LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự quan tâm của Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
NGUYỄN THỊ NGỌC HUÊ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC CÂY DONG RIỀNG ĐỎ
TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
NGUYỄN THỊ NGỌC HUÊ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC CÂY DONG RIỀNG ĐỎ
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO THANH VÂN
THÁI NGUYÊN - NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Huê
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
và sự quan tâm của Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật canh tác cây Dong riềng đỏ tại tỉnh Thái Nguyên”
Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài của mình Để có được kết quả như vậy, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo hướng dẫn, Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Nông học và Phòng Đào tạo, các tổ chức cá nhân liên quan đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn:
1 Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2 PGS.TS Đào Thanh Vân - Giảng viên khoa Nông học
3 Phòng Đào tạo, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
4 Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Huê
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH VẼ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng 4
1.1.1 Nguồn gốc 4
1.1.2 Phân loại 4
1.1.3 Phân bố và các giống dong riềng 4
1.1.4 Đặc điểm thực vật học cây dong riềng 5
1.1.5 Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng 6
1.2 Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên Thế giới và ở Việt Nam 7
1.2.1 Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên Thế giới 7
1.2.2 Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam 9
1.3 Tình hình nghiên cứu cây dược liệu 13
1.3.1 Tình hình nghiên cứu về dược liệu trên Thế giới 13
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về cây thuốc trong nước 15
Trang 6Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 21
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 21
2.2 Nội dung nghiên cứu 21
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
2.3.2 Kỹ thuật chăm sóc 25
2.3.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 27
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây dong riềng đỏ tại Thái Nguyên 28
3.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý hạt trong nhân giống dong riềng đỏ bằng hạt 28
3.1.2 Ảnh hưởng của hóa chất và thời gian xử lý hạt trong nhân giống cây dong riềng đỏ bằng hạt 29
3.1.3 Ảnh hưởng của kích thước thân ngầm và xử lý thuốc bảo vệ thực vật trong nhân giống cây dong riềng đỏ bằng thân ngầm 30
3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dong riềng đỏ để làm dược liệu tại Thái Nguyên 31
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng cây dong riềng đỏ bằng hạt đến thời gian sinh trưởng và năng suất dong riềng 31
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng cây dong riềng đỏ bằng chồi (mầm) đến thời gian sinh trưởng và năng suất dong riềng 39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
1 Kết luận 46
2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KLTB : Khối lượng trung bình NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm 28
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của hóa chất và thời gian xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm 30
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của kích thước thân ngầm và xử lý thuốc bảo vệ thực vật đến
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất thực thu dong riềng đỏ trồng bằng hạt 39 Hình 3.2 Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất thực thu dong riềng đỏ trồng bằng chồi 45
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo WHO, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới và chiếm nhiều nhất ở các nước đang phát triển Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại Tại Việt Nam, thống kê của Hội tim mạch học cho thấy, cứ 3 người Việt Nam trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành Chỉ tính riêng bệnh mạch, mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người, nếu tính cả tai biến mạch máu não và các bệnh tim khác, con số này lên tới 200.000 người, chiếm hơn 1/4 tổng số người tử vong tại Việt Nam
Tim quyết định sự sống còn của cơ thể, mạch vành quyết định sự sống còn của tim Bởi vậy, những hẹp, tắc, co thắt mạch vành là hết sức nguy hiểm, hơn nữa đây lại là loại bệnh phổ biến Từ lâu nay trong dân gian, nhất là trong cộng đồng người thiểu số, đã biết sử dụng các cây thuốc nam để chữa bệnh tim mạch, mà đặc biệt là cây Dong riềng đỏ Đồng bào thiểu số thường dùng củ cây dong riềng đỏ để chữa các cơn đau thắt ngực, suy tim, suy mạch vành
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều thuốc, phương tiện, kỹ thuật chữa bệnh tim mạch mới như thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu, máy tim phổi, kỹ thuật tim mạch can thiệp… Song không phải bất cứ người dân nào cũng đủ điều kiện để tiếp cận với y học hiện đại, do bị hạn chế chi trả, nhận thức, địa lý… Chính vì vậy các bác sĩ, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm các thảo dược tự nhiên có tác dụng chữa bệnh tim mạch tương tự như các glycozid trợ tim, coumarin, strophantin, thevetine đã tìm thấy trước đây
Từ những lý do trên, năm 2005 Bác sỹ Hoàng Sầm cùng nhóm nghiên cứu là
GS Nguyễn Nghĩa Thìn, GS Trịnh Bình, PGS.TS Nguyễn Trọng Thông, PGS.TS Phùng Quốc Việt, TS Bác sĩ Nguyễn Khang Sơn, ThS Ngô Thành Trung, ThS Mai Phương Giang đã tiến hành thực hiện đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm B2005-04-46TĐ Đề tài đã khảo sát tính đồng nhất về thực vật, xác định tên khoa học, hình thái giải phẫu đại thể vi thể, định tính, định lượng, cấu trúc phân tử các hoạt chất trong cây dong riềng đỏ Theo đó độc tính cấp trên chuột, độc tính bán
Trang 11trường diễn của vị thuốc mới này cũng được tiến hành song song bởi Bộ môn mô phôi và Bộ môn dược lý của Đại học Y Hà nội [14]
Kết quả cho thấy các tiêu chí được khảo sát hoàn toàn phù hợp với nhận định
và kỳ vọng ban đầu: Đây là cây thuốc chữa bệnh mạch vành hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối Qua sử dụng điều trị trên hàng nghìn người bệnh mạch vành chưa đặt stent và đã đặt stent nhận thấy đây là cây thuốc mới chưa có trong dược điển nhưng hiệu quả điều trị rất cao Các nghiên cứu này đã được cấp quyền tác giả số 3764/2009/QTG và 948/2015/QTG
Từ những thông tin trên cho thấy việc nghiên cứu xác định và phát triển giống Dong riềng đỏ để làm thuốc chữa bệnh tim là một yêu cầu cấp bách hiện nay
và việc triển khai nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu thành mô hình nhân rộng ở địa bàn các tỉnh miền núi là phù hợp không chỉ về mặt cơ sở khoa học mà còn là định hướng phát triển của các địa phương trong chương trình xoá đói giảm nghèo Theo đó nhu cầu sử dụng nguyên liệu Dong riềng đỏ phục vụ cho sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng cho cả nước lên tới hàng trăm tấn/năm
Trong chiến lược phát triển nông thôn miền núi, nhất là khu vực miền núi phía Bắc, việc khai thác nguồn gen bản địa quý hiếm là một định hướng quan trọng
mà lâu nay chúng ta đã không chú ý đến Vì vậy việc tìm tòi, chọn lọc, bồi dục các giống dong riềng đỏ làm dược liệu cũng như khai thác sử dụng nó trong y học là việc làm có ý nghĩa không chỉ đối với ngành y mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn miền núi Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây Dong
riềng đỏ tại tỉnh Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được một số biện pháp nhân giống và kỹ thuật canh tác thích hợp
để nâng cao năng suất cây Dong riềng đỏ
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây dong riềng
đỏ tại Thái Nguyên
Trang 12- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây dong riềng đỏ đạt năng suất tại Thái Nguyên
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển cây dược liệu bản địa và là tài liệu tham khảo trong đào tạo của các trường đại học nông lâm nghiệp
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu xác định được một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống và kỹ thuật canh tác cây dong riềng đỏ đạt năng suất tại Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng cho khai thác nguồn gen y học bản địa quý hiếm Kết quả nghiên cứu góp phần đảm bảo sản xuất vùng nguyên liệu và đóng góp cho phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng núi Việt Nam
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
1.1.1 Nguồn gốc
Dong riềng có nguồn gốc ở Peru, Nam Mỹ Được chế biến lấy bột để làm lương thực, thực phẩn là chính (Mai Thạch Hoành, Nguyễn Công Vinh, 2011) [6] Hiện nay, người ta đã xác định được 7 loài dong riềng nguồn gốc phát sinh ở Nam
Mỹ và Trung Quốc, đó là:
- Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới,
- C Flauca ở Tây Ấn và Mêhico,
- C flaccida ở Nam Mỹ,
- C edulis ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C Indica ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C.libata ở Braxin,
- C.humilis ở Trung Quốc
Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới Trong đó Nam Mỹ là trung tâm đa dạng di truyền nguồn gen dong riềng, ngoài ra dong riềng được trồng nhiều ở các nước châu Á,
châu Phi, Châu Úc
1.1.2 Phân loại
- Tên khoa học: Canna Edulis Ker
- Dong riềng thuộc họ chuối hoa Cannacea
- Bộ: Scitaminales
Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n = 2X = 18 và tam bội 2n =
2X = 27
1.1.3 Phân bố và các giống dong riềng
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng nam Mỹ, châu Phi, và một số nước nam Thái Bình Dương Tại châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và Đài Loan (Hermann,
M et al 2007) [24]
Trang 141.1.4 Đặc điểm thực vật học cây dong riềng
Thân: Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ Thân
khí sinh trung bình cao từ 1,2m đến 1,5m có những giống có thể cao trên 2,5m Thân cây màu đỏ Thân gồm những lóng kéo dài, giữa các lóng là các đốt; Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương
mô xếp thành những bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là những bó libe và mạch gỗ và trong cùng là nhu mô [1]
Củ: Củ cây dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ to có thể đạt
chiều dài 60 cm Thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh bột, thân rễ nằm trong đất; Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy, lúc mới ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra sẽ bị rách và tiêu dần; Trên mỗi đốt của thân củ có nhiều mầm có thể phát triển thành nhánh, nhánh có thể phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3 Vỏ của thân có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía hồng Kích thước củ biến động khá lớn phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm bón Giải phẫu thân rễ cho thấy phía ngoài cùng của củ là biểu bì gồm những tế bào dẹt, tiếp
là nhu mô bên trong có những bó cương mô và những bó mạch dẫn libe và gỗ, tiếp
là lớp tế bào nhu mô chứa ít một số hạt tinh bột, vào trong nữa là lớp trụ bì rất rõ và trong cùng là nhu mô chứa nhiều hạt tinh bột So với thân khí sinh thân rễ có ít bó cương mô hơn
Năng suất cây dong riềng rất cao Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm dong riềng có thể thu được 15 – 20kg củ Trồng thâm canh trên diện tích lớn dong riềng cho năng suất 50 – 60 tấn/ha
Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc, lá của cây
dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím, mặt dưới màu xanh hoặc màu tím Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng 22 – 25cm; Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường mỏng mầu tím đỏ hoặc màu trắng trong; Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có màu xanh hoặc tím đỏ; Cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 – 15 cm
Trang 15Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển; Rễ mọc từ các đốt của
thân củ, từ lớp tế bào trụ bì ở đốt thân củ phát triển ra thành rễ Rễ của cây dong riềng
phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (tùy thuộc vào giống) Do củ phát
triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu vào đất khoảng 20 - 30cm
Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, Hoa mọc ở ngọn
cây Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều Cụm hoa được bao bởi một mo chung như hoa chuối Chùm hoa thiết diện hình tam giác, có từ 6 – 8 đốt, mỗi đốt
có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có 1 hoa
Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon cuộn theo chiều dài Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản hình cánh hoa, 1 nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước Vòng trong có 2 nhị, trong đó 1 nhị thì chỉ còn vết, nhị kia thì một nửa cánh mang 1 bao phấn, nửa còn lại cũng biến thành hình cánh Tất cả các nhị đều có màu sắc sặc sỡ, màu cánh biến động từ màu
đỏ tươi đến màu vàng điểm đỏ Bầu hoa có 3 ô, mỗi ô có từ 6 – 8 noãn, phía trên bầu có tuyến tiết mùi Thời gian từ nụ đến nở hoa từ 3 – 5 ngày, hoa nở theo thứ tự
từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài; Hoa nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 - 2 ngày
Quả: Quả của cây dong riềng thuộc dạng qủa nang, hình trứng ngược, kích
thước khoảng 3cm, trên quả nang có nhiều gai mềm
Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính 3,5 - 5 mm
Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g
1.1.5 Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy nhanh quá trình hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá trình vận chuyển tinh bột từ thân lá xuống củ và dong riềng chịu lạnh khá nên có khả năng trồng ở độ cao trên 2.500m so với mặt nước biển
Yêu cầu ánh sáng: Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, nên có thể trồng dưới
tán cây ăn quả, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng Ngày dài có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành củ Điều kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự hình thành phát triển củ, trong khi ngày dài lại thúc đẩy sự phát triển thân lá
Trang 16Yêu cầu đất trồng: Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt khe so
với cây trồng khác, nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau Tuy nhiên trồng trên đất cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng suất cao Dong riềng là loại cây chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng phải là nơi dễ thoát nước Đất đọng nước làm cho bộ rễ hô hấp kém có thể dẫn đến thối củ [3]
Yêu cầu nước: Dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể bố trí trên đất có
độ dốc trên 15o
, ít ẩm, nhưng dong riềng không chịu được ngập úng, nếu bị ngập úng cây thường bị vàng lá, thối củ Vùng trồng dong riềng ở vùng có lượng mưa thích hợp 900- 1200 mm
Chất dinh dưỡng: Cũng như các cây có củ khác, dong riềng yêu cầu có đầy
đủ các nguyên tố dinh dưỡng NPK, trong đó K có ý nghĩa trong việc tăng khối lượng củ Cây dong riềng yêu cầu đất tốt giàu mùn để cho năng suất cao Những nơi đất quá cằn cỗi cần bón thêm phân hữu cơ Phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ của cây dong riềng
1.2 Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng trên Thế giới
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm cây
nông nghiệp có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất (Hermann, 2007) [24] Dong riềng được gọi bằng một
số tên khác nhau như Queenland Arrowroot, Canna Indica (L.), Canna Edulis (Kerr- Gawl) (Cecil,1992)[22]
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng Nam Mỹ, Châu Phi, và một số nước Nam Thái Bình Dương Tại Châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc, và Đài Loan (Hermann, M et al 2007) [24] Mặc dù vậy đến nay chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích loại cây trồng này
Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế Theo Hermann và
CS (năm 2007) cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ thống nông lâm kết hợp
Trang 17vì nó có những đặc điểm quí như chịu bóng râm, trồng được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh Củ dong riềng có nhiều công dụng: Luộc để ăn, làm bột, nấu rượu Bột dong riềng dễ tiêu hoá nên có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm Bột dong riềng có thể dùng làm hạt trân châu, miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi Đối với miền núi, những nơi kinh tế còn khó khăn, dong riềng cũng là cây có thể đảm bảo an ninh lương thực Trong thân cây dong riềng có sợi màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì nhỏ Củ dong riềng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên cả củ, thân, lá đều dùng được vào mục đích này
Những vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã có thể dùng để nấu rượu, nấu rượu xong có thể dùng bã rượu (hèm) phục vụ chăn nuôi
Bã thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng và làm giá thể trồng nấm ăn Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc sặc sỡ , bộ lá đẹp nên cũng
có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn nhà
Ở Ecuador, dong riềng được trồng trên đất cát pha, ở độ cao 2.340m trên mực nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15-170 C Trong 6 tháng đầu người ta trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho năng suất củ trung bình 56 tấn/ha, chỉ số thu hoạch 56+8%
Nghiên cứu đánh giá 26 mẫu giống dong riềng từ ngân hàng gen dong riềng quốc tế của CIP tại Ecuador, trong nhà lưới ở độ cao 2400m, biên độ 12-27oC với mật độ 2cây/m2, trên nền đất cát pha, không bón phân, Hermann và CS đã thu được kết quả rất thú vị Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trong củ tươi đạt 4-22% và đạt 12-31% qui về chất khô, hàm lượng đường hòa tan trong củ tươi là 5-11 độ Brix [24]
Nghiên cứu hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế cho thấy có sự tương quan thuận cao giữa hàm lượng chất khô của củ với hàm lượng đường hòa tan và hàm lượng tinh bột trong củ tươi r =0,66, trong khi số chồi tương quan nghịch với hàm lượng chất khô trong củ r = -0,57
Phân tích các chất dinh dưỡng trong đất trồng và trong cây, các nhà khoa học cho biết, để thu được 1tấn củ tươi, cho 120-130kg tinh bột khô ở mật độ 20.000cây/
Trang 18ha, cây dong riềng cần 0,54kg N, 0,53kg P, 3,11kgK, 2,47kg Mg và 0,37kg Ca Dong riềng là cây sử dụng rất hiệu quả nguồn N và nước trong đất
Nhóm tác giả trong công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng tinh bột trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có năng suất tinh bột đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng là cây tăng thu nhập của nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì nó vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng dong riềng hiệu quả nhất (Hermann, M et al 2007) [24]
Hiện nay trên thế giới chọn tạo giống dong riềng chủ yếu chọn lọc từ nguồn gen hoang dại, sau đó tiến hành cải tiến nguồn gen để chọn lọc giống mới Nhưng cũng có một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống dong riềng bằng chỉ thị phân tử
1.2.2 Các kết quả nghiên cứu về cây dong riềng ở Việt Nam
Dong riềng Canna edulis Ker là cây thân thảo, họ dong riềng (Cannaceae)
Dựa vào tính chất củ, thân lá và hoa dong riềng, được chia ra 3 loại: Cây chuối hoa
(Canna indica L.), cây dong đao (Canna sp), cây dong riềng (Canna Edulis ker)
Dong riềng có tên nhiều địa phương khác nhau như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước
Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19 Năm 1898, người Pháp
đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại vì thời đó chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng (Lý Ban, 1963) [1] Từ năm 1961 đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được thực hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến
và tiêu thụ thấp Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng nên diện tích loại cây này đã được người dân tự phát mở rộng Những địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là Hoà Bình, Ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Hưng Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Đồng Nai
Theo một số tài liệu, vì trong thân lá dong riềng có một lượng dự trữ chất dinh dưỡng khá cao (ép 7 cây khoai riềng cho 1,5 lít nước, trong đó dinh dưỡng
Trang 19chiếm 86%) do đó dong riềng chịu hạn tốt hơn lúa, khoai lang và sắn Dong riềng
có sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, có sức chống đỡ tốt với sâu bệnh Cây không có nhu cầu nhiều về ánh sáng nên có thể sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng Cây dong riềng có khả năng chống chịu tốt nhiệt
độ thấp, có thể trồng ở những nơi mà khoai lang, sắn không trồng được Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đồi, sườn núi dốc trên 150, vườn nhà và bãi cao ven sông vẫn cho năng suất củ cao Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15 - 20kg Trồng trên diện tích lớn dong riềng có thể cho năng suất đạt tới
45 - 60tấn củ/ha nếu thâm canh Với những đặc điểm này, dong riềng đã trở thành một loại mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển ở vùng miền núi nước ta, có thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều vùng để tăng nguồn vật liệu cho sản xuất ngành hàng miến, tinh bột và các sản phẩm khác (Nguyễn Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc, 2005) [7]
Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột lớn nhất trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micron) Điều này giúp cho việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một số cây có củ khác Hàm lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ 38% - 41%, gần bằng hàm lượng amiloza trong tinh bột đậu đỗ (46 - 54%) (Lê Ngọc Tú và cs., 1994) [20] Điều này làm cho sợi miến dong riềng dai và giòn tương tự miến đỗ xanh, trong khi giá thành miến dong chỉ bằng một nửa so với miến đậu xanh Đây là lợi thế canh tranh của miến dong so với miến đậu xanh Dong riềng chế biến thành bột lãi gấp 2 - 3 lần trồng lúa trong điều kiện khó khăn [13]
Dong riềng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi Trong những năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu hút nhiều ngày công lao động của nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc làm cho nhiều người lao động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nguồn thu cho người sản xuất
Trang 20Dong riềng là cây tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng sinh thái đặc thù như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi của Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí hậu lạnh như Mộc Châu, Sơn la, Hòa Bình Tuy nhiên trong những năm gần đây do không có
sự đầu tư về chọn lọc, phục tráng giống cũng như các kỹ thuật canh tác phù hợp, các giống dong riềng có tiềm năng và chất lượng cao đang bị suy giảm Bên cạnh
đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm cho diện tích trồng dong riềng đang
có xu hướng giảm khiến cho nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới [15]
Tại Việt Nam trong những năm 60 cây dong riềng đã được một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ thuật trồng (Bùi Công Trừng, Nguyễn Hữu Bình, 1963; Tổ nghiên cứu cây có củ., 1969) Theo Mai Thạch Hoành (2003), nước ta thường trồng 3 nhóm giống: Nhóm dong
đỏ, nếu thâm canh tốt năng suất đạt 40 tấn/ha, bột ướt chiếm 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 8,5 – 10 tháng; Nhóm dong xanh năng suất đạt 40-42 tấn/ha nếu thâm canh tốt, bột ướt chiếm từ 25 – 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 9-12 tháng; Nhóm Việt-CIP năng suất đạt trên diện tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt chiếm 23% củ tươi, thời gian sinh trưởng 7,5 tháng Những năm 1993-1994, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây rau, nay là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây
có củ với sự hợp tác tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã bước đầu thu thập nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong
cả nước, đây là cuộc thu thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay Hiện tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm cả địa phương và nhập nội từ CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên này
do điều kiện kinh phí hạn hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản lưu giữ và đánh giá ban đầu (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Cs, 2006) [8]
Hiện nay, tại khu vực miền núi phía Bắc đang có một số giống dong riềng, phổ biến là giống DR1, DR3, DR70, V-CIP, VC đều cho năng suất củ tươi đạt xung quanh 50tấn/ha Ngoài ra cũng còn một số giống bản địa nhưng năng suất thấp (Nguyễn Đức Hưng, 2012) [10]
Trang 21Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Hoa (2013) khi Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của cây dong riềng tại huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn, cho kết luận mức bón phân đạm là 110kgN, tương đương với 260kg urê/1ha, dong riềng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất [4]
Về kỹ thuật trồng dong riềng đạt năng suất cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo: Thời vụ trồng dong riềng từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, tốt nhất là tháng 2 Mật độ từ 1,6 – 2,5 vạn cây, hàng cách hàng 0,8 – 1 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m Phân bón: 15 – 25 tấn phân hữu cơ + 200 – 400
kg đạm + 500 – 650 kg lân + 200 kg kali Phân hữu cơ và lân bón 1 lần trước khi trồng, phân đạm bón 3 lần (trước trồng, sau trồng 1 và 4 – 5 tháng), kali bón 2 lần (sau trồng 1 và 4 – 5 tháng) Làm cỏ và vun gốc 3 lần (sau mọc 1, 2 và 4 – 5 tháng) Thu hoạch sau trồng 10- 11 tháng, nếu thu sớm củ non giảm năng suất và hàm lượng tinh bột, nếu thu muộn cây có thể ra mầm mới làm giảm hàm lượng tinh bột [17]
Theo Nguyễn Thiếu Hùng (2012) [9], dong riềng có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nóng hoặc quá rét, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 5 Dong riềng có thể trồng trên rất nhiều loại đất, từ đất bạc màu, đất đồi núi, đất mặn… nhưng tốt nhất là đất xốp, nhiều mùn Nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 đến 25cm sau đó mới trồng Trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 đến 2m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm Mật độ trồng từ 4 đến 5 vạn cây/ha, khoảng cách khóm cách khóm là 45 đến 50 cm, hàng cách hàng: 50 cm, nếu trồng xen với ngô và đậu tương thì giảm mật độ trồng Lượng phân bón: 10 đến 15 tấn phân hữu cơ + 200 kg N + 100 kg P205 + 200 kg K2O chia làm 3 lần Bón lót 100% phân hữu cơ + 100% P205 + 1/3 N; sau trồng 1 tháng bón thúc lần 1: 1/3 N + 1/2
K2O kết hợp với xới đất và vun nhẹ vào gốc; sau trồng 4 tháng bón lượng phân còn lại kết hợp với vun cao gốc Thu hoạch để ăn tươi sau khi trồng 6 đến 8 tháng, còn thu hoạch để chế biến tinh bột phải sau trồng 10 đến 12 tháng
Trang 22Về thời điểm thu hoạch: Thích hợp nhất của cây dong riềng là khoảng 280 ngày sau trồng Thời gian này thu hoạch cây dong riềng đạt năng suất củ tươi và tỷ
lệ tinh bột và hiệu quả kinh tế cao nhất (Nguyễn Thị Lân và cs, 2014) [11]
Như vậy trên thế giới và ở Việt nam có rất ít các công trình nghiên cứu về cây dong riềng đỏ, đặc biệt là chưa có nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác tổng hợp và bền vững cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc Vì vậy việc điều tra, thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống dong riềng có năng suất, chất lượng cao
và quy trình kỹ thuật phù hợp với những điều kiện sinh thái vùng Trung du và miền núi phía Bắc được coi là một giải pháp quan trọng góp phần vào công tác xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn miền núi đồng thời từng bước phát triển sản xuất dong
riềng, nhất là dong riềng đỏ tại vùng khô hạn ở Việt Nam
1.3 Tình hình nghiên cứu cây dược liệu
1.3.1 Tình hình nghiên cứu về dược liệu trên Thế giới
Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh; những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú
Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản thảo”
Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh
nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục” Đây là cuốn sách vĩ đại nhất
của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ
Năm 348 – 322 TCN , Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về cây
cỏ của Hy Lạp Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới
thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở
mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này
Trang 23Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp đã mô tả 600 loài cây
cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền móng cho y dược học Hy Lạp
Năm 79 – 24 TCN, nhà tự nhiên học Plinus người La Mã đã soạn thảo bộ
sách “ Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích
Năm 1952, A.Petelot đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de médicinales du
Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về các loại cây thuốc và
sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông
Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn thực hành
nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Good Agricultural and Collection Practices -
GACP) Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng
trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định chung cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới [25]
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế
Trang 24Như vậy, con người đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời Ban đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các đặc điểm và cách
sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, đã
có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính có tác dụng trong cây thuốc, tạo sự
tin tưởng cho người bệnh khi sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về cây thuốc trong nước
1.3.2.1 Nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng Theo GS.TS Phạm Hoàng Hộ và GS.TS Nguyễn Nghĩa Thìn, số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài Trong đó các loài cây được sử
dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật
1.3.2.2 Cây thuốc trong y học cổ truyền
Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loài cây
cỏ để làm thuốc Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau
đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh Đồng thời còn dựa vào hệ thống Triết học phương Đông, vận dụng vào y học để chữa bệnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của con người Việt Nam
Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879 – 257 TCN), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng trừ các bệnh đường ruột
Cuối thế kỷ III TCN, ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem…
Trang 25Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá
Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân Ông đã biên soạn cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, mô
tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184 bệnh Năm 1717, “Nam dược thần
hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh tư y thư” gồm 590 vị thuốc
Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải Thượng lãn ông – Lê Hữu Trác Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong sử
dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
gồm 28 tập, 66 quyển
Trong nền y học cổ truyền hiện đại, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến Y học cổ truyền trong hệ thống các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh
Điều 49, chương III, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(1992) đã nêu rõ “ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe cho người
dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với y học cổ truyền”
Ngày 4/11/1955, Bộ y tế có công văn 9126 YD/PBCB hướng dẫn các địa phương khai thác và sử dụng các loại thuốc Nam để chữa bệnh trong nhân dân
Nghị định 238/TTg về việc thành lập Viện nghiên cứu Đông y; Thành lập các vườn thuốc mẫu y học cổ truyền từ Trung ương đến các địa phương với mục đích giúp cho sinh viên, học viên học tập, người dân biết cách nhận biết và sử dụng một số cây thuốc nam để chữa bệnh
Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, có nhiều công trình nghiên cứu về các loài cây dược liệu trong dân gian để phục vụ công tác chữa bệnh, bảo tồn và phát triển các loại cây thuốc, bài thuốc quý
Năm 1963, Hội đồng Dược điển Việt Nam được thành lập để tổ chức công tác xây dựng Dược điển Việt Nam và tiêu chuẩn hóa thuốc; Hội đồng Dược điển đã biên soạn, trình Bộ Y tế bán hành 04 bộ Dược điển Việt Nam, xuất bản vào các năm
1971, 1990, 2002 và 2009 Dược điển Việt Nam tập xuất bản lần thứ 4 (năm 2009) gồm 314 chuyên luận dược liệu và thuốc từ dược liệu
Trang 26Khoa học ngày càng phát triển, con người ngày càng đi sâu khám phá thế giới tự nhiên, trong đó nghiên cứu các loại cây thuốc có tầm quan trọng đặc biệt GS.TS Đỗ Tất Lợi là một nhà nghiên cứu cây thuốc nổi tiếng ở nước ta; sau nhiều
năm nghiên cứu và sưu tầm các loại dược liệu, ông đã biên soạn cuốn sách “Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, mô tả đặc điểm hình thái và cách sử dụng gần 800
loài cây thuộc 164 họ thực vật có tác dụng chữa 60 nhóm bệnh Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị trong nước cũng như trên thế giới Trên cơ sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến
sĩ cho Dược sĩ Đỗ Tất Lợi Năm 1980, ông được Chính phủ phong học hàm Giáo sư đại học Đến năm 1996, GS.TS Đỗ Tất Lợi vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học kỹ thuật [12]
Theo thống kê, ở nước ta hiện có 3.948 loài cây được dùng làm thuốc với khoảng trên dưới 300 loài thường xuyên được khai thác sử dụng cho thị trường trong và ngoài nước Nhu cầu về thị trường dược liệu ở nước ta hiện nay khoảng 50.000 - 60.000 tấn dược liệu mỗi năm, trong đó khoảng 2/3 được khai thác tự nhiên và trồng trọt Có khoảng 20.000 - 30.000 tấn dược liệu cho nhu cầu thuốc y học cổ truyền, bao gồm cả số lượng nhập khẩu qua nhiều con đường Mặc dù Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu làm thuốc nhưng theo điều tra của Viện dược liệu, nhiều loài cây thuốc có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao trước đây có trữ lượng lớn cho khai thác thì nay đã bị giảm sút và trở nên hiếm như:
Hà thủ ô đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên, Ngũ gia bì gai, Ba kích, Cốt toái bổ, Đảng sâm, Hoàng tinh… Đã có 123 loài thuộc 53 họ được đưa vào Danh lục đỏ, Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục thuộc Nghị định 48 CP/2002 của Chính phủ Trong đó có tới 55 loài được phân hạng theo IUCN ở mức bị đe dọa tuyệt chủng Nhiều cây thuốc trước những năm 90 đã di thực thành công và đã trồng đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước thì nay đã phải nhập lại như: Đương qui, Bạch truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Huyền sâm… Đây là những vị thuốc chiếm một tỷ trọng rất lớn trong điều trị bằng y học cổ truyền Chỉ tính riêng mức sử dụng một vị dược liệu của một bệnh viện y học cổ truyền cũng phải tới 4 - 5 tấn mỗi năm Mặc dù hiện nay, thuốc tân dược được phát triển mạnh ở hầu khắp các nước trên Thế giới nhưng
Trang 27đại bộ phận dân cư các nước đang phát triển vẫn ưa sử dụng thuốc cổ truyền, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu Cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học, người ta càng nhận biết nhiều hơn những giá trị của thảo dược trong phòng và chữa bệnh Theo đánh giá của WHO, có khoảng 70 - 80% dân
số các vùng nông thôn các nước đang phát triển (Ethiopia 90%, India 70%, Tanzania 60%, Uganda 60%) dựa chủ yếu vào sử dụng thuốc cổ truyền cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe Với dân số chiếm tới hơn 1/6 nhân loại, thị phần thuốc có nguồn gốc tự nhiên của Trung Quốc cũng vào khoảng 30 - 50% Doanh thu từ sản xuất thuốc Đông dược đạt 1,8 tỷ USD mỗi năm Ngay tại một số quốc gia phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược cũng tăng lên nhiều trong hơn thập niên trở lại đây Nhật Bản có tổng giá trị thuốc từ thảo dược trong năm 2000 là 2,4 tỷ USD Mỹ thu khoảng 1,5 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm từ thảo dược Các nước phát triển khác như Canada, Đức, Pháp, Úc, Bỉ…cũng ngay càng tăng xu thế sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như là các liệu pháp bổ trợ (Canada là 70%, Úc là 48
%, Pháp 49%, Mỹ 42%, Bỉ 31%) Theo đánh giá của WHO tổng giá trị dược liệu và thuốc từ dược liệu sử dụng hiện nay vào khoảng 80 tỷ USD mỗi năm Các nước phát triển đồng thời cũng là những nước có những tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Họ đang tìm cách khai thác triệt để những thế mạnh của tiềm năng dược liệu phương Đông để tạo nên những sản phẩm đặc biệt có giá trị trong việc bảo vệ
và nâng cao sức khoe Việt Nam với dân số trên 90 triệu người như hiện nay, theo thống kê, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2011 là 2,4 tỷ USD, trong đó thuốc sản xuất trong nước đạt 1,15 tỷ USD Và Việt Nam cũng đang được nhìn nhận như là một thị trường dược phẩm có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm cả trong và ngoài nước Thế giới biết đến Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng dược liệu Làm sao để phát huy thế mạnh của dược liệu để đưa nền công nghiệp dược Việt Nam trở thanh nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ sức khoe nhân dân đã trở thành mục tiêu có tính 3 chiến lược của quốc gia Ngày 15/8/2002, đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 trong đó đã đặc biệt nhấn mạnh đến thế mạnh của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam Trong đề án “Phát
Trang 28triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đên năm 2020” đã khăng định: Xây dựng
cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu để đáp ứng 20% nhu cầu cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và 30% vào năm 2020 Chủ động nguồn thuốc sản xuất trong nước và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam chính là mục tiêu cũng như điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam Khảo sát thị trường dược liệu, thuốc từ dược liệu của cả nước nói chung và
Hà Nội nói riêng để nắm rõ nhu cầu sử dụng dược liệu, góp phần định hướng cơ cấu cây trông dược liệu của Việt Nam là hết sức cần thiết và là mục tiêu cần được đưa
ra Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Thị trường dược liệu trong nước - Nhu cầu sử dụng dược liệu của các bệnh viện y học cổ truyền [16]
Trương Thị Tố Uyên (2010), khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56
họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư [21]
Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La (1994)
đã công bố 500 loài cây thuốc ở Tây Bắc Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 loài cây thuốc Trong đó : Nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27 chi và 31 loài nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi
và 2 loài; nhóm thông đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi
và 12 loài [2]
Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng chữa bệnh thông thường cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng
Trang 29Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần Các
cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc
Bảo Thắng (2003) đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam” Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng; đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh [18]
Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc (2005)[5], TS Nguyễn Bá Hoạt đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good agricultural pratice) Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn
Trang 30Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Trại giam Phú Sơn 4, Thái Nguyên
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 7/2014 - 6/2015
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây dong riềng đỏ tại Thái Nguyên
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây dong riềng đỏ đạt năng suất tại Thái Nguyên
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1.1 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây dong riềng đỏ tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý hạt
trong nhân giống cây dong riềng đỏ bằng hạt tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 17 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 hạt, tổng
số hạt trong thí nghiệm: 510 hạt
• Công thức 1: Để hạt khô
• Công thức 2: Ngâm nước lã, trong 1 giờ
• Công thức 3: Ngâm nước lã, trong 2 giờ
• Công thức 4: Ngâm nước lã, trong 4 giờ
• Công thức 5: Ngâm nước lã, trong 8 giờ
• Công thức 6: Ngâm nước nóng 54 độ, trong 1 giờ
• Công thức 7: Ngâm nước nóng 54 độ, trong 2 giờ
• Công thức 8: Ngâm nước nóng 54 độ, trong 4 giờ
Trang 31• Công thức 9: Ngâm nước nóng 54 độ, trong 8 giờ
• Công thức 10: Ngâm nước nóng 75 độ, trong 1 giờ
• Công thức 11: Ngâm nước nóng 75 độ, trong 2 giờ
• Công thức 12: Ngâm nước nóng 75 độ, trong 4 giờ
• Công thức 13: Ngâm nước nóng 75 độ, trong 8 giờ
• Công thức 14: Ngâm nước nóng 100 độ, trong 1 giờ
• Công thức 15: Ngâm nước nóng 100 độ, trong 2 giờ
• Công thức 16: Ngâm nước nóng 100 độ, trong 4 giờ
• Công thức 17: Ngâm nước nóng 100 độ, trong 8 giờ
Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm bộ môn Rau Quả, gieo hạt trên đĩa petri có lót giấy thấm giữ ẩm, khi hạt nảy mầm được cấy vào khay giâm cây, xác định nhiệt độ nước khi xử lý bằng nhiệt kế cầm tay
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, hóa chất và thời gian xử
lý hạt trong nhân giống cây dong riềng đỏ bằng hạt tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 12 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 hạt, tổng
số hạt trong thí nghiệm là 360 hạt
• Công thức 1: Ngâm nước lã, trong 1 giờ
• Công thức 2: Ngâm nước nóng 54 độ, trong 1 giờ
• Công thức 3: Ngâm nước nóng 75 độ, trong 1 giờ
• Công thức 4: Ngâm nước nóng 100 độ, trong 1 giờ
• Công thức 5: Ngâm trong HNO3 10%, trong 1 giờ
• Công thức 6: Ngâm trong HNO3 đậm đặc, trong 10 phút
• Công thức 7: Ngâm trong H2SO4 10%, trong 1 giờ
• Công thức 8: Ngâm trong H2SO4 đậm đặc, trong 10 phút
• Công thức 9: Ngâm trong H2SO4 đậm đặc, trong 15 phút
• Công thức 10: Ngâm trong H2SO4 đậm đặc, trong 20 phút
• Công thức 11: Ngâm trong H2SO4 đậm đặc, trong 25 phút
• Công thức 12: Ngâm trong H2SO4 đậm đặc, trong 30 phút
Trang 32Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm bộ môn Rau Quả, gieo hạt trên đĩa petri có lót giấy thấm giữ ẩm, khi hạt nẩy mầm được cấy vào khay giâm cây, xác định nhiệt độ nước khi xử lý bằng nhiệt kế cầm tay
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước thân ngầm và xử lý thuốc
bảo vệ thực vật trong nhân giống cây dong riềng đỏ bằng thân ngầm tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 10 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 15 thân ngầm, tổng số thân ngầm trong thí nghiệm là 450 bầu
• Công thức 1: Thân ngầm (củ) 2 đốt, không xử lý
• Công thức 2: Thân ngầm (củ) 3 đốt, không xử lý
• Công thức 3: Thân ngầm (củ) 4 đốt, không xử lý
• Công thức 4: Thân ngầm (củ) 5 đốt, không xử lý
• Công thức 5: Để nguyên thân ngầm (củ), không xử lý
• Công thức 6: Thân ngầm (củ) 2 đốt, xử lý Ridomil 0,1%
• Công thức 7: Thân ngầm (củ) 3 đốt, xử lý Ridomil 0,1%
• Công thức 8: Thân ngầm (củ) 4 đốt, xử lý Ridomil 0,1%
• Công thức 9: Thân ngầm (củ) 5 đốt, xử lý Ridomil 0,1%
• Công thức 10: Để nguyên thân ngầm (củ) , xử lý Ridomil 0,1%
Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm bộ môn Rau Quả, thân ngầm được giâm trong cát trong thùng xốp Mỗi công thức giâm 5 thân ngầm, 3 lần nhắc lại
2.3.1.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây dong riềng đỏ tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng cây dong riềng đỏ
bằng hạt tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn Thí nghiệm gồm 18 ô thí nghiệm, diện tích:
Công thức 1 - 3: 2,4m x 4,4m = 10,56m2
Công thức 4 - 6: 2,0m x 4,4m = 8,80m2
Khoảng cách mỗi ô thí nghiệm là 0,4 m
Diện tích thí nghiệm: 270 m2 Xung quanh khu thí nghiệm có hàng dong riềng đỏ bảo vệ Thí nghiệm được bố trí tại Trại giam Phú Sơn 4, Thái Nguyên
Trang 33- Công thức 1: 1,0m x 1,0m = 10.000cây/ha (đối chứng)
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng cây dong riềng đỏ
bằng chồi (mầm) tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn Thí nghiệm gồm 18 ô thí nghiệm, diện tích:
Công thức 1 - 3: 2,4m x 4,4m = 10,56m2
Công thức 4 - 6: 2,0m x 4,4m = 8,80m2
Khoảng cách mỗi ô thí nghiệm là 0,4 m
Diện tích thí nghiệm: 270 m2 Xung quanh khu thí nghiệm có hàng dong riềng đỏ bảo vệ Thí nghiệm được bố trí tại Trại giam Phú Sơn 4, Thái Nguyên
- Công thức 1: 1,0m x 1,0m = 10.000cây/ha (đối chứng)
Trang 34+ Đợt 2 sau trồng 120 ngày, bón nốt 50% N + 50% K20 còn lại
2.3.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Nghiên cứu đánh giá tuyển chọn giống dong riềng và các chỉ tiêu theo dõi theo phương pháp nghiên cứu của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế, Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có
củ (kèm theo quy định chung đã được Trung tâm NC&PT Cây có củ biên soạn)
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dong riềng đỏ gồm:
- Tỷ lệ mọc: Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng
- Thời gian mọc: Thời gian mọc mầm được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% khóm mọc mầm, đơn vị tính là ngày
- Độ đồng đều: Đánh giá ở giai đoạn 50 đến 75 ngày sau trồng với 5 mức đánh giá bằng cách so sánh theo thang điểm 1 – 9:
Điểm 1: Rất không đồng đều
Điểm 3: Không đồng đều
Điểm 5: Trung bình
Trang 35Điểm 7: Khá đồng đều
Điểm 9: Rất đồng đều
- Chiều cao cây (cm) được theo dõi từ thời kỳ khi cây dong riềng ra hoa rộ
Đo từ đốt sát đất đến đốt ra cuống hoa (đo từ mặt củ giáp thân đến ngọn cuối cùng,
ở giai đoạn 90 ngày và 180 ngày sau trồng Đo 5 cây cao nhất của 5 khóm/ô
- Đường kính thân (cm) đo cách mặt đất 50cm, ở giai đoạn 90 ngày và 180 ngày sau trồng Đo 5 cây cao nhất của 5 khóm/ô
- Số lá/ thân được theo dõi vào giai đoạn 90 ngày và 180 ngày sau trồng Đếm số lá từ đốt gốc đến đốt cuống hoa
- Chiều dài, rộng lá: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây theo 5 điểm chéo Mỗi cây
đo 3 lá ở tầng giữa Chiều dài của lá được tính từ cuống đến chóp lá; chiều rộng của
lá được đo ở chính giữa bề ngang của lá
- Thời gian sinh trưởng (ngày) được tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển vàng
*Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số khóm theo dõi (5 khóm)
- Khối lượng thân lá toàn bộ cây/khóm (kg)
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha):
NSLT = Năng suất 5 khóm x Số khóm/ha
5 khóm
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu hoạch toàn bộ ô thí nghiệm, cân khối lượng
và quy ra tạ/ha
* Các chỉ tiêu về tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ
Điều tra sâu, bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng được thực hiện theo qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN01 - 38: 2010 /BNN &PTNT
+ Bệnh vàng lá và thối thân (điểm)
Phương pháp điều tra: Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, không lặp lại diện tích lần trước đã điều tra Đếm tất cả số cây bị bệnh ở các điểm điều tra, sau
đó tính tỉ lệ hại
Trang 36Tỉ lệ hại (%) =
Tổng số cây bị bệnh
x 100 Tổng số cây theo dõi
Kí hiệu:
Điểm 1 Không thấy bệnh (0%)
Điểm 3 Thấy ít (<25% cây bị bệnh)
Điểm 5 Trung bình (25 - 50% cây bị bệnh)
Điểm 7 Nhiều (>50 - 75% cây bị bệnh)
Điểm 9 Rất nhiều (>75% cây bị bệnh)
+ Sâu ăn lá (điểm): Điều tra định kỳ 10 ngày/lần, Đếm tất cả số cây bị sâu hại/ô sau đó tính theo thang điểm
Điểm 1 Không thấy sâu hại (0%)
Điểm 3 Thấy ít (<25% cây bị sâu)
Điểm 5 Trung bình (25 - 50% cây bị sâu)
Điểm 7 Nhiều (>50 - 75% cây bị sâu)
Điểm 9 Rất nhiều (>75% cây bị sâu)
+ Tính chống đổ của cây: Giai đoạn đánh giá sau khi có gió to/bão Đếm số cây đổ/tổng số cây trong ô (% số cây bị đổ) cho điểm từ 1-9
Điểm 1: Không có cây đổ
- Phương pháp thống kê toán học
- Xử lý số liệu trên phần mềm Microsoft Excel
- Sử dụng phần mềm xử lý thống kê SAS 9.1
Trang 37Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây dong riềng đỏ tại Thái Nguyên
3.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý hạt trong nhân giống dong riềng đỏ bằng hạt
Hạt giống dong riềng đỏ có vỏ cứng rất khó thấm nước, vì vậy việc xử lý hạt
để tăng khả năng ngấm nước là rất cần thiết
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm
Công thức Tỷ lệ nảy mầm tại các thời điểm sau gieo…(%)
10 ngày 20 ngày Kết thúc nảy mầm
Trang 38Số liệu theo dõi thu được tại bảng 3.1 ta thấy ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý hạt đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm của các công thức khác nhau là khác nhau
Tỷ lệ nảy mầm sau gieo 10 ngày của các công thức dao động từ 0 – 30% Trong đó, công thức 10 ngâm hạt trong nước nóng 75o trong 1 giờ và công thức 12 ngâm hạt trong nước nóng 75o trong 4 giờ có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 30%, công thức 3 ngâm nước lã trong 2 giờ có tỷ lệ nảy mầm thấp đạt 0%
Tỷ lệ nảy mầm sau gieo 20 ngày của các công thức dao động từ 0 – 33,3% Trong đó, công thức 10 ngâm hạt trong nước nóng 75o trong 1 giờ có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 33,3%, công thức 3 ngâm nước lã trong 2 giờ có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất đạt 0%
Tỷ lệ nảy mầm sau khi kết thúc quá trình xử lý của các công thức dao động
từ 0 – 40% Trong đó, công thức 10 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 40%, công thức
Số liệu thu được cho thấy ảnh hưởng của hóa chất và thời gian xử lý hạt đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm của các công thức như sau:
Tỷ lệ nảy mầm sau gieo 10 ngày của các công thức dao động từ 0 – 100% Trong đó, công thức 10 và 11 ngâm trong H2SO4 đậm đặc trong 20 và 25 phút có tỷ
lệ nảy mầm cao nhất đạt 100%, công thức 7 ngâm trong H2SO4 10% trong 1 giờ có
tỷ lệ nảy mầm thấp nhất đạt 0%
Trang 39Tỷ lệ nảy mầm sau khi kết thúc nảy mầm của các công thức dao động từ 0 – 100% Trong đó, công thức 10 và 11 ngâm trong H2SO4 đậm đặc trong 20 và 25 phút có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 100%, công thức 7 ngâm trong H2SO4 10% trong 1 giờ có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất đạt 0%
Như vậy cho thấy nhiệt độ, hóa chất và thời gian xử lý hạt đều ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ nảy mầm Ngâm hạt trong H2SO4 đậm đặc làm giảm thời gian nảy mầm và đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của hóa chất và thời gian xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm
Công thức Tỷ lệ nảy mầm tại các thời điểm sau gieo…(%)
Số liệu theo dõi ở bảng 3.3 cho thấy ảnh hưởng của kích thước thân ngầm và xử
lý thuốc bảo vệ thực vật đến thời gian với tỷ lệ nảy mầm của các công thức khác nhau là khác nhau
Tỷ lệ nảy mầm sau gieo 10 ngày của các công thức dao động từ 20 - 93,33% Trong đó công thức 10, để nguyên thân ngầm (củ), xử lý Ridomil 0,1% có tỷ lệ nảy
Trang 40mầm cao nhất đạt 93,33% Công thức 1 và 6, thân ngầm (củ) 2 đốt, không xử lý và
có xử lý Ridomil 0,1% có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là 20%
Tỷ lệ nảy mầm sau khi kết thúc nảy mầm của các công thức dao động từ 20 100% Trong đó, công thức 5 để nguyên thân ngầm (củ), không xử lý, công thức 9,
-10, thân ngầm (củ) 5 đốt cũng như để nguyên thân ngầm (củ), xử lý Ridomil 0,1%
có tỷ lệ nảy mầm cao nhất 100% Công thức 1, thân ngầm (củ) 2 đốt, không xử lý
có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất 20%
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của kích thước thân ngầm và xử lý thuốc bảo vệ thực vật
đến tỷ lệ nảy mầm
Công thức Tỷ lệ nảy mầm tại các thời điểm sau gieo…(%)
10 ngày Ngày kết thúc nảy mầm
3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dong riềng đỏ để làm dược liệu tại Thái Nguyên
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng cây dong riềng đỏ bằng hạt đến thời gian sinh trưởng và năng suất dong riềng
3.2.1.1 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng cây dong riềng đỏ trồng bằng hạt
•Thời gian sinh trưởng: