Chiều rộng hạt gạo (mm)

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 66)

Thí nghiệm mật độ sạ: Qua kết quả thống kê Bảng 4.17 cho thấy các nghiệm thức không có khác biệt về chiều rộng hạt gạo, trung bình chênh lệch giữa 2 nghiệm thức là 0,1mm.

Thí nghiệm tuổi mạ cấy: Qua kết quả thống kê Bảng 4.18 cho thấy các nghiệm thức không có khác biệt về chiều rộng gạo, trung bình giữa 2 nghiệm thức là không có sự chênh lệch.

Thí nghiệm chống đổ ngã: Qua kết quả thống kê Bảng 4.19 cho thấy các nghiệm thức có chiều rộng hạt gạo khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với chiều rộng dao động từ 1,9mm (không sử dụng) đến 2,1mm (sử dụng Comcat), trung bình là 2mm. Cả 3 nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi đều có chiều rộng hạt gạo lớn hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%).

4.5.1.3 Tỷ lệ dài/rộng

Thí nghiệm mật độ sạ: Qua kết quả thống kê Bảng 4.17 cho thấy các nghiệm thức không có khác biệt về tỷ lệ dài/rộng, trung bình chênh lệch giữa 2 nghiệm thức là 0,2. Thí nghiệm tuổi mạ cấy: Qua kết quả thống kê Bảng 4.18 cho thấy các nghiệm thức không có khác biệt về tỷ lệ dài/rộng, trung bình giữa 2 nghiệm thức là không có sự chênh lệch.

Thí nghiệm chống đổ ngã: Qua kết quả thống kê Bảng 4.19 cho thấy các nghiệm thức có tỷ lệ dài/rộng hạt gạo khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với tỷ lệ dao động từ 3,4mm (sử dụng Comcat) đến 3,8mm (đối chứng không sử dụng), trung bình là 3,5mm. Cả 3

nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi đều có tỷ lệ dài/rộng hạt gạo thấp hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng (khác biệt ở mức ý nghĩa 5%).

Như vậy, các nghiệm thức đều có tỷ lệ dài/rộng hạt gạo lớn hơn 3,0 và được đánh giá là dạng gạo thon dài theo Bảng phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo IRRI (1996). Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng, có thị trường thích hạt tròn, có nơi thích hạt gạo dài trung bình, nhưng hạt gạo thon dài có xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường quốc tế. Phần lớn các giống lúa thí nghiệm đều có hình dạng hạt gạo thon dài thích hợp cho tiêu thụ trong nước và nhu cầu xuất khẩu.

Bảng 4.17: Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo của 2 nghiệm thức

Chú thích:

ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Bảng 4.18: Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo của 2 nghiệm thức

Chú thích:

ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Bảng 4.19: Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo của 4 nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức Chiều rộng (mm) Chiều dài (mm) Tỷ lệ dài/rộng Hình dạng hạt gạo

1 Comcat 2,1a 7,0 3,4b Thon dài

2 Không sử dụng 1,9b 7,0 3,8a Thon dài

3 Canxi 2,0a 7,0 3,5b Thon dài

4 Kali 2,0a 7,0 3,5b Thon dài

CV (%) 2,7 1,7 3,1 TB 2,0 7,0 3,5 F ** ns * Chú thích: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Sạ lan 50 kg/ha (A) Sạ lan 90 kg/ha (B) Khác biệt (A-B) Chiều rộng hạt gạo (mm) 2,0 2,1 -0,1ns

Chiều dài hạt gạo (mm) 6,9 7,0 -0,1ns

Tỷ lệ dài/rộng hạt gạo 3,5 3,3 0,2ns Mạ 15 ngày tuổi (A) Mạ 30 ngày tuổi (B) Khác biệt (A-B) Chiều rộng hạt gạo (mm) 2,0 2,0 0ns

Chiều dài hạt gạo (mm) 7,0 6,9 0,1ns

4.5.2 Hàm lƣợng amylose

Amylose là phần tinh bột không phân nhánh có trong gạo tẻ. Mặc dù cơ chế di truyền

về lượng amylose chưa được biết rõ nhưng dường như lượng amylose cao và thấp đều do một gen duy nhất điều khiển (Jenning và ctv., 1979). Hàm lượng amylose được xem là hợp phần quan trọng trong phẩm chất cơm vì nó quyết định tính chất của hạt như: dẻo, mềm hay cứng (Trần Hữu Phúc, 2008). Gạo có hàm lượng amylose thấp khi nấu ít nở, cơm mềm và dẻo. Ngược lại, gạo có hàm lượng amylose cao khi nấu cơm sẽ nở nhiều và dễ tróc, nhưng khô và cứng khi nguội. Qua kết quả ta có được thì hàm lượng amylose của gạo Huyết rồng là 15,12% nằm trong khoảng 12,1 - 20% được đánh giá là thấp theo tiêu chuẩn IRRI (1996), thuộc loại gạo dẻo, đây là biểu hiện tốt nhất của gạo đáp ứng nhu cầu ưa chuộng của thị trường trong và ngoài nước hiện nay, thích hợp cho xuất khẩu.

4.5.3 Tính thơm

Chất lượng cơm được xem là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng và mùi thơm là một trong những tiêu chí để thu hút họ. Mùi thơm chịu sự chi phối của kiểu gen, nhưng yếu tố này rất dễ thay đổi bởi ảnh hưởng môi trường, thời gian thu hoạch. Mùi thơm cũng có ảnh hưởng đến khẩu vị và dễ bị biến đổi trong lúc bảo quản (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, 2004). Qua kết quả thì lúa Huyết rồng được đánh giá ở cấp 1 thuộc loại thơm nhẹ theo tiêu chuẩn IRRI (1996), phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thích hợp cho xuất khẩu.

4.5.4 Hàm lƣợng protein

Hàm lượng protein là một chỉ tiêu tương đối quan trọng với chất lượng dinh dưỡng của hạt lúa. Yếu tố môi trường có ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng protein hạt gạo. Ngoài ra hàm lượng protein có khuynh hướng giảm khi bức xạ mặt trời cao trong thời gian hạt phát triển. Qua kết quả ta có được thì ta có hàm lượng protein của gạo Huyết rồng là 6,75% được đánh giá là trung bình theo IRRI (1980).

4.6 CHỐNG ĐỔ NGÃ CỦA 4 NGHIỆM THỨC 4.6.1 Chiều cao cây và chiều cao thân

Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến chóp lá hoặc bông cao nhất. Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng đổ ngã trên lúa. Theo Yoshida (1981) cho rằng những giống cao cây có moment cong lớn hơn giống thấp cây vì có chiều cao thân cao hơn, moment cong càng lớn thì càng dễ đổ ngã. Chiều cao thân có quan hệ khá chặt chẽ với chiều cao cây, phần lớn giống lúa có chiều cao cây cao thì chiều cao thân cũng cao. Kết quả phân tích chiều cao cây và chiều cao thân giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chiều cao cây dao động từ 133,6 cm (sử dụng Comcat) đến 141,3cm (đối chứng không sử dụng) trung

bình là 138,7cm và chiều cao thân dao động từ 91,5cm (sử dụng Comcat) đến 97,3cm (sử dụng Canxi), trung bình là 95,1cm.

4.6.2 Chiều cao đồng ruộng

Chiều cao đồng ruộng là khoảng cách giữa mặt đất và điểm cao nhất của tán lá đồng ruộng. Chiều cao đồng ruộng cũng là thông tin quan trọng biểu thị cho tính đổ ngã. Khi chiều cao đồng ruộng quá thấp sẽ gây trở ngại lớn cho khâu thu hoạch. Sau khi lúa trỗ, trọng lượng bông lúa tăng dần làm cho moment cong tăng lên, làm cho cây lúa bị oằn xuống nên chiều cao ruộng trồng sẽ thấp hơn, dễ đổ ngã hơn, nó làm cản trở sự vận chuyển chất đồng hóa và dưỡng chất hấp thu từ rễ lên hạt sẽ bị hạn chế (Yoshida, 1981). Kết quả phân tích chiều đồng ruộng giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chiều cao đồng ruộng dao động từ 111,6cm (đối chứng không sử dụng) đến 120,4cm (sử dụng Canxi), trung bình là 116,2cm.

Kết hợp giữa chiều cao đồng ruộng và chiều cao cây, tỉ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây được xem là chỉ tiêu đánh giá mức độ đổ ngã của ruộng lúa. Nghiệm thức có tỷ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây càng cao vào thời điểm vào chắc đến thu hoạch đồng nghĩa với nghiệm thức đó có khả năng chống chịu đổ ngã. Qua kết quả thống kê Bảng 4.15 cho thấy các nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi (0,9) có tỷ lệ chiều cao đồng ruộng/cao cây lớn hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng (0,8). Vậy các nghiệm thức sử dụng hoạt chất chống đổ ngã cao nên có khả năng chống chịu đổ ngã.

Bảng 4.20: Chiều cao cây, chiều cao thân, chiều cao đồng ruộng (cm) và tỷ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây của 4 nghiệm thức lúc thu hoạch

Thứ tự Nghiệm thức Chiều cao đồng ruộng (cm) Chiều cao cây (cm) Chiều cao thân (cm) Tỷ lệ chiều cao đồng ruộng/cao cây 1 Comcat 114,5 133,6 91,5 0,9a 2 Không sử dụng 111,6 141,3 96,9 0,8b 3 Canxi 120,4 140,8 97,3 0,9a 4 Kali 118,3 139,0 94,8 0,9a CV (%) 3,7 3,8 3,4 3,8 TB 116,2 138,7 95,1 0,9 F ns ns ns * Chú thích: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

4.6.3 Chiều dài lóng của 4 nghiệm thức

Bảng 4.16 cho thấy chiều dài lóng thứ nhất dài nhất và giảm dần đến lóng thứ năm. Qua kết quả thống kê Bảng 4.16 cho thấy các nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi có chiều dài 3 lóng đầu không có sự khác biệt nhiều, chiều dài trung bình của

lóng 1, lóng 2 và lóng 3 lần lượt là 37,8cm, 22,8cm và 13,8cm. Các lóng thứ nhất, thứ hai và thứ ba không nằm trong vị trí những lóng bị gãy nhưng đây là những lóng dài nhất của cây lúa, chúng quyết định chiều cao cây, chiều cao thân. Vậy nên sự giảm chiều dài của các lóng này góp phần làm giảm chiều cao cây lúa nhằm hạn chế đổ ngã (Yoshida, 1981).

Chiều dài các lóng bên dưới và chiều dài cả thân lúa là những đặc tính quan trọng liên quan đến tính đổ ngã. Đổ ngã thường là do sự oằn xuống của hai lóng thấp nhất dài hơn 4cm. Qua kết quả thống kê Bảng 4.16 cho thấy các nghiệm thức có chiều dài lóng 4 khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, dao động từ 12,7cm (sử dụng Comcat) đến 14,7cm (không sử dụng), trung bình là 13,5cm. Cả 3 nghiệm thức trên đều có chiều dài lóng 4 ngắn hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Chiều dài lóng 5 của các nghiệm thức thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê dao động từ 6cm (sử dụng Comcat) đến 8cm (đối chứng không sử dụng), chiều dài trung bình là 6,7cm. Ta thấy các hoạt chất Comcat, Kali và Canxi làm cây lúa có chiều dài lóng 4 ngắn hơn khi không sử dụng, cho thấy các chất này giúp cây lúa có khả năng chống chịu được đổ ngã tốt hơn khi không sử dụng.

Như vậy, lóng phía dưới càng dài có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đổ ngã (Nguyễn Minh Chơn, 2003). Theo Hoshikawa và Wang (1990) thì sự đổ ngã thường xảy ra ở lóng thứ tư và lóng thứ năm. Theo Yoshida (1981) thì chiều dài lóng gốc càng dài càng dễ đổ ngã nên lóng thứ tư và thứ năm ngắn sẽ giúp cho gốc lúa cứng hơn và hạn chế đổ ngã.

Bảng 4.21: Chiều dài lóng 1, lóng 2, lóng 3, lóng 4 và lóng 5 (cm) của 4 nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 Lóng 5 1 Comcat 36,3 22,5 13,4 12,7b 6,0 2 Không sử dụng 38,5 23,0 13,1 14,7a 8,0 3 Canxi 39,0 23,1 14,1 13,3b 6,6 4 Kali 37,5 22,6 14,5 13,1b 6,1 CV (%) 4,2 5,9 10,5 4,1 13,3 TB 37,8 22,8 13,8 13,5 6,7 F ns ns ns ** ns Chú thích: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

4.6.4 Đƣờng kính lóng của 4 nghiệm thức

Quan sát mẫu thức cắt ngang của lóng thân cho thấy lóng thân có dạng hình elip chứ không thực sự là một hình tròn. Theo Hoshikawa (1990) quan sát các giống lúa dễ ngã của Nhật cho thấy rằng lóng thứ nhất thường có dạng hơi tròn, càng về các lóng phía dưới thì thân lúa càng dẹt với sự chênh lệch đường kính trục lớn và trục nhỏ của lóng

thân gia tăng. Dạng hình lóng thân có thể là do yếu tố di truyền quyết định. Đường kính lóng cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến đổ ngã trên lúa.

Bảng 4.17 cho thấy đường kính lóng thân lớn dần từ lóng thứ nhất đến lóng thứ năm. Qua kết quả thống kê Bảng 4.17 cho thấy các nghiệm thức có đường kính lóng 1 khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, dao động từ 2,3mm (sử dụng Comcat) đến 3mm (sử dụng Kali), trung bình là 2,6mm. Nghiệm thức sử dụng Kali khác biệt với nghiệm thức đối chứng không sử dụng và Comcat ở mức ý nghĩa 5%, 2 nghiệm thức sử dụng Comcat và Canxi không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng không sử dụng, nghiệm thức sử dụng Canxi không có sự khác biệt với nghiệm thức sử dụng Kali và Comcat. Đường kính lóng 2 và lóng 3 không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với đường kính trung bình lần lượt là 5,1mm và 6,4mm.

Qua kết quả thống kê Bảng 4.17 cho thấy các nghiệm thức có đường kính lóng 4 khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, dao động từ 6,3mm (không sử dụng) đến 7,5mm (sử dụng Comcat), trung bình là 6,9mm. Đường kính lóng 5 của các nghiệm thức cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với đường kính dao động từ 6,4mm (không sử dụng) đến 7,5mm (sử dụng Comcat), trung bình là 7mm. Ở cả lóng 4 và 5 thì nghiệm thức không sử dụng nhỏ hơn 3 nghiệm thức có sử dụng Comcat, Kali và Canxi (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Nghiệm thức sử dụng Comcat tốt hơn 2 nghiệm thức sử dụng Kali và Canxi (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%), ở 2 nghiệm thức sử dụng Canxi và Kali khác biệt không có ý nghĩa. Lóng thứ tư và thứ năm càng lớn sẽ càng hạn chế được đổ ngã. Như vậy, ở đây cả 3 nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi đều có khả năng giúp cây chống chịu đổ ngã, trong đó nghiệm thức sử dụng Comcat có khả năng chống chịu đổ ngã tốt nhất.

Bảng 4.22: Đƣờng kính lóng 1, lóng 2, lóng 3, lóng 4, lóng 5 (mm) của 4 nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 Lóng 5

1 Comcat 2,3b 5,5 6,8 7,5a 7,5a

2 Không sử dụng 2,5b 4,9 6,2 6,3c 6,4c 3 Canxi 2,6ab 4,9 6,3 7,1b 7,2b 4 Kali 3,0a 5,1 6,4 6,7b 7,1b CV (%) 7,7 5,5 5,2 2,9 2,0 TB 2,6 5,1 6,4 6,9 7,0 F * ns ns ** ** Chú thích: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không có sự khác biệt

4.7 THẢO LUẬN CHUNG

4.7.1 Thí nghiệm mật độ sạ và tuổi mạ cấy

Thí nghiệm được bố trí và chăm sóc như nhau trong cùng một điều kiện. Vì vậy, tuổi mạ và mật độ sạ có vai trò quyết định trong sự biểu hiện các ưu thế của cây lúa trong các nghiệm thức. Vì cùng sử dụng giống Huyết rồng nên các chỉ tiêu các nghiệm thức được đánh giá như nhau: amylose thuộc loại gạo dẻo, protein trung bình và mùi thơm nhẹ, hạt gạo thuộc loại thon dài.

Thí nghiệm mật độ sạ: Sạ lan với mật độ 50 kg/ha giúp cây lúa phát triển tốt về chiều cao, số lá, số chồi và số hạt chắc/bông, có số bông/m2

cao nhất (187 bông/m2), năng suất cao nhất (2,9 tấn/ha). Với lúa cao sản 90 - 95 ngày thì sạ với mật độ sạ từ 80 - 100 kg/ha muốn cho năng suất cao 6 - 7 tấn/ha thì số bông/m2

phải đạt từ 500 - 600 bông/m2 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008), tương đương 1 hạt cho 2 chồi hữu hiệu. Tuy nhiên với lúa Huyết rồng 120 - 150 ngày thì năng suất chỉ là 3,5 tấn/ha với khoảng 200 bông/m2 thì lượng giống gieo sạ hợp lý là 50 kg/ha để tránh sạ quá dày sẽ có nhiều chồi vô hiệu dễ làm sâu bệnh hại phát triển ảnh hưởng đến năng suất lúa, tương đương 1 hạt cho khoảng hơn 1 chồi hữu hiệu, đây là tỷ lệ phát triển bình thường. Như vậy, qua các kết quả trên ta thấy để nâng cao năng suất và giúp cho lúa Huyết rồng phát triển tốt thì sạ lan với mật độ 50 kg/ha là hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)