Những bất lợi khi lúa bị đổ ngã

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 33 - 34)

Ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng hạt lúa

Theo Yoshida (1981) lúa bị đổ ngã thì sự hút dưỡng chất và quang hợp không bình thường, sự vận chuyển cacbohydrate về hạt bị trở ngại, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ đưa đến hạt lép nhiều, năng suất giảm. Thiệt hại do đổ ngã phụ thuộc mức độ đổ ngã và thời điểm gây ra đổ ngã. Sự đổ ngã làm giảm mạnh năng suất hạt, đặc biệt là ngay sau khi trổ gié và bông chạm mặt nước, trong và sau khi trổ gié, sự đổ ngã càng sớm, năng suất lúa càng giảm nhiều (Yoshida, 1981). Rạ khô mềm yếu dễ bị ngã rạp, các nhánh gié bị gãy thành từng đoạn, hạt rơi rớt nhiều làm giảm năng suất và phẩm chất hạt. Đổ ngã làm cho hạt lúa trong quá trình thu hoạch có ẩm độ cao, nếu phơi lúa trong lúc mùa mưa nhất là vụ Hè Thu thì môi trường nhiệt độ và ẩm độ thay đổi trong suốt quá trình này thì hạt dễ hình thành vết rạn nứt, gia tăng hạt gãy trong quá trình xay xát (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Ngoài ra nếu hạt lúa bị dìm lâu trong nước trước khi phơi khô làm cho hạt lúa ngã màu vàng nguyên nhân là do vi sinh vật phát triển kết hợp với hóa học làm cho hạt nóng lên và những hạt lên men như vậy thường chứa các tế bào bị hồ hóa từng phần nên ngã vàng. Nó không ảnh hưởng đến năng suất xay xát nhưng nó dễ gãy vụn, giảm cấp phẩm chất hạt vì màu sắc và hình dạng kém hấp dẫn (Nguyền Ngọc Đệ, 2009).

Ảnh hƣởng đến thu hoạch

Khi ruộng lúa xảy ra hiện tượng đổ ngã thì việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Chỗ lúa ngã, không những gây khó khăn trong việc quản lý sâu bệnh hại mà còn không thể thu hoạch bằng cơ giới và thậm chí cũng khó khăn ngay cả khi thu hoạch bằng tay. Nếu dùng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa sẽ giảm chi phí hao hụt, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm công lao động. Đổ ngã cũng gây trở ngại lớn cho việc cơ giới hóa khâu thu hoạch và đặc biệt trong mùa Hè Thu (Nguyền Ngọc Đệ, 2008). Khi lúa ngã, nhất là tỉ lệ cao thì việc chạy đua với thời gian là điều rất cần thiết để giảm thất thoát và kịp thời vụ. Khi thời tiết không thuận lợi lúa được thu hoạch sớm hoặc trễ, do thiếu công lao động dẫn đến bỏ sót bông hạt rơi trên đồng, hao hụt khi xay làm giảm năng suất.

Ảnh hƣởng đến quản lý sâu bệnh

Khi đổ ngã lúa sẽ bị chồng chất lên nhau tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công, nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đốm vằn… Hiện tượng này cũng làm rối loạn sự sắp xếp lá và tăng bóng rợp làm giảm hiệu suất quang hợp (Yoshida, 1981). Bên cạnh đó, khi xảy ra hiện tượng đổ ngã thì việc phun xịt thuốc rất khó khăn sẽ dễ dẫn đến hiện tượng

bùng phát dịch nhất là rầy nâu. Trong điều kiện lúa bị đổ ngã và để lâu, khi gặp ẩm có thể gia tăng tỉ lệ nhiễm bệnh lem lép đáng kể mà hiệu quả trị bệnh không cao. Ngoài ra khi lúa bị bệnh đốm vằn tấn công nấm tiết ra phân hóa tố p-hydroxyphenyl acetic acid có khả năng phân giải cellulose làm cho tế bào mô cây yếu cũng gây hiện tượng đổ ngã kéo theo nấm tấn công nhanh khó quản lý được.

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 33 - 34)