Địa điểm thí nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 39)

Hưng, tỉnh Long An.

3.3PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 3.2.1 Giống thí nghiệm

Sử dụng giống Huyết Rồng từ Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL.

3.2.2 Đất: Chủ động nguồn nước, đất được chuẩn bị bằng phẳng, sạch cỏ.

3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm

- Dụng cụ dùng để ghi nhận các chỉ tiêu ngoài đồng: giấy, viết, thước, túi đựng lúa khi thu hoạch, thước kẹp để đo đường kính lóng.

- Dụng cụ dùng để đánh giá năng suất và thành phần năng suất: máy đếm 1000 hạt, cân điện tử, máy đo ẩm độ.

- Dụng cụ dùng để đánh giá phẩm chất: máy tách vỏ trấu, máy đánh bóng hạt gạo, tủ sấy, cân điện tử.

- Dụng cụ dùng trong đánh giá phẩm chất hạt gạo:

- Hàm lượng amylose: nồi chưng cất, bình định mức, ống nghiệm. - Mùi thơm: ống nghiệm, nút cao su, máy sấy.

- Hàm lượng protein: máy ly tâm, ống nghiệm, bình định mức.

3.2.4 Hóa chất

Một số dung dịch đánh giá phẩm chất hạt gạo: dung dịch KOH 1,7%; dung dịch

NaOH 1M; dung dịch axit axeticiod (0,2% I2 và 2% KI); dung dịch ethanol 95%; dung dịch Na2CO3; dung dịch CuSO4; dung dịch Folin 1N; dung dịch Na – K – tatrate

3.3PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.3.1 Bố trí thí nghiệm

3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm mật độ sạ và tuổi mạ cấy

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lại cho 4 nghiệm thức. Diện tích của mỗi lô được bố trí là 15m2 với những mật độ và phương pháp sạ khác nhau.

Bảng 3.1: Nghiệm thức mật độ sạ trên giống lúa Huyết rồng

TT Nghiệm thức Mật độ và phƣơng pháp sạ

1 C15 Cấy mạ 15 ngày tuổi

2 C30 Cấy mạ 30 ngày tuổi

3 SL50 Sạ lan 50 kg/ha

4 SL90 Sạ lan 90 kg/ha

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

REP 1 REP 2 REP 3

1 4 1 4 2 3 2 3 2 3 1 4 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm chống đổ ngã

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 4 nghiệm thức tương ứng với 4 hình thức sử dụng thuốc theo Bảng 3.2

Bảng 3.2: Nghiệm thức chống đổ ngã trên giống lúa Huyết rồng TT Nghiệm thức I Comcat 150WP II Không sử dụng thuốc III Canxi IV Kali Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

REP 1 REP 2 REP 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I IV I

IV II III

II III II

III I IV

3.3.2 Quản lý thí nghiệm

Phương pháp gieo sạ: thực hiện phương pháp sạ lan và cấy.

Chuẩn bị đất: đất được dọn sạch cỏ, diệt ốc bươu vàng, đất làm nương mạ được bừa, cuốc và băm nhỏ có đường kính cục đất 2 - 3cm; sau khi làm đất xong, tiến hành đo và phân thành liếp có bề rộng 1,5m; mỗi liếp rạch những hàng ngang, mỗi hàng cách nhau 10cm và sâu 2cm.

Gieo mạ:hạt giống khô không ngâm ủ được gieo vào những hàng rạch sẵn; rải hạt đều vào trong hàng; sau khi gieo xong dùng tro trấu phủ lên hạt giống một lớp; chăm sóc mạ theo dõi tưới nước và vệ sinh cỏ dại trên ruộng mạ.

Nhổ mạ cấy: tiến hành nhổ mạ, đập và rửa cho sạch rễ mạ để tiện cho việc phân bố mạ cấy trên mặt ruộng, cắt bớt phần lá chót của mạ để hạn chế ảnh hưởng của gió đến mạ cấy; mạ cấy lúc lúa 15 và 30 ngày tuổi; mật độ cấy là 20 x 30cm, cấy 1 tép.

Đối với lúa sạ lan thì trước khi ngâm ủ: hạt lúa giống được loại bỏ lép lửng, hạn chế nột số mầm sâu bệnh hại.

Chăm sóc ruộng lúa: theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của lúa trên đồng ruộng, để kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời các dịch hại.

Khử lẫn: được thực hiện ngay từ đầu vụ cho đến thu hoạch để bảo đảm độ thuần, nhổ bỏ những cây cao, những cây không đúng hàng, cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống.

Thu hoạch khi lúa chín 85 - 90%.

3.3.3 Phƣơng pháp bón phân và phun (xịt) thuốc

Phương pháp bón phân:

Phân được bón 3 lần với công thức là (60N – 40P2O5 – 30K2O)/ha.

- Lần 1: Khi lúa được 5 NSC với liều lượng bằng 25% tổng lượng phân cả vụ. - Lần 2: Khi lúa được 25 NSC với liều lượng bằng 50% tổng lượng phân cả vụ. - Lần 3: Khi lúa được 45 NSC với liều lượng bằng 25% tổng lượng phân cả vụ. Các ô thí nghiệm được bố trí 15m2 nên tổng lượng phân mỗi ô cho cả vụ là:

N(0,197kg), P(0,375kg), K(0,075kg). Phương pháp phun (xịt) chất chống đổ ngã:

Các loại chất được sử dụng gồm: Comcat, Canxi Cao và Kali. Các chất được phun (xịt) 3 lần tại các thời điểm là:

- Lần 2: 5 ngày trước khi lúa trỗ. - Lần 3: Khi lúa trỗ đều.

3.4 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU

Cắm cây cố định trong mỗi REP để thuận tiện cho việc thu thập số liệu.

3.4.1 Chỉ tiêu nông học

3.4.1.1 Phân loại lúa mùa

Lúa Huyết rồng thường trỗ vào tháng 11 (dương lịch) hằng năm và được xếp vào loại lúa mùa lỡ.

3.4.1.2 Chiều cao cây

Chọn điểm đã được cắm cây trong REP, mỗi điểm đo một bụi.

Chiều cao cây tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất khi lúa chưa trổ và đến chóp bông lúa (hoặc lá nếu cao hơn) khi lúa đã trổ.

Với sạ lan thì đo ngẫu nhiên 2 bụi trong khung cố định, khung được thiết kế theo kích thước 50x50 cm (diện tích 0,25 m2).

Chiều cao trung bình = Chiều cao 3 bụi/3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1.3 Số chồi

Số chồi được ghi nhận thường xuyên, đếm tất cả các chồi có đủ 3 lá ở chỗ đã cắm cây trong lô thí nghiệm, đối với sạ lan thì các khung được đặt cố định trên lô nhằm lấy các chỉ tiêu về sự sinh trưởng và phát triển không sai lệch nhau, đếm tất các chồi có đủ 3 lá trong khung.

Số chồi/m2

= số chồi 1 bụi x (100/(2 x 3)) (vì cấy khoảng cách 20 x 30cm). Số chồi/m2 = số chồi khung/0,25.

3.4.2 Năng suất và thành phần năng suất

Các thành phần năng suất

Với lúa cấy thì thu hoạch mẫu ở 8 bụi trên mỗi lô (điểm đo chiều cao, đếm số chồi). Với lúa sạ thì thu hoạch toàn bộ trong khung.

Đếm tổng số bông 8 bụi, trong khung thì đếm toàn bộ số bông và số bụi trong khung. Số bông trung bình của 1 bụi = tổng số bông/số bụi

Trong tổng số bông của tất cả các nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lấy ngẫu nhiên 10 bông và đo chiều dài bông.

Số bông/m2 = số bông trung bình của 1 bụi x 16,67 (ghi chú: mật độ cấy 20 x 30cm) với sạ cấy, với sạ lan thì số bông/m2 = số bông trong khung/0,25.

Số hạt chắc/bông =

1000 × W14% (W14% × P)

Tuốt sạch bông kể cả lép, sấy khô, tách chắc lép, cân toàn bộ hạt chắc, đo ẩm độ. Trọng lượng 1000 hạt: đếm 1000 hạt; cân trọng lượng 1000 hạt (đo ẩm độ lúc cân và quy về ẩm độ chuẩn 14%)

Năng suất thực tế: thu hoạch 100 bụi lúa ở mỗi lô với thực nghiệm chống đổ ngã và thu hoạch toàn bộ trong lô với thực nghiệm mật độ sạ, sau đó tiến hành đạp lúa; sấy khô; giê sạch; cân trọng lượng hạt chắc và đo độ ẩm lúc cân; trọng lượng quy về ẩm độ chuẩn 14%.

Với thực nghiệm mật độ sạ thì năng suất thực tế tính theo công thức:

(Trong đó: W14% là trọng lượng lúa 9m2ở ẩm độ 14%)

Với thực nghiệm chống đổ ngã thì năng suất thực tế tính theo công thức:

(Trong đó: W14% là trọng lượng lúa 100 bụi (ghi chú: mật độ cấy 20 x 30cm)ở ẩm độ 14%)

3.4.3 Chỉ tiêu phẩm chất hạt

3.4.3.1 Tỷ lệ xay chà

Thực hiện phương pháp và đánh giá theo IRRI (1996). W14%= 86 ) 100 ( 0 0 H W  Trong đó:

W0 là trọng lượng mẫu lúc cân H0 là ẩm độ lúc cân

W14% (kg) 10000 (m2) Năng suất thực tế (tấn/ha) =

9 m2 1000

x

W14% (kg) 10000 (m2) Năng suất thực tế (tấn/ha) =

6 m2 1000

- Bước 1: chuẩn bị mẫu.

Cân 200 g (gam) lúa mỗi nghiệm thức cho mỗi lần lặp lại - Bước 2: tiến hành xay xát.

Xay mẫu, cân trọng lượng gạo lức (gam); lau bóng gạo lức trong 2 lần (mỗi lần 45 giây), sàn cám và cân trọng lượng gạo trắng (gam); phân loại gạo nguyên và gạo bể, cân trọng lượng gạo nguyên (gam). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ xay chà được xác định bằng công thức sau:

Phân cấp phẩm chất xay chà theo đặc tính tỷ lệ gạo lức dựa theo Bảng Bảng 3.3: Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI, 1996

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo lức (%)

Tốt 1 >79

Trung bình 2 75 - 79

Kém 3 <75

Nguồn: IRRI, 1996

Phân cấp phẩm chất xay chà theo đặc tính tỷ lệ gạo trắng dựa theo Bảng

Bảng 3.4: Phân loại tỷ lệ gạo trắng theo IRRI, 1996 Mức độ Loại Tỷ lệ gạo trắng (%) Rất tốt 1 ≥70,1 Tốt 2 65,1 - 70 Trung bình 3 60,1 - 65 Kém 4 <65 Nguồn: IRRI, 1996 Trọng lượng gạo lức (g) Tỷ lệ gạo lức (%) = 200 Trọng lượng gạo trắng (g) Tỷ lệ gạo trắng (%) = 200

Trọng lượng gạo nguyên (g) Tỷ lệ gạo nguyên (%) =

200

x 100

x 100

Phân cấp phẩm chất xay chà theo đặc tính tỷ lệ gạo nguyên dựa theo Bảng

Bảng 3.5: Phân loại tỷ lệ gạo nguyên theo IRRI, 1996 Mức độ Loại Tỷ lệ gạo nguyên (%)

Rất tốt 1 ≥57 Tốt 2 48 - 56,9 Trung bình 3 39 - 47,9 Kém 4 30 - 38,9 Nguồn: IRRI, 1996 3.4.3.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo trắng

Chiều dài hạt gạo trắng: Lấy ngẫu nhiên 10 hạt của mỗi mẫu xếp nối nhau trên giấy ô ly 3 lần lặp lại sau đó tính trung bình của 1 hạt (mm) và phân loại chiều dài hạt gạo trắng.

Bảng 3.6: Phân loại chiều dài gạo trắng theo IRRI, 1996 Loại hạt Chiều dài hạt (mm)

Rất dài >7,5

Dài 6,61 - 7,5

Trung bình 5,51 - 6,60

Ngắn <5,51

Nguồn: IRRI, 1996

Chiều rộng hạt gạo trắng: lấy 10 hạt gạo đã đo chiều dài, xếp nối theo chiều rộng nhất của hạt trên giấy kẻ ly, sau đó tính trung bình của 1 hạt (mm) và phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo tỷ lệ dài/rộng và dựa theo Bảng 3.7

Bảng 3.7: Phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo IRRI, 1996 Cấp Dạng hạt Tỷ lệ dài/rộng 1 Thon dài ≥3,0 3 Trung bình 2,1 - 3,0 5 Bầu 1,1 - 2,0 9 Tròn <1,1 Nguồn: IRRI, 1996 3.4.3.3 Hàm lượng amylose

Theo phương pháp của Graham (2002) và phân loại theo IRRI (1980).

- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch: Ethanol 95%, NaOH 1M, Dung dịch Iod (0,2% I2 và 2% KI), Acid acetic 1M.

- Bước 2: Chuẩn bị mẫu: Cân 100 mg bột gạo đã được nghiền mịn, cho vào ống nghiệm 15 ml. Thêm 1 ml ethanol 95% lắc nhẹ cho tan đều. Thêm 9 ml NaOH 1M,

đun sôi ở nhiệt độ 80oC trong 15 phút và lắc đều. Để nguội ở nhiệt độ phòng, chuyển mẫu vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch 100 ml, lắc đều.

- Bước 3: Pha loãng mẫu và đo: Rút 5 ml dung dịch trích vào trong bình định mức 100 ml. Thêm nước cất vào đến ½ bình lắc đều, 1 ml dung dịch acid acetic 1M, lắc đều, 2 ml dung dịch Iod, lắc đều, nước cất đến vạch định mức 100 ml, lắc đều và để yên khoảng 30 phút. Lắc đều trước khi cho vào cuvette, đo hấp thụ ở bước sóng 620 nm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả

Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b. Trong đó Y là độ hấp thụ OD, X: Lượng amylose có trong mẫu đem đo (mg/l). Tính hàm lượng amylose theo công thức: Amylose (%): X x 2

Phân loại gạo theo hàm lượng amylose như Bảng 3.8

Bảng 3.8 : Phân loại nhóm gạo theo hàm lƣợng amylose trong hạt (IRRI, 1996)

Hàm lượng amylose (%) Đánh giá Phân loại gạo

0 – 5 Nếp Nếp 5,1 – 12 Rất thấp Gạo dẻo 12,1 – 20 Thấp Gạo dẻo 20,1 – 25 Trung bình Mềm cơm > 25 Cao Cứng cơm Nguồn: IRRI, 1996 3.4.3.4 Mùi thơm

Thực hiện theo phương pháp và đánh giá theo IRRI (1996) - Bước 1:chuẩn bị dung dịch KOH 1,7%.

- Bước 2:chuẩn bị mẫu.

Cân 2 gam gạo nguyên của mỗi dòng cho vào ống nghiệm; cho vào ống nghiệm 5ml dung dịch KOH 1,7%; đậy ống nghiệm bằng bằng nút cao su; để khoảng 5 phút, cho hoá chất thấm vào hạt gạo; cho vào máy sấy ở nhiệt độ 600

C trong 20 phút - Bước 3:đánh giá mùi thơm.

Đánh giá mùi thơm bằng cách ngửi theo IRRI (1996).

Bảng 3.9: Thang đánh giá mùi thơm theo IRRI 1996

Cấp Đặc tính ghi nhận

0 Không thơm

1 Thơm nhẹ

2 Thơm

3.4.3.5 Hàm lượng protein

Phân tích theo phương pháp Lowry O. H và ctv (1951), phân loại theo IRRI (1980). - Bước 1: Chuẩn bị dung dịch gồm dung dịch NaOH 0,1N, dung dịch A (Na2CO3 2% + Na – K – tatrate 0,05% + NaOH 0,1 N), dung dịch B (CuSO4), dung dịch C tỷ lệ (A:B = 45:5) và dung dịch Folin 1N

- Bước 2: Chuẩn bị mẫu gồm: cân 20 mg bột gạo + 1 ml NaOH 0,1N, lắc ít nhất 2 giờ hay để qua đêm.

- Bước 3: Pha loãng mẫu và đo, ly tâm mẫu 14000 vòng/phút trong 3 phút. Hút 50 μl

mẫu + 5 ml dung dịch C, đối với mẫu blank, thay dung dịch trích mẫu bằng 50 μl NaOH 0,1N. Trộn đều và để yên trong 10 phút, thêm 50 μl Folin 1N, trộn đều và để yên trong 30 phút. Lắc đều mẫu, sau đó cho vào Cuvette và đo ở bước sóng 600nm. - Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả.

Pha dung dịch gốc Bovine serum albumin (BAS)

Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b Trong đó: Y là độ hấp thu OD ;

X là lượng protein có trong mẫu đem đo. Hàm lượng protein được tính theo công thức:

Bảng 3.10: Thang đánh giá hàm lƣợng protein theo IRRI 1980

Đánh giá Hàm lượng protein (%)

Rất cao > 10

Cao 7 - 10

Trung bình < 7

Nguồn: IRRI, 1980 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.4 Tính đổ ngã

Các lô được canh tác với mật độ và phương pháp gieo sạ khác nhau. Các kỹ thuật chăm sóc cơ bản và các chỉ tiêu khảo sát được thực hiện theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009). Các chỉ tiêu nông học, chỉ tiêu năng suất và chỉ tiêu đổ ngã đã được ghi nhận như sau:

- Chiều cao cây: Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến chóp lá hay chóp bông của chồi cao nhất (cm). Trên mỗi lô, chọn và cắm cây cố định; mỗi điểm được chọn 1 cây để đo chiều cao.

X 10 % Protein =

- Chiều cao đồng ruộng: Chiều cao đồng ruộng được đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán lá ruộng lúa (cm).

- Chiều cao lóng thân: Chiều cao lóng thân (cm) được đo từ mặt đất đến cổ bông.

- Chiều dài lóng thứ nhất đến hết: Chiều dài lóng (cm) được đo bằng khoảng cách giữa 2 đốt liên tiếp nhau. Thứ tự các lóng được tính từ cổ bông dần xuống gốc, lóng đầu tiên dưới cổ bông là lóng thứ nhất, kế tiếp là lóng thứ hai và lóng thứ ba…

- Đường kính lóng: Đường kính lóng (mm) được đo bằng thước kẹp ở vị trí lớn nhất của lóng.

- Tỉ lệ đổ ngã: Đo diện tích đổ ngã của từng lô so với diện tích của lô rồi quy ra tỉ lệ đổ ngã (%).

- Thành phần năng suất: Mỗi lô thu hoạch 8 bụi, đếm số bông, số hạt chắc/bông quy về trung bình số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt (g) qui về ẩm độ chuẩn 14%.

- Năng suất thực tế: Thu hoạch 100 bụi/lô tách lấy hạt, cân và quy về ẩm độ chuẩn 14% tính năng suất tấn/ha.

- Cấp đổ ngã: Được ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần trăm cây bị đổ ngã của từng lô. Đánh giá theo các cấp sau:

Bảng 3.11: Phân loại tính đổ ngã theo IRRI, 1988 Cấp Mức độ Đánh giá

1 Toàn bộ cây đứng thẳng Cứng

3 50% cây hơi xiên Cứng vừa

5 75% cây hơi xiên Trung bình

7 75% cây bị ngã Yếu

9 Toàn bộ cây ngã rạp Rất yếu

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 39)