Trọng lượng hạt thường được biểu thị bởi trọng lượng 1000 hạt với đơn vị là gam. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt dao động từ 20 - 30 gam. Ở hầu hết các điều kiện, trọng lượng 1000 hạt là đặc tính rất ổn định của giống, chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, do hai yếu tố cấu thành là khối lượng vỏ trấu chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm 80%.
4.3.2.1 Thí nghiệm mật độ sạ
Qua kết quả thống kê Bảng 4.11 cho thấy giữa các nghiệm thức có trọng lượng 1000 hạt khác biệt không có ý nghĩa thống kê với trọng lượng trung bình chênh lệch giữa 2 nghiệm thức là 0,6g.
4.3.2.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy
Qua kết quả thống kê Bảng 4.12 cho thấy giữa 2 nghiệm thức có trọng lượng 1000 hạt khác biệt không có ý nghĩa thống kê với trọng lượng trung bình chênh lệch giữa 2 nghiệm thức là 0,5g.
4.3.2.3 Thí nghiệm chống đổ ngã
Qua kết quả thống kê Bảng 4.13 cho thấy giữa các nghiệm thức có trọng lượng 1000 hạt khác biệt không có ý nghĩa thống kê với trọng lượng dao động từ 22,8 gam (sử dụng Kali) đến 23,7 gam (sử dụng Comcat), trung bình là 23,2 gam.
Trọng lượng 1000 hạt do yếu tố di truyền quyết định và ít chịu tác động của môi trường, cả 2 thí nghiệm đều được thực hiện trên lúa Huyết rồng nên trọng lượng 1000 hạt ở các nghiệm thức không có sự khác biệt. Cũng giống như số hạt chắc/bông, yếu tố trọng lượng 1000 hạt cũng có mối tương quan nghịch với yếu tố số bông/m2. Hạt lúa Huyết rồng được xếp vào loại trung bình có thể chấp nhận được vì theo Lê Xuân Thái (2003) chọn giống có trọng lượng 1000 hạt cao là cần thiết để tăng năng suất lúa nhưng hạt lúa to thường kéo theo độ bạc bụng nhiều sẽ làm giảm giá trị của gạo khi xuất khẩu, còn hạt quá nhỏ thì ảnh hưởng làm giảm năng suất lúa.