1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc

56 21,8K 187
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 524 KB

Nội dung

Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PV

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 5

1 Khái quát về đơn vị thực tập: 5

1.1 Giới thiệu công ty: 5

1.2 Đặc thù, lĩnh vực hoạt động: 5

1.3 Các ngành nghề kinh doanh: 5

1.4 Quá trình phát triển: 6

2, Thực trạng tổ chức bộ máy: 8

2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy: 9

2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: 9

2.3 Đơn vị quản lý trực tiếp: 11

2.4 Đơn vị quản lý chuyên môn: 11

2.5 Đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của công ty: 11

II – THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC: 12

1.Thực trạng nguồn nhân lực: 12

2, Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực: 14

2.1 Bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực: 14

2.2 Tổ chức công tác quản trị nhân lực: 14

2.2.1 Phân công nhiệm vụ: 14

2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện một số hoạt động chức năng cơ bản: .15 2.3.1 Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc 15

2.3.2 Công tác tuyển dụng nhân lực: 17

2.3.4 Công tác thù lao, phúc lợi cho người lao động: 17

4 Đánh giá chung: 20

PHẦN II: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU 21

“THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ VẬT LIỆU PVV” 21

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 21

A- CƠ SỞ LÝ LUẬN 21

I- Hệ thống các khái niệm: 21

1.Nhân lực: 21

2 Tuyển dụng: 21

3.Tuyển mộ: 21

4 Tuyển chọn: 21

5.Định hướng nhân viên mới: 21

II Vai trò của công tác tuyển dụng: 21

1 Đối với tổ chức: 21

Trang 2

2 Đối với người lao động: 22

III - CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC: 22

IV – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC: 23

1, các yếu tố thuộc về môi trường bên trong : 23

2, Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài: 24

V- NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC: 25

1 Quy trình tuyển dụng: 25

2.Nội dung các quá trình tuyển dụng nhân lực: 26

2.1.Tuyển mộ: 26

2.1.1 Nguồn bên trong và các phương pháp tiếp cận nguồn bên trong: 26

2.1.1.1 Nguồn bên trong: 26

2.1.1.2 Phương pháp tiếp cận nguồn bên trong: 26

2.1.2.1 Nguồn bên ngoài: 27

2.1.2.2 Phương pháp tiếp cận nguồn bên ngoài: 27

2.2.Tuyển chọn: 29

2.3.Định hướng nhân viên: 30

B – CƠ SỞ THỰC TIỄN: 32

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ VẬT LIỆU PVV 33

I – XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC: 33

II – LẬP KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG: 34

1.Nguồn tuyển dụng: 34

2.Phương pháp tuyển dụng: 34

4.Địa điểm tuyển dụng: 34

5.Kinh phí tuyển dụng: 35

6.Hội đồng tuyển dụng: 35

III – TIẾN HÀNH TUYỂN DỤNG: 35

1 – Chuẩn bị tuyển dụng: 35

2 – Thông báo tuyển dụng: 36

3 – Thu nhận và sàng lọc hồ sơ: 37

4 – Phỏng vấn sơ bộ: 37

5 – Thi trắc nghiệm và thi chuyên môn: 38

6 – Phỏng vấn chuyên sâu:(Lãnh đạo công ty phỏng vấn) 38

7 – Ra quyết định tuyển dụng: 39

8 – Hội nhập cho ứng viên: 39

9.Tình hình tuyển dụng trong nhưng năm vừa qua 43

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ TUYỂN DỤNG 46

1.Ưu điểm trong công tác tuyển dụng 46

2 Hạn chế trong công tác tuyển dụng của công ty 46

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ VẬT LIỆU PVV 47

Trang 3

I – Phương hướng phát triển của công ty: 47

1.Phương hướng phát triển chung của công ty 47

2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty: 48

II – Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty 48

1.Một số kiến nghị ,đề xuất: 48

2.Một số giải pháp: 50

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nguồn nhân lực có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với mỗi doanh nghiệp,mỗi tổ chức và ngay cả đối với mỗi quốc gia Có thể nói nếu không có nguồn nhânlực sẽ không thể có nền sản xuất vì cho dù máy móc có hiện đại đến đâu cũng khôngthể thay thế được con người Nền kinh tế nước ta đang trên con đường phát triển vàhội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Các doanh nghiệp nước ta cũng đanghoà mình vào quá trình hội nhập đó Để tồn tại và phát triển trong thị trường hiện nay,ngoài việc đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại các doanh nghiệp cũngphải không ngừng phát huy và nâng cao hiệu quả các công tác quản trị nhân lực vàđặc biệt là hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động vì tuyển dụng được nguồn nhânlực có chất lượng cao sẽ đáp ứng cho yêu cầu của sản xuất và về lâu dài nguồn nhânlực chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho sự mở rộng của công ty

Công ty Cổ phần đầu tư và vật liệu PVV là một doanh nghiệp chuyên về lĩnhvực đầu tư xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.Trong sự nghiệp pháttriển của mình Công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất,

mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, Công tycũng luôn hướng sự quan tâm chú trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực,đặc biệt

là công tác tuyển dụng

Để góp phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển của Công ty em đã chọn đề tài:

“Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV ” nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, quy trình

công nghệ sản xuất, đặc điểm công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, quy trình tuyểndụng nguồn nhân lực của Công ty Để từ đó có thể đóng góp một vài ý kiến củamình nhằm hoàn thiện các hình thức, các bước tuyển dụng nguồn nhân lực tạo tiền đềvững chức cho sự phát triển ổn định của Công ty trên con đường phát triển và hộinhập hiện nay

Phạm vi nghiên cứu đề tài : Công tác tuyển mộ, tuyển chọn và định hướng nhânviên

Kết cấu đề tài bao gồm:

Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Phần hai: CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU :“Thực tạng công tác tuyển dụng nhânlực tại công ty cổ phân đầu tư và vật liệu PVV’’

Trong quá trình hoàn thiện chuyên đề này em đã được tìm hiểu các nghiên cứu

về vấn đề tuyển dụng nhân lực và tiếp thu được các kinh nghiệm thực tế qua thực tiễnhoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV Cùng với

sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ trong phòng Tổ Chức và các anh chị trong Công ty

Em xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Đào Phương Hiền đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này.

Trang 5

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.

1 Khái quát về đơn vị thực tập:

1.1 Giới thiệu công ty:

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ VẬT LIỆU PVV

- Địa chỉ: Tầng 10- Toà nhà CT3 _1 – Khu đô thị Mễ Trì hạ - Phạm

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

- Mua bán các máy móc thiết bị

- Sản xuất vật liệu bê tông thương phẩm

3 Thiết kế cơ điện công trình xây dựng

4 Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng công nghiệp

5 Thiết kế kiến trúc công trình

6 Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 220KV

7 Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và côngnghiệp trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện

8 Sản xuất ,mua bán máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, đồtrang trí nội ngoại thất

9 Xây dựng nhà các loại ,xây dựngcông trìng đường sắt vàđường bộ, xây dựng công trình công ích

10 Phá vỡ và chuẩn bị mặt bằng

11 Lắp đặt hệ thống cấp ,thoát nước ,lò sưởi và điều hòa không

Trang 6

* Phương châm hoạt động: “ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng đem lại cho

khách hàng những sản phẩm tốt nhất với sự phục vụ chuyên nghiệp nhất ’’

Nguồn nhân lực con người với đội ngũ cán bộ công nhân viên hầu hết chuyển

từ đơn vị chủ quản là công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex- PVC và các đơn vị

có kinh nghiệm xây lắp và sản xuất bê tông thương phẩm chuyển đến nên có rất nhiềukinh nghiệm về lĩnh vực này Các thiết bị máy móc cũng được đơn vị chủ quản hỗ trợ

và đầu tư Đó là nền tảng cho công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV hoạt động vàphát triển

* Năng lực thiết bị : mặc dù thời gian thành lập chưa lâu nhưng công ty PVV

đã có 06 trạm bê tông ,03 trạm tại Thanh Hóa và 01 trạm tại Hải Phòng với tổng côngsuất 180m3/h Công ty mới lắp dựng thêm 03 trạm tại Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh và Thái Bình nâng tổng công suất lên tới 480m3/h

Công ty có đầu tư xe trộn bê tông ,xe xúc lật, xe vận chuyển bê tông…Hiệnnay công ty còn đầu tư thêm hai dây chuyền sản xuất gạch Block với công suất300m2/ngày

Tuy mới thành lập nhưng công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV đã có nhữngbước tiến lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng & công nghiệp , giaothông ,thủy lợi ,san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình ,đầu tư kinh doanh bấtđộng sản Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết trên cơ sở phát huy thế mạnh của Tập Đoàndầu khí quốc gia Việt Nam và Tổng Công Ty Đầu Tư Xây Dựng Vinaconex –PVC ,tập thể công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV đang nỗ lực phấn đấu xây dựngcông ty ngày một phát triển lớn mạnh và bền vững

* Chiến lược phát triển của công ty:

Hoàn thiện bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý, phấn đấu thiết lập đầy đủ điềukiện để xây dựng công ty phát triển mạnh về thị trường cung cấp bê tông , kết hợp vớixây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp nhằm ổn định cơ sở vật chất , phúclợi của công ty

Kế hoạch doanh thu sẽ đạt 250tỷ đồng ,lợi nhuận 12tỷ đồng Công ty sẽ đi sâuvào thị trường bê tông thương phẩm và đẩy mạnh triển khai các hạng mục xây lắp hạ

Trang 7

tầng ,đường giao thông thủy lợi , đầu tư thêm xe ,máy phục vụ cho việc cung cấp bêtông và các công trình xây lắp Đặc biệt công ty còn sản xuất gạch Block lát vỉa hècho các công trình trong và ngoài ngành.

- Đến năm 2012:

Xây dựng thương hiệu công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV thành công tymạnh và mở rộng hoạt động thêm các ngành nghề kinh doanh nhằm thúc đẩy và pháttriển công ty

Liên doanh liên kết với 2-3 đơn vị trong các lính vực sản xuất khác nhau Xâydựng nâng cao năng lực bộ máy quản lý về mọi mặt, phấn đấu doanh thu sẽ đạt trên400tỷ đồng ,lợi nhuận 20 tỷ đồng.Chuyển dịch cơ cấu doanh thu, thúc đẩy phát triển

- Đến năm 2015:

Tạo uy tín với các đơn vị bạn tạo tiền đề phát triển trở thành công ty mạnh Doanh thu từ 1000- 1200 tỷ đồng, lợi nhuận 60- 100 tỷ đồng.Doanh thu đầu tư từ cáclĩnh vực chiếm từ 20-40%

Tăng thu nhập của các cán bộ công nhân viên tăng bình quân 10- 15% mỗinăm.Đảm bảo phúc lợi cho cán bộ công ngân viên gồm: điều kiện làm việc , nhà ở,bảo hiêm, văn hóa- xã hội…phấn đấu công ty nằm trong những doanh nghiệp hàngđầu trong lĩnh vực cung cấp vật liệu và ngành xây dựng

Tận dụng và phát huy mọi nguồn lực nhằm xây dựng công ty đầu tư và vật liệuPVV phát triển toàn diện, trở thành công ty mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuấtvật liệu xây dựng và các hạng mục về xây lắp,đồng thời là đơn vị tiềm năng và phấnđấu là những đơn vị mạnh trong sự phát triển của tổng công ty xây lắp dấu khí ViệtNam và tông công ty đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC

Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo cho sự tăng trưởng bền vững,không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo lợi nhuận tăngdần hàng năm , cải thiện đời sống và mức thu nhập ổn định cho người lao động, đồngthời thực hiện các sứ mệnh với cộng đồng xã hội

Hoàn thiện tổ chức bộ máy và hệ thống quản lý , thiết lập đầy đủ các điều kiện

để xây dựng công ty trở thành công ty có quy mô lớn Thu hút ,đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực bằng tổng hợp các yếu tố:quyền lợi, thu nhập, phúc lợi, vị thế ngườilao động, văn hóa doanh nghiệp

Nâng cao năng lực thiết bị , năng lực chuyên môn Chú trọng thiết bị sản xuấtvật liệu xây dựng, thiết bị xây lắp nhà cao tầng và thiết bị xây lắp chuyên ngành.Tíchcực nghiên cứu, tìm hiểu , áp dụng công nghệ mới

Liên doanh,liên kết , hợp tác với các đối tác chiến lược , tận dụng tối đa nguồnlực về tài chính và từ các dự án đầu tư tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và tổngcông ty đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC

Trang 8

Huy động tối đa nguồn lực của đơn vị, tập trung trí tuệ của hội đồng quảntrị ,ban giám đốc , cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

* Nguyên tắc định hướng:

- Kinh doanh trên cơ sở mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội

- Sự hài lòng của khách hàng là sứ mệnh của công ty

- Quan hệ hợp tác với tất cả các bạn hàng trên mọi lĩnh vực

- Nguồn lực con người là tài sản quý giá nhất của PVV

- Mỗi cá nhân trong công ty là một thành viên trong ngôi nhà chungVinaconex – PVC nhằm “dựng xây mơ ước” và thực hiện ước mơ cho tất cả cáckhách hàng

- Xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp

2, Thực trạng tổ chức bộ máy:

Trang 9

2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy:

2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

2.2.1.Đại hội đồng cổ đông:

PHÒNG TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

PHÒNG TÀICHÍNH KẾTOÁN

PHÒNGTHƯƠNGMẠI

PHÒNG KỸTHUẬTTỔNG HỢP

PHÒNGTHIẾT BỊ

CÁC TRẠM BÊTÔNG

CÁC ĐỘI XÂYLẮP HẠ TẦNG

Trang 10

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm Đại hộiđồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bấtthường.

Chức năng của Đại hội đồng cổ đông là thảo luận và thông qua điều lệ; bầu Hộiđồng quản trị và Ban kiểm soát ; thông qua phương án sản xuất kinh doanh ; quyếtđịnh cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất của công ty,quyết định các vấn đề có lợi chocông ty

2.2.2 Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội quyết định mọi vấn đề liênquan đến mục đích, quyền lợi của Công ty ,trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền củaĐại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định các chiến lược,kế hoạch phát triểntrung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm ; kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổphần được quyền chào bán.; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư của công ty

2.2.3.Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinhdoanh của Công ty Ban kiểm soát có 03 (ba) thành viên do Đại hội đồng cổ đôngbầu, hoặc bầu bổ sung với đa số phiếu tính từ cao xuống thấp thực hiện theo phương

án bầu dồn phiếu

Chức năng của Ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý ,hợp pháp trong quảnlý,điều hành hoạt động kinh doanh ,trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính ;thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty ,kiểm tra từng vấn đề cụ thể liênquan đến quản lý ,điều hành hoạt động của Công ty báo cáo lên Hội đồng quản trị vàHội đồng cổ đông

2.2.4.Ban Giám đốc:

Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật , làngười đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật về mối quan hệ giao dịch điềuhành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả sản xuấtkinh doanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của Đại hội cổ đông, bị cách chức nếuđiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả

Phó Giám đốc là người giúp việc cho giám đốc : điều hành các lĩnh vưc hoạtđộng của Công ty theo sự phân cấp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc

và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện

2.2.5 Phòng Tổ Chức Hành Chính:

Có nhiệm vụ tổ chức lao động trong công ty, tiến hành tuyển dụng nhân lực, tổchức thi nâng bậc, theo dõi, quản lý, xếp lương, nâng lương cho người lao động

Trang 11

Đồng thời tính toán và theo dõi tình hình nộp BHXH của người lao động ,giải quyếtcác chính sách như ốm đau , hưu trí , thai sản … cho người lao động.

2.2.6 Phòng thương mại:

Chức năng của phòng thương mại là xây dựng chiến lược và đề án kinhdoanh;giới thiệu và mua bán sản phẩm,vật tư, thiết bị…Chịu trách nhiệm về mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty

2.3 Đơn vị quản lý trực tiếp: Tổng công ty đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC

2.4 Đơn vị quản lý chuyên môn: Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội.

2.5 Đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của công ty:

Hiện tại công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV tiếp quản 07 đội sản xuất bêtông thương phẩm và sản xuất gạch Các tổ đột sản xuất này đóng rải rác trên địa bàncác tỉnh : Hà Nội, Hải Phòng ,Thái Bình và Thanh Hóa.Quy mô cơ cấu các đơn vị nhưsau:

Trang 12

Bảng 1: Cơ cấu lao động các tổ,đội sản xuất tháng 3/2011.

II – THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC:

TrungCấp

LaoĐộngPhổThông

BằngNghề,ChứngChỉ

1 Hội đồng

quản trị

Trang 14

2.1 Bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực:

Do thời gian thành lập chưa lâu, quy mô nhân lực chưa thực sự lớn nên công ty

cổ phần đầu tư và vật liệu PVV chưa có hệ thống bộ máy riêng đảm nhiệm chức năngquản trị nguồn nhân lực.Hiện tại chức năng quản trị nguồn lực của tổ chức do một sốngười thuộc phòng Tổ chức Hành Chính đảm nhiệm dưới sự điều hành và quản lýchung của giám đốc công ty

Giớitính

Nghề ĐàoTạo

BằngCấp

Chức vụ

- ChứcDanh

Thâmniêncôngtác(năm)

QuangSuất

1978 Nam Kỹ sư kinh

Quản trị kinhdoanh

2.2 Tổ chức công tác quản trị nhân lực:

2.2.1 Phân công nhiệm vụ:

* Ông Đỗ Quang Suất ,Chức vụ : Trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính cónhiệm vụ :

- Nắm bắt tình hình nhân sự của toàn công ty (biến động: tăng/giảm ; nhu cầunhân lực của công ty ; tình hình biến động nhân lực trên thị trường lao đông…) để báocáo, tham mưu với ban giám đốc nhằm đưa ra những kế hoạch nhân lực kịp thời cho

tổ chức

- Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý thông tin nhân lực, tình hình thực hiệncông việc của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty( mức độ chấp hành nội quy

Trang 15

lao động của công ty, thành tích xuất sắc trong công việc, vi phạm kỷ luật…) để báocáo với lãnh đạo công ty nhằm đưa ra những biện pháp kịp thời.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề thuộc chức năng nhân sự như:tuyển dụng , đào tạo & phát triển ,quản lý tiền lương , thù lao phúc lợi cho người laođộng…

* Ông Đỗ Tuấn Anh – Chức vụ : Phó phòng , có nhiệm vụ:

- Hỗ trợ Trưởng phòng tổ chức hành chính thực hiện các chức năng nhân sự,xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách nhân sự

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng nhân sự về việc triển khai và thực hiệncác chức năng nhân sự, công tác quản lý và tổ chức nhân sự của tổ chức

- Thực hiện một số chức năng khác mà Trưởng phòng tổ chức giao phó

*Bà Đàm Thị Lan Hương – Nhân viên phòng hành chính nhân sự, có nhiệm vụ:

- Quản lý hồ sơ nhân sự của cán bộ công nhân viên trong công ty

- Thực hiện chấm công và tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty

2.2.2.Cách thức tổ chức cập nhật, quản lý, sử dụng thông tin nhân lực:

Do công ty mới thành lập, tình hình tổ chức nhân sự chưa thực sự ổn định ; mặtkhác do điều kiện tài chính còn khiêm tốn nên công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVVhiện tại chưa áp dụng phần mềm hỗ trợ quản trị nhân sự Việc quản lý , cập nhậtthông tin nhân sự cũng như lưu trữ hồ sơ… đều thực hiện bằng các phương pháp thủcông.Ví dụ như:cập nhật và sàng lọc hồ sơ nhân lực hoặc đánh giá kết quả thực hiệncông việc … đều do người làm công tác quản trị tự làm

Nhận xét: Bộ máy tổ chức quản trị nhân lực của công ty PVV còn quá ít, mỗingười phải đảm nhiệm khá nhiều chức năng, nhiệm vụ trong khi công ty chưa áp dụngphần mềm hỗ trợ quản trị nhân lực.Như vậy,theo mục tiêu chiến lược mà công ty đãvạch ra thì công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV cần phải xây dựng và bổ sungthêm cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị nhân lực để tương xứng với quy mô và vị thếcủa Công ty

2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện một số hoạt động chức năng cơ bản: 2.3.1 Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc

2.3.1.1 Phân tích công việc:

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Vật Liệu PVV là đơn vị chịu sự quản lý của TổngCông ty Đầu Tư và Xây Dựng Vinaconex – PVC, do vậy cho đến thời điểm hiện tại

kể từ khi thành lập , Công ty PVV chưa tiến hành phân tích công việc Các chức danhcông việc trong công ty ; chức năng, nhiệm vụ của mỗi chức danh cơ bản đều dựa vàomẫu bản mô tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc và bản tiêuchuẩn thực hiện công việc từ Công ty mẹ ( Tổng công ty đầu tư và xây dựng

Trang 16

Vinaconex – PVC) ,có sửa đổi,bổ sung cho phù hợp với quy mô, cơ cấu hiện tại củacông ty

2.3.1.2 Đánh giá thực hiện công việc:

Hiện tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV tiến hành đánh giá thực hiệncông việc của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty theo “ Quy chế đánh giáthực hiện công việc của Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV” ban hành kèm theoQuyết định số 08 QĐ/HĐQT- VP ngày 01/12/2009 của Hội Đồng Quản Trị Công Ty

Nội dung của quy chế bao gồm:

- Hội đồng đánh giá

- Quy định của hội đồng đánh giá

- Mục tiêu và các yêu cầu của công tác đánh giá thực hiện công việc

Quy trình đánh giá được tiến hành như sau: mỗi cá nhân trong công ty đượcphát một bản tự đánh giá tình hình thực hiện công việc của bản thân; sau đó gửi lênlãnh đạo bộ phận quản lý trực tiếp Người lãnh đạo quản lý trực tiếp có trách nhiệmđánh giá lại tính chính xác của mỗi bản tự đánh giá cá nhân và tổng hợp, trình lên hộiđồng đánh giá.Sau khi tổng hợp kết quả đánh giá từ lãnh đạo các bộ phận, hội đồngđánh giá tiến hành đánh giá và ra kết quả đánh giá.Sau khi ra kết quả đánh giá nếu cánhân nào có thắc mắc về kết quả đánh giá của bản thân thì gửi đơn đề nghị lên Hộiđồng đánh giá trình bày thắc mắc của bản thân.Hội đồng đánh giá sẽ tiến hành đánhgiá lại và giải đáp thắc mắc.Kết thúc đánh giá : các cá nhân và lãnh đạo bộ phận chịutrách nhiệm thi hành quyết định đánh giá của Hội đồng đánh giá

Nhận xét Công tác đánh giá thực hiện công việc ở công ty PVV được thực hiệnmột cách công khai và có tiêu chí rõ ràng,có sự trao đổi cởi mở giữa nhân viên vàquản lý.Quy trình này đã hạn chế được tính chủ quan của người đánh giá,đảm bảotính khách quan,công bằng cho người lao động

2.3.2 Công tác tuyển dụng nhân lực:

Trang 17

Việc tuyển dụng lao động và trả lương thực hiện theo chế độ Hợp đồng laođộng Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt mức tối đa tổng số nhân viên biên chế vàquỹ lương toàn Công ty Giám đốc Công ty căn cứ vào mức ấn định của Hội đồngquản trị có quyền tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động và bố trí lao động theo nhucầu của Công ty trên cơ sở định mức lao động.

(nghiên cứu tiếp ở phần hai:chuyên đề chuyên sâu)

2.3.3.Công tác đào tạo nhân lực:

Hiện tại công ty PVV chưa có quy chế đào tạo riêng.Công tác đào tạo của công

ty được thực hiện theo quy chế đào tạo của Tổng công ty đầu tư xây dựng Vinaconex– PVC ban hành kèm theo quyết định số 94 QĐ/ HĐQT- VP ngày 15/02/2007 củahội đồng quản trị công ty

Công ty PVV đang trong quá trình xây dựng quy chế đào tạo riêng

Kể từ lúc thành lập đến nay, công tác đào tạo nhân lực của công ty được thựchiện như sau:

Phụ trách bộ phận xác đinh nhu cầu đào tạo gửi phòng tổ chức hành chính theobiểu mẫu (BM/PVV/04) Phòng tổ chức hành chính xem xét nhu cầu cần đào tạo dựatrên cơ sở:1- phân tích tổ chức(mục tiêu định hướng của tổ chức, khả năng tài chínhcủa tổ chức,cơ sở vật chất…) ; 2-phân tích công việc ( nhiệm vụ của công việc và yêucầu của người thực hiện công việc đó ;3- phân tích cá nhân ( trình độ, năng lực, kếtquả thục hiện công việc hiện tại, cần thêm những kỹ năng gì…) Sau khi phân tích,nếu xét thấy có nhu cầu cần phải đào tạo, phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch đàotạo và trình lên Giám đốc duyệt.Nếu Giám đốc đồng ý phòng tổ chức hành chính tổchức thực hiện kế hoạch đào tạo

Sau đào tạo phòng tổ chức hành chính tiến hành đánh giá kết quả đào tạo.Nếukết quả không đạt thì tiến hành đào tạo lại; nếu kết quả đạt thì lưu kết quả đào tạotrong hồ sơ đào tạo cá nhân

Nhận xét: theo kết quả đào tạo cho thấy ,công ty PVV mặc dù chưa có quy chế

đào tạo riêng nhưng công tác đào tạo được thực hiện khá hiệu quả.Công tác đào tạobám sát thực tế và thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và đơn vị.Sau đào tạo hầu hết các

cá nhân hoàn thành tốt công việc được giao

2.3.4 Công tác thù lao, phúc lợi cho người lao động:

2.3.4.1.Công tác trả lương, trả thưởng:

Trang 18

- Quỹ lương của công ty được thành lập từ: 1- Doanh thu từ các hoạt động kinhdoanh và các nguồn khác của công ty ; 2- Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyểnsang ; 3- Các khoản thu khác.

- Công ty PVV tiến hành trả lương cho người lao động theo nguyên tắc phânphối theo lao động ; trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tínhtrách nhiệm của công việc đòi hỏi , mức độ hoàn thành công việc,số ngày công thực

tế ,không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số

205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 206/2004/NĐ205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ

-Phương pháp tính lương như sau:

Công thức tính:

TL = Lcb + Lcd +PC

Trong đó:

* TL: tiền lương hiện hưởng

* Lcb: tiền lương cơ bản

* Lcd: tiền lương chức danh

* PC : phụ cấp (theo điều 17 được quy định trong quy chế)

( Mcb x TGtt)

Lcb =

TGqd

(TGqd: thời gian quy định 24 ngày công nếu không làm vào chủ nhật và

chiều thứ 7 ; TGtt : thời gian thực tế đi làm trong tháng)

Mcb: Mức lương cơ bản ( theo điều 8 trong quy chế)

([Lkx x Hcd x Hbx x Hkv] x TGtt )

Lcd =

TGqd

Lk :hệ số năng suất

- Đối với nhóm quản lý điều hành SX (a) :Lk1 = 700.000 đồng

- Đối với nhóm cán bộ CMNV và trực tiếp sản xuất (b): Lk2 = 600.000 đồng.Hcd: Hệ số chức danh công việc (Bảng hệ số theo phụ lục kèm theo)

Hbx : Hệ số bình xét hoàn thành công việc

Hkv: Hệ số khu vực

Mức Hệ số Nội dung điều kiện

Trang 19

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có thành tíchđặc biệt trong tháng

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ

B 0.9 -Đi làm không đủ công (20<Tgtt<24 công)

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ

C 0.7 - Đi làm không đủ công(18<Tgtt<20 công)

-Ý thức kỷ luật chưa tốt,làm việc kém hiệu quả

- Có quyết định kỷ luật trong tháng

Hệ số khu vực:

1.0 Làm việc tại khu vực Hà nội,Hải phòng

1.05 Làm việc tại khu vực miền trung tính từ Thanh hóa trở vào

1.1 Làm việc khu vực miền Nam tính từ Đà Nẵng trở vào

1.1 Làm việc tại khu vực Lào Cai,Yên Bái, Điện Biên,Tuyên Quang ,Hà

Giang1.05 Làm việc tại các tỉnh còn lại

- Hình thức trả lương: công ty áp dụng các hình thức trả lương như: trả lươngthời gian cho khối lao động làm việc văn phòng ; trả lương sản phẩm và lương khoáncho khối lao động trực tiếp sản xuất

- Cơ cấu lương bao gồm:

+ Lương cơ bản

+ Lương chức danh

+ Lương năng suất

+ Các khoản phụ cấp , trợ cấp thuộc tiền lương

+ Các loại thưởng trích từ quỹ lương

Trong đó, Lương cơ bản của cán bộ công nhân viên gồm hệ số lương theothang bảng lương và mức lương tối thiểu do nhà nước quy định ; lương chức danhđược trả theo hệ số lương chức danh quy định tại hệ số lương chức danh của công tytheo từng thời kỳ ; Lương năng suất được trả theo năng suất, hiệu quả công việc đượcquy định tại hệ số năng suất của công ty theo từng thời điểm

b.Công tác trả thưởng:

Hiện nay Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV đang áp dụng các hình thứctrả thưởng như sau:

Trang 20

-Thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh,hoàn thành vượt mức kếhoạch được giao.

- Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm

- Thưởng tiết kiệm vật tư

-Thưởng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật

*Đối tượng xét thưởng :bao gồm tất cả những người lao động trong công tyPVV

* Nguồn tiền thưởng: được trích 3% trong tổng quỹ lương

Mức trích thưởng của công ty tùy thuộc vào lợi nhuận thu được sau mỗi thời kỳhoạt động sản xuất kinh doanh.Lợi nhuận thu được càng nhiều thì quỹ tiền thưởngcàng lớn

2.3.4.2.Công tác định mức lao động:

Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty PVV chưa tiến hành công tác xây dựngmức cho từng đối tượng lao động, loại công việc…một cách cụ thể Hiện tại Công tyđang áp dụng theo nội quy lao động của công ty Đó là, khối lao động gián tiếp ( nhânviên hành chính văn phòng) làm việc 08h/ngày từ thứ hai đến thứ sáu , thứ 7 làm nửangày(từ 08h – 12h), nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật Khối lao động trực tiếp làmviệc theo tính chất công việc nhưng không vượt quá số giờ cho phép theo quy địnhcủa Bộ luật lao động

2.3.4.3.Các chế độ bảo hiểm và Phúc lợi khác cho người lao động:

- Tất cả các cán bộ công nhân viên làm việc trong Công ty, ký hợp đồng có xácđịnh thời hạn từ 03 tháng trở lên đều được đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theoquy định của nhà nước

- Công ty có chế độ nghỉ phép cho người lao động theo quy định của Bộ luậtlao động Các ngày lễ tết công ty có chế độ thưởng (ví dụ: 08/3 cán bộ công nhân viên

là nữ được thưởng mỗi người 100.000đồng ; tết nguyên đán mỗi cán bộ công nhânviên được thưởng 01 triệu đồng/người…)

Ngoài ra ,Công ty còn có các chế độ phúc lợi khác như : tổ chức đi thămhỏi ,phúng viếng, cưới xin …đối với người lao động trong công ty; tổ chức các hoạtđộng giao lưu trong toàn công ty như: hoạt động chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ08/3; giao lưu thể dục thể thao :giải bóng đá PVC Cup chào mừng ngày thành lậpĐoàn TNCSHCM 26/3 ; Chế độ đi du lịch, nghỉ mát vào mùa hè…

4 Đánh giá chung:

PHẦN II: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

Trang 21

“THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ VẬT LIỆU PVV”

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2 Tuyển dụng:

Là quá trình kiểm tra , trắc nghiệm phỏng vấn và quyết định tuyển một ngườivào làm việc theo đúng yêu cầu của tổ chức đề ra

3.Tuyển mộ:

Là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ bên ngoài và bên trong

tổ chức để lựa chọn lao động cho các vị trí làm việc còn trống của tổ chức

4 Tuyển chọn:

Là quá trình lựa chọn ứng viên cho các vị trí làm việc còn trống của tổ chứcnhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức đó cho các chức danh công việc cần tuyển dụng

5.Định hướng nhân viên mới:

Định hướng nhân viên là việc thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình nhằmgiúp nhân viên mới làm quen với tổ chức và bắt đầu công việc với hiệu suất cao

II Vai trò của công tác tuyển dụng:

1 Đối với tổ chức:

1.1 Công tác tuyển mộ:

- Giúp tổ chức khai thác được nguồn tuyển mộ,qua đó tuyển chọn được ngườilao động đáp ứng được nhu cầu tổ chức đặt ra

- Giúp người lao động giỏi đến với tổ chức:

- Giúp tổ chức tiết kiệm được nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động

- Giúp tổ chức thực hiện các chức năng quản trị nhân lực khác với hiệu quả caohơn

1.2.Công tác tuyển chọn:

- Tuyển chọn giúp cho nhà quản lý ra quyết định tuyển dụng đúng đắn

Trang 22

- Giúp cho tổ chức giảm được chi phí tuyển chọn lại, chi phí đào tạo mới vàđào tạo lại, hạn chế các thiệt hại rủi ro trong qua trình thực hiện công việc.

- Giúp cho tổ chức lựa chọn được các cá nhân tài năng có tố chất tốt , có khảnắng thúc đẩy sự phát triển của tổ chức

1.3.Công tác đinh hướng nhân viên mới:

- Giúp người lao động nhanh chóng làm quen với môi trường công việcmới ,rút ngắn thời gian nhập việc từ đó tiết kiệm chi phí cho tổ chức

- Chương trình định hướng tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và tổ chứcngay từ những ngày đầu làm việ tại tổ chức,qua đó lôi cuốn người lao động vào việcthực hiện các mục tiêu sứ mạng ,chiến lược phát triển của tổ chức,giảm tỷ lệ nhânviên bỏ việc

- Định hướng nhân viên giúp tổ chức phát hiện đầy đủ hơn các khả năng vàtiềm năng của người lao động,từ đó giúp cho việc sử dụng nhân lực trong tương laiđạt hiệu quả cao hơn

2 Đối với người lao động:

- Thông qua thông tin tuyển dụng của tổ chức người lao động có cơ hội thamgia ứng tuyển để lựa chọn cho mình một công việc , vị trí phù hợp với năng lực,trình

độ và kỹ năng chuyên môn

- Người lao động có cơ hội cống hiến và ứng dụng kiến thức đã học vào thực

tế , có cơ hội phát triển và hoàn thiện bản thân

- Công tác định hướng nhân viên mới của tổ chức sẽ giúp người lao động nhanhchóng hòa nhập với môi trường công việc mới một cách dễ dàng hơn, người lao động

sẽ cảm thấy yên tâm và gắn bó

III - CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC:

1 Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu của tổ chức

Điều này có nghĩa là việc tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu bổ sung laođộng vào chỗ làm việc trống của tổ chức Để xác định nhu cầu này , cần phải xácđịnh rõ kế hoạch sản xuất kinh doanh và công tác ở từng khâu , từng bộ phận baonhiêu người , tuyển các chức danh công việc cụ thể nào , yêu cầu kiến thức , kỹ năng ,kinh nghiệm đối với các chức danh công việc được tuyển là gì…

2.Tuyển dụng phải căn cứ vào chức trách ,nhiệm vụ, những đòi hỏi về kiến

thức , kỹ năng và yêu cầu về trình độ đối với các chức danh công việc cần tuyển dụng

3 Các tiêu chí và nội dung tuyển dụng phải rõ ràng , phải có tính phân loại cao

và phải nhận được sự thống nhất cao trong tổ chức , đặc biệt là sự thống nhất trong

Trang 23

nhóm các nhân viên phụ trách công tác tuyển dụng, nhằm đảm bảo tính khách quantrong công tác tuyển dụng.

4 Việc tuyển dụng phải hướng tới việc chọn được người có ý thức tổ chức kỷ

luật tốt, trung thực, gắn bó với công việc của tổ chức

5 Quy trình tuyển dụng phải đảm bảo tính khách quan , công bằng , vô tư ,

đảm bảo cơ hội như nhau cho tất cả các ứng viên

Người tham gia tuyển dụng phải là người có kiên thức , kỹ năng và kinhnghiệm tuyển dụng

6 Chi phí tuyển dụng phải nằm trong khả năng cho phép của tổ chức.

7.Đảm bảo tính linh hoạt , không cứng nhắc, giáo điều trong quá trình tuyển

- Quảng cáo và các mối quan hệ xã hội :

Việc tuyển mộ phụ thuộc vào vấn đề quảng cáo và các mối quan hệ của tổ chức.Nếu việc quảng cáo đạt hiệu quả sẽ có nhiều người lao đông biết đến tổ chức như làmột tổ chức có uy tín Điều đó sẽ tác động đến quyết định nộp hồ sơ của người laođộng và ngược lại

- Quan hệ lao động trong tổ chức :

Trong một tổ chức có mối quan hệ lao động hài hoà , lành mạnh thì việc khaithác nguồn tuyển dụng bên trong cũng như bên ngoài tổ chức sẽ diễn ra thuận lợi hơn

- Các chính sách nhân sự và bầu không khí trong tập thể lao động:

Nếu tổ chức có chính sách nhân sự định hướng sử dụng và khuyến khích laođộng đang làm việc cho tổ chức thì nguồn tuyển mộ chủ yếu tập trung vào nguồn bêntrong tổ chức.Trong trường hợp không tìm được nguồn từ bên trong tổ chức hoặc sửdụng lao động bên trong tổ chức hiệu quả hoạt động của tổ chức không cao, tổ chức

sẽ khai thác nguồn tuyển mộ từ bên ngoài Ngược lại nếu chính sách nhân sự của tổchức định hướng chọn nhân sự tối ưu cho từng vị trí thì nguồn tuyển mộ sẽ được trảiđều cho cả nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức

- Chi phí :

Trang 24

Chi phí là một trong những yếu tố quyết đinh hình thức, phương pháp cũng nhưhiệu quả tuyển dụng của tổ chức.Nếu tổ chức có nguồn tài chính mạnh thì có thể mởchiến dịch quảng cáo rầm rộ để thu hút nhân lực.Ngược lại nguồn tài chính eo hẹp thì

tổ chức thường thu hút nhân lực bằng những phương pháp ít tốn kém chi phí hơn nhưđăng thông báo, nhờ giới thiệu…

2, Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài:

- Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động:

Việc đưa ra chính sách và xác định phương pháp tuyển dụng phụ thuộc rấtnhiều vào quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động.Nếu loại lao động mà tổchức đang cần tuyển mộ dư thừa trên thị trường lao động thì việc quảng cáo tuyển mộcho dù là dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể mang lại hiệu quả mong đợi.Ngượclại khi loại lao động đó khan hiếm , dù tổ chức có mở chiến dịch quảng cáo rầm rộsong số ứng viên nộp đơn vào làm việc tại công ty có thể sẽ rất hạn chế

- Sự cạnh tranh lao động của tổ chức khác:

Đây là một cản trở rất lớn đối với tổ chức trong quá trình tuyển dụng vì nó cảntrở việc tuyển mộ những nhân viên giỏi của tổ chức và chia sẻ thị trường tuyểnmộ.Mặt khác sự cạnh tranh lao động của tổ chức khác có thể gây nên tình trạng bỏviệc của nhân viên , đặc biệt là nhân viên giỏi của tổ chức

- Cơ chế và mức độ phát triển kinh tế:

Nếu một cơ chế kinh tế mở,người lao động được tự do di chuyển ,Cơ hội tuyển

mộ lao động của tổ chức sẽ dễ dàng hơn do thị trường lao động không chỉ bó hẹp ởmột địa phương

Mức độ phát triển kinh tế cũng có tác động đến tuyển mộ.Tại một địa phươngnào đó có tốc độ phát triển kinh tế cao ,các dòng di chuyển lao động cũng tập trungvào địa phương đó, điều này tạo thuận lợi cho các tổ chức trong việc tuyển mộ vàngược lại

- Vị trí ngành nghề trong xã hội:

Nếu vị trí mà tổ chức muốn tuyển nằm trong tốp những ngành nghề được xãhội ưa chuộng (ngành “hot” )thì việc tuyển mộ sẽ gặp nhiều thuận lợi

- Sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo:

Sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng quan trọng đếnviệc tuyển dụng của tổ chức.Trong quá trình phát triển của hệ thống giáo dục và đàotạo ,một số ngành nghề mới sẽ được đưa vào đào tạo ở các cấp trình độ khácnhau.Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho tổ chức đang cần tuyển lao động ở những ngànhnghề mới này

Trang 25

V- NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC:

1 Quy trình tuyển dụng:

Mọi quy trình tuyển dụng đều được thực hiện theo các bước: lập kế hoạchtuyển dụng, xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng, xác định thời gian và địađiểm tuyển dụng,tìm kiếm ứng viên ,đánh giá quá trình tuyển dụng, hướng dẫn nhânviên mới hoà nhập với môi trường doanh nghiệp.Tuy nhiên, không phải mọi doanhnghiệp đều có quy trình tuyển dụng giống nhau, nhiều khi trong một doanh nghiệp,tuyển dụng cho các vị trí khác nhau cũng có cách tuyển dụng khác nhau.Vì vậy quytrình tuyển dụng cho các vị trí khác nhau cũng có cách tuyển dụng khác nhau.Tuynhiên quy trình tuyển dụng sau đây được áp dụng khá phổ biến trong các doanhnghiệp:

tuyển dụng

Doanh nghiệp cần xác định : số lượng nhân viên cầntuyển, các vị trí cần tuyển và các tiêu chuẩn đặt ra đốivới ứng viên

phương pháp vàcác nguồn tuyểndụng

Doanh nghiệp nên xác định vị trí nào nên tuyển người

ở trong, và vị trí nào nên tuyển người ở ngoài doanhnghiệp.Các hình thức sẽ được áp dung tuyển dụng làgì

chọn ứng viên

Dùng nhiều hình thức đa dạng để thu hút các ứngviên, đặc biệt là xây dựng các hình ảnh tốt đẹp vàđúng với thực tế của doanh nghiệp.Tổ chức các vòngtuyển chọn và các buổi gặp gỡ , phỏng vấn cởi mở vớicác ứng viên.Công việc này liên quan trực tiếp tới cán

bộ tuyển dụng.Vì vậy, cán bộ tuyển dụng đòi hỏi phải

là người có chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức,kinhnghiệm phỏng vấn

trình tuyển dụng

Doanh nghiệp cần đánh giá xem quá trình tuyển dụng

có gì sai sót không và kết quả tuyển dụng có đáp ứng

Trang 26

nhu cầu nhân sự của tổ chức hay không.Phải xem xétcác chi phí cho quá trình tuyển dụng, các phươngpháp ,tiêu chuẩn,và các nguồn tuyển dụng… có hợp

2.Nội dung các quá trình tuyển dụng nhân lực:

2.1.Tuyển mộ:

2.1.1 Nguồn bên trong và các phương pháp tiếp cận nguồn bên trong:

2.1.1.1 Nguồn bên trong:

Bao gồm những người lao động hiện đang làm việc ở các vị trí làm việc khácnhau của tổ chức.Tổ chức cần quan tâm tới nguồn này để kích thích sự phấn đấu vươnlên , sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức

2.1.1.2 Phương pháp tiếp cận nguồn bên trong:

- Tuyển mộ thông qua bảng thông báo:

Tổ chức có thể ra một bản thông báo về các vị trí công việc cần tuyển người vàgửi xuống các đơn vị , bộ phận trong tổ chức đó ; hoặc dán công khai vào bảng thôngbáo và đưa lên webside của tổ chức.Bản thông báo này phải nêu rõ các chức danhcông việc cần tuyển , số lượng cần tuyển và các yêu cầu về trình độ đối với người cầntuyển

- Tuyển mộ thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong tổ chức:

- Tuyển mộ thông qua hồ sơ nhân lực của tổ chức

Trong hồ sơ nhân lực của tổ chức thường lưu trữ các văn bằng , chứng chỉ, và

cả quá trình làm việc của người lao động trong tổ chức Dựa trên việc nghiên cứu hồ

sơ , tổ chức có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp cho các vị trí cần tuyển

2.1.1.3.Ưu điểm và nhược điểm của nguồn bên trong:

a)Ưu điểm:

Đây là những người đã quen với công việc trong tổ chức, họ đã quen qua thửthách về lòng trung thành Cái được lớn nhất khi đề bạt nguồn này là tiết kiệm đượcthời gian làm quen với công việc, quá trình thực hiện công việc diễn ra liên tục không

bị gián đoạn, hạn chế được một cách tối đa ra các quyết định sai lầm trong đề bạt vàthuyên chuyển lao động

b)Nhược điểm:

Trang 27

- Khi đề bạt những người đang làm việc trong tổ chức chúng ta phải đề phòng

sự hình thành nhóm “ứng cử viên không thành công” (đây là những người khôngđược bổ nhiệm).Nhóm này thường có biểu hiện không phục lãnh đạo…Những nhượcđiểm này thường tạo ra những xung đột về tâm lý như:chia bè phái, gây mâu thuẫnnội bộ

- Đối với tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, nếu chúng ta chỉ sử dụng nguồn trongnội bộ thì sẽ không thay đổi được chất lượng lao động

2.1.2 Nguồn bên ngoài và các phương pháp tiếp cận nguồn bên ngoài:

2.1.2.1 Nguồn bên ngoài:

Là nguồn tuyển từ thị trường lao động bên ngoài, bao gồm : những lao độngđang thất nghiệp, hoặc đang đi học nhưng sắp tốt nghiệp ra trường , hoặc đang làmviệc ở các tổ chức khác song mức độ thoả mãn công việc không cao ,muốn tìm cơ hộiphát triển mới…

2.1.2.2 Phương pháp tiếp cận nguồn bên ngoài:

- Tuyển mộ thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong tổ chức:

Tổ chức có thể thông báo cho các nhân viên của tổ chức về vấn đề tuyển mộ vàyêu cầu họ giới thiệu người nhà , người quen hoặc những người đáp ứng yêu cầu của

tổ chức từ các nguồn khác

- Tuyển mộ thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Bao gồm các kênh truyền hình, đài phát thanh, báo chí , các báo điện tử , cácwebsite chuyên về việc làm…Ngoài mục đích tuyển mộ phương pháp này còn có tácdụng như là một trong những cách thức Maketing của tổ chức Đối với phương pháptuyển mộ này tổ chức cần lưu ý đến việc làm rõ thời điểm nộp và hết hạn nộp hồ sơ

để người lao động nhanh chóng nộp hồ sơ vào công ty

- Tuyển mộ thông qua trung tâm dịch vụ việc làm:

Chức năng cơ bản của trung tâm dịch vụ việc làm là chắp nối thông tin cungcầu lao động ,làm cho người lao động và người sử dụng lao động đến với nhau dễdàng hơn Các trung tâm này thực hiện các hoạt động môi giới và nhận phí từ các hoạtđộng môi giới đó

2.1.2.3.Ưu và nhược điểm của nguồn bên ngoài:

a)Ưu điểm:

- Đây là những người được trang bị kiến thức tiên tiến và có hệ thống

- Những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức

-Họ có khả năng thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những ngườitrong tổ chức phản ứng

b)Nhược điểm:

Trang 28

- Tuyển người từ ngoài tổ chức sẽ mất thời gian để chúng ta hướng dẫn họ làmquen với công việc.

- Nếu chúng ta thường xuyên tuyển người từ bên ngoài tổ chức thì sẽ gây tâm

lý thất vọng cho những người làm trong tổ chức vì họ nghĩ rằng họ không có cơ hộiđược thăng tiến, và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khi thực hiện các mục tiêu của

tổ chức

-Nếu chúng ta tuyển mộ những người đã làm việc cho đối thủ cạnh tranh thìphải chú ý các điều bí mật của đối thủ cạnh tranh,nếu không họ sẽ kiện.Vì xưa naycòn tồn tại ý kiến cho rằng người lao động khi chạy sang với chủ mới thường hay lộ

bí mật về các thông tin kinh doanh của họ

2.1.3.Quá trình tuyển mộ:

- Tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong tổ chức về việc hoạch định chính sáchtuyển mộ(gồm: Xác định nhu cầu tuyển mộ ,địa điểm tuyển mộ,kinh phí tuyển mộ,quy trình quảng cáo tuyển mộ…)

- Xây dựng nội dung và thực hiện quảng cáo , thông báo tuyển nhân viên

- Thu thập các thông tin về người xin việc

- Lựa chọn và sàng lọc người xin việc

- Đánh giá quá trình tuyển mộ

- Từ thực tế tuyển mộ, nghiên cứu để đưa ra quy trình tuyển mộ hiệu quả nhất

2.1.4.Các phương pháp thay cho tuyển mộ:

2.1.4.1.Ký kết hợp đồng với các tổ chức khác:

Mục đích của việc ký hợp đồng với các tổ chức khác là chia sẻ một phần côngviệc của tổ chức.Điều kiện để ký hợp đồng là đơn vị mà tổ chức ký kết phải cùngthuộc lĩnh vực hoạt động với tổ chức, các công việc chính phải do tổ chức đảmnhiệm.Việc chia sẻ này giúp cho tổ chức vừa hoàn thành mục tiêu khối lượng côngviệc theo kế hoạch để giữ được thương hiệu và uy tín của mình ;đồng thời tránh việctiết lộ bí mật kinh doanh

2.1.4.2.Tổ chức làm thêm giờ, làm đêm:

Trong nhiều trường hợp ,do công ty phải hoàn thành hợp đồng trong một thờigian rất ngắn, việc tuyển thêm lao động trong tình huống này nhiều khi không thể tiếnhành được do công ty phải mất khá nhiều thời gian để tuyển , đồng thời lao động mớituyển cần có thời gian đào tạo và thời gian làm quen với công việc,mà thời gian hoànthành hợp đồng nhiều khi không cho phép điều đó.Do vậy , tổ chức có thể tổ chức chongười lao động làm thêm giờ, làm đêm.Tuy nhiên ,việc huy động làm thêm giờ tổchức cần lưu ý :

- Số giờ làm thêm không được vượt quá quy định cho phép theo quy định của

Bộ luật lao động về làm thêm giờ, làm đêm

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Quy chế hoạt động của công ty Khác
4. Quy chế nội quy của công ty Khác
5. Quy chế lương của công ty Khác
6. Một số tài liệu khác của công ty Khác
8. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý ,phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:Cơ cấu lao động các tổ,đội sản xuất tháng 3/2011. - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 1 Cơ cấu lao động các tổ,đội sản xuất tháng 3/2011 (Trang 9)
Bảng 1: Cơ cấu lao động các tổ,đội sản xuất  tháng 3/2011. - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 1 Cơ cấu lao động các tổ,đội sản xuất tháng 3/2011 (Trang 9)
Bảng 2: thống kê tình hình sử dụng lao động tại công ty PVV - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 2 thống kê tình hình sử dụng lao động tại công ty PVV (Trang 10)
II – THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC: - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
II – THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC: (Trang 10)
Bảng 2: thống kê tình hình sử dụng lao động tại công ty PVV - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 2 thống kê tình hình sử dụng lao động tại công ty PVV (Trang 10)
Hiện nay Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV đang áp dụng các hình thức trả thưởng như sau: - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
i ện nay Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV đang áp dụng các hình thức trả thưởng như sau: (Trang 17)
- Hình thức trả lương: công ty áp dụng các hình thức trả lương như: trả lương thời gian cho khối lao động làm việc văn phòng ; trả lương sản phẩm và lương khoán  cho khối lao động trực tiếp sản xuất. - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Hình th ức trả lương: công ty áp dụng các hình thức trả lương như: trả lương thời gian cho khối lao động làm việc văn phòng ; trả lương sản phẩm và lương khoán cho khối lao động trực tiếp sản xuất (Trang 17)
Dùng nhiều hình thức đa dạng để thu hút các ứng viên, đặc biệt là xây dựng các hình ảnh tốt đẹp và  đúng với thực tế của doanh nghiệp.Tổ chức các vòng  tuyển chọn và các buổi gặp gỡ , phỏng vấn cởi mở với  các ứng viên.Công việc này liên quan trực tiếp tớ - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
ng nhiều hình thức đa dạng để thu hút các ứng viên, đặc biệt là xây dựng các hình ảnh tốt đẹp và đúng với thực tế của doanh nghiệp.Tổ chức các vòng tuyển chọn và các buổi gặp gỡ , phỏng vấn cởi mở với các ứng viên.Công việc này liên quan trực tiếp tớ (Trang 23)
9.Tình hình tuyển dụng trong nhưng năm vừa qua 9.1.Tình hình biến động nhân sự tại công ty: - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
9. Tình hình tuyển dụng trong nhưng năm vừa qua 9.1.Tình hình biến động nhân sự tại công ty: (Trang 41)
Bảng 4:Tình hình biến động nhân sự của công ty năm 2009 -2010 - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 4 Tình hình biến động nhân sự của công ty năm 2009 -2010 (Trang 41)
9.2.Tình hình lao động tại công ty năm 2011: - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
9.2. Tình hình lao động tại công ty năm 2011: (Trang 42)
Bảng 5:Trình độ cán bộ, nhân viên trong công ty - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 5 Trình độ cán bộ, nhân viên trong công ty (Trang 42)
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo trình độ - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 6 Cơ cấu lao động theo trình độ (Trang 42)
Bảng 5:Trình độ cán bộ, nhân viên trong công ty - Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu PVV.doc
Bảng 5 Trình độ cán bộ, nhân viên trong công ty (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w