dõi các khoản phải thu bán hàng chịu, đôn đốc thu nợ,
đồng thời theo dõi thanh toán các khoản phải trả cho người bán khi đến hạn.
- Kế toán hàng hóa: có nhiệm vụ ghi chép theo dõi hàng hóa xuất nhập
và tồn kho.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chứng từ hợp lệ
đã được duyệt để lập phiếu thu chi, định khoản theo đúng tính chất nội dung
kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thanh toán thu chi kip thời, phân
loại, kê khai các hóa đơn được hoàn thuế theo quy định của Nhà nước, thường
xuyên kểm tra, quản lý việc thu chi hàng ngày đối chiếu, xác định số tồn quỹ
cuối ngày, số liệu chính xác báo cáo Kế toán trưởng và Giám đốc.
- Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của
công ty. Tổ chức khấu hao và phân bổ chi phí khấu hao vào đối tượng tương
ứng.
- Kế toán tiền lương, thuế:
+ Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính các khoản phải trả cho cán bộ
công nhân viên của Công ty, tổ chức phát lương .
+ Kế Toán Thuế: Lập báo cáo thuế hàng tháng và Quyết toán thuế năm.
Hàng quý, dựa trên báo cáo tài chính của kế toán trưởng lập tờ khai tạm tính
thuế TNDN nộp cho cơ quan thuế. Lập báo cáo thống kê hàng tháng, hàng
năm gởi cơ quan Thống kê.
- Thủ quỹ: tiến hành thu, chi tiền dựa vào các phiếu thu phiếu chi đã
được xác nhận của kế toán.
3.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn
Hình thức kế toán trên máy vi tính của Công ty là công việc kế toán được
thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán Acsoft trên máy vi tính.
Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán chứng
từ ghi sổ, nhưng người sử dụng sau khi nhập vào các dữ liệu sẽ in được đầy đủ
sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
29
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
(a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ để cập
nhật, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào chương
trình máy tính theo các chỉ tiêu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ tổng hợp thành phẩm, NVL công nợ...) và các sổ
chi tiết (tiền mặt, công nợ khách hàng, hàng tồn kho...) và các thẻ kế toán chi
tiết liên quan.
(b) Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện
tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập
trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán
với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ
kế toán ghi bằng tay.
Chứng từ kế
toán
SỔ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Acsoft
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
MÁY VI TÍNH
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
30
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
HÌNH 3.3: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
3.4.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn
- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: VND
- Chế độ kế toán áp dụng: QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng BTC
- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp xuất kho: xuất kho theo phương pháp đơn giá Bình quân
gia quyền liên hoàn.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo đường thẳng.
- Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Báo cáo tài chính gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: thỏa mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh
thu theo chuẩn mực kế toán số 14.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí: phù hợp với doanh thu.
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
HOẠT ĐỘNG
3.5.1 Thuận lợi
Trụ sở chính của Công ty nằm ngay tại cảng Cái Cui và là một trong
những cảng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một vị trí khá là thuận lợi
cho việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu sản xuất và thành phẩm.
31
Công ty Cổ phần Đầu tư Thúy Sơn đã thành lập hơn 18 năm và có bề
dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gỗ. Công ty đã chọn lọc và phân
khúc thị trường mục tiêu cho sản phẩm kinh doanh một cách rõ ràng và cụ thể.
Công ty có nhiều uy tín về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm
gỗ dăm. Sản phẩm cũng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa
chuộng.
Sự lãnh đạo của Đảng ủy Công ty, cùng với các tổ chức đoàn thể luôn
được củng cố, quán triệt và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế hoạt
động của Công ty Cổ phần, đã phát huy tính dân chủ tập thể, tạo nên sức mạnh
đoàn kết thống nhất và phối hợp chặt chẽ, từ đó đã phát huy tốt năng lực cá
nhân, đẩy mạnh vai trò tập thể làm chủ lao động sản xuất, chủ động sáng tạo
trong các thế mạnh công tác.
Mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị trong ngành, nhà cung cấp và
mạng lưới khách hàng ngày càng phát triển tốt hơn. Số lượng khách hàng
tương đối ổn định tại các nước đối với các sản phẩm chủ lực.
Công ty đã xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên
cơ sở đạt được của năm trước và những nhận định về thị trường gỗ dăm tại các
nước Trung Quốc, Nhật Bản, singapore,...
Các nhà máy với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đảm bảo hoạt động công
suất cao, thành phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt luôn tâm huyết, trách nhiệm sẵn sàng, có trình
độ, năng động, tận tụy với công việc, chia sẽ và nhận mọi nhiệm vụ trước tình
hình khó khăn của Công ty. Bên cạnh đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Ban
Giám Đốc Công ty đã đưa Công ty phát triển.
3.5.2 Khó khăn
Thị trường bị thu hẹp do các nước thực hiện chủ trương bảo hộ hạn chế
nhập khẩu, có lúc gần như đóng cửa.
Ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng bị thu hẹp do thị
trường xuất khẩu không ổn định, không hấp dẫn nhà đầu tư sản xuất.
Thường khách hàng của công ty là những nước trong khu vực, Công ty
chưa thâm nhập vào thị trường lớn như Tây Âu, Úc, Mỹ,...
Phần lớn vốn kinh doanh của Công ty phải vay của ngân hàng trong khi
cơ sở vật chất của Công ty cần được nâng cấp về kho tàng thiết bị đáp ứng quy
mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
32
Nguồn cung cấp nguyên liệu của Công ty rải rác ở nhiều tỉnh thành
như: Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang,... Nên việc thu
mua vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Do vấn đề về tự nhiên, khí hậu, mưa, bảo, lũ lụt,... đã gây trở ngại cho
Công ty trong việc xuất khẩu.
3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG
LAI
Từ thực tế tình hình thị trường kinh doanh dăm gỗ, Công ty đề ra tiêu
chí “hiệu quả - chất lượng - uy tín”.
Hướng phát triển của Công ty trong tương lai là tấn công sang thị
trường Châu Âu để mở rộng thêm lượng khách hàng, quy mô hoạt động,...
Công ty cũng tiếp tục nghiên cứu thêm sản phẩm mới như than sinh thái,.. để
cung cấp cho thị trường.
Đa dạng hóa khách hàng, khai thác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả,
xây dựng các mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài là
điều kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Củng cố tăng cường trang thiết bị đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện
thiết bị tạo sự đồng bộ tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào công tác sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ và khuyến khích công nhân viên tự học tập và nâng cao trình độ
chuyên môn.
Phấn đấu hạ giá phí, xây dựng cơ cấu phí, định mức phí thích hợp, ra
sức tiết kiệm và coi đó là mục tiêu quan trọng.
Công ty cũng sẵn sàng đón nhận sự hợp tác và đầu tư của các đối tác từ
trong cũng như nước ngoài.
33
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
đầu tư Thúy Sơn qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013
4.1.1.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2010
– 2012) và 6 tháng đầu năm 2013
Trong việc đầu tư kinh doanh, bất kỳ chủ doanh nghiệp hay các nhà
quản lý nào cũng đều luôn luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, vì doanh
thu luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của từng
doanh nghiệp. Các công ty hay doanh nghiệp đều quan tâm đến sự tăng giảm
doanh thu qua hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Việc phân tích doanh thu luôn
luôn là yếu tố quan trọng, hết sức cần thiết và không thể thiếu trong việc phân
tích kết quả kinh doanh.
Đối với Công ty Cổ phần đầu tư Thúy Sơn sự biến động doanh thu
được thể hiện rõ qua sự biến động doanh thu theo từng mặt hàng và theo từng
thị trường. Doanh thu theo mặt hàng gồm có: doanh thu dăm gỗ bạch đàn,
tràm, keo và than sinh học. Doanh thu theo thị trường gồm có: thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc).
34
Bảng 4.1: Doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 tại Công ty Cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
51.558.556.942
59.618.738.767
60.100.000.000
8.060.181.825
15,63
481.261.233
0,81
8.219.108
300.976
7.219.108
(7.918.132)
(96,34)
6.918.132
2.298,57
51.550.337.834
59.618.437.791
60.092.780.892
8.068.099.957
15,65
474.343.101
0,80
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
Bảng 4.2: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công ty Cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012
Số tiền
%
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
thu
Doanh thu thuần
%
2012
2013
30.492.654.000
24.729.650.000
(5.763.004.000)
(18,90)
2.487.505
1.650.000
(837.505)
(33,67)
30.490.166.495
24.728.000.000
(5.762.166.495)
(18,90)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
35
Qua phân tích ở bảng 4.1, cho ta thấy sự biến động về doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 so với năm 2010 tăng 8.060.181.825
đồng, về tỷ lệ là 15,63% và của năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,81% tương
ứng với số tiền là 481.261.233 đồng, cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu
không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn giữa các năm. Nguyên nhân là do
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu về sản phẩm dăm gỗ
và than sinh học giảm ở các nước nhập khẩu, tuy nhiên doanh thu của Công ty
vẫn tăng qua các năm do Công ty có nhiều thị trường tiêu thụ ở nước ngoài
nhưng đến năm 2012 doanh thu tăng chậm lại. Nhìn bảng phân tích 4.1, ta
thấy các khoản làm giảm trừ doanh thu cao nhất là năm 2010, rồi lại giảm
xuống vào năm 2011, đến năm 2012 thì lại tăng lên. Cụ thể khoản giảm trừ
doanh thu của năm 2011 so với năm 2010 đã giảm xuống một lượng tiền là
7.918.132 đồng (tương đương với tỷ lệ là 96,34%). Nguyên nhân là do công ty
đã thực hiện tốt việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào và khâu sản xuất, nên
chỉ phát sinh khoản chiết khấu thương mại. Đến năm 2012 thì khoản làm giảm
doanh thu lại tăng lên 6.918.132 đồng (tương đương với tỷ lệ là 2.298,57%) so
với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty mở rộng thị trường, nên công ty đã
thực hiện chương trình chiết khấu thương mại cho các khách hàng tiềm năng.
Qua phân tích ở bảng 4.2, cho ta thấy doanh thu bán hàng 6 tháng đầu
năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền là 5.763.004.000
đồng (tương đương tỷ lệ 18,90%), điều này nói lên được là doanh thu giai
đoạn 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm, nguyên nhân chung là do thị
trường dăm gỗ bị thu hẹp ở quy mô xuất khẩu, tỷ lệ kiêm ngạch xuất khẩu
dăm gỗ giảm so với các năm trước.
Để biết chi tiết hơn về sự biến động doanh thu thì chúng ta phân tích
sâu hơn ở khía cạnh biến động doanh thu theo cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị
trường qua 3 năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2013.
a) Phân tích doanh thu theo mặt hàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
36
Bảng 4.3: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Doanh thu
Chênh lệch 2011/2010
Sản
phẩm
2010
Số tiền
2011
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
2012
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Dăm
bạch đàn
28.668.917.710
55,60
29.809.369.380
50,00
30.050.000.000
50,00
1.140.451.670
3,98
240.630.620
0,81
Dăm
tràm
12.085.725.000
23,44
12.090.000.000
20,28
12.091.080.000
20,12
4.275.000
0,04
1.080.000
0,01
Dăm keo
10.444.819.620
20,26
10.445.000.000
17,52
10.446.420.000
17,38
180.380
0,00
1.420.000
0,01
Than
sinh học
359.094.612
0,70
7.274.369.387
12,20
7.512.500.000
12,50
6.915.274.775
1.925,75
238.130.613
3,27
51.558.556.942
100,00
100,00
8.060.181.825
15,63
481.261.233
0,81
Tổng
59.618.738.767
100,00
60.100.000.000
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
37
Bảng 4.4: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Doanh thu
Sản phẩm
6 tháng đầu năm 2012
Số tiền
Dăm bạch đàn
Tỷ trọng
(%)
6 tháng đầu năm 2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
15.359.101.000
50,37
12.904.905.680
52,18
(2.454.195.320)
(15,98)
Dăm tràm
6.825.604.000
22,38
3.825.558.835
15,47
(3.000.045.165)
(43,95)
Dăm keo
5.686.013.000
18,65
6.690.987.000
27,06
1.004.974.000
17,67
Than sinh học
2.621.936.000
8,60
1.308.198.485
5,29
(1.313.737.515)
(50,11)
30.492.654.000
100,00
24.729.650.000
100,00
(5.763.004.000)
(18,90)
Tổng
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
38
Phân tích doanh thu theo từng mặt hàng sẽ giúp cho công ty biết được
mặt hàng nào bán được, mặt hàng nào không bán được. Các mặt hàng của
công ty gồm dăm gỗ bạch đàn, dăm gỗ tràm, dăm gỗ keo và than sinh học.
Qua bảng phân tích 4.3 về cơ cấu doanh thu qua 3 năm càng khẳng
định vai trò đặc biệt quan trọng của mặt hàng dăm gỗ đối với Công ty. Trong
cơ cấu doanh thu tiêu thụ của Công ty thì doanh thu từ dăm gỗ chiếm tỷ trọng
rất cao trên 60% (tổng doanh thu cả 3 loại dăm gỗ so với tổng doanh thu trong
năm), trong khi doanh thu từ mặt hàng than sinh học lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng doanh thu (thấp hơn 40%) so với mặt hàng dăm gỗ. Cụ thể, xét về
từng loại dăm gỗ thì dăm gỗ bạch đàn chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất rồi
đến dăm gỗ tràm và dăm gỗ keo qua các năm. Nguyên nhân là do dăm gỗ bạch
đàn là mặt hàng được thị trường ngoài nước ưa chuộng nên được xuất khẩu
nhiều sang nước ngoài thu về số tiền khá lớn. Còn than sinh học là sản phẩm
mới nghiên cứu của Công ty nên đà tăng trưởng về sản phẩm này giữa các
năm còn thấp. Khi so sánh doanh thu về cơ cấu mặt hàng giữa các năm thì ta
thấy, doanh thu của dăm gỗ bạch đàn năm 2011 tăng với số tiền 1.140.451.670
đồng (tương đương tăng 3,98%) so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì
doanh thu của dăm gỗ bạch đàn lại tăng trưởng chậm lại chỉ với 0,81 % so với
năm 2011. Doanh thu dăm gỗ tràm cũng tương tự với chiều hướng tăng chậm
lại như dăm gỗ bạch đàn, cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,04% nhưng
đến năm 2012 chỉ tăng 0,01% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho quá
trình tăng doanh thu về hai loại dăm gỗ này trở nên chậm là do thị trường đang
chuyển sang một sự thay đổi mới về việc sử dụng nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất hàng trang trí nội thất và bột giấy bằng dăm gỗ keo để nhằm tiết kiệm chi
phí sản xuất vì giá bán dăm gỗ keo tương đối rẻ so với dăm gỗ bạch đàn và
tràm đồng thời tính bền của dăm gỗ keo cao hơn dăm gỗ bạch đàn và tràm.
Chính vì điều này đã làm cho doanh thu của dăm gỗ keo càng lúc càng tăng
cao hơn qua các năm. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 doanh thu mặt hàng
dăm gỗ keo tăng 180.380 đồng (tương đương tăng 0,00%) và năm 2012 so với
năm 2011 doanh thu dăm gỗ keo tăng 1.420.000 đồng (tương đương tăng
0,01%). Song, sự tăng doanh thu của mặt hàng dăm gỗ vẫn theo chiều hướng
chậm dần. Bên cạnh mặt hàng dăm gỗ thì mặt hàng mới của Công ty là than
sinh học tuy chiếm tỷ trọng doanh thu thấp trong tổng doanh thu qua các năm
nhưng xét về hướng biến động doanh thu thì mặt hàng than sinh học có sự
tăng doanh thu đáng kể và rõ rệt qua các năm, cụ thể năm 2011 so với năm
2010 doanh thu tăng 6.915.274.775 đồng (tương đương tăng 1.925,75%) và
năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 238.130.613 đồng (tương đương
39
tăng 3,27%), tuy nhiên về sau doanh thu vẫn tăng chậm là do giá mặt hàng này
khá cao.
Qua phân tích ở bảng 4.4, ta thấy doanh thu của mặt hàng dăm gỗ keo 6
tháng đầu năm 2013 tăng lên trong khi hai mặt hàng dăm gỗ bạch đàn và tràm
lại giảm xuống, than sinh học cũng có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân
doanh thu dăm gỗ Keo tăng lên còn dăm gỗ bạch đàn và tràm lại giảm xuống
là do sự biến động giá cả liên tục của thị trường dăm gỗ. Mặt khác dăm gỗ keo
ngày càng được ưa chuộng hơn đối với khách hàng trong và ngoài nước làm
cho doanh thu của dăm gỗ bạch đàn và tràm giảm mạnh vào thời điểm 6 tháng
đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể dăm gỗ keo tăng lên một
số tiền là 1.004.974.000 đồng (tương đương với tỷ lệ tăng lên là 17,67%), còn
dăm gỗ bạch đàn giảm xuống 2.454.195.320 đồng (tương đương giảm xuống
với tỷ lệ là 15,98%), doanh thu mặt hàng dăm gỗ tràm giảm xuống rõ rệt, giảm
xuống một số tiền đáng kể là 3.000.045.165 đồng (tương đương với tỷ lệ là
43,95%). Còn mặt hàng than sinh học 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm
xuống, cụ thể doanh thu than sinh học đã giảm xuống một số tiền là
1.313.737.515 đồng (tương đương tỷ lệ 50,11%). Nguyên nhân giảm xuống là
do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và đây là sản phẩm mới
của công ty, vẫn đang còn trong tiến trình nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản
phẩm nên doanh thu của mặt hàng này biến động thất thường. Tuy nhiên mặt
hàng này trong tương lai rất có triển vọng xuất khẩu ở nhiều nước vì do nhu
cầu thị trường và do đặc điểm của loại than này là không khói và thời gian đốt
lại rất lâu so với các loại than thông thường, đảm bảo tính kinh tế và an toàn.
b) Phân tích doanh thu theo thị trường giai đoạn 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
40
Bảng 4.5: Doanh thu theo thị trường giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Doanh thu
Chênh lệch 2011/2010
Thị
trường
2010
Số tiền
2011
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Chênh lệch 2012/2011
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Việt
Nam
10.315.011.142
20,01
11.049.379.337
18,53
24.411.080.000
40,62
734.368.195
7,12
13.361.700.663
120,93
Trung
Quốc
25.235.335.690
48,94
29.395.973.050
49,31
6.868.920.000
11,43
4.160.637.360
16,49
(22.527.053.050)
(76,63)
Nhật
7.745.951.360
15,02
9.139.552.650
15,33
13.957.400.000
23,22
1.393.601.290
17,99
4.817.847.350
52,71
Hàn
Quốc
8.262.258.750
16,03
10.033.833.730
16,83
14.862.600.000
24,73
1.771.574.980
21,44
4.828.766.270
48,12
100,00
8.060.181.825
15,63
481.261.233
0,81
Tổng
51.558.556.942
100,00
59.618.738.767
100,00
60.100.000.000
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
41
Bảng 4.6: Doanh thu theo thị trường 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Doanh thu
Thị trường
6 tháng đầu năm 2012
Số tiền
Việt Nam
Tỷ trọng
(%)
6 tháng đầu năm 2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
12.644.070.500
41,47
9.091.302.000
36,76
(3.552.768.500)
(28,10)
Trung Quốc
3.945.357.500
12,94
1.668.156.000
6,75
(2.277.201.500)
(57,72)
Nhật
6.782.350.000
22,24
6.812.392.000
27,55
30.042.000
0,44
Hàn Quốc
7.120.876.000
23,35
7.157.800.000
28,94
36.924.000
0,52
30.492.654.000
100,00
24.729.650.000
100,00
(5.763.004.000)
(18,90)
Tổng
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
42
Doanh thu theo thị trường gồm có: thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc).
Nhìn vào bảng phân tích số liệu (bảng 4.5), ta thấy doanh thu thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài đều tăng lên vào năm 2011, Trung Quốc
là thị trường chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu (49,31
%) kế đến là thị trường trong nước, rồi Hàn Quốc và Nhật. Cụ thể: doanh thu
thị trường Trung Quốc của năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 4.160.637.360
đồng (tương đương 16,49 %), doanh thu trong nươc cũng tăng lên với số tiền
là 734.368.195 đồng (tương đương 7,12 %). Tuy thị trường Hàn Quốc doanh
thu chỉ tăng lên với số tiền là 1.771.574.980 đồng nhưng tốc độ tăng doanh thu
của thị trường này cao hơn thị trường Trung Quốc cụ thể 21,44 %, thị trường
Nhật cũng vậy tốc độ tăng doanh thu cũng cao hơn Trung Quốc cụ thể là 17,99
% (tương đương 1.393.601.290 đồng). Nguyên nhân tăng lên doanh thu năm
2011 ở tất cả các thị trường là do công ty đã tìm kiếm được nhiều khách hàng
tiêu thụ ở các nước. Điều này đã nói lên được sự uy tín và chất lượng sản
phẩm của công ty đối với các đối tác.
Đến năm 2012, ta thấy doanh của thị trường trong nước, Hàn Quốc và
Nhật đều tăng lên. Riêng Trung Quốc, doanh thu của thị trường này đã giảm
xuống một con số rất lớn so với năm 2011 nguyên nhân là do Trung Quốc đã
hạn chế lượng nhập khẩu dăm gỗ và một nguyên nhân nữa là giá cả của mặt
hàng dăm gỗ trên thị trường biến động (Trung Quốc là thị tập trung chủ yếu
của ngành sản xuất dăm băm ở Việt Nam nên khi Trung Quốc cắt giảm lượng
nhập khẩu dăm băm ở Việt Nam sẽ làm cho thị trường dăm băm biến động,
biểu hiện cụ thể là giá cả dăm băm giảm xuống). Đó cũng chính là nguyên
nhân làm cho tốc độ tăng lên của tổng doanh thu năm 2012 tăng chậm lại so
với năm 2011. Cụ thể, doanh thu của Trung Quốc giảm xuống 22.527.053.050
đồng (tương đương tỷ lệ 76,63%), doanh thu của Việt Nam tăng lên mạnh với
tốc độ tăng trưởng doanh thu của thị trường này là 120,93% tương đương
13.361.700.663 đồng, thị trường Nhật cũng tăng lên với tốc độ tăng doanh thu
là 52,71% tương đương với số tiền là 4.817.847.350 đồng. Doanh thu của thị
trường Hàn Quốc năm 2012 so với 2011 cũng rất khả quan, biểu hiện ở tốc độ
tăng doanh thu của năm 2012 so với 2011 cao hơn tốc độ tăng doanh thu của
năm 2011 so với năm 2010, cụ thể năm 2011 so với 2010 là 21,44 %, còn năm
2012 so với 2011 là 48,12 % tương đương với số tiền doanh thu tăng lên là
4.828.766.270 đồng. Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu này là do trước
đây sản phẩm dăm băm của công ty sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu đặc biệt
là xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, trước sự bất ổn của tình hình nhập
khẩu dăm băm của Trung Quốc, công ty đã nắm bắt, chuyển biến kịp thời và
43
đề ra chiến lược kinh doanh mới hướng tập trung vào thị trường trong nước và
mở rộng nhiều thị trường tiêu thụ ở nước ngoài đặc biệt là Nhật và Hàn Quốc.
Sang 6 tháng đầu năm 2013, thị trường dăm gỗ lại tiếp tục không
ngừng biến động biểu hiện cụ thể là số tổng doanh thu của tất cả thị trường đã
giảm xuống chỉ còn 24.729.650.000 đồng tức đã giảm 5.763.004.000 đồng so
với 6 tháng đầu năm 2012. Để biết rõ hơn doanh thu 6 tháng đầu năm 2013
biến động là do nguyên nhân nào và doanh thu ở các thị trường như thế nào, ta
nhìn vào doanh thu từng thị trường ở bảng phân tích (bảng 4.6).
Nhìn vào bảng 4.6, ta thấy doanh thu thị trường trong nước và doanh
thu của thị trường Trung Quốc đã giảm xuống, còn doanh thu của thị trường
Nhật và Hàn Quốc có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân doanh thu trong nước
giảm xuống là do sự biến động giá cả của dăm gỗ xuất khẩu kéo theo biến
động giá cả của dăm gỗ trong nước và một phần là do doanh thu mặt hàng
than sinh học đã giảm xuống 1.313.737.515 đồng làm cho doanh thu 6 tháng
đầu năm trong nước giảm xuống .Vì hiện nay sản phẩm than sinh học chủ yếu
bán cho khách hàng trong nước, sản phẩm này vẫn đang tiếp tục và không
ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ ở
các nước nhập khẩu nhằm mục đích tăng doanh thu). Cụ thể doanh thu giảm
2.454.195.320 đồng (tương đương tỷ lệ 15,98%). Xét về thị trường Trung
Quốc ta thấy sự giảm sút doanh thu biểu hiện rõ rệt ở thị trường này, nguyên
nhân là do Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu dăm gỗ, và giá dăm băm xuất
khẩu đã giảm liên tục vào 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể từ 138 USD/tấn giảm
liên tục xuống và chỉ còn 120 USD/tấn nên doanh thu thị trường Trung Quốc
vẫn tiếp tục giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể doanh thu giảm
xuống 2.277.201.500 đồng (tương đương với tỷ lệ 57,72%). Bên cạnh đó,
doanh thu Nhật và Hàn Quốc lại tăng lên nhưng tốc độ tăng doanh thu chỉ ở
con số là 0,44 % đối với Nhật và 0,52 % đối với Hàn Quốc so với 6 tháng đầu
năm 2012 (tương đương với số tiền tăng lên là 30.042.000 đồng đối với Nhật
và Hàn Quốc là 36.924.000 đồng). Nguyên nhân của tốc độ tăng doanh thu
không cao ở hai thị trường này là do sự biến động giá cả của dăm băm. Nhìn
về góc độ biến động giá cả 6 tháng đầu năm như vậy mà doanh thu của Nhật
và Hàn Quốc vẫn tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012, điều này chứng tỏ lượng
xuất khẩu dăm băm của hai thị trường này đã tăng lên. Đây là biểu hiện một
xu hướng tốt, ngoài ra cũng khẳng định được tài lãnh đạo và chiến lược kinh
doanh hiệu quả của công ty, cũng như thể hiện sự uy tín và chất lượng sản
phẩm của công ty đối với các đối tác.
4.1.1.2 Phân tích chi phí giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
44
Bảng 4.7: Chi phí giai đoạn 2010 – 2012 tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Giá vốn hàng bán
26.558.986.505
28.689.060.178
28.500.000.000 2.130.073.673
2. Chi phí bán hàng
11.291.727.391
12.835.912.731
13.070.922.000 1.544.185.340
13,68
235.009.269
1,83
5.752.941.289
8.584.762.628
9.500.000.000 2.831.821.339
49,22
915.237.372
10,66
43.977.151
15.576.764
(28.400.387)
(64,58)
84.423.236
541,98
793.013.370
450.477.336
600.000.000 (342.536.034)
(43,19)
149.522.664
33,19
44.440.645.706
50.575.789.637
51.770.922.000 6.135.143.931
13,81 1.195.132.363
2,36
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Chi phí khác
5. Chi phí tài chính
TỔNG CHI PHÍ
100.000.000
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
45
8,02 (189.060.178)
(0,66)
Bảng 4.8: Chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại
Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
Chênh lệch 6 tháng đầu
năm 2013/2012
6 tháng đầu
năm 2013
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
1.Giá vốn hàng bán
14.459.910.800
14.232.727.140
(227.183.660)
(1,57)
2.Chi phí bán hàng
6.574.935.500
5.566.325.000
(1.008.610.500)
(15,34)
3.Chi phí QLDN
4.821.975.000
4.447.305.000
(374.670.000)
(7,77)
4.Chi phí khác
100.000.000
-
(100.000.000)
(100)
5. Chi phí tài chính
300.000.000
200.080.500
(99.919.500)
(33,31)
TỔNG CHI PHÍ
26.256.821.300
24.446.437.640
(1.810.383.660)
(6,89)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
Nhìn vào bảng 4.7, ta thấy tổng chi phí qua các năm đều tăng, chi phí
cao nhất vào năm 2012 nhưng xét về tốc độ gia tăng chi phí thì tốc độ gia tăng
chi phí của năm 2011 so với năm 2010 tăng mạnh hơn tốc độ tăng chi phí của
năm 2012 so với năm 2011 cụ thể năm 2011 so với 2010 là 13,81%, còn năm
2012 so với 2011 chỉ là 2.36 %. Điều này cho thấy tốc độ gia tăng của chi phí
chậm dần, chứng tỏ đây là một dấu hiệu tốt trong việc thực hiện tiết kiệm chi
phí một cách triệt để để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí tăng lên nhanh vào
năm 2011 rồi lại tiếp tục tăng lên ở năm 2012 nhưng tăng với tốc độ chậm
hơn. Để hiểu rõ được nguyên nhân ta xem sự biến động từng khoản mục chi
phí ở bảng 4.7 như thế nào.
Trước hết, ta thấy giá vốn hàng bán của năm 2011 tăng lên
2.130.073.673 đồng so với năm 2010 (tương đương 8,02%), đến năm 2012 giá
vốn hàng bán đã giảm xuống một số tiền là 189.060.178 đồng (tương đương
với tỷ lệ giảm xuống là 0,66%). Nhìn chung chi phí bán hàng qua các năm đều
có xu hướng tăng lên, và tăng mạnh nhất là năm 2011 cụ thể tốc độ gia tăng
của chi phí bán hàng năm 2011 so với 2010 là 13,68 % (tương đương chi phí
bán hàng tăng lên 1.544.185.340 đồng), còn năm 2012 tốc gia tăng của chi phí
bán hàng chậm lại chỉ 1,83 % so với năm 2011 tức chi phí bán hàng tăng lên
46
235.009.269 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng vậy, cũng có xu hướng
tăng lên và tăng chậm vào năm 2012. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng mạnh vào năm 2011 với số tiền tăng lên là 2.831.821.339 đồng (tương
đương tỷ lệ 49,22%), năm 2012 tăng 915.237.372 đồng (tương đương tỷ lệ
10,66%) so với năm 2011. Chi phí khác và chi phí tài chính có xu hướng giảm
xuống rồi lại tăng lên, cụ thể chi phí khác năm 2011 giảm xuống 28.400.387
đồng (tương đương với tỷ lệ giảm xuống là 64,58 %) so với năm 2010, đến
năm 2012 chi phí khác lại tăng mạnh lên với tốc độ gia tăng của chi phi khác
là 541,98 % so với năm 2011 nguyên nhân là do năm 2012 công ty đã nhượng
bán tài sản cố định làm cho chi phí khác tăng lên mạnh. Dù chi phí khác tăng
lên với tốc độ gia tăng mạnh như vậy nhưng chỉ tăng lên với số tiền là
84.423.236 đồng, là con số không đáng kể trong tổng chi phí nên không làm
ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Xét về chi phí tài chính, chi phí tài chính của
công ty chủ yếu là chi phí lãi vay cụ thể chi phí tài chính năm 2011 đã giảm
xuống 342.536.034 đồng (tương đương tỷ lệ 43,19%) so với năm 2010, đến
năm 2012 chi phí tài chính lại có xu hướng tăng nhanh cụ thể tăng
149.522.664 đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ là 33,19%.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 tất cả khoản mục chi phí đều giảm xuống so
với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể chi phí giá vốn hàng bán đã giảm xuống
227.183.660 đồng (tương đương tỷ lệ 1,57%) nguyên nhân là do công ty có bộ
phận trồng rừng, ngoài việc thu mua thêm nguyên vật liệu đầu vào thì công ty
vẫn có khả năng tự cung cấp cho mình một số nguyên vật liệu đầu vào nhằm
tiết kiệm chi phí nên chi phí giá vốn hàng bán đã giảm xuống. Tuy nhiên, xét
trong tổng chi phí thì số tiền giảm xuống là không đáng kể vì do công ty ngày
càng có nhiều thị trường tiêu thụ nên cần nhiều nguyên liệu đầu vào. Chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm xuống, cụ thể chi phí bán
hàng giảm 1.008.610.500 đồng tương ứng tỷ lệ giảm xuống là 15,34 % nguyên
nhân là do công ty thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí xăng dầu ở bộ phận bán
hàng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 374.670.000 đồng tương ứng tỷ
lệ giảm xuống là 7,77 %. Chi phí khác của công ty chủ yếu phát sinh từ việc
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, do 6 tháng đầu năm 2013, không phát
sinh khoản mục chi phí khác nào nên chi phí khác giảm xuống 100% so với
cùng kỳ năm 2012. Chi phí lãi vay đã có xu hướng giảm xuống nên chi phí tài
chính 6 tháng đầu năm 2013 giảm 99.919.500 đồng (tương đương với tỷ lệ
6,11%) so với 6 tháng đầu năm 2012.
4.1.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
47
Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu
1. LN từ HĐSXKD
2. LN khác
3. LN hoạt động tài chính
4. LN trước thuế
5. Thuế TNDN
LN sau thuế
Chênh lệch 2012/2011
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
7.946.682.649
9.508.702.254
9.021.858.892
1.562.019.605
19,66
(486.843.362)
(5,12)
381.631.032
819.100.242
2.100.000.000
437.469.210
114,63
1.280.899.758
156,38
4.875.327.981
6.001.464.154
4.859.980.000
1.126.136.173
23,10
(1.141.484.154)
(19,02)
13.203.641.662
16.329.266.650
15.981.838.890
3.125.624.988
23,67
(347.427.758)
(2,13)
2.201.855.407
4.135.905.025
3.995.459.723
1.934.049.618
87,84
(140.445.302)
(3,40)
11.001.786.255
12.193.361.625
11.986.379.169
1.191.575.370
10,83
(206.982.456)
(1,70)
Số tiền
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
48
Tỷ lệ(%)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 và tháng đầu năm
2013 tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Chênh lệch 6 tháng đầu
năm 2013/2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. LN từ HĐSXKD
4.633.345.195
481.642.860
(4.151.702.335)
(89,60)
2. LN khác
2.100.000.000
50.000.000
(2.050.000.000)
(97,62)
3. LN hoạt động tài chính
1.552.837.000
1.709.395.300
156.558.300
10,08
4. LN kế toán trước thuế
8.286.182.195
2.241.038.160
(6.045.144.035)
(72,95)
5. Thuế TNDN
2.099.718.567
560.259.540
(1.539.459.027)
(73,32)
LN sau thuế
6.186.463.628
1.680.778.620
(4.505.685.008)
(72,83)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
Lợi nhuận của công ty gồm: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Nhìn vào bảng phân
tích số liệu (bảng 4.9 và bảng 4.10), ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của
công ty tăng lên ở năm 2011 rồi lại giảm xuống ở năm 2012 cụ thể năm 2010
là 13.203.641.662 đồng, năm 2011 là 16.329.266.650 đồng tức lợi nhuận đã
tăng lên được 3.125.624.988 đồng (tương đương với tỷ lệ là 23,67%) so với
năm 2010, lợi nhuận tăng lên là do công ty đã mở rộng được thị trường tiêu
thụ. Đến năm 2012, lợi nhuận đã giảm xuống và chỉ còn 15.981.838.892 đồng
cụ thể giảm 347.427.758 đồng (tương đương với tỷ lệ 2,13%) so với năm
2011, nguyên nhân lợi nhuận giảm là do sự biến động của thị trường tiêu thụ
dăm gỗ. Tương tự, xét về lợi nhuận sau thuế, ta cũng thấy lợi nhuận sau thuế
đạt cao nhất vào năm 2011 với số tiền là 12.193.361.625 đồng, tức đã tăng lên
1.191.575.370 đồng (tương đương tỷ lệ 10,83 %) so với năm 2010. Đến năm
2012, lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm xuống, cụ thể giảm 206.982.450
đồng tương ứng tỷ lệ 1,70 % so với năm 2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận kế toán trước thuế đã giảm
6.045.144.035 đồng (tương đương tỷ lệ 72,95%) so với 6 tháng đầu năm 2012,
nguyên nhân lợi nhuận giảm xuống là do thị trường dăm gỗ 6 tháng đầu năm
2013 biến động không ngừng. Biểu hiện cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất kinh doanh đã giảm xuống một khoảng lợi nhuận là 4.151.702.335 đồng
49
(tương đương 89,60%). Ngoài ra, lợi nhuận khác cũng làm cho lợi nhuận trước
thuế giảm xuống ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 vì lợi nhuận khác đã giảm
xuống 2.050.000.000 đồng (tương đương tỷ lệ 97,62 %). Bên cạnh đó, lợi
nhuận hoạt động tài chính có xu hướng tăng lên, cụ thể tăng 156.558.300 đồng
tương đương với tốc độ gia tăng của lợi nhuận hoạt động tài chính so với cùng
kỳ năm 2012 là 10,08 %. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm
xuống so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể lợi nhuận sau thuế đã giảm xuống một
lượng tiền là 4.505.685.008 đồng (tương đương tỷ lệ 72,83%).
4.1.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN QUA 3 NĂM (2010 –
2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013
50
Bảng 4.11: Sự biến động lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần
51.550.337.834
59.618.437.791
60.092.780.892
8.068.099.957
2. Giá vốn hàng bán
26.558.986.505
28.689.060.178
28.500.000.000
2.130.073.673
3. CP bán hàng
11.291.727.391
12.835.912.731
13.070.922.000
1.544.185.340
13,68
235.009.269
1,83
4. CP QLDN
5.752.941.289
8.584.762.628
9.500.000.000
2.831.821.339
49,22
915.237.372
10,66
LN từ HĐ SXKD
7.946.682.649
9.508.702.254
9.021.858.892
1.562.019.605
19,66 (486.843.362)
(5,12)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
51
15,65
Chênh lệch 2012/2011
474.343.101
0,80
8,02 (189.060.178)
(0,66)
Bảng 4.12: Sự biến động lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
6 tháng đầu
năm 2012
Chỉ tiêu
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012
6 tháng đầu
năm 2013
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần
30.490.166.495
24.728.000.000 (5.762.166.495)
2. Giá vốn hàng bán
14.459.910.800
14.232.727.140
(18,90)
(227.183.660)
(1,57)
(15,34)
3. CP bán hàng
6.574.935.500
5.566.325.000 (1.008.610.500)
4. CP QLDN
4.821.975.000
4.447.305.000
LN từ HĐ SXKD
4.633.345.195
(374.670.000)
(7,77)
481.642.860 (4.151.702.335)
(89,60)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
Dựa vào 2 bảng trên (bảng 4.11 và bảng 4.12), áp dụng phương pháp thay thế
liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt
động sản xuất kinh doanh. (Xem phần phụ lục)
Bảng 4.17: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh qua 3 năm 2010-2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần
Năm 2011/2010
Năm 2012/2011
6 tháng đầu năm
2013/2012
8.068.099.957
474.343.101
(5.762.166.495)
2. Giá vốn hàng bán
(2.130.073.673)
189.060.178
227.183.660
3. CP bán hàng
(1.544.185.340)
(235.009.269)
1.008.610.500
4. CP QLDN
(2.831.821.339)
(915.237.372)
374.670.000
1.562.019.605
(486.843.362)
(4.151.702.335)
LN từ HĐ SXKD
Nguồn: Số liệu phòng kế toán trong 3 năm 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong năm 2011, trong 4 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh thì có một nhân tố làm tăng lợi nhuận đó là doanh thu
thuầnvà ba nhân tố còn lại làm lợi nhuận giảm 6.506.080.352 đồng, do công ty
52
mở rộng thị trường tiêu thụ nên tất cả các khoản chi phí đều tăng lên. Doanh
thu thuần tăng lên làm lợi nhuận tăng thêm 8.068.099.957 đồng. Kết hợp các
nhân tố này làm lợi nhuận tăng lên 1.562.019.605 triệu đồng so với năm 2010.
Năm 2012, có 2 nhân tố làm tăng lợi nhuận và 2 nhân tố làm giảm lợi
nhuận.Cụ thể, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán làm tăng lợi nhuận, nên lợi
nhuận tăng thêm 663.403.279 đồng. Còn nhân tố chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp làm lợi nhuận giảm xuống 1.150.246.641 đồng. Tổng
hợp các nhân tố trên cho thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ
tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, và tốc độ giảm của
chi phí giá vốn hàng bán lại thấp hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp dẫn tới lợi nhuận giảm 486.843.362 đồng so với
năm 2011.
Sang 6 tháng đầu năm 2013, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp làm lợi nhuận tăng 1.610.464.160 đồng trong khi đó
doanh thu thuần làm lợi nhuận giảm 5.762.166.495 đồng, do thị trường dăm
gỗ 6 tháng đầu năm 2013 biến động liên tục, tổng hợp các nhân tố trên làm lợi
nhuận giảm 4.151.702.335 đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh tăng giảm không đồng đều là do giá cả nguyên vật liệu,
xăng, dầu biến động thất thường. Và do sự biến động, chuyển biến của thị
trường dăm gỗ. Tuy nhiên, công ty vẫn đạt được lợi nhuận trong khi đó lại có
một số công ty cùng ngành lại phá sản điều này chứng tỏ công ty có chiến
lược kinh doanh hiệu quả, và chuyển biến kịp thời trước mọi biến động.
4.1.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác qua 3 năm
(2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013
53
Bảng 4.13: Sự biến động lợi nhuận khác giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu
Năm 2010
1. Thu nhập khác
2. Chi phí khác
LN khác
Năm 2011
Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
2.200.000.000 409.068.823
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ (%)
425.608.183
834.677.006
96,11 1.365.322.994
163,58
43.977.151
15.576.764
100.000.000
(28.400.387)
(64,58)
84.423.236
541,98
381.631.032
819.100.242
2.100.000.000
437.469.210
114,63 1.280.899.758
156,38
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
Bảng 4.14: Sự biến động lợi nhuận khác 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012
6 tháng đầu năm 2012
6 tháng đầu năm 2013
Số tiền
1. Thu nhập khác
2. Chi phí khác
LN khác
Tỷ lệ (%)
2.200.000.000
50.000.000
(2.150.000.000)
(97.73)
100.000.000
-
(100.000.000)
(100)
2.100.000.000
50.000.000
(2.050.000.000)
(97,62)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
54
Dựa vào 2 bảng trên (bảng 4.13 và bảng 4.14), áp dụng phương pháp thay thế
liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận khác. (Xem
phần phụ lục)
Bảng 4.18: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác qua 3 năm 20102012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
1. Thu nhập khác
2. Chi phí khác
LN khác
Năm 2011/2010
Năm 2012/2011
6 tháng đầu năm
2013/2012
409.068.823
1.365.322.994
(2.150.000.000)
28.400.387
(84.423.236)
100.000.000
437.469.210
1.280.899.758
(2.050.000.000)
Nguồn: Số liệu phòng kế toán trong 3 năm 2010 – 2012,
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Năm 2011 do ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác làm cho lợi nhuận khác tăng
409.068.823 đồng. Còn nhân tố chi phí khác giảm làm lợi nhuận khác tăng thêm
28.400.387 đồng. Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho lợi nhuận khác tăng 437.469.210
đồng so với năm 2010. Do ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác làm cho lợi nhuận
khác tăng 1.365.322.994 đồng trong năm 2012, còn chi phí khác tăng lên nên làm lợi
nhuận giảm xuống 84.423.236 đồng. Từ 2 nhân tố ảnh hưởng trên dẫn đến lợi nhuận
khác tăng thêm 1.280.899.758 đồng so với năm 2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, chi phí khác giảm nên làm lợi nhuận khác tăng thêm
100.000.000 đồng, thu nhập khác giảm làm cho lợi nhuận khác giảm 2.150.000.000
đồng. Tuy chi phí khác giảm làm tăng lợi nhuận nhưng không bù đắp được phần thu
nhập giảm xuống làm cho lợi nhuận khác giảm 2.050.000.000 đồng so với 6 tháng đầu
năm 2012. Do lợi nhuận khác chiếm tỷ lệ nhỏ nên cũng không làm ảnh hưởng nhiều
đến tổng lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ khoản chi phí này để
đạt được lợi nhuận cao nhất.
4.1.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài chính qua 3 năm
(2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013
55
Bảng 4.15: Sự biến động lợi nhuận hoạt động tài chính giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu
1. Doanh thu HĐTC
2. Chi phí tài chính
LN HĐTC
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
5.668.341.351
6.451.941.490
5.459.980.000 783.600.139
793.013.370
450.477.336
600.000.000
(342.536.034)
4.875.327.981
6.001.464.154
4.859.980.000
1.126.136.173
Số tiền
Chênh lệch 2012/2011
Tỷ lệ (%)
Số tiền
13,82
(991.961.490)
(15,37)
(43,19)
149.522.664
33,19
23,10 (1.141.484.154)
(19,02)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
Bảng 4.16: Sự biến động lợi nhuận hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012
Số tiền
1. Doanh thu HĐTC
2. Chi phí tài chính
LN HĐTC
Tỷ lệ (%)
1.852.837.000
1.909.475.800
56.638.800
3,06
300.000.000
200.080.500
(99.919.500)
(33,31)
1.552.837.000
1.709.395.300
156.558.300
10,08
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
56
Tỷ lệ (%)
Dựa vào 2 bảng trên (bảng 4.15 và bảng 4.16), áp dụng phương pháp
thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi
nhuận khác. (Xem phần phụ lục)
Bảng 4.19: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài
chính qua 3 năm 2010-2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011/2010
Năm 2012/2011
6 tháng đầu năm
2013/2012
1. Doanh thu HĐTC
783.600.139
(991.961.490)
56.638.800
2. Chi phí tài chính
342.536.034
(149.522.664)
99.919.500
1.126.136.173
(1.141.484.154)
156.558.300
LN HĐTC
Nguồn: Số liệu phòng kế toán trong 3 năm 2010 – 2012,
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Năm 2011 do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu hoạt động tài chính làm
cho lợi nhuận hoạt động tài chính tăng thêm 783.600.139 đồng. Còn nhân tố
chi phí tài chính giảm nên cũng làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính tăng lên
thêm 342.536.034 đồng. Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho lợi nhuận hoạt động
tài chính tăng 1.126.136.173 đồng so với năm 2010.
Năm 2012, do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu hoạt động tài chính làm
cho lợi nhuận hoạt động tài chính giảm xuống 991.961.490 đồng so với năm
2011, còn chi phí tài chính tăng lên nên làm lợi nhuận giảm xuống
149.522.664 đồng. Từ 2 nhân tố ảnh hưởng trên làm cho lợi nhuận hoạt động
tài chính giảm 1.141.484.154 đồng so với năm 2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, chi phí tài chính giảm nên làm lợi nhuận
hoạt động tài chính tăng thêm 99.919.500 đồng, còn doanh thu hoạt động tài
chính tăng lên nên đã làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 56.638.800
đồng. Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng trên làm cho lợi nhuận hoạt động tài
chính tăng thêm 156.558.300 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
4.1.3 Phân tích các tỷ số tài chính
57
Bảng 4.20: Một số tỷ số tài chính của công ty qua 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2011/2010
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Lợi nhuận sau thuế
11.001.786.255
12.193.361.625
11.986.379.169
1.191.575.370
10,83
(206.982.455)
(1,70)
Tổng doanh thu
51.558.556.942
59.618.738.767
60.100.000.000
8.068.181.825
15,63
481.261.233
0,81
Tổng tài sản
191.800.569.862
214.317.529.332
219.453.007.200
22.516.959.470
11,74
5.135.477.868
2,40
Tổng vốn chủ sở hữu
169.294.374.140
183.272.461.774
155.331.785.500
13.978.087.634
8,26
(27.940.676.274)
(15,25)
Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu ROS (%)
21,34
20,45
19,94
(0,89)
(4,17)
(0.51)
(2,49)
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài
sản ROA (%)
5,74
5,69
5,46
(0,05)
(0,87)
(0,23)
(4,04)
Tỷ suất lợi nhuận/vốn
ROE (%)
6,50
6,65
7,72
0,15
2,31
1,07
16,09
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 2010, 2011, 2012
58
Bảng 4.21: Một số tỷ số tài chính của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2012
6 tháng đầu năm 2013
Số tiền
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ (%)
6.186.463.628
1.680.778.620
(4.505.685.008)
(72,83)
30.492.654.000
24.729.650.000
(5.763.004.000)
(18,90)
194.587.254.800
176.653.562.400
(17.933.692.400)
(9,22)
152.908.460.700
142.476.951.200
(10.431.509.500)
(6,82)
20,29
6,80
(13,49)
(66,50)
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
ROA (%)
3,18
0,95
(2,23)
(70,07)
Tỷ suất lợi nhuận/vốn ROE
(%)
4,05
1,18
(2,87)
(70,84)
Tổng doanh thu
Tổng tài sản
Tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
ROS (%)
Nguồn: số liệu phòng Kế toán, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
59
4.1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu sẽ cho ta biết được mức lợi nhuận
thu được trong mức doanh thu có được thông qua quá trình cung cấp dịch vụ
cũng như quá trình tiêu thụ thành phẩm trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này càng
cao thì càng tốt đối với mỗi công ty hay doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu (bảng 4.20 và bảng 4.21), ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu qua các năm có xu hướng giảm dần, từ 21,34% (năm 2010) và giảm
xuống chỉ còn 19,94% vào năm 2012. Nhìn bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận trên
doanh thu của năm 2010 là cao nhất và thấp nhất là năm 2012. Cụ thể, năm
2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 21,34%, cho thấy cứ 100 đồng doanh
thu thì tạo ra được 21,34 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu đã giảm xuống và chỉ còn là 20,45%, có nghĩa trong 100 đồng
doanh thu tạo ra có 20,45 đồng lợi nhuận, giảm 0,89 đồng so với năm 2010, tỷ
suất này giảm xuống so với năm 2010 là do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn
tốc độ tăng của lợi nhuận (15,63% > 10,83%) nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu giảm xuống.
Đến năm 2012, tỷ suất này lại tiếp tục giảm xuống và chỉ còn 19,94%,
điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có được từ việc cung cấp các
dịch vụ và sau khi đã trang trải cho các khoản chi phí còn lại 19,94 đồng lợi
nhuận. Tỷ suất này giảm xuống là do nguyên nhân lợi nhuận đã giảm xuống,
trong khi đó doanh thu thì lại tăng lên so với năm 2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất lợi nhuận giảm chỉ còn 6,80% tức đã
giảm 13,49 đồng so với cùng kỳ 2012. Xét về tốc độ giảm của lợi nhuận và
doanh thu thuần thì ta càng thấy rõ hơn nữa đó là tốc độ giảm của lợi nhuận rất
lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (72,83% > 18,90%) so
với cùng kỳ năm 2012 nên đã làm cho tỷ suất này giảm mạnh. Tuy nhiên, đó
không phải là biểu hiện của chiều hướng xấu, vì đây là nguyên nhân khách
quan phát sinh từ sự bất ổn do yếu tố bên ngoài. Trong tình hình bất ổn của thị
trường như vậy mà công ty vẫn đạt con số khả quan chứng tỏ công ty có nhiều
thị trường tiêu thụ và kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra kế
hoạch kinh doanh hiệu quả hơn để nâng cao tỷ suất này lên trong thời gian tới.
4.1.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu
tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất
60
kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ
suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Dựa vào bảng phân tích trên (bảng 4.20 và bảng 4.21) ta thấy tỷ suất này
giảm xuống vào năm 2011 rồi đến năm 2012 lại tăng lên, cụ thể:
Năm 2010, tỷ suất này là 5,74% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà doanh
nghiệp bỏ ra đem lại cho doanh nghiệp 5,74 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang
năm 2011, cho thấy với 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo ra 5,69
đồng lợi nhuận, tức giảm 0,05 đồng so với năm 2010, nguyên nhân tỷ suất này
giảm xuống là tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 10,83% thấp hơn hơn tốc
độ tăng của tổng tài sản là 11,74%. Đến năm 2012, tỷ suất này giảm xuống cụ
thể là tạo ra 5,46 đồng trong 100 đồng tài sản bỏ ra, tức giảm 0,23 đồng so với
năm 2011.
Sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là 0,95% so
với cùng kỳ của năm 2012, tỷ suất này đã giảm xuống 70,77%, tức là 100
đồng tài sản đưa vào sử dụng thì tạo được 0,95 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm
2,23 đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ suất này là do tốc độ giảm của lợi
nhuận sau thuế rất cao so với tốc độ giảm của tổng tài sản (72,83% > 9,22%).
4.1.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp,
đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh
doanh nhằm tạo ra tài sản cho doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Các nhà đầu tư rất quan tâm tỷ số này của doanh nghiệp, bởi đây là khả năng
thu thập mà họ có thể nhận được nếu họ đặt vốn vào công ty.
Dựa vào bảng phân tích (bảng 4.20 và bảng 4.21), ta thấy rằng tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên tổng tài sản, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty thấp. Năm 2010,
suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 6,50%, năm 2011 là 6,65% , tức cứ 100
đồng vốn chủ sở hữu đem về cho doanh nghiệp 6,50 đồng lợi nhuận năm 2010
và thu được 6,65 đồng trong năm 2011 tức tăng 0,15 đồng so với năm 2010,
do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu là 8,26%, trong khi đó tốc độ tăng của lợi
nhuận sau thuế là 10,83%, nên đã làm cho tỷ suất này tăng lên.
Tương tự, đến năm 2012, tỷ suất này lại tiếp tục tăng lên cụ thể là 7,72%,
nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho doanh nghiệp 7,72
đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,07 đồng so với năm 2011. Tuy số đồng vốn
chủ sở hữu bỏ ra đã giảm 27.940.676.274 đồng so với năm 2011 nhưng trên
thực tế xét về 100 đồng vốn chủ sở hữu thì mang về lợi nhuận cao hơn so với
61
năm 2011. Điều này cũng nói lên được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong
năm 2012.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ suất này có xu hướng giảm xuống so với
cùng kỳ của năm 2012. Cụ thể là từ 4,05% (6 tháng đầu năm 2012) giảm
xuống chỉ còn 1,18% (6 tháng đầu năm 2013), tức giảm 2,87 đồng.Có nghĩa là
100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ vào đầu tư sẽ tạo ra 1,18 đồng lợi
nhuận so với cùng kỳ năm trước, giảm 2,87 đồng. Nguyên nhân chính là do
tốc độ giảm của lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của vốn chủ sở
hữu so với 6 tháng đầu năm 2012.
4.2 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
4.2.1 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Ngày 10/01/2012, căn cứ vào PXKTP 000112 và HĐGTGT 006901,
công ty xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong nước lô than sinh học. Biết
tổng trị giá chưa bao gồm 10% thuế GTGT là 4.596.760.000 đồng, tổng trị giá
vốn là 2.179.827.953 đồng. Khách hàng chưa thanh toán.
Do công ty thực hiện chương trình CKTM đối với mặt hàng than sinh học
cho khách hàng trong nước, nên công ty đã cho khách hàng hưởng CKTM
0,01% trên giá bán chưa thuế GTGT 10% và đã trừ vào phần tiền khách hàng
nợ.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 _ 2.179.827.953
Có TK 155 _ 2.179.827.953
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131 _ 5.056.436.000
Có TK 511 _ 4.596.760.000
Có TK 3331 _ 459.676.000
Số tiền CKTM cho khách hàng hưởng:
Nợ TK 521 _459.676
Có TK 131 _ 459.676
2. Ngày 28/02/2012, căn cứ vào PXKTP 000212 và HĐGTGT 006902,
công ty xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng Trung Quốc lô hàng dăm gỗ bạch
đàn. Biết tổng trị giá vốn của lô hàng là 1.465.788.669 đồng, tổng trị giá bán
62
là 3.091.014.000 đồng. Biết thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, thuế suất thuế
GTGT đối với hàng xuất khẩu là 0%, tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
là 21.075 đồng/USD. Khách hàng chưa thanh toán.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 _ 1.465.788.669
Có TK 155 _ 1.465.788.669
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131 _ 3.091.014.000
Có TK 511 _ 3.091.014.000
3. Ngày 01/03/2012, căn cứ vào PC 01, chi tiền đồng phục cho bộ phận
bán hàng là 100.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 150.000.000
đồng.
Nợ TK 641_ 100.000.000
Nợ TK 642_ 150.000.000
Có TK 112_ 250.000.000
4. Ngày 20/03/2012, căn cứ vào PC 02, chi tiền cho cán bộ đi công tác với
số tiền là 100.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
Nợ TK 642_ 100.000.000
Có TK 112_ 100.000.000
5. Ngày 01/04/2012, căn cứ vào PXKTP 000312 và HĐGTGT 006903,
công ty xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong nước lô hàng dăm gỗ bạch
đàn. Biết tổng trị giá bán của lô hàng là chưa bao gồm 10% thuế GTGT là
5.069.574.000 đồng, trị giá vốn là 2.404.040.915 đồng. Khách hàng đã thanh
toán 50% bằng chuyển khoản, số còn lại nợ.
Do công ty thực hiện chương trình CKTM đối với mặt hàng dăm gỗ bạch
đàn cho khách hàng trong nước, nên công ty đã cho khách hàng hưởng CKTM
0,04% trên giá bán chưa thuế và đã trừ vào phần tiền khách hàng còn nợ lại
công ty.
63
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 _ 2.404.040.915
Có TK 155 _ 2.404.040.915
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131 _ 2.788.265.700
Nợ TK 112 _ 2.788.265.700
Có TK 511 _ 5.069.574.000
Có TK 3331 _ 506.957.400
Số tiền CKTM cho khách hàng hưởng:
Nợ TK 521 _ 2.027.829,6
Có TK 131 _ 2.027.829,6
6. Ngày 25/04/2012, căn cứ vào PT 01, do khách hàng vi phạm hợp đồng
kinh tế, nên công ty đã thu được khoản tiền vi phạm hợp đồng là 50.000.000
đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
Nợ TK 112_ 50.000.000
Có TK 711_ 50.000.000
7. Ngày 29/05/2012, công ty đầu tư dài hạn khác bằng 1 máy bóc gỗ, biết
nguyên giá máy bóc gỗ là 1.000.000.000 đồng, đã hao mòn 10%, TSCĐ được
đánh giá lại là 800.000.000 đồng.
Nợ TK 228 _ 800.000.000
Nợ TK 214 _ 100.000.000
Nợ TK 811 _ 100.000.000
Có TK 211 _ 1.000.000.000
8. Ngày 08/06/2012, căn cứ vào PT 02, thu từ nhượng bán thanh lý máy
nghiền dăm gỗ là 2.200.000.000 đồng đã bao gồm 10% thuế GTGT.
Nợ TK 112 _ 2.200.000.000
Có TK 711 _ 2.000.000.000
Có TK 3331 _ 200.000.000
9. Ngày 10/06/2012, đem góp vốn liên doanh 1 dây chuyền sản xuất bột
giấy, nguyên giá 1.000.000.000 đồng, đã hao mòn 10%. Giá trị được hội đồng
liên doanh đánh giá lại là 1.050.000.000 đồng.
64
Nợ TK 222 _ 1.050.000.000
Nợ TK 214 _ 100.000.000
Có TK 211 _ 1.000.000.000
Có TK 711 _ 150.000.000
10. Ngày 15/06/2012, căn cứ vào PXKTP 000412 và HĐGTGT 006904,
HĐGTGT 006905, xuất khẩu trực tiếp cho:
- Khách hàng Trung Quốc lô hàng dăm gỗ bạch đàn:
+ Tổng trị giá vốn: 1.791.519.484 đồng,
+ Tổng trị giá bán: 3.777.906.000 đồng
- Khách hàng Nhật lô hàng dăm gỗ bạch đàn:
+ Tổng trị giá vốn: 2.979.222.130 đồng,
+ Tổng trị giá bán: 6.282.500.000 đồng
Biết thuế suất thuế GTGT của lô hàng xuất khẩu là 0%, thuế suất thuế
xuất khẩu của mặt hàng dăm gỗ là 0%, khách hàng thanh toán 50% bằng
chuyển khoản, số còn lại nợ. Tỉ giá tại thời điển phát sinh nghiệp vụ là 21.050
đồng/USD.
- Khách hàng Trung Quốc
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632_ 1.791.519.484
Có TK 155 _ 1.791.519.484
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 112 _ 1.888.953.000
Nợ TK 131 _ 1.888.953.000
Có TK 511_ 3.777.906.000
- Khách hàng Nhật
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632_ 2.979.222.130
Có TK 155 _ 2.979.222.130
65
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 112 _ 3.141.250.000
Nợ TK 131 _ 3.141.250.000
Có TK 511_ 6.282.500.000
11. Ngày 02/08/2012, căn cứ vào PXKTP 000512 và HĐGTGT 006906,
xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng Nhật lô hàng dăm gỗ tràm với tổng trị giá
vốn là 3.639.511.647 đồng, tổng trị giá bán là 7.674.900.000 đồng. Khách
hàng chưa thanh toán. Biết thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, thuế suất thuế
GTGT đối với hàng xuất khẩu là 0%, tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
là 21.055 đồng/USD.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 _ 3.639.511.647
Có TK 155 _ 3.639.511.647
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131 _ 7.674.900.000
Có TK 511 _ 7.674.900.000
12. Ngày 01/09/2012, căn cứ vào PC 03, số tiền chi cho tiếp khách là
50.000.000 đồng và chi cho Giám Đốc đi công tác là 50.000.000 đồng. Tất cả
đã chi bằng chuyển khoản.
Nợ TK 642 _ 100.000.000
Có TK 112 _ 100.000.000
13. Ngày 05/09/2012, do công ty thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trong
thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán do bên bán quy định nên công ty
được hưởng chiết khấu thanh toán với số tiền là 1.453.730.000 đồng.
Nợ TK 331 _ 1.453.730.000
Có TK 515 _ 1.453.730.000
14. Ngày 10/09/2012, kế toán công ty bán 250.000 USD ngoại tệ tiền gửi
ngân hàng để thu về tiền gửi ngân hàng Việt Nam. Biết tỷ giá thực tế khi bán
ngoại tệ là 21.050 đồng/USD, tỷ giá ghi sổ là 21.025 đồng/USD.
Nợ TK 112(1) _ 250.000 x 21.050 = 5.262.500.000
Có TK 112(2) _ 250.000 x 21.025 = 5.256.250.000
Có TK 515 _ 250.000 x 25 = 6.250.000
66
15. Ngày 11/09/2012, PXKTP 000612 và HĐGTGT 006907, HĐGTGT
006908, công ty xuất bán cho khách hàng trong nước dăm gỗ bạch đàn:
- Khách hàng 1: tổng trị giá bán chưa thuế GTGT 10% của lô hàng là
6.421.460.400 đồng , tổng trị giá vốn là 3.045.118.492 đồng. Khách hàng
thanh toán 50% bằng chuyển khoản.
- Khách hàng 2: tổng trị giá bán chưa thuế GTGT 10% của lô hàng là
5.407.545.600 đồng , tổng trị giá vốn là 2.564.310.309 đồng. Khách hàng
thanh toán 50% bằng chuyển khoản.
Do công ty thực hiện chương trình CKTM đối với dăm gỗ bạch đàn cho
khách hàng trong nước, nên công ty đã cho khách hàng hưởng CKTM 0,04%
trên giá bán chưa thuế và trừ vào phần tiền khách hàng còn nợ công ty.
- Khách hàng 1
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632_ 3.045.118.492
Có TK 155 _ 3.045.118.492
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 112 _ 3.531.803.220
Nợ TK 131 _ 3.531.803.220
Có TK 511_ 6.421.460.400
Có TK 3331 _ 642.146.040
Số tiền CKTM cho khách hàng hưởng:
Nợ TK 521 _ 2.568.584,16
Có TK 131 _ 2.568.584,16
- Khách hàng 2
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632_ 2.564.310.309
Có TK 155 _ 2.564.310.309
67
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 112 _ 2.974.150.080
Nợ TK 131 _ 2.974.150.080
Có TK 511_ 5.407.545.600
Có TK 3331 _ 540.754.560
Số tiền CKTM cho khách hàng hưởng:
Nợ TK 521 _ 2.163.018,24
Có TK 131 _ 2.163.018,24
16. Ngày 01/10/2012, thanh toán khoản nợ cho nhà cung cấp với số tiền là
300.000 USD. Biết tỷ giá khi thanh toán nợ là 21.050 đồng/USD, tỷ giá tại
thời điểm ghi nợ là 21.100 đồng/USD.
Nợ TK 331 _ 300.000 x 21.100 = 6.330.000.000
Có TK 515 _ 300.000 x 50 = 15.000.000
Có TK 112(2) _ 300.000 x 21.050 = 6.315.000.000
17. Ngày 03/11/2012, căn cứ vào PXKTP 000712 và HĐGTGT 006909,
xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng Hàn Quốc lô hàng dăm gỗ keo và lô hàng
dăm gỗ tràm. Biết:
- Tổng trị giá vốn của lô hàng dăm gỗ keo và tràm lần lượt là
2.427.358.657 đồng (keo), 2.094.195.175 đồng (tràm).
- Tổng trị giá bán của lô hàng dăm gỗ keo và tràm lần lượt là
5.118.745.800 đồng (keo), 4.416.180.000 đồng (tràm).
Thuế suất thuế GTGT của hàng xuất khẩu là 0%, thuế suất thuế xuất khẩu
đối với dăm gỗ là 0%, tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là 21.055
đồng/USD.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 _ 4.521.553.832
Có TK 155 _ 4.521.553.832
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131 _9.534.925.800
Có TK 511 _ 9.534.925.800
68
18. Ngày 02/12/2012, căn cứ vào PXKTP 000812 và HĐGTGT 006910,
công ty xuất bán trực tiếp cho khách hàng trong nước lô than sinh học. Biết
tổng trị giá bán chưa thuế GTGT 10% là 2.915.740.000 đồng, tổng trị giá vốn
là 1.382.672.046 đồng. Khách hàng thanh toán 50% bằng chuyển khoản, số
còn lại nợ công ty.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 _ 1.382.672.046
Có TK 155 _ 1.382.672.046
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 112 _ 1.603.657.000
Nợ TK 131 _ 1.603.657.000
Có TK 511 _ 2.915.740.000
Có TK 3331 _ 291.574.000
19. Ngày 12/12/2012, căn cứ vào PXKTP 000912 và HĐGTGT 006911,
xuất khẩu trực tiếp lô hàng dăm gỗ keo cho khách hàng Hàn Quốc, tổng trị giá
vốn là 2.526.434.521 đồng, tổng trị giá bán là 5.327.674.200 đồng. Khách
hàng chưa thanh toán. Biết thuế suất thuế GTGT của hàng xuất khẩu là 0%,
thuế suất thuế xuất khẩu đối với dăm gỗ là 0%, tỷ giá tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ là 21.050 đồng/USD.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 _ 2.526.434.521
Có TK 155 _2.526.434.521
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131 _5.327.674.200
Có TK 511 _ 5.327.674.200
20. Ngày 31/12/2012, tổng số lãi tiền gửi thu được trong năm 2012 là
72.675.000 đồng.
Nợ TK 112_ 72.675.000
Có TK 515_ 72.675.000
69
21. Ngày 31/12/ 2012, tiền lãi thu được từ việc đầu tư chứng khoán là
trong năm 2012 là 3.912.325.000 đồng.
Nợ TK 112_ 3.912.325.000
Có TK 515_ 3.912.325.000
22. Ngày 31/12/2012, tổng chi phí lãi vay tính trong năm 2012 là
600.000.000 đồng.
Nợ TK 635_ 600.000.000
Có TK 112_ 600.000.000
23. Ngày 31/12/2012, tổng tiền lương thanh toán cho BPBH và BPQLDN
trong năm 2012 lần lượt là 4.800.000.000 đồng và 6.240.000.000 đồng. Và
trích các khoản trích theo tỷ lệ quy định.
Tổng tiền lương phải thanh toán:
Nợ TK 641_ 4.800.000.000
Nợ TK 642_ 6.240.000.000
TK 334_ 11.040.000.000
Trích các khoản trích theo quy định:
Nợ TK 641_ 1.104.000.000
Nợ TK 642_ 1.435.200.000
Nợ TK 334_ 1.048.800.000
TK 338_ 3.588.000.000
24. Ngày 31/12/2012, tổng chi phí xăng dầu phục vụ cho công tác bán
hàng và BPQLDN trong năm 2012 lần lượt là 4.080.000.400 đồng,
200.000.000 đồng.
Nợ TK 641_ 4.080.000.400
Nợ TK 642_ 200.000.000
Có TK 112_ 4.280.000.400
25. Ngày 31/12/2012, tổng chi phí trích khấu hao trong năm 2012 ở BPBH
là 2.880.000.000 đồng, ở BPQLDN là 1.108.000.000 đồng
Nợ TK 641_ 2.880.000.000
Nợ TK 642_ 1.108.000.000
Có TK 214_ 3.988.000.000
70
26. Ngày 31/12/2012, tổng số tiền chi cho điện, nước, điện thoại trong năm
2012 phục vụ cho BPBH là 106.921.600 đồng, cho BPQLDN là 166.800.000
đồng.
Nợ TK 641_ 106.921.600
Nợ TK 642_ 166.800.000
Có TK 112_ 273.721.600
27. Ngày 31/12/2012, chi phi thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN
hoãn lại lần lượt là 3.824.473.390 đồng, 170.986.333 đồng.
Nợ TK 8211_ 3.824.473.390
Có TK 3334_ 3.824.473.390
Nợ TK 8212_ 170.986.333
Có TK 347_ 170.986.333
=>Cuối ngày 31/12/2012, kế toán tiến hành xác định kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty trong năm 2012:
Bảng 4.22: Bảng tổng hợp chi phí năm 2012
Các khoản mục chi phí
Số tiền (đồng)
1. Giá vốn hàng bán
28.500.000.000
2. Chi phí bán hàng
13.070.922.000
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
9.500.000.000
4. Chi phí khác
100.000.000
5. Chi phí tài chính
600.000.000
TỔNG CHI PHÍ
51.770.922.000
- Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu:
Nợ TK 511_ 7.219.108
Có TK 521_ 7.219.108
71
- Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu
nhập khác:
Nợ TK 511_ 60.092.780.890
Nợ TK 515_ 5.459.980.000
Nợ TK 711_ 2.200.000.000
Có TK 911_ 67.752.760.890
- Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911_55.766.381.720
Có TK 632_ 28.500.000.000
Có TK 635_ 600.000.000
Có TK 641_ 13.070.922.000
Có TK 642_ 9.500.000.000
Có TK 811_ 100.000.000
Có TK 8211_ 3.824.473.390
Có TK 8212_ 170.986.333
- Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911_ 11.986.379.170
Có TK 421_ 11.986.379.170
■ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
(Đơn vị tính: đồng)
72
TK 632
TK 911
TK 521
2.179.827.953 (1)
459.676 (1)
1.465.788.669 (2)
4.596.760.000 (1)
2.027.829,6 (5) 7.219.108
2.404.040.915 (5)
4.770.741.614 (10) 28.500.000.000
TK 511
7.219.108 3.091.014.000 (2)
4.731.602,4 (15)
5.069.574.000 (5)
28.500.000.000
10.060.406.000(10)
3.639.511.647 (11)
7.674.900.000 (11)
5.609.428.801 (15)
11.829.006.000(15)
4.521.553.832 (17)
60.092.780.890
60.092.780.890
9.534.925.800 (17)
1.382.672.046 (18)
2.915.740.000 (18)
2.526.434.521 (19)
5.327.674.200 (19)
TK 641
TK 515
100.000.000 (3)
5.459.980.000
4.800.000.000 (23)
1.104.000.000 (23) 13.070.922.000
5.459.980.000 1.453.730.000 (13)
6.250.000 (14)
13.070.922.000
15.000.000 (16)
4.080.000.400 (24)
72.675.000 (20)
2.880.000.000 (25)
3.912.325.000 (21)
106.921.600 (26)
73
TK 642
TK 911
TK 711
150.000.000 (3)
50.000.000 (6)
100.000.000 (4)
2.200.000.000
2.200.000.000
100.000.000 (12)
150.000.000 (9)
6.240.000.000 (23)
9.500.000.000
9.500.000.000
1.435.200.000 (23)
200.000.000 (24)
1.108.000.000 (25)
166.800.000 (26)
TK 635
600.000.000 (22)
600.000.000
600.000.000
TK 811
100.000.000 (7)
100.000.000
100.000.000
TK 8211
3.824.473.390 (27) 3.824.473.390
3.824.473.390
TK 421
TK 8212
170.986.333 (27)
2.000.000.000 (8)
170.986.333
11.986.379.170
170.986.333
11.986.379.170
67.752.760.890
67.752.760.890
74
4.2.2 Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinhdoanh tại công ty
4.2.2.1 Ưu điểm
Về bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo từng phần hành kế
toán riêng biệt, kế toán trưởng có thể kiểm tra công việc của bất kỳ phần hành
kế toán nào nếu như cần thiết. Các nhân viên trong phòng kế toán không
ngừng học hỏi và phát huy lẫn nhau trong lĩnh vực công việc của mình. Tất cả
các chứng từ và sổ sách kế toán tuân theo quyết định của Bộ Tài Chính ban
hành. Việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính giúp cho công việc
hạch toán kế toán được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng, độ chính xác cao, đáp
ứng kip thời yêu cầu của năm tài chính.
Đối với công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty diễn ra
tương đối tốt vì nhờ có phần mềm kế toán Acsoft. Khi việc xác định lợi nhuận
chính xác như thế sẽ giúp cho Công ty tính toán chính xác mức thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp, từ đó tạo uy tín cho Công ty đối với cơ quan thuế địa
phương và góp phần bổ sung vào Ngân sách Nhà nước một khoản lợi.
4.2.2.2 Hạn chế
Bên cạnh ưu điểm nêu trên thì phần hành kế toán xác định kết quả kinh
doanh của Công ty có mặt hạn chế, nghĩa là vấn đề nhân sự ở phần hành này
về trình độ sử dụng phần mềm còn kém do bằng cấp còn hạn chế phần lớn kế
toán ở bậc trung cấp, cao đẳng nhiều, chỉ có 1 người có bằng Đại học. Cho nên
cần phải đưa những người có trình độ dưới Đại học đi đào tạo kỹ về phần
mềm hơn để tránh hiện tượng sai sót chứng từ khi xác định lợi nhuận góp phần
cho Công ty đứng vững hơn trên thị trường và trong thời kỳ Công nghệ hóa.
75
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN
5.1 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
- Các nhân viên kế toán trong doanh nghiệp phải thường xuyên giám sát,
kiểm tra đôn đốc đồng vốn và nguồn vốn, tránh tình trạng thất thoát đồng vốn,
nâng cao trình độ sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của công
ty, để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh
nghiệp.
- Phản ánh kịp thời, và theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Để
tránh tình trạng thiếu hụt vốn trong kinh doanh. Phải có sổ theo dõi chi tiết
ứng khoản phải thu đối với từng khách hàng.
- Có hệ thống sổ kế toán và số liệu chi tiết rõ ràng về các khoản mục thu
nhập và chi phí để đánh giá kịp thời và chính xác khi có sự biến động để làm
số liệu cho việc phân tích chính xác và hiệu quả khi cần thiết.
- Các bộ phận kế toán phải phối hợp chặt chẽ với nhau, làm việc trung
thực khách quan. Bộ phận kế toán cũng phải kết hợp chặt chẽ với nhà quản trị
công ty, có nhiệm vụ cung cấp số liệu chính xác kịp thời để nhà quản trị đề ra
chiến lược kinh doanh hiệu quả, kịp thời trước những biến động.
- Cần nâng cao tay nghề, chuyên môn cho bộ phận kế toán công ty, rèn
luyện đức tính trung thực cho người làm kế toán để tránh tình trạng gian lận
gây thiệt hại cho công ty làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
5.2.1 Giải pháp về doanh thu
Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong việc tạo ra lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh thì phải có những biện pháp tăng doanh thu hợp lý. Qua phân
tích ở chương 4 cho thấy, trong giai đoạn (2010 – 2012), doanh thu tăng lên
rồi lại giảm xuống. Doanh thu năm 2011 là cao nhất, nguyên nhân của sự biến
động tăng đó là do công ty có nhiều thị trường tiêu thụ và có uy tín, tạo được
lòng tin cho các đối tác. Còn năm 2012, doanh thu đã giảm xuống là do sự
biến động của thị trường, ảnh hưởng từ việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu
dăm gỗ. Để có thể duy trì mức doanh thu tăng cao như thế, doanh nghiệp cần
phải thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
76
- Nâng cao uy tín, tạo lòng tin cho khách hàng bằng cách đảm bảo chất
lượng sản phẩm, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, không vi phạm
hợp đồng khi ký với các đối tác. Đăc biệt, đối với những khách hàng đầu tiên
cần phải tạo được niềm tin và chất lượng sản phẩm của công ty ngay từ lần ký
kết hợp đồng đầu tiên, thực hiện các chương trình dành cho khách hàng khi
cần thiết. Muốn vậy, công ty cần đảm bảo các khâu của quy trình sản xuất
đúng kỹ thuật, công nghệ hiện đại và năng suất tối đa, công ty cần phải có bộ
phận kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu
ra khi xuất bán.
Đối với trường hợp như năm 2012, cũng như 6 tháng đầu năm 2013 cho
thấy công ty phải luôn cập nhật thông tin hàng ngày để nắm bắt kịp thời những
biến động. Để từ đó đề ra kế hoạch sản xuất và dự trữ nguyên vật liệu đầu vào
phù hợp, cũng như đề ra chiến lược kinh doanh mới hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó, công ty càng phải mở rộng thật nhiều thị trường tiêu thụ, tránh tập trung
vào một đối tác để có thể trở tay kịp thời.
- Công ty phải luôn đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả để tận dụng tối
đa đồng vốn bên ngoài để mở rộng sản xuất tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh
doanh.
- Biết tận dụng nguồn nhân lực để phát huy tối đa khả năng làm việc,
trách nhiệm của người lao động nhằm năng suất lao động, tăng mối quan hệ
khả năng giao tiếp từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
5.2.2 Giải pháp về chi phí
Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và
hiệu quả hoạt động của công ty. Giảm thiểu chi phí là biện pháp hữu hiệu để
nâng cao vị thế cạnh tranh, do đó công ty cần phải có kế hoạch giảm thiểu chi
phí triệt để để nâng cao lợi nhuận.
Cần có kế hoạch chi phí cho các khoản mục chi phí sau:
5.2.2.1 Chi phí giá vốn hàng bán
Đối với chi phí giá vốn hàng bán, muốn giảm thiểu tối đa khoản mục chi
phí này thì công ty phải có kế hoạch phù hợp cho việc thu mua, tồn trữ nguyên
vật liệu đầu vào cũng như tận dụng triệt để nguồn lực của công nhân trực tiếp
sản xuất để tạo năng suất sản phẩm cao nhất. Còn đối với bộ phận phân xưởng
công ty cần sử dụng hết tối đa công suất máy móc, thiết bị. Đồng thời, thường
xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển nhằm tránh
tình trạng hư hỏng nặng dẫn đến sữa chữa lớn.
77
5.2.2.2 Chi phí bán hàng
- Hiện nay giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu
tăng kéo theo chi phí vận chuyển tăng. Vì vậy, công ty sử dụng tối đa công
suất của phương tiện vận chuyển tránh lãng phí.
- Công ty cần có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, phải am
hiểu về sản phẩm của công ty mình, thái độ phục vụ ân cần, thân thiện đối
khách hàng . Vì đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đại diện cho
hình ảnh của công ty. Nếu thực hiện tốt khâu này, sẽ xúc tiến cho việc bán
hàng thuận lợi, và sẽ giảm thiểu được chi phí trong công tác bán hàng.
5.2.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Công ty nên quản lý việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện,
nước, điện thoại và chi phí tiếp khách,… phù hợp, đúng mục đích và có hiệu
quả.
- Công ty cần xây dựng định mức sử dụng điện nước, điện thoại, thực
hiện công khai chi phí từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp tiết kiệm kịp
thời chi phí.
- Công ty cần phải thường xuyên đào tạo cán bộ nhân viên, xây dựng đội
ngũ cán bộ có năng lực, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ để có thể nắm
bắt và ứng phó kịp thời trước những biến động của thị trường cũng như các
đối thủ cạnh tranh.
5.2.2.4 Chi phí khác
Khoản chi phí này của công ty chủ yếu phát sinh từ việc thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định, cho nên công ty cần thực hiện tiết kiệm chi phí
một cách triệt để trong quá trình thanh lý nhượng bán, tránh chi những khoản
không cần thiết cho hoạt dộng này để đạt được lợi nhuân cao nhất.
5.2.2.5 Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của công ty chủ yếu phát sinh từ các khoản lãi vay, nên
công ty cần có kế hoạch vay hợp lý để tận dụng triệt để các khoản tiền vay này
cho việc đầu tư kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí nâng cao lợi nhuận.
78
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần đầu tư Thúy Sơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh,
những sản phẩm do Công ty sản xuất ra không những đáp ứng nhu cầu nội địa
mà còn đáp ứng cả nhu cầu của thị trường ngoài nước. Sản phẩm của Công ty
sản xuất ra đạt tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng tốt nhất trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Địa bàn hoạt động của Công ty rất lớn cả trong và ngoài
nước, quy mô của Công ty ngày càng gia tăng, địa bàn hoạt động ngày càng
được mở rộng sang các nước Châu Âu.
Mặt hàng của Công ty sản xuất ra là mặt hàng được sử dụng nhiều cho
ngành trang trí nội thất và các ngành công nghiệp khác. Tuy trong tình hình
biến động kinh tế như hiện nay nhưng Công ty vẫn kinh doanh với mức lợi
nhuận rất khả quan, giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho người lao động
và đóng góp một phần giá trị tương đối lớn vào Ngân sách Nhà nước.
Về bộ máy quản lý của công ty được tổ chức chặt chẽ từ quản trị cấp cao
đến quản trị cấp cơ sở rất phù hợp với quy mô của công ty. Nhân viên ở các bộ
phận phòng ban đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tuân thủ các
quy định mà công ty đã đề ra từ trang phục, tác phong làm việc đến nét văn
hóa của công ty nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra của công ty. Bên cạnh
đó, công ty còn có những chính sách ưu đãi, khen thưởng cho những nhân viên
tích cực trong công việc nhằm khuyến khích sự năng động và sáng tạo của
nhân viên trong công việc chung.
Về bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo từng phần hành kế toán
riêng biệt, kế toán trưởng có thể kiểm tra công việc của bất kỳ phần hành kế
toán nào nếu như cần thiết. Các nhân viên trong phòng kế toán không ngừng
học hỏi và phát huy lẫn nhau trong lĩnh vực công việc của mình. Tất cả các
chứng từ và sổ sách kế toán tuân theo quyết định của Bộ Tài Chính ban hành.
Việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính giúp cho công việc hạch toán
kế toán được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng, độ chính xác cao, đáp ứng kip
thời yêu cầu của năm tài chính.
6.2. KIẾN NGHỊ
o Đối với Công ty:
Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh như hiện nay thì đòi hỏi
Công ty phải thường xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời thích ứng với môi
trường kinh doanh.
79
Công ty cần thực hiện công tác tổ chức bộ máy kế toán mỗi năm một lần để
tránh tình trạng làm việc máy móc, rập khuôn, đi theo lối mòn.
Phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để góp phần nâng cao
lợi nhuận cho Công ty qua các kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phải sử dụng linh hoạt tất cả các nguồn vốn của Công ty nhằm đảm bảo cho
quá trình hoạt động kinh doanh.
Cần có chương trình đào tạo ngắn hạn để giúp cán bộ công nhân viên
thường xuyên cập nhật thông tin về nghiệp vụ giúp cho công tác nhân sự của
Công ty được tốt hơn.
Không ngừng đầu tư nghiên cứu để giảm chi phí đầu vào nhằm nâng cao
lợi nhuận.
Đầu tư cho bộ phận Marketing để mở rộng kênh phân phối nhằm thu về
mức doanh số cao.
o Đối với Nhà nước:
Trong điều kiện tình hình thị trường biến động như hiện nay Nhà nước cần
có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp về các khoản thuế, phí, lệ phí, các
chính sách ưu đãi về lãi suất nhằm giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả
hơn góp phần tạo mức tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế Việt Nam.
Cần có nhiều hơn nữa các biện pháp xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng
giao thông giữa các tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc lưu
thông hàng hóa giữa các tỉnh.
o Đối với Bộ Lâm Nghiệp:
Vì nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các dòng sản phẩm của Công
ty là gỗ, nên về phía Bộ Lâm Nghiệp cần:
Quản lý tài nguyên rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.
Xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể mạng lưới chế biến gỗ và lâm
sản khác trong cả nước.
Xây dựng và ban hành chế độ, thể lệ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn chế
biến gỗ và lâm sản khác.
Tiến hành cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác làm căn cứ cho cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép
thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh theo các quy định về doanh
80
nghiệp Nhà nước, công ty, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân và nhóm kinh
doanh.
Sắp xếp lại các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản khác trong cả nước. Phối hợp
với các Bộ, ngành, địa phương sắp xếp lại các cơ sở chế biến của mình.
Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chế độ, thể lệ chế biến gỗ và lâm sản
khác.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Sơn, Đào Nguyên Phi (2006). Phân tích hoạt động kinh
doanh, Đại học kinh tế Huế.
2. PGS. TS. Phạm Văn Dược – TS. Trần Phước, Phân tích hoạt động kinh
doanh, Nhà xuất bản Đại Học Công Nghiệp TP HCM
3. Nguyễn Trọng Cơ – PGS. TS. Ngô Thế Chi, Hướng dẫn thực hành kế
toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản
thống kê – Hà Nội
4. Trần Quốc Dũng, Bài giảng Kế toán tài chính, Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ
5. Tài liệu luận văn về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các sinh
viên khóa trước.
6. Trang web thư viện Đức Tài
http://www.thuychung.vn/thuvienductai/docsach.asp?SRCID=CTS11&
BID=SACHPTHDKD&CSRCBOOK=DT_PB&BCAT=KT
7. Trang web LuanVan.co
http://luanvan.co/luan-van/luan-van-phan-tich-hieu-qua-hoat-dong-kinhdoanh-tai-cong-ty-tnhh-mtb-thanh-pho-can-tho-24467/
8. Trang web Tai-Lieu.com
http://tai-lieu.com/dang-nhap/?ReturnUrl=%2ftai-lieu%2fke-toan-xacdinh-va-phan-tich-ket-qua-kinh-doanh-cua-cong-ty-nong-san-thucpham-xuat-khau-can-tho-22731%2f
9. Trang web Hải quan Việt Nam
http://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx
10. Trang web Tổng cục thuế
http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0
vMAfGjzOKdA72dw7zDDAwMLE2NDDx9XcNcfBzNDPwNDfQLsh
0VAVzKWQY!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=
82
PHỤ LỤC
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
LNHĐSXKD = DTT – GVHB – CPBH – CPQL
Nhìn vào bảng số liệu (bảng 4.11 và bảng 4.12)
Gọi a0, a1, a2, a3, a4 là doanh thu thuần năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu
năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
b0, b 1, b2, b3, b4 là giá vốn hàng bán năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu
năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
c0, c1, c2, c3, c4 là chi phí bán hàng năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu
năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
d0, d 1, d2, d3, d4 là chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010, 2011, 2012
6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh
doanh năm 2011
Đối tượng phân tích: LN = LN11 – LN10
LN10 = a0 – b0 – c0 – d0 = 7.946.682.649 đồng
LN11 = a1 – b1 – c1 – d1 = 9.508.702.254 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 1: LNa = a1 – b0 – c0 – d0 = 16.014.782.606 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa – LN10 = 8.068.099.957 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 2: LNb = a1 – b1 – c0 – d0 = 13.884.708.940 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = -2.130.073.673 đồng
83
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 3: LNc = a1 – b1 – c1 – d0 = 12.340.523.600 đồng
Mức ảnh hưởng: LNc = LNc - LNb = - 1.544.185.340 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 4: LNd = a1 – b1 – c1 – d1 = 9.508.702.256 đồng
Mức ảnh hưởng: LNd = LNd – LNc = - 2.831.821.339 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb + LNc + LNd = 1.562.019.605 đồng
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh
doanh năm 2012
Đối tượng phân tích: LN = LN12 – LN11
LN11 = a1 – b1 – c1 – d1 = 9.508.702.254 đồng
LN12 = a2 – b2 – c2 – d2 = 9.021.858.892 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 1: LNa = a2 – b1 – c1 – d1 = 9.983.045.362 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa - LN11 = 474.343.106 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 2: LNb = a2 – b2 – c1 – d1 = 10.172.105.530 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = 189.060.170 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 3: LNc = a2 – b2 – c2 – d1 = 9.937.096.262 đồng
Mức ảnh hưởng: LNc = LNc - LNb = - 235.009.269 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 4: LNd = a2 – b2 – c2 – d2 = 9.021.858.892 đồng
84
Mức ảnh hưởng: LNd = LNd - LNc = - 915.237.372 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb + LNc + LNd = - 486.843.362 đồng
c) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh
doanh 6 tháng đầu năm 2013
Đối tượng phân tích: LN = LN6/13 – LN6/12
LN6/12 = a3 – b3 – c3 – d3 = 4.633.345.195 đồng
LN6/13 = a4 – b4 – c4 – d 4 = 481.642.860 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 1: LNa = a4 – b3 – c3 – d3 = - 1.128.821.300 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa - LN6/12 = - 5.762.166.495 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 2: LNb = a4 – b4 – c3 – d3 = - 901.637.640 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = 227.183.660 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 3: LNc = a4 – b4 – c4 – d3 = 106.972.860 đồng
Mức ảnh hưởng: LNc = LNc - LNb = 1.008.610.500 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Thay thế lần 4: LNd = a4 – b4 – c4 – d4 = 481.642.860 đồng
Mức ảnh hưởng: LNd = LNd - LNc = 374.670.000 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb + LNc + LNd = - 4.151.702.335 đồng
85
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN KHÁC
LNKhác = TN khác – CP khác
Nhìn vào bảng số liệu (bảng 4.13 và bảng 4.14)
Gọi a0, a1, a2, a3, a4 là thu nhập khác năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu
năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
b0, b 1, b2, b3, b4 là chi phí khác năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm
2012, 6 tháng đầu năm 2013
a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác năm 2011
Đối tượng phân tích: LN = LN11 – LN10
LN10 = a0 – b0 = 381.631.032 đồng
LN11 = a1 – b1 = 819.100.242 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác đến lợi nhuận khác
Thay thế lần 1: LNa = a1 – b0 = 790.699.855 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa – LN10 = 409.068.823 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác đến lợi nhuận khác
Thay thế lần 2: LNb = a1 – b1 = 819.100.242 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = 28.400.387 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb = 437.469.210 đồng
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác năm 2012
Đối tượng phân tích: LN = LN12 – LN11
LN11 = a1 – b1 = 819.100.242 đồng
LN12 = a2 – b2 = 2.100.000.000 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác đến lợi nhuận khác
Thay thế lần 1: LNa = a2 – b1 = 2.184.423.236 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa - LN11 = 1.365.322.994 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác đến lợi nhuận khác
86
Thay thế lần 2: LNb = a2 – b2 = 2.100.000.000 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = - 84.423.236 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb = 1.280.899.758 đồng
c) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác 6 tháng đầu
năm 2013
Đối tượng phân tích: LN = LN6/13 – LN6/12
LN6/12 = a3 – b3 = 2.100.000.000 đồng
LN6/13 = a4 – b4 = 50.000.000 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác đến lợi nhuận khác
Thay thế lần 1: LNa = a4 - b 3 = - 50.000.000 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa - LN6/12 = - 2.150.000.000 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác đến lợi nhuận khác
Thay thế lần 2: LNb = a4 - b 4 = 50.000.000 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = 100.000.000 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb = - 2.050.000.000 đồng
87
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
LNHĐTC = DTHĐTC – CPTC
Nhìn vào bảng số liệu (bảng 4.13 và bảng 4.14)
Gọi a0, a1, a2, a3, a4 là doanh thu hoạt động tài chính năm 2010, 2011, 2012, 6
tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
b0, b 1, b2, b3, b4 là chi phí tài chính năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu
năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài
chính năm 2011
Đối tượng phân tích: LN = LN11 – LN10
LN10 = a0 – b0 = 4.875.327.981 đồng
LN11 = a1 – b1 = 6.001.464.154 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu HĐTC đến lợi nhuận HĐTC
Thay thế lần 1: LNa = a1 – b0 = 5.658.928.120 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa – LN10 = 783.600.139 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận HĐTC
Thay thế lần 2: LNb = a1 – b1 = 6.001.464.154 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = 342.536.034 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb = 1.126.136.173 đồng
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài
chính năm 2012
Đối tượng phân tích: LN = LN12 – LN11
LN11 = a1 – b1 = 6.001.464.154 đồng
LN12 = a2 – b2 = 4.859.980.000 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu HĐTC đến lợi nhuận HĐTC
Thay thế lần 1: LNa = a2 – b1 = 5.009.502.664 đồng
88
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa - LN11 = - 991.961.490 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận HĐTC
Thay thế lần 2: LNb = a2 – b2 = 4.859.980.000 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = - 149.522.664 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb = - 1.141.484.154 đồng
c) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài
chính 6 tháng đầu năm 2013
Đối tượng phân tích: LN = LN6/13 – LN6/12
LN6/12 = a3 – b3 = 1.552.837.000 đồng
LN6/13 = a4 – b4 = 1.709.395.300 đồng
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu HĐTC đến lợi nhuận HĐTC
Thay thế lần 1: LNa = a4 - b 3 = 1.609.475.800 đồng
Mức ảnh hưởng: LNa = LNa - LN6/12 = 56.638.800 đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận HĐTC
Thay thế lần 2: LNb = a4 - b 4 = 1.709.395.300 đồng
Mức ảnh hưởng: LNb = LNb - LNa = 99.919.500 đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
LN = LNa + LNb = 156.558.300 đồng
89
Chứng từ ghi
sổ
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Doanh thu bán hàng 511
Số hiệu
Số tiền
Diễn giải
TK đối
ứng
Nợ
Ghi chú
Số
hiệu
Ngày,
tháng
02
10/01
DTBH
131
4.596.760.000
05
28/02
DTBH
131
3.091.014.000
09
01/04
DTBH
112
2.534.787.000
09
01/04
DTBH
131
2.534.787.000
16
15/06
DTBH
112
1.888.953.000
16
15/06
DTBH
131
1.888.953.000
18
15/06
DTBH
112
3.141.250.000
18
15/06
DTBH
131
3.141.250.000
20
02/08
DTBH
131
7.674.900.000
25
11/09
DTBH
112
3.210.730.200
25
11/09
DTBH
131
3.210.730.200
28
11/09
DTBH
112
2.703.772.800
28
11/09
DTBH
131
2.703.772.800
32
03/11
DTBH
131
9.534.925.800
34
02/12
DTBH
112
1.457.870.000
34
02/12
DTBH
131
1.457.870.000
36
12/12
DTBH
131
5.327.674.200
31/12
K/c các khoản giảm
doanh thu
521
K/c doanh thu
911
31/12
7.209.108
60.092.780.890
90
Có
Cộng phát sinh
60.100.000.000
Người lập biểu
60.100.000.000
Kế toán trưởng
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Chiết khấu thương mại 521
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số tiền
Số hiệu TK đối
ứng
Số
hiệu
Ngày,
tháng
03
10/01
CKTM
131
459.676
10
01/04
CKTM
131
2.027.829,6
26
11/09
CKTM
131
2.568.584,16
29
11/09
CKTM
131
2.163.018,24
31/12
K/c
CKTM
511
Nợ
Ghi
chú
Có
7.219.108
Cộng phát sinh
7.219.108 7.219.108
Người lập biểu
Kế toán trưởng
91
Chứng từ ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày,
tháng
22
05/09
23
10/09
30
01/10
37
31/12
38
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính 515
Số tiền
Số hiệu
Diễn giải
TK đối
ứng
Nợ
CK thanh toán
Ghi
chú
Có
331
1.453.730.000
1121
6.250.000
331
15.000.000
Lãi tiền gửi
112
72.675.000
31/12
Lãi đầu tư
chứng khoán
112
3.912.325.000
31/12
K/c DTHĐTC
911
Bán 250.000
USD
Thanh toán
300.000 USD
5.459.980.000
Cộng phát sinh
5.459.980.000
5.459.980.000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
92
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Thu nhập khác 711
Chứng từ ghi
sổ
Số
hiệu
11
13
14
Số tiền
Diễn giải
Ngày,
tháng
Vi phạm hợp
đồng
08/06
Nhượng
bán,thanh lý
TSCĐ
10/06
Đem góp vốn
liên doanh
31/12
K/c thu nhập
khác
Cộng phát sinh
25/04
Ghi
chú
Số hiệu TK
đối ứng
Nợ
Có
112
50.000.000
112
2.000.000.000
222
150.000.000
911
2.200.000.000
2.200.000.000 2.200.000.000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
93
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Giá vốn hàng bán 632
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số tiền
Số hiệu TK
đối ứng
Số
hiệu
01
Ngày,
tháng
10/01
GVHB
155
2.179.827.953
04
28/02
GVHB
155
1.465.788.669
08
01/04
GVHB
155
2.404.040.915
15
15/06
GVHB
155
1.791.519.484
17
15/06
GVHB
155
2.979.222.130
19
02/08
GVHB
155
3.639.511.647
24
11/09
GVHB
155
3.045.118.492
27
11/09
GVHB
155
2.564.310.309
31
03/11
GVHB
155
4.521.553.832
33
02/12
GVHB
155
1.382.672.046
35
12/12
GVHB
155
2.526.434.521
K/c
GVHB
Cộng phát sinh
911
31/12
Nợ
Ghi
chú
Có
28.500.000.000
28.500.000.000 28.500.000.000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
94
Chứng từ ghi sổ
Số
hiệu
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Chi phí bán hàng 641
Số hiệu
TK đối
ứng
Diễn giải
Ngày,
tháng
Số tiền
Nợ
06
01/03
Chi đồng phục
112
100.000.000
40
31/12
334
4.800.000.000
41
31/12
338
1.104.000.000
42
31/12
112
4.080.000.400
43
31/12
Tổng tiền lương
của năm 2012
Các khoản trích
theo lương
Tổng phí xăng
dầu
Số tiền khấu hao
trong năm
214
2.880.000.000
44
31/12
Chi cho điện,
nước, điện thoại
K/c CPBH
112
106.921.600
31/12
911
Ghi
chú
Có
13.070.922.000
Cộng phát sinh
13.070.922.000 13.070.922.000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
95
Chứng từ ghi
sổ
Số
hiệu
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp 642
Số tiền
Số hiệu
Diễn giải
TK đối
ứng
Ngày,
tháng
Nợ
06
01/03
Chi đồng phục
112
150.000.000
07
20/03
Chi công tác
112
100.000.000
21
01/09
112
100.000.000
40
31/12
334
6.240.000.000
41
31/12
338
1.435.200.000
42
31/12
112
200.000.000
43
31/12
214
1.108.000.000
44
31/12
Chi tiếp khách
và chi công tác
Tổng tiền lương
của năm 2012
Các khoản trích
theo lương
Tổng phí xăng
dầu
Số tiền khấu hao
trong năm
Chi cho điện,
nước, điện thoại
K/c CPQLDN
112
166.800.000
31/12
911
Ghi
chú
Có
9.500.000.000
Cộng phát sinh
9.500.000.000 9.500.000.000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
96
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Chi phí tài chính 635
Chứng từ ghi sổ
Số
hiệu
39
Diễn giải
Ngày,
tháng
31/12
31/12
Số tiền
Số hiệu
TK đối
ứng
Nợ
Tổng chi phí lãi
vay trong năm
K/c CPTC
112
Ghi
chú
Có
600.000.000
911
600.000.000
Cộng phát sinh
600.000.000 600.000.000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Chi phí khác 811
Chứng từ ghi sổ
Số
hiệu
12
Diễn giải
Ngày,
tháng
31/12
31/12
Số tiền
Số hiệu
TK đối
ứng
Nợ
Đầu tư dài hạn
khác bằng TSCĐ
K/c CP khác
211
Có
100.000.000
911
Cộng phát sinh
Ghi
chú
100.000.000
100.000.000 100.000.000
Người lập biểu
Kế toán trưởng
97
Chứng từ ghi
sổ
Số
hiệu
45
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Chi phí thuế TNDN hiện hành 8211
Số tiền
Số hiệu
TK đối
Diễn giải
ứng
Ngày,
tháng
31/12
31/12
Nợ
Chi phí thuế
TNDN hiện
hành
K/c CP
3334
Ghi
chú
Có
3.824.473.390
911
3.824.473.390
Cộng phát sinh
3.824.473.390 3.824.473.390
Người lập biểu
Chứng từ ghi sổ
Số
hiệu
46
Kế toán trưởng
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Chi phí thuế TNDN hoãn lại 8212
Số tiền
Số hiệu TK
Diễn giải
đối ứng
Ngày,
tháng
31/12
31/12
Nợ
Chi phí thuế
TNDN hoãn lại
K/c CP
347
Ghi
chú
Có
170.986.333
911
170.986.333
Cộng phát sinh
170.986.333 170.986.333
Người lập biểu
Kế toán trưởng
98
Chứng từ ghi sổ
Số
hiệu
SỔ CÁI
Năm 2012
Tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh 911
Số tiền
Số hiệu TK
Diễn giải
đối ứng
Ghi
chú
Ngày,
tháng
31/12
K/c DTT
511
60.092.780.890
31/12
K/c DTHĐTC
515
5.459.980.000
31/12
K/c TN khác
711
2.200.000.000
31/12
K/c GVHB
632
28.500.000.000
31/12
K/c CPBH
641
13.070.922.000
31/12
K/c CPQLDN
642
9.500.000.000
31/12
K/c CPTC
635
600.000.000
31/12
K/c CP khác
811
100.000.000
31/12
K/c CP thuế
TNDN hh
K/c CP thuế
TNDN hl
Lợi nhuận
8211
3.824.473.390
8212
170.986.333
4212
11.986.379.170
31/12
31/12
Nợ
Có
Cộng phát sinh
67.752.760.890 67.752.760.890
Người lập biểu
Kế toán trưởng
99
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010
Mẫu số B 02 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đơn vị tính:VND
Mã
số
2
CHỈ TIÊU
1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 – 02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25))
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 = 50 – 51 – 52)
NGƯỜI LẬP BIỂU
01
02
10
Thuyết
minh
3
6.1
Số năm nay
Số năm trước
4
5
51.558.556.942
8.219.108
51.550.337.834
27.572.542.625
5.353.534
27.567.189.091
11
20
6.2
26.558.986.505
24.991.351.329
18.373.594.754
9.193.594.337
21
22
23
24
25
30
6.3
5.668.341.351
793.013.370
793.013.370
11.291.727.391
5.752.941.289
12.822.010.630
5.158.821.481
1.412.288.272
1.412.288.272
6.879.154.218
4.480.690.344
1.580.282.984
31
32
40
50
6.6
425.608.183
43.977.151
381.631.032
13.203.641.662
181.548.682
143.502.271
38.046.411
1.618.329.395
51
52
60
6.7
6.8
2.205.975.214
(4.119.807)
11.001.786.255
339.127.642
85.397.959
1.193.803.794
6.4
6.5
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
100
Lập, ngày…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
Mẫu số B 02 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
Đơn vị tính:VND
Mã
số
2
CHỈ TIÊU
1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 – 02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25))
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 = 50 – 51 – 52)
NGƯỜI LẬP BIỂU
01
02
10
Thuyết
minh
3
6.1
Số năm nay
Số năm trước
4
5
59.618.738.767
300.976
59.618.437.791
51.558.556.942
8.219.108
51.550.337.834
11
20
6.2
28.689.060.178
30.929.377.613
26.558.986.505
24.991.351.329
21
22
23
24
25
30
6.3
6.451.941.490
450.477.336
450.477.336
12.835.912.731
8.584.762.628
15.510.166.408
5.668.341.351
793.013.370
793.013.370
11.291.727.391
5.752.941.289
12.822.010.630
31
32
40
50
6.6
834.677.006
15.576.764
819.100.242
16.329.266.650
425.608.183
43.977.151
381.631.032
13.203.641.662
51
52
60
6.7
6.8
3.985.106.704
150.798.321
12.193.361.625
2.205.975.214
(4.119.807)
11.001.786.255
6.4
6.5
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
101
Lập, ngày…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012
Mẫu số B 02 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012
Đơn vị tính:VND
Mã
số
2
CHỈ TIÊU
1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 – 02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25))
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 = 50 – 51 – 52)
NGƯỜI LẬP BIỂU
01
02
10
Thuyết
minh
3
6.1
Số năm nay
Số năm trước
4
5
60.100.000.000
7.219.108
60.092.780.892
59.618.738.767
300.976
59.618.437.791
11
20
6.2
28.500.000.000
31.592.780.892
28.689.060.178
30.929.377.613
21
22
23
24
25
30
6.3
5.459.980.000
600.000.000
600.000.000
13.070.922.000
9.500.000.000
13.881.838.892
6.451.941.490
450.477.336
450.477.336
12.835.912.731
8.584.762.628
15.510.166.408
31
32
40
50
6.6
2.200.000.000
100.000.000
2.100.000.000
15.981.838.892
834.677.006
15.576.764
819.100.242
16.329.266.650
51
52
60
6.7
6.8
3.824.473.390
170.986.333
11.986.379.169
3.985.106.704
150.798.321
12.193.361.625
6.4
6.5
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
102
Lập, ngày…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010
Mẫu số B 01 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN
Mã
số
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu ngắn hạn khác
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
Phải thu dài hạn của khách hàng
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định cho thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
135
139
140
141
149
150
151
152
154
158
200
210
211
220
221
222
223
224
227
228
229
230
240
250
251
252
258
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
Thuyết
minh
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.9
5.10
5.11
259
260
261
262
268
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
103
5.12
5.13
5.14
Số cuối năm
Số đầu năm
67.709.601.785
50.731.245.821
3.028.167.722
47.703.078.099
3.295.810.445
3.087.023.992
191.180.000
59.996.152
(42.389.699)
12.445.020.017
12.594.112.573
(149.092.556)
1.237.525.502
51.813.817.660
37.230.447.698
3.876.064.569
33.354.383.129
2.544.616.213
545.644.905
1.983.092.670
139.456.495
(123.577.857)
11.230.726.180
11.258.184.256
(27.458.076)
808.027.569
-
-
715.528.254
521.997.248
124.090.968.077
105.365.540
105.365.540
121.902.333.051
108.948.381.638
165.271.113.275
(56.322.731.637)
71.836.930
79.926.900
(8.089.970)
12.882.114.483
1.296.000.000
1.296.000.000
-
808.027.569
123.735.108.019
191.119.852
191.119.852
110.622.621.457
99.200.492.609
144.950.934.177
(45.750.441.568)
24.452.800
24.452.800
11.397.676.048
11.883.951.680
96.000.000
11.787.951.680
787.269.486
1.037.415.030
652.694.239
31.375.247
103.200.000
1.010.159.590
27.255.440
-
191.800.569.862
175.548.925.679
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010
Mã
số
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn khác
3. Vay và nợ dài hạn
4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
5. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
6. Dự phòng phải trả dài hạn
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
3. Quỹ đầu tư phát triển
4. Quỹ dự phòng tài chính
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
2. Nguồn kinh phí
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Thuyết
minh
300
310
311
312
313
314
315
316
319
320
330
331
333
334
335
336
337
400
410
411
416
417
418
420
421
430
431
432
433
5.15
5.16
5.17
5.18
5.19
5.20
5.21
5.22
440
Số cuối năm
Số đầu năm
22.506.195.722
15.898.042.597
2.885.771.750
3.314.553.221
2.269.106.420
6.697.690.630
605.419.588
125.500.988
6.608.153.125
1.196.876.611
5.289.362.000
121.914.514
169.294.374.140
167.046.678.636
134.356.272.427
7.527.993.184
2.447.763.727
22.714.649.298
2.247.695.504
2.247.695.504
-
28.756.158.812
13.235.847.478
3.284.568.000
1.742.424.240
2.264.121.590
428.531.768
3.941.331.320
1.477.529.700
97.340.860
15.520.311.334
15.325.936.000
194.375.334
146.792.766.867
144.555.147.976
112.396.946.120
7.405.480
1.425.459.368
30.725.337.008
2.237.618.891
2.237.618.891
-
191.800.569.862
175.548.925.679
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
CHỈ TIÊU
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại (USD)
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
104
Số cuối năm
Số đầu năm
-
-
99.815.120
100.821.189
5.737.838
6.989.325
-
-
Lập, ngày…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
Mẫu số B 01 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011
Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN
Mã
số
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu ngắn hạn khác
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
Phải thu dài hạn của khách hàng
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định cho thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
135
139
140
141
149
150
151
152
154
158
200
210
211
220
221
222
223
224
227
228
229
230
240
250
251
252
258
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
Thuyết
minh
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.9
5.10
5.11
259
260
261
262
268
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
105
5.12
5.13
5.14
Số cuối năm
Số đầu năm
84.328.707.557
67.794.796.145
5.107.136.078
62.687.660.067
4.603.470.537
4.112.742.302
483.130.000
42.225.023
(34.626.788)
11.107.083.778
11.272.183.674
(165.099.896)
823.357.097
67.709.601.785
50.731.245.821
3.028.167.722
47.703.078.099
3.295.810.445
3.087.023.992
191.180.000
59.996.152
(42.389.699)
12.445.020.017
12.594.112.573
(149.092.556)
1.237.525.502
-
-
48.723.302
774.633.795
129.988.821.775
66.145.598
66.145.598
128.033.568.493
121.837.145.755
189.662.758.411
(67.825.612.656)
57.968.410
79.926.900
(21.958.490)
6.138.454.328
1.500.000.000
1.200.000.000
300.000.000
715.528.254
521.997.248
124.090.968.077
105.365.540
105.365.540
121.902.333.051
108.948.381.638
165.271.113.275
(56.322.731.637)
71.836.930
79.926.900
(8.089.970)
12.882.114.483
1.296.000.000
1.296.000.000
-
389.107.684
787.269.486
285.907.684
103.200.000
652.694.239
31.375.247
103.200.000
214.317.529.332
191.800.569.862
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
Mã
số
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
3. Quỹ dự phòng tài chính
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
2. Nguồn kinh phí
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Thuyết
minh
300
310
311
312
313
314
315
316
319
320
330
331
332
333
334
335
336
337
400
410
411
416
418
420
421
430
431
432
433
5.15
5.16
5.17
5.18
5.19
5.20
5.21
5.22
440
Số cuối năm
Số đầu năm
31.045.067.558
23.329.488.221
2.396.255.303
4.054.226.879
1.793.310.012
7.530.846.033
137.900.060
3.236.528.378
7.715.579.337
119.423.074
5.289.362.000
154.803.862
183.272.461.774
183.272.461.774
146.383.811.499
14.520.981.546
3.667.099.890
18.700.508.839
-
24.753.891.226
18.145.738.101
2.885.771.750
3.314.553.221
2.269.106.420
6.697.690.630
605.419.588
125.500.988
6.608.153.125
532.810.634
5.289.362.000
121.914.514
167.046.678.636
167.046.678.636
134.356.272.427
7.527.993.184
2.447.763.727
22.714.649.298
-
214.317.529.332
191.800.569.862
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
CHỈ TIÊU
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại (USD)
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
106
Số cuối năm
Số đầu năm
-
-
98.299.172
99.815.120
5.925.750
5.737.838
-
-
Lập, ngày…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012
Mẫu số B 01 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012
Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN
Mã
số
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu ngắn hạn khác
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
Phải thu dài hạn của khách hàng
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định cho thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
135
139
140
141
149
150
151
152
154
158
200
210
211
220
221
222
223
224
227
228
229
230
240
250
251
252
258
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
Thuyết
minh
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.9
5.10
5.11
259
260
261
262
268
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
107
5.12
5.13
5.14
Số cuối năm
Số đầu năm
78.400.986.024
12.306.099.119
6.306.099.119
6.000.000.000
41.977.358.059
32.627.191.237
9.313.175.681
382.027.135
(345.035.994)
20.164.940.561
20.164.940.561
3.952.588.285
2.204.885.148
1.747.703.137
141.052.021.300
136.569.624.500
129.018.134.100
143.849.626.000
(14.831.491.900)
7.551.490.430
151.500.000
151.500.000
84.328.707.557
67.794.796.145
5.107.136.078
62.687.660.067
4.603.470.537
4.112.742.302
483.130.000
42.225.023
(34.626.788)
11.107.083.778
11.272.183.674
(165.099.896)
823.357.097
48.723.302
774.633.795
129.988.821.775
66.145.598
66.145.598
128.033.568.493
121.837.145.755
189.662.758.411
(67.825.612.656)
57.968.410
79.926.900
(21.958.490)
6.138.454.328
1.500.000.000
1.200.000.000
300.000.000
-
-
4.330.896.726
4.330.896.726
219.453.007.200
389.107.684
285.907.684
103.200.000
214.317.529.332
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012
Mã
số
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
3. Quỹ dự phòng tài chính
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Thuyết
minh
300
310
311
312
313
314
315
316
319
320
323
330
331
332
333
334
335
336
337
400
410
411
416
418
420
421
430
432
433
5.15
5.16
5.17
5.18
5.19
5.20
5.21
5.22
440
Số cuối năm
64.121.221.737
57.465.723.462
24.064.200.000
25.702.211.926
4.053.750.534
3.128.933.538
59.058.500
216.727.703
240.841.261
6.655.498.275
6.630.000.000
25.498.275
155.331.785.500
155.331.785.500
147.250.479.000
7.408.000.000
673.306.541
219.453.007.200
31.045.067.558
23.329.488.221
2.396.255.303
4.054.226.879
1.793.310.012
7.530.846.033
137.900.060
3.236.528.378
7.715.579.337
119.423.074
5.289.362.000
154.803.862
183.272.461.774
183.272.461.774
146.383.811.499
14.520.981.546
3.667.099.890
18.700.508.839
214.317.529.332
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
CHỈ TIÊU
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại (USD)
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
108
Số cuối năm
Số đầu năm
-
-
98.299.172
98.299.172
5.675.750
5.925.750
-
-
Lập, ngày…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Giữa niên độ ngày 30 tháng 06 năm 2012
Mẫu số B 01 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2012
Đơn vị tính: VND
Mã
số
TÀI SẢN
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu ngắn hạn khác
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
Phải thu dài hạn của khách hàng
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định cho thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
135
139
140
141
149
150
151
152
154
158
200
210
211
220
221
222
223
224
227
228
229
230
240
250
251
252
258
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
270
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
109
Thuyết
minh
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.9
5.10
5.11
259
260
261
262
268
6 tháng đầu năm 2012
62.726.335.810
19.764.659.330
11.158.381.370
8.606.277.960
27.285.282.730
21.207.674.300
6.053.564.193
248.317.637,8
(224.273.396,1)
13.107.211.360
13.107.211.360
2.569.182.385
1.433.175.346
1.136.007.039
131.860.919.000
128.947.361.100
95.527.690.300
105.168.160.000
(9.640.469.722)
33.419.670.780
98.475.000
98.475.000
5.12
5.13
5.14
2.815.082.872
2.815.082.872
194.587.254.800
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn
Bảng cân đối kế toán
Giữa niên độ ngày 30 tháng 06 năm 2012
Mã
số
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
3. Quỹ dự phòng tài chính
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Thuyết
minh
300
310
311
312
313
314
315
316
319
320
323
330
331
332
333
334
335
336
337
400
410
411
416
418
420
421
430
432
433
440
5.15
5.16
5.17
5.18
5.19
5.20
5.21
5.22
6 tháng đầu năm 2012
41.678.794.120
37.352.720.250
15.641.730.000
16.706.437.750
2.634.937.847
2.033.806.800
38.388.025
140.873.007
156.546.819,7
4.326.073.879
4.309.500.000
16.573.878,75
152.908.460.700
152.908.460.700
140.715.099.100
4.815.200.000
6.940.512.368
437.649.251,7
194.587.254.800
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
CHỈ TIÊU
6 tháng đầu năm 2012
1. Tài sản thuê ngoài
-
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4. Nợ khó đòi đã xử lý
39.319.668,8
5. Ngoại tệ các loại (USD)
5.840.750
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Lập, ngày…tháng…năm…
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
110
GIÁM ĐỐC
Công ty Cổ phần Đầu tư Thúy Sơn
Bảng Cân Đối Kế Toán
Giữa niên độ ngày 30 tháng 06 năm 2013
Mẫu số B 01 - DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2013
Mã
số
TÀI SẢN
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu ngắn hạn khác
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
Phải thu dài hạn của khách hàng
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định cho thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
100
110
111
112
120
121
129
130
131
132
135
139
140
141
149
150
151
152
154
158
200
210
211
220
221
222
223
224
227
228
229
230
240
250
251
252
258
111
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.9
5.10
5.11
259
260
261
262
268
270
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
Thuyết
minh
Đơn vị tính: VND
6 tháng đầu năm
2013
93.019.742.850
57.791.168.130
28.856.364.530
28.934.803.610
22.373.931.840
17.390.292.930
4.963.922.638
203.620.463
(183.904.184,8)
10.747.913.320
10.747.913.320
2.106.729.556
1.175.203.784
931.525.772
83.633.819.510
81.244.702.050
77.219.757.650
87.124.760.820
(9.905.185.172)
4.024.944.400
80.749.500
80.749.500
5.12
5.13
5.14
2.308.367.955
2.308.367.955
176.653.562.400
Công ty Cổ phần Đầu tư Thúy Sơn
Bảng Cân Đối Kế Toán
Giữa niên độ ngày 30 tháng 06 năm 2013
Mã
số
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
3. Quỹ dự phòng tài chính
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
300
310
311
312
313
314
315
316
319
320
323
330
331
332
333
334
335
336
337
400
410
411
416
418
420
421
430
432
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
440
Thuyết
minh
5.15
5.16
5.17
5.18
5.19
5.20
5.21
5.22
6 tháng đầu năm
2013
34.176.611.180
30.629.230.610
12.826.218.600
13.699.278.960
2.160.649.035
1.667.721.576
31.478.180,5
115.515.865,7
128.368.392,2
3.547.380.581
3.533.790.000
13.590.580,58
142.476.951.200
142.476.951.200
130.490.572.010
3.948.464.000
7.679.042.784
358.872.386,4
176.653.562.400
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Thuyết
minh
CHỈ TIÊU
6 tháng đầu năm 2013
1. Tài sản thuê ngoài
-
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
4. Nợ khó đòi đã xử lý
27.523.768,2
5. Ngoại tệ các loại (USD)
5.832.750
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Lập, ngày…tháng…năm…
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
112
GIÁM ĐỐC
Công ty Cổ phần Đầu tư Thúy Sơn
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Giữa niên độ ngày 30 tháng 06 năm 2013
Mẫu số B 02 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2013
Đơn vị tính:VND
Mã
số
2
CHỈ TIÊU
1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 – 02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 – 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25))
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 = 50 – 51 – 52)
NGƯỜI LẬP BIỂU
01
02
10
Thuyết
minh
3
6.1
Số năm nay
4
Số năm trước
5
24.729.650.000
1.650.000
24.728.000.000
30.492.654.000
2.487.505
30.490.166.495
11
20
6.2
14.232.727.140
10.495.272.860
14.459.910.800
16.030.255.690
21
22
23
24
25
30
6.3
1.909.475.800
200.080.500
200.080.500
5.566.325.000
4.447.305.000
2.191.038.160
1.852.837.000
300.000.000
300.000.000
6.574.935.500
4.821.975.000
6.186.182.195
31
32
40
50
6.6
50.000.000
50.000.000
2.241.038.160
2.200.000.000
100.000.000
2.100.000.000
8.286.182.195
51
52
60
6.7
6.8
560.259.540
1680.778.620
2.099.718.567
6.186.463.628
6.4
6.5
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Báo cáo này được đọc kèm với Thuyết minh Báo cáo tài chính
113
Lập, ngày…tháng…năm…
GIÁM ĐỐC
[...]... tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn làm đề tài nghiên cứu 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả kinh doanh và đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn thông qua số liệu thực tế 3 năm 2010, 2011, 2012 kết hợp 6 tháng đầu năm 2013 Căn cứ vào kết quả phân tích và tình hình công tác kế toán xác định kết quả. .. phân tích: Q1 - Q0 = Q 2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2 Căn cứ vào tình hình thực tế công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty, đồng thời kết hợp số liệu thực tế về kết quả kinh doanh để đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn 2.2.2.3 Đối với mục tiêu 3 Dựa vào mục tiêu 1 và mục tiêu 2, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty cổ. .. luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn Chương 4: Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn Chương 6: Kết luận và kiến nghị xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thực tế hiện nay cho thấy nền kinh. .. hiệu quả kinh doanh và hoàn thiện công tác kế toán cho công ty trong thời gian tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào? Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thuý Sơn như thế nào? Những giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả kinh. .. 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 2 1.4.3 Đối tư ng nghiên cứu Đề tài tập trung vào các vấn đề nghiên cứu sau: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Luận văn tốt nghiệp... quả kinh doanh tại công ty Từ đó, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 2: Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn Mục tiêu 3: Đưa ra các biện pháp góp phần. .. giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn, đồng thời kết hợp phân tích các chỉ tiêu cơ bản có liên quan đến việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ■ Điểm mới của đề tài so với các đề tài trước: Với đề tài Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn đó là một đề tài... phải tiến hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ để biết được kết quả kinh doanh của mình như thế nào Song song với việc xác định kết quả kinh doanh thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của kết quả kinh doanh để khắc phục kịp thời cũng như đề ra biện pháp kinh doanh hiệu quả hơn Vì vậy, việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ... trong năm), kế toán ghi: Nợ TK 821(2) – Số chi phí thuế TNDN hoãn lại phải trả Có TK 347 – Số chi phí thuế TNDN hoãn lại phải trả 2.1.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt... 38 Bảng 4.6: Doanh thu theo thị trường 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 42 Bảng 4.7: Chi phí giai đoạn 2010 – 2012 tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn 45 Bảng 4.8: Chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn .46 Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 tại Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn