Thí nghiệm được thực hiện tại xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An với các chỉ tiêu theo dõi là: đặc tính nông học, sâu bệnh, năng suất và các thành phần năng suất, một số đặc tính
Trang 2LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA
HUYẾT RỒNG VĨNH HƢNG TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn
Giáo viên hướng dẫn:
Trang 3- - Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
TRẦN QUỐC THIỆN
Trang 4- -
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa Huyết rồng Vĩnh Hƣng tỉnh Long An” do sinh viên Trần Quốc Thiện lớp Phát triển Nông thôn khóa 37 – Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
Trang 5
- -
Xác nhận và nhận xét của cán bộ phản biện về đề tài: “Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa Huyết rồng Vĩnh Hƣng tỉnh Long An” do sinh viên Trần Quốc Thiện lớp Phát triển Nông thôn khóa 37 – Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Ý kiến của cán bộ phản biện:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cán bộ phản biện ………
Trang 6- -
Đề tài : “Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa Huyết rồng Vĩnh Hƣng tỉnh Long An” do sinh viên Trần Quốc Thiện thực hiện và bảo vệ trước hội đồng, đã được hội đồng chấm luận văn thông qua Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức:
Ý kiến của hội đồng:
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Chủ tịch hội đồng ………
Trang 7- -
1 LÝ LỊCH
Ngày tháng năm sinh: 02/07/1993
Nơi đăng ký thường trú: số 189, tổ 9, ấp Kinh 4B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
Số điện thoại: 0989.156.505
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Khuyên Nghề nghiệp: Làm Ruộng
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người khai ký tên
TRẦN QUỐC THIỆN
Trang 8- -
Trong suốt quá trình học tập tại Đại học Cần Thơ để có được những kiến thức quý báu, kiến thức để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của quý thầy cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL nói riêng, thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung tận tình và toàn thể các anh (chị), bạn bè nhiệt tình Quan trọng hơn nữa là công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha (mẹ)
- Cha mẹ có công sinh thành và nuôi dưỡng ta học tập, đặc biệt là trong 3 năm đại học đã luôn luôn quan tâm, lắng nghe, tạo đủ điều kiện để con đi được đến ngày hôm nay
- Thầy cố vấn học tập thầy Nguyễn Công Toàn đã quan tâm, hướng dẫn, động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ
- Thạc sĩ Trần Hữu Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn, cũng như đã chia sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong học tập và trong cuộc sống
- Chú Nguyễn Văn Ngọc, chị Nguyễn Hồng Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình, xử lý mẫu
- Quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
- Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức trong suốt khóa học
- Các bạn lớp Phát triển Nông thôn khóa 37 đã cùng tôi gắn bó và chia sẻ suốt ba năm Đại học
Chân thành cám ơn!
Trang 9Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu Ngày nay, với mức sống ngày càng được nâng cao của người dân thì nhu cầu ăn no đã thay đổi Giống Huyết rồng là giống lúa quý với giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng trị một số bệnh và đặc biệt là có tiềm năng chống lại bệnh ung thư Tuy nhiên hiện nay sản lượng lúa Huyết rồng cung cấp trên thị trường là còn hạn chế do năng suất lúa còn thấp Do đó ngoài việc tăng diện tích đất sản xuất thì việc lựa chọn phương pháp canh tác đem lại năng suất cao là rất cần thiết Từ vấn đề đó đề tài “Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa Huyết rồng Vĩnh Hưng tỉnh Long An” được thực hiện nhằm đưa ra biện pháp canh tác mới mang lại hiệu quả cao nhất giúp tăng năng suất và phẩm chất lúa Huyết Rồng Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lại cho các nghiệm thức của 3 thí nghiệm mạ cấy, sạ lan và chống đổ ngã Các thí nghiệm được
- -bố trí với các phương pháp khác nhau và giống sử dụng là giống Huyết Rồng (4 – 5 tháng) Thí nghiệm được thực hiện tại xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An với các chỉ tiêu theo dõi là: đặc tính nông học, sâu bệnh, năng suất và các thành phần năng suất, một số đặc tính về phẩm chất hạt gạo, chiều cao cây, chiều cao thân, chiều cao đồng ruộng, đường kính và chiều dài các lóng
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp mạ cấy 15 ngày tuổi với khoảng cách
20 x 30cm hoặc sạ lan với mật độ 50 kg/ha thì cho năng suất tốt nhất và việc sử dụng Comcat giúp cây chống đổ ngã tốt hơn so với đối chứng
Từ đó người dân nên áp dụng phương pháp mạ cấy 15 ngày, sạ thưa (50kg/ha) đồng thời sử dụng Comcat để tăng năng suất và hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa Huyết Rồng
Từ khóa: Phương pháp mạ cấy, sạ lan, Huyết Rồng, chống đổ ngã,…
Trang 10- -
Trang LỜI CAM ĐOAN i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN v
LỜI CẢM TẠ vi
TÓM LƯỢC vii
MỤC LỤC viii
DANH SÁCH BẢNG xiv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xvi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3
2.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 4
2.2.1 Thời gian sinh trưởng 4
2.2.2 Chiều cao cây lúa 5
2.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu 5
2.2.4 Chiều dài bông 5
2.2.5 Ẩm độ hạt 6
2.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 6
2.3.1 Năng suất thực tế 6
Trang 112.3.3 Số hạt/bông 7
2.3.4 Tỷ lệ hạt chắc 7
2.3.5 Trọng lượng hạt 7
2.4 PHẨM CHẤT HẠT GẠO 8
2.4.1 Tỷ lệ xay chà 8
2.4.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo 9
2.4.3 Hàm lượng amylose 9
2.4.4 Mùi thơm 9
2.4.5 Hàm lượng protein 10
2.5 Kỹ THUẬT CANH TÁC 11
2.5.1 Mật độ sạ 11
2.5.2 Đổ ngã 12
2.5.2.1 Sự đổ ngã trên lúa 12
2.5.2.2 Những nguyên nhân đổ ngã trên lúa 12
2.5.2.3 Những bất lợi khi lúa bị đổ ngã 15
2.5.2.4 Các chất hạn chế đổ ngã 16
2.5.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến đổ ngã 20
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM 21
3.1.1 Thời gian thực hiện 21
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 21
3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 21
3.2.1 Giống thí nghiệm 21
3.2.2 Đất 21
3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm 21
3.2.4 Hóa chất 21
3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 22
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 22
Trang 123.3.1.2 Bố trí thí nghiệm chống đổ ngã 22
3.3.2 Quản lý thí nghiệm 23
3.3.3 Phương pháp bón phân và phun (xịt) thuốc 23
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU 24
3.4.1 Chỉ tiêu nông học 24
3.4.1.1 Phân loại lúa mùa 24
3.4.1.2 Chiều cao cây 24
3.4.1.3 Số chồi 24
3.4.2 Năng suất và thành phần năng suất 24
3.4.3 Chỉ tiêu phẩm chất hạt 25
3.4.3.1 Tỷ lệ xay chà 25
3.4.3.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo trắng 27
3.4.3.3 Hàm lượng amylose 27
3.4.3.4 Mùi thơm 28
3.4.3.5 Hàm lượng protein 29
3.4.4 Tính đổ ngã 29
3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẤT 30
3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 TÌNH HÌNH CHUNG 32
4.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 33
4.2.1 Thời gian sinh trưởng 33
4.2.2 Chiều cao cây 33
4.2.2.1 Thí nghiệm mật độ sạ 33
4.2.2.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 34
4.2.2.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 35
4.2.3 Số chồi 35
4.2.3.1 Thí nghiệm mật độ sạ 36
Trang 134.2.3.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 37
4.2.4 Số lá 37
4.2.4.1 Thí nghiệm mật độ sạ 37
4.2.4.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 38
4.2.4.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 38
4.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 39
4.3.1 Số bông/m 2 39
4.3.1.1 Thí nghiệm mật độ sạ 39
4.3.1.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 39
4.3.1.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 39
4.3.2 Trọng lƣợng 1000 hạt 40
4.3.2.1 Thí nghiệm mật độ sạ 40
4.3.2.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 40
4.3.2.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 40
4.3.3 Số hạt chắc/bông 41
4.3.3.1 Thí nghiệm mật độ sạ 41
4.3.3.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 41
4.3.3.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 41
4.3.4 Năng suất thực tế 42
4.3.4.1 Thí nghiệm mật độ sạ 43
4.3.4.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 43
4.3.4.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 43
4.3.5 Chiều dài bông 44
4.3.5.1 Thí nghiệm mật độ sạ 44
4.3.5.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 44
4.3.5.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 44
4.4 PHẨM CHẤT XAY CHÀ 44
4.4.1 Tỷ lệ gạo lức 44
Trang 144.4.1.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 44
4.4.1.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 45
4.4.2 Tỷ lệ gạo trắng 45
4.4.2.1 Thí nghiệm mật độ sạ 45
4.4.2.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 45
4.4.2.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 45
4.4.3 Tỷ lệ gạo nguyên 45
4.4.3.1 Thí nghiệm mật độ sạ 46
4.4.3.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy 46
4.4.3.3 Thí nghiệm chống đổ ngã 46
4.5 PHẨM CHẤT HẠT GẠO 47
4.5.1 Hình dạng và kích thước hạt gạo 47
4.5.1.1 Chiều dài hạt gạo (mm) 48
4.5.1.2 Chiều rộng hạt gạo (mm) 48
4.5.1.3 Tỷ lệ dài/rộng 48
4.5.2 Hàm lượng amylose 50
4.5.3 Tính thơm 50
4.5.4 Hàm lượng protein 50
4.6 CHỐNG ĐỔ NGÃ CỦA 4 NGHIỆM THỨC 50
4.6.1 Chiều cao cây và chiều cao thân 50
4.6.2 Chiều cao đồng ruộng 51
4.6.3 Chiều dài lóng của 4 nghiệm thức 51
4.6.4 Đường kính lóng của 4 nghiệm thức 52
4.7 THẢO LUẬN CHUNG 54
4.7.1 Thí nghiệm mật độ sạ và tuổi mạ cấy 54
4.7.2 Thí nghiệm chống đổ ngã 54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 KẾT LUẬN 55
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ CHƯƠNG 60
Trang 16- -
Tên Trang Bảng 3.1: Nghiệm thức mật độ sạ trên giống lúa Huyết Rồng 22
Bảng 3.2: Nghiệm thức chống đổ ngã trên giống lúa Huyết Rồng 22
Bảng 3.3: Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI 1996 26
Bảng 3.4: Phân loại tỷ lệ gạo trắng theo IRRI 1996 26
Bảng 3.5: Phân loại tỷ lệ gạo nguyên theo IRRI 1996 27
Bảng 3.6: Phân loại chiều dài gạo trắng theo IRRI, 1996 27
Bảng 3.7: Phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo IRRI, 1996 27
Bảng 3.8: Thang đánh giá hàm lượng amylose theo IRRI 1980 28
Bảng 3.9: Thang đánh giá mùi thơm theo IRRI 1996 28
Bảng 3.10: Thang đánh giá hàm lượng protein theo IRRI 1980 29
Bảng 3.11: Phân loại tính đổ ngã theo IRRI 1988 30
Bảng 4.1: Bảng phân tích kết quả mẫu đất tại địa điểm nghiên cứu 32
Bảng 4.2: Chiều cao cây của 2 nghiệm thức qua thời điểm 49 và 91 ngày sau sạ 33
Bảng 4.3: Chiều cao cây của 2 nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng 34
Bảng 4.4: Chiều cao cây của 4 nghiệm thức qua 2 giai thời điểm 28 và 91 NSC 35
Bảng 4.5: Số chồi của 2 nghiệm thức qua thời điểm 49 và 91 ngày sau sạ 36
Bảng 4.6: Số chồi của 2 nghiệm thức qua thời điểm các giai đoạn sinh trưởng 36
Bảng 4.7: Số chồi của 4 nghiệm thức qua thời điểm 28 và 91 ngày sau sạ 37
Bảng 4.8: Số lá của 2 nghiệm thức qua thời điểm 49 và 91 ngày sau sạ 38
Bảng 4.9: Số lá của 2 nghiệm thức qua thời điểm các giai đoạn sinh trưởng 39
Bảng 4.10: Số lá của 4 nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng 40
Bảng 4.11: Năng suất và thành phần năng suất của 2 nghiệm thức 42
Bảng 4.12: Năng suất và thành phần năng suất của 2 nghiệm thức 42
Bảng 4.13: Năng suất và thành phần năng suất của 4 nghiệm thức 42
Bảng 4.14: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của 2 nghiệm thức 46
Bảng 4.15: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của 2 nghiệm thức 47
Bảng 4.16: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của 4 nghiệm thức 47
Bảng 4.17: Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo của 2 nghiệm thức 49
Trang 17Bảng 4.19: Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo của 4 nghiệm thức 49 Bảng 4.20: Chiều cao cây, chiều cao thân, chiều cao đồng ruộng (cm) và tỷ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây của 4 nghiệm thức lúc thu hoạch 51 Bảng 4.21: Chiều dài lóng 1, lóng 2, lóng 3, lóng 4 và lóng 5 (cm) của 4 nghiệm thức 52 Bảng 4.22: Đường kính lóng 1, lóng 2, lóng 3, lóng 4, lóng 5 (mm) của 4 nghiệm thức 53
Trang 18- -
Chữ viết tắt Chữ viết đúng
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long DTTN Diện tích tự nhiên IRRI International Rice Research Institute – Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế NSC Ngày sau cấy Ctv Cộng tác viên CHC Chất hữu cơ
Trang 19Long An là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL
và cả nước, có tiềm năng lớn và đa dạng với nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp Vĩnh Hưng là một huyện nằm trong tỉnh Long An, nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt Sự hình thành và phát triển kinh
tế - xã hội của Vĩnh Hưng gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười Nằm tiếp giáp giữa bậc thềm phù sa cổ với vùng thượng châu thổ ĐBSCL, với hai kiểu cảnh quan chính là bồn trũng phèn giàu nước mưa và lòng các con sông cổ Đặc trưng rõ nét nhất ở Vĩnh Hưng là đất xám dọc biên giới Campuchia và các sông cổ đã được bồi lắng, tạo nên đồng bằng trũng và lung phèn Phương hướng phát triển chính là nông nghiệp mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa
Ngày nay, với mức sống ngày càng được nâng cao của người dân thì nhu cầu ăn no đã thay đổi, nhiều người dân giờ đây có nhu cầu ăn ngon và dinh dưỡng cao đã trở nên quan trọng hơn Huyết rồng (red rice) là giống lúa quý với giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng trị một số bệnh và đặc biệt là có tiềm năng chống lại bệnh ung thư (do giữ
lại được lớp vỏ lụa màu nên hàm lượng anthocyanin còn khá nguyên vẹn) (Nguyễn
Viết Chính, 2012) Đây là giống lúa mùa truyền thống, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện đất đai, khí hậu khó khăn và khả năng chống bệnh tốt Vậy Huyết rồng vừa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và điều kiện tại Vĩnh Hưng nên đây sẽ là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây Tuy nhiên dù được canh tác nhiều thập kỷ qua nhưng kỹ thuật của người dân còn kém đặc biệt là trong việc xác định mật độ sạ và chống đổ ngã
Qua các lý do trên đề tài: “Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa Huyết rồng Vĩnh Hưng tỉnh Long An” được thực hiện nhằm xác định mật độ sạ và kỹ thuật chống đổ ngã trên lúa Huyết rồng tại huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An là cần thiết, nhằm giảm chi phí trong quá trình canh tác và tiến tới thu hoạch bằng cơ giới
Trang 201.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định biện pháp kỹ thuật canh tác trên lúa “Huyết Rồng Vĩnh Hưng” nhằm nâng cao kỹ thuật cho người dân giúp tăng năng suất và phẩm chất nhằm phục vụ cho vùng sản xuất lúa của huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định tuổi mạ cấy hợp lý để giảm sâu bệnh và nâng cao năng suất
- Xác định mật độ sạ thích hợp lý để giảm sâu bệnh và nâng cao năng suất
- Tìm ra chất hạn chế đổ ngã tốt nhất trong các chất sử dụng
Trang 21CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Khái quát chung
Long An có diện tích 4.491 km2 và là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Phía Bắc
và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha Long An có khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ hàng ngày trên 300C/860F quanh năm Vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) mưa rất lớn, ở nhiều nơi có bão
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912km Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương, Trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An
Nơi đây nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừa Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến
Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
Vĩnh Hưng là huyện biên giới giáp Campuchia (có đường biên giới dài 45,62 km), có cửa khẩu Long Khốt (Thái Bình Trung) và Bình Tứ (Hưng Điền A) nên có lợi thế phát
triển dịch vụ thương mại qua biên giới (kinh tế cửa khẩu)
Vĩnh Hưng là huyện có nguồn nước ngọt dồi dào với hệ thống kênh mương thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống kênh tạo nguồn, bảo đảm đủ nguồn nước ngọt cho sản xuất
Đất: toàn huyện có 2 nhóm đất chính: nhóm đất xám có diện tích: 31.526 ha (chiếm 81,99% DTTN) và nhóm đất phèn: 5.980 ha (chiếm 15,55% DTTN) Như vậy, 100% diện tích đất thuộc loại ''đất có vấn đề'', đây là một hạn chế của huyện Vĩnh Hưng Bên cạnh đó diện tích đất lại phân bố trên các địa hình có nhiều chia cắt (giồng cao xen kẽ với lòng sông cổ), phù sa cổ và trẻ phủ lẫn nhau Đây được xem là hạn chế lớn trong
Trang 22quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường
Khí hậu mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trong những năm qua, các ngành thủy lợi, giao thông, điện đã đầu tư tạo cơ sở vật chất ban đầu, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân trong huyện Trong quá trình phát triển sản xuất, thông qua ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất ngành nông nghiệp, đã xây dựng thành công một số
mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội - môi trường Do vậy, đây là tiền đề quan trọng cho sản xuất hàng hóa tiếp tục phát triển một cách bền vững
2.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
2.2.1 Thời gian sinh trưởng
Theo Nguyễn Thành Hối (2008) thì thời gian sinh trưởng của cây lúa là khoảng thời
gian tính bằng ngày kể từ khi lúa nảy mầm đến chín hay từ lúc gieo đến thu hoạch
Căn cứ thời gian sinh trưởng của cây lúa thì Võ Tòng Xuân (1984) cũng đã chia thời gian sinh trưởng của cây lúa làm 3 giai đoạn cụ thể: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào yếu tố ngoại cảnh và được quy định bởi kiểu gene (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Đối với thời gian sinh trưởng chịu tác động bởi ngoại cảnh cả Nguyễn Ngọc Đệ (2008) và Yoshida (1981) đều có nhận định thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng; cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau hoặc điều kiện canh tác khác nhau thì thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, do đó đã hình thành nên các giống lúa chuyên biệt theo vùng theo mùa vì những tương tác giữa sự mẫn cảm quang
kỳ và nhiệt độ của giống với điều kiện thời tiết
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu lúa mùa được tổng kết qua 4 năm (1977 – 1981) của Nguyễn Văn Sánh đã chỉ ra rằng thời gian sinh trưởng của các giống lúa có thời gian sinh trưởng như sau: 100 – 120 ngày (đối với các giống mùa sớm), đến trên 220 ngày (đối với các giống mùa muộn) Đa số các giống có thời gian sinh trưởng từ 161 – 220 ngày thuộc nhóm mùa lỡ và mùa muộn Đối với phần lớn giống địa phương có thời gian sinh trưởng thường thay đổi theo thời gian gieo trồng do đặc tính quang cảm của các giống lúa này (trừ nhóm giống mùa sớm) Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997)
là các giống có thời gian sinh trưởng quá ngắn hay thời gian sinh trưởng quá dài đều cho năng suất không cao Bởi xảy ra hiện tượng bị hạn chế dinh dưỡng (thời gian sinh trưởng quá ngắn) và hiện tượng thừa dinh dưỡng (thời gian sinh trưởng quá dài)
Trang 232.2.2 Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây là khoảng dài nhất tính từ mặt đất đến chóp lá hay chóp bông của chồi cao nhất Thân rạ thấp và cứng quyết định tính kháng đổ ngã của cây lúa Chiều cao cây lúa thích hợp nhất dao động từ 80 - 100cm vì nếu chiều cao quá cao sẽ làm tăng khả năng đổ ngã và giảm tỷ lệ vào chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Chiều cao cây lúa
từ 90 – 100cm được coi là chiều cao lý tưởng cho năng suất cao Cây có chiều cao thích hợp từ 80 – 100cm và có thể cao đến 120cm trong một số điều kiện (Jennings
và ctv., 1979) Tuy nhiên trong các vùng nhiệt đới có lượng mưa thấp ở Châu Á, cây lúa không tránh khỏi chịu sự thay đổi về độ sâu của nước Mực nước càng sâu, năng suất lúa giảm xuống Trong điều kiện như vậy, các dạng cao trung bình từ 110 – 130cm được coi là lợi thế hơn các dạng thấp cây từ 90 – 110cm (Yoshida, 1981) Chiều cao cây trung bình sẽ không chỉ giúp cây kháng đổ, giảm hô hấp duy trì mà
quan trọng hơn nữa là việc phân phối carbohydrate vào hạt đạt tối hảo (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008) Trồng ở nước cạn từ 10 – 20cm, chiều cao của các giống lúa biến thiên từ
50 – 190cm, tập trung nhiều ở khoảng 110 – 130cm thuộc nhóm mùa lỡ và mùa muộn (Trần Hữu Phúc, 2008)
Chiều cao thân là chiều cao được đo từ mặt đất đến cổ bông, gồm trung bình từ 4 - 5 lóng Thứ tự các lóng được tính từ cổ bông dần xuống gốc, lóng đầu tiên dưới cổ bông
là lóng thứ nhất, kế tiếp là lóng thứ hai và lóng thứ ba,… Chiều dài lóng là khoảng cách giữa 2 đốt liên tiếp nhau Khi khảo sát sự kháng đổ ngã, chiều cao thân là số đo
có ý nghĩa hơn chiều cao cây (Yoshida, 1981)
2.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu
Giai đoạn tăng trưởng, khi có lá thứ 5 - 6 cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần, trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi, thường các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng) thường đạt được chồi tối đa trước khi phân hóa đòng Theo Yoshida (1981) về mặt lý thuyết ở các điều kiện đặc biệt, một cây lúa có thể mọc ra 40 chồi Thông thường số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là chồi hữu ích) thấp hơn so với chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Số chồi
có quan hệ mật thiết với mật độ gieo sạ, chế độ dinh dưỡng, và kỹ thuật canh tác
2.2.4 Chiều dài bông
Chiều dài bông do yếu tố di truyền quyết định và ít chịu tác động bởi môi trường Chiều dài bông được tính từ đốt cổ bông đến chóp bông, giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004) Matsushima (1970) cho rằng cây lúa có kiểu hình thân thấp, bông ngắn nhưng có nhiều bông để tránh đổ ngã, chiều dài bông trung bình từ 22 – 26cm và cỡ hạt trung bình nhưng nhiều hạt sẽ cho năng suất cao
Trang 242.2.5 Ẩm độ hạt
Ẩm độ hạt có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các chỉ tiêu phẩm chất và điều quan trọng
là hạt lúa phải được xay xát ở một ẩm độ thích hợp thì mới đạt được tỷ lệ gạo nguyên cao nhất Nói chung, điều kiện tối hảo để xay xát là ẩm độ hạt ở khoảng 14% trọng lượng (IRRI, 2007) Tuy nhiên trong thực tế, đối với lúa ở ĐBSCL, ẩm độ hạt 15% - 16%, khi xay xát cho tỷ lệ gạo cao nhất, gạo bóng và đẹp Hạt có ẩm độ cao sẽ mềm không chịu được áp lực khi bóc vỏ, dẫn đến hạt bị rạn nứt và có thể bể vụn Hạt quá khô sẽ rất giòn và khả năng nứt gãy lớn hơn Ẩm độ và nhiệt độ trong quá trình phơi sấy cũng là hết sức quan trọng vì nó sẽ tạo ra những vết nứt nhỏ trong cấu trúc của hạt làm cho hạt dễ bị gãy khi xay xát (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Vì vậy nếu muốn có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất thì phải đặc biệt chú ý đến hạt lúa trong quá trình thu hoạch và bảo quản
2.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
2.3.1 Năng suất thực tế
Nguyễn Ngọc Đệ (2008), năng suất thực tế là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của
các nhà Nghiên cứu giống mà còn là mối quan tâm chung của cả người trồng lúa
Năng suất được cấu thành bởi 4 yếu tố năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông,
tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong điều kiện sản xuất, năng suất lúa thường thấp hơn năng suất lúa trong điều kiện thí nghiệm do có sự khác biệt về điều kiện môi trường, ảnh hưởng của thời
tiết, khí hậu và đặc biệt là kỹ thuật canh tác Do đó, muốn đạt được năng suất cao cần
nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến từng thành phần trong từng thời kỳ và điều kiện nhất định, để có thể tác động các biện pháp tích cực nhằm phát huy đầy đủ và tốt nhất
các thành phần năng suất
2.3.2 Số bông/m 2
Trong 4 yếu tố tạo thành thành phần năng suất thì yếu tố bông/m2 là yếu tố được hình thành sớm nhất, và là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến thành phần năng suất Số bông/m2 tỷ lệ thuận với năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) đã khẳng định, số bông có quan hệ nghịch với số hạt/bông và trọng lượng hạt Vì vậy, khi tăng mật độ sạ, số bông/m2
sẽ tăng nhưng số lượng hạt/bông và trọng lượng hạt sẽ giảm Cây lúa chỉ cần có số bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông thì tốt hơn gia tăng số bông trên đơn vị diện tích (Bùi Chí Bửu, 1997) Số bông/m2
bị chi phối bởi di truyền Số bông trên đơn vị diện tích bị ảnh hưởng bởi: kỹ thuật canh tác (khoảng cách, mật độ sạ và sự bón đạm), đặc điểm sinh trưởng (sự đâm chồi, sự mọc của mạ) và điều kiện khí hậu (bức xạ mặt trời và nhiệt độ) (Yoshida, 1981) Số bông trên một đơn vị diện tích hình thành dựa trên 2 yếu tố: mật độ cấy và tỷ lệ đẻ nhánh của cây lúa (Đinh Văn Lữ, 1978) Các giống lúa hiện nay có thể đẻ nhánh lên
Trang 25tới 20 – 25 nhánh/bụi trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng nhưng chỉ khoảng 14 – 15 nhánh cho bông hữu hiệu, còn lại là nhánh vô hiệu hoặc bông rất nhỏ Đối với lúa mùa, số bông/m2 biến thiên từ 40 – 256 bông Số bông trung bình của các giống là 119 bông/m2 thường tập trung nhiều ở khoảng 81 – 160 bông/m2 (Nguyễn Văn Sánh, 1981)
2.3.3 Số hạt/bông
Số hạt/bông được quyết định từ lúc lúa tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ Số hạt chắc/bông đóng góp vào năng suất lúa khoảng 75%, do đó nó cũng là yếu tố quan trọng trong gia tăng năng suất lúa (Nguyễn Thị Mỹ Phương và ctv., 2005) Trong điều kiện ở ĐBSCL, đối với lúa sạ nếu có trung bình từ 80 – 100 hạt/bông và 100 – 120 hạt/bông đối với lúa cấy là tốt nhất Đặc tính số hạt/bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường, số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào gié hoa phân hóa và số gié hoa không phân hóa (Yoshida, 1981) Bên cạnh đó số hạt chắc/bông còn phụ thuộc vào đặc tính của giống và nó được quyết định bởi số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc Trên cùng một cây lúa, những bông chính thường có nhiều hạt, những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn Các biện pháp kỹ thuật như cấy đúng thời vụ để lúa trổ bông,
nở hoa thuận lợi, bón đón đòng tạo cây khỏe, duy trì lá xanh ở cuối thời vụ, phòng trừ sâu bệnh, ngăn ngừa tác hại của thiên nhiên,… là những biện pháp nhằm tăng tỷ lệ hạt
chắc trên bông (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997)
2.3.4 Tỷ lệ hạt chắc
Tỉ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hoá đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Tỷ lệ hạt chắc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và bị chi phối bởi các yếu tố như thời tiết, đất, sự bón đạm và sâu bệnh (Yoshida, 1981) Tỷ lệ hạt chắc cũng tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Thường số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp (Trần Hữu Phúc, 2008) Theo Yoshida (1981) và Parao (1976), tỷ lệ hạt chắc chịu ảnh hưởng bởi mức bón đạm cao, sự đổ ngã hay sự cong, bức xạ mặt trời thấp, nhiệt độ thấp hay cao, gió mạnh, độ mặn của đất và hạn Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỉ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
2.3.5 Trọng lƣợng hạt
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hoá hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập
Trang 26trung khoảng 20 – 30g Tính trạng trọng lượng 1000 hạt có hệ số di truyền cao và ít chịu tác động của môi trường nên việc chọn giống có trọng lượng 1000 hạt cao là rất cần thiết (Lê Xuân Thái, 2003) Nhưng không nên chọn các giống có trọng lượng
1000 hạt quá cao vì như thế nó sẽ kèm theo bị bạc bụng nhiều và giá trị xuất khẩu sẽ thấp Trọng lượng 1000 hạt do 2 yếu tố cấu thành là khối lượng vỏ trấu chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm 80% (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997) Kích thước hạt bị khống chế chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu Cây bị che bóng nhiều trước trổ gié sẽ làm thay đổi kích thước vỏ trấu và giảm trọng lượng 1000 hạt (Yoshida, 1981) Giống có trọng lượng hạt lớn thường là các giống lúa to bông Năng suất các giống này được quyết định chủ yếu bởi trọng lượng bông Giống này có mật độ bông thấp, nhưng trọng lượng hạt lớn, 1000 hạt có thể đạt 25 - 30g Các giống bông to đều có hạt to, cơm cứng, phẩm chất gạo kém (Nguyễn Tiến Huy, 1999) Vì vậy, cần tuyển chọn những giống lúa có khối lượng hạt gạo cao để gia tăng năng suất
2.4 PHẨM CHẤT HẠT GẠO
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), phẩm chất hạt gạo do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, môi trường trong quá trình sản xuất, kỹ thuật canh tác, điều kiện đất đai, phương pháp thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Vì thế chúng ta phải chú ý và quan tâm hết sức đặc biệt đến vấn đề đó để hạt gạo có được phẩm chất gạo tốt nhất
2.4.1 Tỷ lệ xay chà
Sản phẩm sau khi xay chà gồm tỷ lệ gạo nguyên, gạo trắng, gạo lức, vỏ trấu, cám và phôi, tấm và hạt gạo bị gãy Tỷ lệ gạo lức và gạo trắng ít biến động (Bùi Chí Bửu và
ctv., 1996), nó phụ thuộc vào điều kiện môi trường Tỷ lệ vỏ trấu trung bình chiếm 20
- 22% hạt lúa, có thể thay đổi từ 18 - 26% Cám và phôi hạt chiếm từ 8 - 10% hạt gạo (Lê Xuân Thái và ctv., 2011) Tấm và hạt gạo bị gãy: biến động tùy theo tỷ lệ gạo nguyên Các giống lúa có chiều dài hạt trung bình, thon và trong sẽ cho năng suất gạo nguyên tốt nhất (Lê Thu Thủy và ctv., 2005) Tỷ lệ gạo nguyên biến động lớn, đây là đặc tính di truyền chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm
độ trong suốt thời kỳ hạt chín, kéo dài đến sau thu hoạch Theo Lê Xuân Thái và ctv (2005) tỷ lệ gạo nguyên có quan hệ chặt chẽ với độ bạc bụng của hạt, hạt gạo thường gãy ở những điểm có vết bạc bụng Bên cạnh đó, tỷ lệ xay chà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như các phương tiện, máy móc và hệ thống xay xát Tỷ lệ gạo nguyên cao nhất khi thu hoạch ở giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi trỗ và thu sớm khi lúa trỗ 20 ngày Nếu thu muộn sau khi lúa trỗ 35 ngày thì tỷ lệ gạo nguyên thấp (Lê Thu Thủy và ctv., 2005) Theo nghiên cứu của Yadaw và Sing (1989) cho thấy tỷ lệ gạo nguyên tăng so với giảm tỷ lệ dài/rộng của hạt, nghĩa là hạt gạo càng dài thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp Giá trị thương phẩm của gạo tùy thuộc rất lớn vào tỷ lệ gạo nguyên (Huỳnh Như Điền, 2009)
Trang 272.4.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo
Chiều dài hạt gạo là một trong những chỉ tiêu đánh giá phẩm chất hạt Trong nhiều trường hợp tương quan giữa chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt không chặt chẽ, chiều dài hạt được coi là tính trạng chính để phân tích về tính di truyền của kích thước hạt (Nguyễn Thành Phước, 2003) Chiều dài và hình dạng hạt là tính trạng ổn định nhất và ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi di truyền và lai tạo Theo Jenning et al (1979) kích thước và hình dạng hạt có tương quan chặt chẽ với năng suất gạo nguyên Hạt thon dài thường dễ gãy nứt hơn hạt tròn và do đó tỷ lệ xay xát thấp Sở thích về chiều dài hạt thay đổi rất lớn từ vùng này sang vùng khác Ở Châu Á đa số các giống lúa có hạt từ trung bình đến dài Ở Châu Mỹ, dạng hạt dài hoặc rất dài thường được ưa chuộng hơn (Jennings, 1979) Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì kích thước và dạng hạt (tỷ lệ dài/rộng) khác nhau tùy thuộc vào đặc tính giống Dựa vào tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo nguyên, người ta phân loại gạo thành 4 dạng khác nhau: thon dài, trung bình, mập và tròn Các loại gạo có hình dạng thon dài là phù hợp với yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng Chiều dài hạt trên thị trường quốc tế hiện nay là ≥ 7 mm đối với hạt gạo dài (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000)
có tỷ lệ amylose từ 8 - 37%, trung bình từ 13 - 32% Chất lượng gạo nấu phụ thuộc chính vào hàm lượng amylose và nhiệt độ hóa hồ (độ trở hồ) (Juliano, 1979) Hàm lượng amylose tăng theo thời gian bảo quản và tùy thuộc từng giống Hàm lượng amylose không bị ảnh hưởng bởi ngày thu hoạch khác nhau (Nguyễn Phước Tuyên, 1997)
2.4.4 Mùi thơm
Mùi thơm là một đặc tính phẩm chất gạo quan trọng của lúa chất lượng cao, nó cũng
là một trong những tiêu chí thu hút người tiêu dùng Lúa thơm có vị trí đặc biệt trong
Trang 28thị trường gạo xuất khẩu với giá trị kinh tế cao Gạo thơm có các giá trị cao ở thị trường Nam Á, Thái Lan và Trung Đông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Mùi thơm của gạo thể hiện mùi khác nhau lúc ở ngoài đồng, thu hoạch, tồn trữ, xay chà và nấu ăn Mùi thơm bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen và môi trường Có đến 100 hợp chất tạo mùi của cơm đã được xác định Đặc biệt sự hiện diện của 2-acetyl-1-pyrroline quyết định đến tính thơm ở các giống lúa thơm (Yoshihashi et al., 2002) Chất này có trên lá, thân, hạt, rễ, chỉ hiện diện rõ khi hạt chưa nấu chín, có ảnh hưởng lớn đến khẩu vị và dễ bị biến đổi trong lúc bảo quản Các nhà chọn giống sử dụng nhiều phương pháp để phát hiện và đánh giá mùi thơm của gạo, đánh giá theo thang điểm 0 (không thơm), 1 (thơm nhẹ), 2 (thơm) (IRRI, 2002) Mùi thơm được đánh giá bằng :
- Cảm quan trực tiếp: Nhai, ngửi, đun trong nước
- Các hạt cầu protein lớn: nằm cả ở đai vùng gần lớp aleurone và trung tâm hạt, các hạt này có đường kính 1 - 2μm
- Các hạt cầu protein nhỏ: chủ yếu nằm ở vùng subaleurone, có đường kính 0,5
- 0,7μm
- Dạng “tinh thể”: có đường kính từ 2 - 3μm cũng tồn tại trong lớp subaleurone Thành phần protein của lúa gạo có đủ 20 loại acid amin khác nhau, nếu xét trên các acid amin không thay thế thì protein của gạo có giá trị sinh học cao hơn của ngô và
của lúa mì Lượng acid amin cũng rất cân đối, ổn định và tính di truyền của hàm lượng protein cũng rất phức tạp (Jenning và ctv., 1979) Do đó giống lúa được chọn
có hàm lượng protein càng cao thì càng tốt
Trang 292.5 Kỹ THUẬT CANH TÁC
2.5.1 Mật độ sạ
Ngoài phân bón và cách sử dụng phân hợp lý thì mật độ sạ cũng là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng để làm tăng năng suất của cây lúa Bên cạnh đó mật độ sạ còn rất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở nên yếu ớt, sâu bệnh dễ tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005) Tập quán sạ lan truyền thống của nông dân với mật độ cao khoảng 200kg/ha, bón nhiều phân đạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và làm giảm năng suất từ 38,2 - 64,6%, giảm tỉ lệ gạo nguyên từ 3,1 – 11,3% và làm giảm trọng lượng 1000 hạt từ 3,7 – 5,1% (Lê Hữu Hải et al., 2006)
Sạ lan và cấy: 3 yêu cầu kỹ thuật làm đảm bảo cho cây lúa bén rễ nhanh, phát triển mạnh và đều như sau:
- Ruộng phải được trang phẳng trước khi gieo cấy
- Nếu cấy thì mạ phải sạch sâu bệnh, không bị già, nếu sạ lan thì sức khỏe hạt giống phải tốt
- Mật độ cấy hay sạ lan phải đều và vừa phải Vì nếu mật độ quá thưa, tuy cá thể được bông to, hạt nhiều, nhưng không bù được số lượng bông quá ít trên một đơn
vị diện tích nên không phát huy được tiềm năng năng suất hạt, mặc dù các biện pháp
kỹ thuật khác làm tốt Ngược lại, nếu quá dày, tuy được nhiều bông nhưng số hạt chắc trên bông giảm, nên năng suất lúa cũng không cao Hơn nữa, mật độ quá dày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, dễ bị chuột phá và đổ ngã
Mật độ sạ ảnh hưởng đến năng suất và sâu bệnh:
- Với quan niệm “tốt cây không bằng dày đám” nhiều người nông dân đã gieo
sạ lúa với mật độ rất dày Vì họ cho rằng không cần lúa đẻ nhánh, mỗi hạt lúa giống chỉ cần 1 cây cho 1 bông, bông đó vừa to vừa dài hơn là bông của nhánh nên sẽ hiệu quả hơn, còn bông của nhánh do có thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên bông sẽ kém
to, kém dài và lép nhiều Nhưng trong thực tế lúa là loại cây có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể, nếu sạ quá dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít hoặc không đẻ nhánh, tỉ lệ chồi
vô hiệu cao, thậm chí có cây bị chết do cạnh tranh sinh tồn
- Cũng như xưa cha ông nói “Cấy thưa thừa thóc, cấy dày thì cóc được ăn”
Nhưng theo nghiên cứu thì sạ dày sẽ không có lợi cho việc đẻ nhánh của cây lúa Khi
sạ dày những cây lúa chen nhau sớm do đó những chồi đâm ra lẻ ra là chồi hữu hiệu
mà bị che ánh sáng nên trở thành chồi vô hiệu Theo cá c nhà khoa ho ̣c , "1 phải 5 giảm" là một tiến bộ kỹ thuật mới được đưa ra áp dụng Trong 5 giảm thì giảm đầu
Trang 30tiên là giảm lượng lúa giống gieo sạ Trước đây người dân ĐBSCL có thói quen sạ dày, lên đến 200, thậm chí 250 kg lúa giống/ha Khuyến cáo mới trong 1 phải 5 giảm
là chỉ cần sạ 80 – 100 kg giống, nếu sạ thêm thì cũng không nên quá 120 kg
- Theo tính toán , để đạt năng suất khoảng 7 - 8 tấn/ha (năng suất này đã phát huy hết tiềm năng của giống) với lúa vụ đông xuân cần 600 bông cho mỗi m2, vụ hè thu cần 500 bông/m2 Nếu không cho lúa đẻ nhánh thì việc sạ dày với lượng giống từ
175 – 200 kg/ha là hợp lý Tuy nhiên việc để mật độ lúa dày xúm xít ngay từ đầu thì
có 2 trở ngại, một là mặt ruộng quá rậm rạp (mỗi cây có 6 lá) thiếu ánh sáng quang hợp nên sẽ có nhiều sâu bệnh, hai là sẽ có nhiều chồi vô hiệu (vì lúa vẫn đẻ nhánh nhưng sau nhánh con mới tự chết đi) Cải tiến mật độ sạ hợp lý sẽ giảm lãng phí giống, giảm được các loại sâu bệnh, nên chi phí cho thuốc BVTV, phân bón giảm hơn trước khi chưa áp dụng sạ hợp lý Trên thực tế, việc một số nông dân vẫn duy trì sạ dày còn do yếu tố khách quan, đó là những ruộng không có mặt bằng tốt và có khi còn
bị ốc bươu vàng tấn công Bởi vậy cũng không nên cứng nhắc là đâu đâu cũng phải sạ
80 - 100 kg giống/ha mà còn phải tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể sao cho đến khi lúa trổ thì phải đạt 600 bông/m2 với vụ đông xuân và 500 bông/m2 với vụ hè thu
- Dạng thân gãy gấp khúc: ngay vị trí gãy của cây lúa thân bị gập lại
- Dạng gãy tét thân: cây lúa bị gãy và tét theo chiều dọc của lóng thân
- Dạng gãy tách rời: lóng thân bị gãy đứt rời một bên
Vị trí lóng gãy của cây lúa bị đổ ngã
Theo Nguyễn Minh Chơn (2003), thì Hoshikawa và Wang (1990) cho rằng: lóng thân phía dưới thường bị nứt gãy, điều này cũng tùy thuộc vào tình trạng canh tác Thường
là gãy ở lóng thứ tư và lóng thứ năm của cây lúa Vị trí nứt gãy của lóng thân xảy ra từ khoảng 10 - 30% của chiều dài lóng tính từ đốt bên dưới của lóng nứt gãy Trong đoạn này có tối thiểu 95% sự nứt gãy xảy ra ở đây và có thể xem vùng này là vùng nứt gãy
2.5.2.2 Những nguyên nhân đổ ngã trên lúa
Hình thái cây lúa liên quan đến hiện tƣợng đổ ngã
Rễ lúa gồm rễ mầm là rễ đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm và nhiều rễ phụ mọc ra từ các mắt trên thân lúa Rễ phụ mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút Trong giai đoạn tăng
Trang 31trưởng các mắt thường rất khít nhau và nằm ở dưới mặt đất, nên rễ lúa tạo thành một chùm Rễ có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất cho nên bộ rễ khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt Rễ cũng có tác dụng cơ học trong việc hạn chế đổ ngã Kỹ thuật canh tác lúa hình chữ V được áp dụng khi cây lúa cuối giai đoạn đẻ nhánh hạn chế sự hấp thu đạm, kích thích bộ rễ mọc sâu hơn ngăn ngừa đổ ngã (Matshushima, 1970)
Thân cây lúa cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự đổ ngã, độ cứng của thân bị ảnh hưởng bởi: (1) chiều dài của lóng dưới, (2) độ cứng và độ chắc của lóng dài, (3) độ cứng và độ chặt của bẹ lá Sự đổ ngã thường do sự cong hay oằn xuống của hai lóng dưới thấp nhất và dài hơn 4cm Những lóng dài thường bị ảnh hưởng bởi độ cứng cơ học, thành phần hóa học và độ cứng của mô (Yoshida, 1981)
Thân lúa gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau Lóng là phần thân rỗng ở giữa 2 mắt
và thường được bẹ lá ôm chặt Thông thường các lóng bên dưới ít phát triển nên các mắt khít lại với nhau, chỉ có khoảng 3 - 8 lóng trên cùng vươn dài khi có đòng Chiều dài của những lóng bên dưới và chiều dài cả thân lúa là những đặc tính quan trọng liên quan đến tính đổ ngã Lúa dễ đổ ngã thường có chiều dài lóng thân bên dưới và chiều dài cả thân dài hơn so với những cây không đổ ngã, lóng phía dưới càng dài có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đổ ngã (Nguyễn Minh Chơn, 2003) Cắt ngang thân
lúa thấy tiếp diện lóng có hình tròn hay hình bầu dục với thành lóng dày hay mỏng,
lóng dài hay lóng ngắn tùy thuộc vào đặc tính của từng loại giống và điều kiện môi trường của giống lúa đang sinh trưởng Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ
lá ôm sát thân thì cây sẽ cứng chắc, khó đổ ngã và ngược lại Nếu ruộng có nhiều nước, sạ cấy dày, thiếu ánh sáng, bón nhiều phân đạm thì lóng có khuynh hướng vươn dài và mềm yếu làm cho cây lúa dễ bị đổ ngã, lúa bị đổ ngã thì sự hút dinh dưỡng và quang hợp bị trở ngại, sự vận chuyển các chất xơ bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ đưa đến hạt lép nhiều, năng suất giảm
Lá là bộ phận quang hợp chính của cây lúa Lá càng chứa nhiều hạt diệp lục tố thì khả năng quang hợp càng cao và lá càng xanh Phân đạm tỉ lệ với độ lớn và dài của lá, nếu
dư đạm thì biểu hiện lá lúa to mềm, dài, cong rủ và mỏng sẽ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp và đổ ngã Do đó nếu tán lá đứng thì sẽ có chỉ số diện tích lá tối hảo hơn và
ít bị đổ ngã hơn
Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa, góp phần rất ít cho sự quang hợp Bẹ lá có chức năng chống đỡ giúp cây phát triển bình thường Ngay sau khi sự phát triển của lóng đã hoàn thành thì bẹ lá vẫn góp phần vào độ cứng của thân khoảng 30 - 60% (Chang, 1964) Như vậy bẹ lá có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây lúa, bẹ càng ôm sát thân thì cây lúa đứng vững khó đổ ngã hơn
Trang 32Bông lúa cũng có ảnh hưởng đến sự đổ ngã Sau khi trổ gié, trọng lượng bông tăng do hạt sinh trưởng vì thế moment cong tăng Nếu những điều kiện khác tương tự, giống cao cây có moment cong lớn hơn giống thấp cây vì nó có chiều cao thân cao hơn (Yoshida, 1981)
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến đổ ngã
Sự đổ ngã trên lúa còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như mưa bão kéo dài, cây lúa thiếu ánh sáng nhất là thời kỳ lúa trổ, ngoài việc gây trở ngại cho sự thụ tinh, thụ phấn còn làm cho cây lúa vươn lóng cao và yếu Hơn nữa mưa bão thường xuyên tác động lên cây lúa vốn đã yếu nên dễ đưa đến hiện tượng đổ ngã (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993) Trong mùa lũ khi không chủ động được nước, hoặc rút nước không được, mực nước trên ruộng rất cao thì theo đặc tính của cây lúa nước thường vươn lóng theo nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), làm cây lúa quá cao, lóng lúa quá dài nên khi rút nước xuống lúc thu hoạch hoặc khi thoát nước được thì cây lúa rất dễ xảy ra hiện tượng đổ ngã Mực nước trên ruộng càng cao thì khả năng vươn lóng càng dài và tỉ lệ càng ngã càng tăng, năng suất lúa giảm theo sự tăng độ sâu của nước Lớp nước nông đảm bảo
đủ lượng nước cần thiết cho lúa và nhiệt độ được điều hoà, kích thích rễ lúa ăn sâu và đâm ngang, hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn và tăng khả năng kháng đổ ngã (Yoshida, 1981)
Trên những cánh đồng ở gần các vườn cây chịu tác động của bóng mát dưới các cây thì cây lúa có xu hướng vươn cao để cạnh tranh ánh sáng Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) thì cây lúa thiếu ánh sáng làm cho cây lúa có khuynh hướng vươn lóng, cây cao và yếu nên cây lúa trong khu vực này rất dễ xảy ra hiện tượng đổ ngã hoặc các khu vực chịu tác động của bóng mát tỉ lệ ngã cao
Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác đến đổ ngã
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) và Yoshida (1981) đạm là dưỡng chất quan trọng góp phần tạo hình của cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng số chồi và kích thước thân lá, đồng thời chiều cao thân cũng gia tăng theo sự cung cấp đạm Do vậy, nếu thừa đạm cây lúa phát triển thân cao, lá dài quá mức, mô non mềm và dễ dẫn đến đổ ngã Bón phân cho lúa nếu tỷ lệ phân đạm được bón quá cao so với lân và kali (nhất là so với phân kali), rất dễ gây nên sự mất cân đối cây sinh trưởng nhiều về chiều cao, các tế bào dài ra trong khi thành mạch của tế bào yếu, tích lũy xellulo kém dễ gây hiện tượng đổ ngã Trong trường hợp phân bón có tỷ lệ đạm quá cao mà đất lại nghèo lân và kali thì hiện tượng đổ ngã càng dễ xảy ra
Một kỹ thuật rất quan trọng trong canh tác lúa là làm đất, nó góp phần hạn chế cỏ dại, giúp lúa phát triển tốt và có thể giảm đổ ngã Rễ lúa sẽ ăn sâu hơn và đất tươi xốp khi
Trang 33đất được làm kỹ, giúp rễ phát triển mạnh và nhiều, điều này có ý nghĩa nhiều trong việc hạn chế đổ ngã
2.5.2.3 Những bất lợi khi lúa bị đổ ngã
Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa
Theo Yoshida (1981) lúa bị đổ ngã thì sự hút dưỡng chất và quang hợp không bình thường, sự vận chuyển cacbohydrate về hạt bị trở ngại, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất
dự trữ đưa đến hạt lép nhiều, năng suất giảm Thiệt hại do đổ ngã phụ thuộc mức độ
đổ ngã và thời điểm gây ra đổ ngã Sự đổ ngã làm giảm mạnh năng suất hạt, đặc biệt
là ngay sau khi trổ gié và bông chạm mặt nước, trong và sau khi trổ gié, sự đổ ngã càng sớm, năng suất lúa càng giảm nhiều (Yoshida, 1981) Rạ khô mềm yếu dễ bị ngã rạp, các nhánh gié bị gãy thành từng đoạn, hạt rơi rớt nhiều làm giảm năng suất và phẩm chất hạt Đổ ngã làm cho hạt lúa trong quá trình thu hoạch có ẩm độ cao, nếu phơi lúa trong lúc mùa mưa nhất là vụ Hè Thu thì môi trường nhiệt độ và ẩm độ thay
đổi trong suốt quá trình này thì hạt dễ hình thành vết rạn nứt, gia tăng hạt gãy trong
quá trình xay xát (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) Ngoài ra nếu hạt lúa bị dìm lâu trong nước trước khi phơi khô làm cho hạt lúa ngã màu vàng nguyên nhân là do vi sinh vật phát triển kết hợp với hóa học làm cho hạt nóng lên và những hạt lên men như vậy thường chứa các tế bào bị hồ hóa từng phần nên ngã vàng Nó không ảnh hưởng đến năng suất xay xát nhưng nó dễ gãy vụn, giảm cấp phẩm chất hạt vì màu sắc và hình dạng kém hấp dẫn (Nguyền Ngọc Đệ, 2009)
Ảnh hưởng đến thu hoạch
Khi ruộng lúa xảy ra hiện tượng đổ ngã thì việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn Chỗ lúa ngã, không những gây khó khăn trong việc quản lý sâu bệnh hại mà còn không thể thu hoạch bằng cơ giới và thậm chí cũng khó khăn ngay cả khi thu hoạch bằng tay Nếu dùng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa sẽ giảm chi phí hao hụt, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm công lao động Đổ ngã cũng gây trở ngại lớn cho việc cơ giới hóa khâu thu hoạch và đặc biệt trong mùa Hè Thu (Nguyền Ngọc Đệ, 2008) Khi lúa ngã, nhất là tỉ lệ cao thì việc chạy đua với thời gian là điều rất cần thiết để giảm thất thoát và kịp thời vụ Khi thời tiết không thuận lợi lúa được thu hoạch sớm hoặc trễ, do thiếu công lao động dẫn đến bỏ sót bông hạt rơi trên đồng, hao hụt khi xay làm giảm năng suất
Trang 34bùng phát dịch nhất là rầy nâu Trong điều kiện lúa bị đổ ngã và để lâu, khi gặp ẩm có thể gia tăng tỉ lệ nhiễm bệnh lem lép đáng kể mà hiệu quả trị bệnh không cao Ngoài
ra khi lúa bị bệnh đốm vằn tấn công nấm tiết ra phân hóa tố p-hydroxyphenyl acetic acid có khả năng phân giải cellulose làm cho tế bào mô cây yếu cũng gây hiện tượng
đổ ngã kéo theo nấm tấn công nhanh khó quản lý được
2.5.2.4 Các chất hạn chế đổ ngã
Canxi (Ca)
Ngoài đạm, lân và kali, trong quá trình sinh trưởng, cây lúa còn cần những nguyên tố khác như Ca Ca trong đất có tác dụng làm giảm độ chua trong đất, giảm sự gây độc của Mn, Fe, Cu, Al (nếu hàm lượng cao) và rất cần thiết đối với vi khuẩn cố định đạm
Ca di chuyển trong đất chủ yếu theo cách trực di và được cây trồng hấp thu dưới dạng
Ca2+ (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004)
Nồng độ Ca cho nhu cầu của cây trồng từ 0,1% - 5,0% của trọng lượng chất khô Nhu cầu Ca của cây lúa cao hơn nhu cầu đối với lân Sau mỗi vụ lúa, cây lúa hút từ đất trung bình 4 kg Ca để có một tấn hạt; trong khi cây lúa chỉ cần trung bình 3 kg P để tạo ra một tấn hạt (IRRI, 2004) Trong khi đó, hàm lượng Ca trong hạt gạo rất thấp
trung bình khoảng 28,4 mg/100g (Liang et al., 2009)
Bón vôi là giải pháp canh tác bền vững cho ĐBSCL, vôi không chỉ đơn thuần là phân bón cung cấp dưỡng chất calcium cho cây trồng mà còn ngăn ngừa sự suy thoái của đất và một số tác dụng khác mà phân hóa học không thể có được (Nguyễn Bảo Vệ, 1997) Vôi cung cấp dưỡng chất Ca cho cây trồng, ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử được tác hại của mặn, ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ
Ca được hấp thu thụ động và bị giới hạn ở vùng chóp rễ nơi mà vách tế bào vẫn còn chưa được phân hóa Sự hấp thu Ca sẽ giảm khi chóp rễ bị hư hại bởi sinh vật trong đất hoặc do biến đổi hóa học của các ion như NH4+, Na+ và Al3+ Sự hấp thu Ca bị suy giảm còn do sự canh tranh bởi ion NH4+ và K+ Ngoài ra, thiếu nước do khô hạn cũng làm giảm đi sự hấp thu Ca ở chóp rễ
Khảo sát tác động giảm đổ ngã trên lúa của Prohexadione-Ca cho thấy có liên quan đến sự giảm chiều cao cây, giảm chiều dài lóng, giảm chiều dài tế bào và gia tăng độ cứng của cây lúa (Nguyễn Minh Chơn & Nguyễn Thị Quế Phương, 2006) Ca kích thích rễ cây phát triển hình thành các hợp chất cấu thành màng tế bào, làm cây trở nên cứng cáp Việc bổ sung Ca ở nồng độ 200 ppm đã giúp sự đổ ngã xuất hiện trễ hơn so với đối chứng Theo Lê Trường An (2010) cho biết xử lý Ca ở nồng độ 200 ppm cho hiệu quả tốt nhất so với đối chứng về việc làm giảm sự oằn xuống của cây lúa và làm gia tăng độ cứng thân Điều này có ý nghĩa trong việc hạn chế đổ ngã trong giai đoạn
Trang 35mới trổ của cây lúa Bổ sung Ca với nồng độ 300 ppm có xu hướng đẩy mạnh hoạt động của Rubisco từ đó góp phần làm gia tăng năng suất lúa Cây lúa có xu hướng giảm trọng lượng lá và tăng trọng lượng hạt khi tăng mức độ Ca đồng thời tăng mức
độ đạm Một báo cáo đã chỉ ra rằng việc bổ sung dung dịch Ca vào cây lúa sẽ gia tăng 15% sức sản xuất từ lá chuyển vào hạt
Trong điều kiện đất nhiễm mặn, sử dụng CaSO4 (544kg/ha) và CaO (471 kg/ha) làm tăng số bông trên m2, phần trăm hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt dẫn đến tăng năng suất (Nguyễn Văn Bo, 2010) Ngoài ra, Ca đóng vai trò đặc biệt trong sự tương tác giữa ký chủ và mầm bệnh Ca đã giúp cây lúa gia tăng tính kháng bệnh cháy bìa lá
(Xanthomonas oryzae), bệnh đốm nâu (Cochliobolus miyabeanus) và hạn chế bệnh
thối rễ
Nếu thiếu canxi tế bào bị hủy hoại, rễ, lá, và các phần khác của cây đều bị thối và chết Ngoài ra nó còn làm tăng sự xuất hiện rễ phụ và lông hút, rễ sinh trưởng chậm, điều này ảnh hưởng đến sự bám chắc của cây lúa làm cây lúa yếu và dễ bị đổ ngã
Hoạt chất Lychnis viscaria
Tên thương mại là Comcat 150 WP, thành phần gồm: - Lychnis viscaria: 15%(w/w)
- Phụ gia (lactose): 85%(w/w) Comcat được dịch chiết từ cây Lychnis viscaria khi phun vào cây trồng nó sẽ kích thích tác động giữa hormone và kích thích tố có trên cây trồng, giúp cây gia tăng trao đổi chất, gia tăng quang tổng hợp dẫn đến gia tăng sự hấp thu dinh dưỡng, nước, muối khoáng, chính điều này chúng ta nhận thấy rất rõ cây phát triển gia tăng rễ, thân, chồi Comcat giúp cây có mầm khỏe, rễ to và gia tăng khả năng bám đất của giống sau khi
sạ Giúp lúa trổ thoát (chống nghẹn đòng), bông dài, tăng tỷ lệ hạt chắc Tăng cường hàm lượng diệp lục tố, gia tăng khả năng quang hợp giúp hấp thụ phân hiệu quả cao Các yếu tố này làm cho cây lúa phát triển khỏe mạnh, bộ rễ ăn sâu thì cây sẽ cứng chắc
Bên cạnh đó Comcat còn hạn chế, ức chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bảo vệ lúa non giúp cho lúa phục hồi khi bị bệnh, giúp cây trồng gia tăng sức đề kháng đối với sự tấn công của các mầm bệnh Khi có các đối tượng bệnh tấn công như nấm, vi khuẩn, virut nếu phun Comcat nó sẽ giúp cây gia tăng tính kháng thông qua các con đường tổng hợp các Protein và acid Salycylic Protein là các enzyme giúp cây trồng tự bảo vệ chống lại sự tấn công của các nấm bệnh Sự gia tăng tổng hợp các Protein là do Comcat đã mã hóa các gene PR2, PR3, PR9 Làm giảm sự lây nhiễm virut bằng cách kích thích cây tự sản sinh ra Acid Salycylic, chính môi trường Acid Salycylic đã làm cho virut không sinh sống được
Trang 36Comcat làm phục hồi: bộ rễ, sinh trưởng cây trồng, gia tăng khả năng thụ phấn
Không có bất kỳ thành phần phân bón nào, Comcat 150WP giúp cân bằng sự phát
triển và đặc biệt có thể kết hợp với thuốc bệnh để giúp cây trồng mau phục hồi sau khi bệnh nặng Kích hoạt hệ thống tế bào giúp rễ, thân và lá phát triển nhiều và mập hơn Gia tăng khả năng thụ phấn Kích thích hệ thống gen gia tăng sản sinh kháng thể Proline, giúp gia tăng sự chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, phèn, mặn và ngộ độc hữu cơ,… bằng cách tác động trực tiếp vào gene AtHPO1 giúp cây trồng tạo ra lớp Vitamine E bảo vệ màng tế bào và phục hồi nhanh khi cây bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật hoặc bị sâu bệnh gây hại nặng Điều hòa trao đổi chất và vận chuyển dưỡng chất giúp phục hồi sinh trưởng cây trồng
Kali (K)
Kali còn gọi là bồ tạt (potassium), là một trong ba yếu tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất của cây và là yếu tố dinh dưỡng khá đặc biệt, vì kali là yếu tố thứ ba cây cần sau đạm và lân nhưng lại là nguyên tố cây hút nhiều nhất và không tham gia vào cấu tạo của cây Kali tồn tại trong cây dạng ion K+
Phân kali: có 2 dạng phổ biến:
- Clorua kali: dạng tinh thể muối màu trắng xám lấm tấm hồng chứa 55 - 56%
Kali giúp cây giảm tác dụng vươn lóng, vươn lá do bón thừa đạm Kali làm tăng tính chống chịu cho cây trước những bất lợi của thời tiết, hạn chế sâu bệnh gây hại vì mô
cơ giới hình thành nhiều sẽ làm cây cứng cáp, hạn chế đổ ngã, dập nát cho cây, lá cây không có màu xanh đậm sẽ không thu hút pha trưởng thành của sâu đến đẻ trứng… Kali đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển độ dày của biểu bì, là chướng ngại
vật vật lý đối với hoạt động tấn công và thâm nhập của côn trùng chích hút Kali trong
Trang 37nhiều trường hợp làm tăng tính chống bệnh của cây (kali làm tăng cường mô cơ giới trong cây, điều hoà quá trình hút đạm và đồng hoá đạm của cây)
Bón kali với lượng 45 và 60 kg/ha cũng làm tăng khả năng chống chịu đổ ngã trên lúa Vào thời điểm từ 25 đến 15 ngày trước khi thu hoạch, tỉ lệ đổ ngã, chiều cao ruộng trồng lúa ở các các mức độ kali khác nhau thì không khác nhau Đến thời điểm 10 ngày trước khi thu hoạch tỉ lệ ngã của lúa bón mức độ kali 15 và 30 kg/ha bắt đầu cao hơn lúa bón kali 45 và 60 kg/ha, và vào thời điểm 5 ngày trước khi thu hoạch, chiều cao ruộng trồng của lúa ở các nghiệm thức bón kali với hàm lượng 45 và 60 kg/ha cao hơn và tỉ lệ đổ ngã thấp hơn lúa ở các nghiệm thức bón kali với hàm lượng 15 và 30 kg/ha (Nguyễn Minh Chơn và Nguyễn Thị Quế Phương, 2006)
Theo Nyle c Crady (1990), kali hoạt hoá cho 12 enzime thiết yếu cho quá trình đồng hoá Nhưng theo Vũ Hữu Yêm (1995), kali có khả năng hoạt hoá đến 60 loại enzime trong cơ thể thực vật nhằm tăng cường thúc đẩy quá trình quang hợp Do kali là nguyên tố có vai trò rất quan trọng cho quá trình quang hợp, tổng hợp nên các hydratcacbon hay gluxit của cây, kali giúp lá đòng cứng, chắc và tuổi thọ kéo dài nên sẽ tăng khả năng vận chuyển vật chất hữu cơ về hạt, giúp tăng trọng lượng 1000 hạt Kali còn một nhiệm vụ quan trọng khác là điều tiết đóng mở khí khổng của lá khiến cho nước không bị mất quá mức trong điều kiện gặp khô hạn Nhờ vậy kali làm tăng sức chống chịu của cây (Trần Quang Tuyến, 2004) Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tuy không trực tiếp làm tăng năng suất lúa nhưng phân kali lại có tác dụng làm tăng chất lượng nông sản
Ở ruộng được bón phân kali thì hạt lúa sáng hơn, lúa chắc hơn, ít lép hơn, thời gian tồn trữ lâu hơn
Triệu chứng thiếu xuất hiện trước tiên trên những lá già Khi cây trồng không được bón đầy đủ K sẽ dẫn đến hấp thu nhiều đối với nguyên tố khác, thiếu K làm giảm quá trình quang tổng hợp, giảm áp suất thẩm thấu ảnh hưởng đến sức trương của tế bào.Thiếu kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất cacbon và protein trong cây, hàm lượng tinh bột trong hạt giảm, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống Bên cạnh đó sự
thay đổi về hoạt tính của enzyme và thành phần hợp chất hữu cơ diễn ra trong khi
thiếu kali làm cho cây trồng có tính mẫn cảm cao hơn đối với sự tấn công của nấm bệnh (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
Ở hạt kali chiếm 0,3 - 0,45% khối lượng chất khô, thân lá kali chiếm 0,6 - 0,15% khối lượng chất khô (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999) Thiếu kali, mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu đỏ nâu; lá khô dần từ dưới lên một cách nhanh chóng Vì vậy thiếu kali thì số lá xanh còn lại trên cây ít đi Thiếu kali ở lúa chỉ xảy ra trong thời kỳ phân nhánh, số chồi rất nhiều nhưng không mọc dài đựợc, lá mỏng, phần ngọn lá có
Trang 38nhiều đốm màu nâu, sau đó lan dần vào bên trong; khi trổ thì gié lúa rất ngắn (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
Lúa thiếu kali không ảnh hưởng đến đẻ nhánh mấy, nhưng cây lúa lùn, thấp, lá hẹp, màu xanh tối, hàm lượng diệp lục giảm, lá mềm yếu và rũ xuống Theo Nguyễn Như
Hà (2006), thiếu K các chất protid và Fe sẽ tích tụ gây cản trở quá trình vận chuyển chất hữu cơ Thiếu K là nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu kém phát triển do đó cây dễ đổ ngã Trong điều kiện thiếu nghiêm trọng thì lá, thân bị vàng úa và hoại tử Thừa K gây cản trở việc hấp thụ Mg, B, Zn và N amon ở cây K còn ảnh hưởng đến
việc tạo lập một số chất như Thiamine (vitamin B 1 ) khi cung cấp quá nhiều K sẽ
gây trở ngại cho sự hấp thụ Ca và Mg, đồng thời gây ra sự hấp thu Fe dễ dàng (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
2.5.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến đổ ngã
Lúa dễ ngã hay không còn phụ thuộc vào mật độ sạ (Yoshinaga, 2005) Nếu sạ quá thưa, cây lúa nở bụi nhưng không giáp tán nổi hay sạ quá dày đều làm cho cây lúa vươn cao để cạnh tranh ánh sáng thì dễ bị gãy ngã (Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998) Theo Nguyễn Văn Hậu (2003) khi sạ ở mật độ thưa lúa nở bụi tốt hơn, lúa ít bị nhiễm sâu bệnh và đặc biệt là lúa ít bị đổ ngã
Trang 39CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ mùa 2013, cấy từ
giữa tháng 08 và thu hoạch là đến giữa tháng 12/2013
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Thái Trị, huyện Vĩnh
Hưng, tỉnh Long An
3.3 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.2.1 Giống thí nghiệm
Sử dụng giống Huyết Rồng từ Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL
3.2.2 Đất: Chủ động nguồn nước, đất được chuẩn bị bằng phẳng, sạch cỏ
- Dụng cụ dùng trong đánh giá phẩm chất hạt gạo:
- Hàm lượng amylose: nồi chưng cất, bình định mức, ống nghiệm
- Mùi thơm: ống nghiệm, nút cao su, máy sấy
- Hàm lượng protein: máy ly tâm, ống nghiệm, bình định mức
3.2.4 Hóa chất
Một số dung dịch đánh giá phẩm chất hạt gạo: dung dịch KOH 1,7%; dung dịch
NaOH 1M; dung dịch axit axetic và iod (0,2% I2 và 2% KI); dung dịch ethanol 95%;
dung dịch Na 2 CO 3 ; dung dịch CuSO 4 ; dung dịch Folin 1N; dung dịch Na – K – tatrate
+ NaOH 0,1N
Trang 403.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm mật độ sạ và tuổi mạ cấy
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lại cho 4 nghiệm thức Diện tích của mỗi lô được bố trí là 15m2 với những mật độ và phương pháp sạ khác nhau
Bảng 3.1: Nghiệm thức mật độ sạ trên giống lúa Huyết rồng
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau: