Số hạt chắc/bông

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 59 - 62)

Mùa vụ có ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông ở mỗi thời điểm. Số hạt chắc/bông là một đặc tính di truyền nhưng nó chịu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và điều kiện môi trường. Số hạt chắc/bông được quyết định từ đầu thời kì phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc, nhưng quan trọng nhất là thời kì phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Muốn có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Số hạt chắc/bông đóng góp vào năng suất lúa khoảng 75%, do đó nó cũng là yếu tố quan trọng trong gia tăng năng suất lúa (Nguyễn Thị Mỹ Phương và ctv., 2005).

4.3.3.1 Thí nghiệm mật độ sạ

Qua kết quả thống kê Bảng 4.11 cho thấy 2 nghiệm thức có số hạt chắc/bông khác biệt không có mức ý nghĩa thống kê với số hạt trung bình chênh lệch là 12 hạt.

4.3.3.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy

Qua kết quả thống kê Bảng 4.12 cho thấy số hạt chắc/bông khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa 2 nghiệm thức và có số hạt chắc/bông trung bình từ 55 hạt đến 78 hạt, trung bình chệnh lệch là 23 hạt. Vậy mạ 15 ngày tuổi giúp cây phát triển tốt, cây hút và vận chuyển được nhiều chất dinh dưỡng làm gia tăng số hạt chắc/bông cho cây lúa.

4.3.3.3 Thí nghiệm chống đổ ngã

Qua kết quả thống kê Bảng 4.13 cho thấy số hạt chắc/bông khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức và biến động từ 58 hạt (đối chứng không sử dụng) đến 81 hạt (sử dụng canxi), trung bình là 70 hạt. Ngiệm thức sử dụng Comcat và Canxi có số hạt chắc/bông cao hơn là nghiệm thức đối chứng không sử dụng (khác biệt ở mức ý nghĩa 5%), nghiệm thức sử dụng Kali thì không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng không sử dụng. Nghiệm thức sử dụng Canxi không có sự khác biệt với nghiệm thức sử dụng Comcat và Kali, nghiệm thức sử dụng Comcat có số hạt chắc/bông cao hơn nghiệm thức sử dụng Kali (khác biệt ở mức ý nghĩa 5%). Vậy khi sử dụng Comcat và Canxi sẽ giúp cho cây khỏe mạnh, vận chuyển chất khô vào hạt tốt làm tăng tỷ lệ hạt/bông hơn là khi không sử dụng.

Số hạt chắc/bông có ảnh hưởng chặt chẽ đến năng suất. Trong điều kiện ở ĐBSCL, đối với lúa cao sản thì lúa sạ nếu có trung bình từ 80 - 100 hạt/bông và 100 - 120 hạt/bông đối với lúa cấy là tốt nhất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008), nhưng với lúa mùa Huyết rồng thì chỉ có trung bình khoảng 70 hạt/bông nên nó có năng suất thấp. Vậy muốn tăng năng suất lúa Huyết rồng ta cần gia tăng số hạt chắc/bông tốt hơn việc gia tăng số bông/m2 (Bùi Chí Bửu và ctv., 1998).

Bảng 4.11: Năng suất và thành phần năng suất của 2 nghiệm thức

Chú thích:

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Bảng 4.12: Năng suất và thành phần năng suất của 2 nghiệm thức

Chú thích:

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Bảng 4.13: Năng suất và thành phần năng suất của 4 nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức Số bông/m2 Số hạt chắc/bông TL 1000 hạt (g) NS thực tế (tấn/ha) Chiều dài bông (cm)

1 Comcat 207 72a 23,7 2,8a 23,6

2 Không sử dụng 177 58b 23,0 2,3b 22,5

3 Canxi 182 81a 22,8 2,5ab 23,5

4 Kali 180 70ab 23,5 2,3b 23,3 CV (%) 11,4 10,1 2,1 8,3 3,1 TB 187 70 23,2 2,4 23,2 F ns * ns * ns Chú thích: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

4.3.4 Năng suất thực tế

Năng suất thực tế do các thành phần năng suất cấu thành và các thành phần này lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu các thành phần năng suất này không đạt đến mức cân bằng tối hảo hoặc vượt mức cân bằng tối hảo cũng làm giảm năng suất. Mức cân bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao thay đổi tùy theo

Sạ lan 50 kg/ha (A) Sạ lan 90 kg/ha (B) Khác biệt (A-B) Số bông/m2 (bông) 187 146 41* Số hạt chắc/bông (hạt) 77 65 12ns TL 1000 hạt (gam) 24,1 23,5 0,6ns

Năng suất thực tế (tấn/ha) 2,9 2,3 0,6*

Chiều dài bông (cm) 22,9 22,3 0,6ns

Mạ 15 ngày tuổi (A) Mạ 30 ngày tuổi (B) Khác biệt (A-B) Số bông/m2 (bông) 243 194 49ns Số hạt chắc/bông (hạt) 78 55 23* TL 1000 hạt (gam) 23,7 23,2 0,5ns

Năng suất thực tế (tấn/ha) 3,0 2,4 0,6*

giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kỹ thuật canh tác (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Năng suất thực tế được thu hoạch ngoài đồng và quy đổi về tấn/ha ở ẩm độ 14%.

4.3.4.1 Thí nghiệm mật độ sạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả thống kê Bảng 4.11 cho thấy 2 nghiệm thức có năng suất thực tế khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với năng suất trung bình lần lượt là 2,9 tấn/ha và 2,3 tấn/ha, sạ lan 50 kg/ha cho năng suất cao hơn sạ lan 90 kg/ha 0,6 tấn/ha. Sạ lan 50 kg/ha có số bông/m2 và số hạt chắc/bông cao nên cho năng suất cao hơn nghiệm thức sạ lan 90 kg/ha.

4.3.4.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy

Qua kết quả thống kê Bảng 4.12 cho thấy 2 nghiệm thức có năng suất thực tế khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với năng suất trung bình lần lượt là 3,0 tấn/ha và 2,4 tấn/ha, mạ 15 ngày tuổi cho năng suất cao hơn mạ 30 ngày tuổi 0,6 tấn/ha. Mạ cấy 15 ngày tuổi có số bông/m2 và số hạt chắc/bông cao nên cho năng suất cao hơn nghiệm thức mạ 30 ngày tuổi.

4.3.4.3 Thí nghiệm chống đổ ngã

Qua kết quả thống kê Bảng 4.13 cho thấy các nghiệm thức có năng suất thực tế khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với năng suất dao động từ 2,3 tấn/ha (không sử dụng và sử dụng Kali) đến 2,8 tấn/ha (sử dụng Comcat), trung bình là 2,4 tấn/ha. Nghiệm thức sử dụng Comcat có năng suất cao hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng, 2 nghiệm thức còn lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng không sử dụng. Nghiệm thức sử dụng Comcat không có sự khác biệt với nghiệm thức sử dụng Canxi và khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với nghiệm thức sử dụng Kali. Nghiệm thức sử dụng Kali và Canxi không có sự khác biệt thống kê. Vậy sử dụng Comcat góp phần giúp nâng cao năng suất cho lúa Huyết rồng trong quá trình canh tác.

Để cho năng suất cao, cây lúa cần có số bông/m2 vừa phải, gia tăng số hạt chắc/bông là biện pháp gia tăng năng suất tốt hơn là tăng số bông/m2 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Năng suất thực tế chịu ảnh hưởng của giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kỹ thuật canh tác tại địa điểm canh tác, trong quá trình sản xuất tại địa điểm canh tác thì cây lúa phải chịu ảnh hưởng của ngập lụt do nước lũ từ biên giới Campuchia tràn về gây ảnh hưởng đến số chồi nhất là gây chết các chồi con phát triển chậm làm ảnh hưởng dẫn đến giảm năng suất trong vụ này. So với vụ trước thì năng suất trung bình của lúa Huyết rồng là 3,5 tấn/ha (Nguyễn Duy Phương, 2013).

4.3.5 Chiều dài bông

4.3.5.1 Thí nghiệm mật độ sạ

Qua kết quả thống kê Bảng 4.11 cho thấy chiều dài các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê với chiều dài bông trung bình chênh lệch là 0,6cm.

4.3.5.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy

Qua kết quả thống kê Bảng 4.12 cho thấy chiều dài các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê với chiều dài bông trung bình chênh lệch là 1,7cm.

4.3.5.3 Thí nghiệm chống đổ ngã

Qua kết quả thống kê Bảng 4.13 cho thấy chiều dài bông khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức và dao động từ 22,5cm (đối chứng không sử dụng) đến 25,4cm (sử dụng Comcat), trung bình là 23,6cm.

Chiều dài bông do yếu tố di truyền quyết định và ít chịu tác động bởi yếu tố môi trường. Chiều dài bông và số bông/m2 thường có liên quan mật thiết với nhau. Đối với những giống thấp cây thì cho nhiều bông nhưng bông ngắn và ngược lại (Đào Thế Tuấn, 1970). Cả 2 thí nghiệm đều được thực hiện trên cùng một giống lúa Huyết rồng nên các nghiệm thức là có chiều dài bông đồng đều và khác biệt không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 59 - 62)