Những nguyên nhân đổ ngã trên lúa

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 30 - 33)

Hình thái cây lúa liên quan đến hiện tƣợng đổ ngã

Rễ lúa gồm rễ mầm là rễ đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm và nhiều rễ phụ mọc ra từ các mắt trên thân lúa. Rễ phụ mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút. Trong giai đoạn tăng

trưởng các mắt thường rất khít nhau và nằm ở dưới mặt đất, nên rễ lúa tạo thành một chùm. Rễ có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất cho nên bộ rễ khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt. Rễ cũng có tác dụng cơ học trong việc hạn chế đổ ngã. Kỹ thuật canh tác lúa hình chữ V được áp dụng khi cây lúa cuối giai đoạn đẻ nhánh hạn chế sự hấp thu đạm, kích thích bộ rễ mọc sâu hơn ngăn ngừa đổ ngã (Matshushima, 1970).

Thân cây lúa cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự đổ ngã, độ cứng của thân bị ảnh hưởng bởi: (1) chiều dài của lóng dưới, (2) độ cứng và độ chắc của lóng dài, (3) độ cứng và độ chặt của bẹ lá. Sự đổ ngã thường do sự cong hay oằn xuống của hai lóng dưới thấp nhất và dài hơn 4cm. Những lóng dài thường bị ảnh hưởng bởi độ cứng cơ học, thành phần hóa học và độ cứng của mô (Yoshida, 1981).

Thân lúa gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau. Lóng là phần thân rỗng ở giữa 2 mắt và thường được bẹ lá ôm chặt. Thông thường các lóng bên dưới ít phát triển nên các mắt khít lại với nhau, chỉ có khoảng 3 - 8 lóng trên cùng vươn dài khi có đòng. Chiều dài của những lóng bên dưới và chiều dài cả thân lúa là những đặc tính quan trọng liên quan đến tính đổ ngã. Lúa dễ đổ ngã thường có chiều dài lóng thân bên dưới và chiều dài cả thân dài hơn so với những cây không đổ ngã, lóng phía dưới càng dài có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đổ ngã (Nguyễn Minh Chơn, 2003). Cắt ngang thân lúa thấy tiếp diện lóng có hình tròn hay hình bầu dục với thành lóng dày hay mỏng, lóng dài hay lóng ngắn tùy thuộc vào đặc tính của từng loại giống và điều kiện môi trường của giống lúa đang sinh trưởng. Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát thân thì cây sẽ cứng chắc, khó đổ ngã và ngược lại. Nếu ruộng có nhiều nước, sạ cấy dày, thiếu ánh sáng, bón nhiều phân đạm thì lóng có khuynh hướng vươn dài và mềm yếu làm cho cây lúa dễ bị đổ ngã, lúa bị đổ ngã thì sự hút dinh dưỡng và quang hợp bị trở ngại, sự vận chuyển các chất xơ bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ đưa đến hạt lép nhiều, năng suất giảm.

Lá là bộ phận quang hợp chính của cây lúa. Lá càng chứa nhiều hạt diệp lục tố thì khả năng quang hợp càng cao và lá càng xanh. Phân đạm tỉ lệ với độ lớn và dài của lá, nếu dư đạm thì biểu hiện lá lúa to mềm, dài, cong rủ và mỏng sẽ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp và đổ ngã. Do đó nếu tán lá đứng thì sẽ có chỉ số diện tích lá tối hảo hơn và ít bị đổ ngã hơn.

Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa, góp phần rất ít cho sự quang hợp. Bẹ lá có chức năng chống đỡ giúp cây phát triển bình thường. Ngay sau khi sự phát triển của lóng đã hoàn thành thì bẹ lá vẫn góp phần vào độ cứng của thân khoảng 30 - 60% (Chang, 1964). Như vậy bẹ lá có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây lúa, bẹ càng ôm sát thân thì cây lúa đứng vững khó đổ ngã hơn.

Bông lúa cũng có ảnh hưởng đến sự đổ ngã. Sau khi trổ gié, trọng lượng bông tăng do hạt sinh trưởng vì thế moment cong tăng. Nếu những điều kiện khác tương tự, giống cao cây có moment cong lớn hơn giống thấp cây vì nó có chiều cao thân cao hơn (Yoshida, 1981).

Ảnh hƣởng củađiều kiện tự nhiên đến đổ ngã

Sự đổ ngã trên lúa còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như mưa bão kéo dài, cây lúa thiếu ánh sáng nhất là thời kỳ lúa trổ, ngoài việc gây trở ngại cho sự thụ tinh, thụ phấn còn làm cho cây lúa vươn lóng cao và yếu. Hơn nữa mưa bão thường xuyên tác động lên cây lúa vốn đã yếu nên dễ đưa đến hiện tượng đổ ngã (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993). Trong mùa lũ khi không chủ động được nước, hoặc rút nước không được, mực nước trên ruộng rất cao thì theo đặc tính của cây lúa nước thường vươn lóng theo nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), làm cây lúa quá cao, lóng lúa quá dài nên khi rút nước xuống lúc thu hoạch hoặc khi thoát nước được thì cây lúa rất dễ xảy ra hiện tượng đổ ngã. Mực nước trên ruộng càng cao thì khả năng vươn lóng càng dài và tỉ lệ càng ngã càng tăng, năng suất lúa giảm theo sự tăng độ sâu của nước. Lớp nước nông đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho lúa và nhiệt độ được điều hoà, kích thích rễ lúa ăn sâu và đâm ngang, hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn và tăng khả năng kháng đổ ngã (Yoshida, 1981).

Trên những cánh đồng ở gần các vườn cây chịu tác động của bóng mát dưới các cây thì cây lúa có xu hướng vươn cao để cạnh tranh ánh sáng. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) thì cây lúa thiếu ánh sáng làm cho cây lúa có khuynh hướng vươn lóng, cây cao và yếu nên cây lúa trong khu vực này rất dễ xảy ra hiện tượng đổ ngã hoặc các khu vực chịu tác động của bóng mát tỉ lệ ngã cao.

Ảnh hƣởng của kỹ thuật canh tác đến đổ ngã

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) và Yoshida (1981) đạm là dưỡng chất quan trọng góp phần tạo hình của cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng số chồi và kích thước thân lá, đồng thời chiều cao thân cũng gia tăng theo sự cung cấp đạm. Do vậy, nếu thừa đạm cây lúa phát triển thân cao, lá dài quá mức, mô non mềm và dễ dẫn đến đổ ngã. Bón phân cho lúa nếu tỷ lệ phân đạm được bón quá cao so với lân và kali (nhất là so với phân kali), rất dễ gây nên sự mất cân đối cây sinh trưởng nhiều về chiều cao, các tế bào dài ra trong khi thành mạch của tế bào yếu, tích lũy xellulo kém dễ gây hiện tượng đổ ngã. Trong trường hợp phân bón có tỷ lệ đạm quá cao mà đất lại nghèo lân và kali thì hiện tượng đổ ngã càng dễ xảy ra.

Một kỹ thuật rất quan trọng trong canh tác lúa là làm đất, nó góp phần hạn chế cỏ dại, giúp lúa phát triển tốt và có thể giảm đổ ngã. Rễ lúa sẽ ăn sâu hơn và đất tươi xốp khi

đất được làm kỹ, giúp rễ phát triển mạnh và nhiều, điều này có ý nghĩa nhiều trong việc hạn chế đổ ngã.

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 30 - 33)