Chỉ tiêu phẩm chất hạt

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 43 - 49)

3.4.3.1 Tỷ lệ xay chà

Thực hiện phương pháp và đánh giá theo IRRI (1996). W14%= 86 ) 100 ( 0 0 H W  Trong đó:

W0 là trọng lượng mẫu lúc cân H0 là ẩm độ lúc cân

W14% (kg) 10000 (m2) Năng suất thực tế (tấn/ha) =

9 m2 1000

x

W14% (kg) 10000 (m2) Năng suất thực tế (tấn/ha) =

6 m2 1000

- Bước 1: chuẩn bị mẫu.

Cân 200 g (gam) lúa mỗi nghiệm thức cho mỗi lần lặp lại - Bước 2: tiến hành xay xát.

Xay mẫu, cân trọng lượng gạo lức (gam); lau bóng gạo lức trong 2 lần (mỗi lần 45 giây), sàn cám và cân trọng lượng gạo trắng (gam); phân loại gạo nguyên và gạo bể, cân trọng lượng gạo nguyên (gam).

Tỷ lệ xay chà được xác định bằng công thức sau:

Phân cấp phẩm chất xay chà theo đặc tính tỷ lệ gạo lức dựa theo Bảng Bảng 3.3: Phân loại tỷ lệ gạo lức theo IRRI, 1996

Mức độ Loại Tỷ lệ gạo lức (%)

Tốt 1 >79

Trung bình 2 75 - 79

Kém 3 <75

Nguồn: IRRI, 1996

Phân cấp phẩm chất xay chà theo đặc tính tỷ lệ gạo trắng dựa theo Bảng

Bảng 3.4: Phân loại tỷ lệ gạo trắng theo IRRI, 1996 Mức độ Loại Tỷ lệ gạo trắng (%) Rất tốt 1 ≥70,1 Tốt 2 65,1 - 70 Trung bình 3 60,1 - 65 Kém 4 <65 Nguồn: IRRI, 1996 Trọng lượng gạo lức (g) Tỷ lệ gạo lức (%) = 200 Trọng lượng gạo trắng (g) Tỷ lệ gạo trắng (%) = 200

Trọng lượng gạo nguyên (g) Tỷ lệ gạo nguyên (%) =

200

x 100

x 100

Phân cấp phẩm chất xay chà theo đặc tính tỷ lệ gạo nguyên dựa theo Bảng

Bảng 3.5: Phân loại tỷ lệ gạo nguyên theo IRRI, 1996 Mức độ Loại Tỷ lệ gạo nguyên (%)

Rất tốt 1 ≥57 Tốt 2 48 - 56,9 Trung bình 3 39 - 47,9 Kém 4 30 - 38,9 Nguồn: IRRI, 1996 3.4.3.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo trắng

Chiều dài hạt gạo trắng: Lấy ngẫu nhiên 10 hạt của mỗi mẫu xếp nối nhau trên giấy ô ly 3 lần lặp lại sau đó tính trung bình của 1 hạt (mm) và phân loại chiều dài hạt gạo trắng.

Bảng 3.6: Phân loại chiều dài gạo trắng theo IRRI, 1996 Loại hạt Chiều dài hạt (mm)

Rất dài >7,5

Dài 6,61 - 7,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình 5,51 - 6,60

Ngắn <5,51

Nguồn: IRRI, 1996

Chiều rộng hạt gạo trắng: lấy 10 hạt gạo đã đo chiều dài, xếp nối theo chiều rộng nhất của hạt trên giấy kẻ ly, sau đó tính trung bình của 1 hạt (mm) và phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo tỷ lệ dài/rộng và dựa theo Bảng 3.7

Bảng 3.7: Phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo IRRI, 1996 Cấp Dạng hạt Tỷ lệ dài/rộng 1 Thon dài ≥3,0 3 Trung bình 2,1 - 3,0 5 Bầu 1,1 - 2,0 9 Tròn <1,1 Nguồn: IRRI, 1996 3.4.3.3 Hàm lượng amylose

Theo phương pháp của Graham (2002) và phân loại theo IRRI (1980).

- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch: Ethanol 95%, NaOH 1M, Dung dịch Iod (0,2% I2 và 2% KI), Acid acetic 1M.

- Bước 2: Chuẩn bị mẫu: Cân 100 mg bột gạo đã được nghiền mịn, cho vào ống nghiệm 15 ml. Thêm 1 ml ethanol 95% lắc nhẹ cho tan đều. Thêm 9 ml NaOH 1M,

đun sôi ở nhiệt độ 80oC trong 15 phút và lắc đều. Để nguội ở nhiệt độ phòng, chuyển mẫu vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch 100 ml, lắc đều.

- Bước 3: Pha loãng mẫu và đo: Rút 5 ml dung dịch trích vào trong bình định mức 100 ml. Thêm nước cất vào đến ½ bình lắc đều, 1 ml dung dịch acid acetic 1M, lắc đều, 2 ml dung dịch Iod, lắc đều, nước cất đến vạch định mức 100 ml, lắc đều và để yên khoảng 30 phút. Lắc đều trước khi cho vào cuvette, đo hấp thụ ở bước sóng 620 nm.

- Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả

Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b. Trong đó Y là độ hấp thụ OD, X: Lượng amylose có trong mẫu đem đo (mg/l). Tính hàm lượng amylose theo công thức: Amylose (%): X x 2

Phân loại gạo theo hàm lượng amylose như Bảng 3.8

Bảng 3.8 : Phân loại nhóm gạo theo hàm lƣợng amylose trong hạt (IRRI, 1996)

Hàm lượng amylose (%) Đánh giá Phân loại gạo

0 – 5 Nếp Nếp 5,1 – 12 Rất thấp Gạo dẻo 12,1 – 20 Thấp Gạo dẻo 20,1 – 25 Trung bình Mềm cơm > 25 Cao Cứng cơm Nguồn: IRRI, 1996 3.4.3.4 Mùi thơm

Thực hiện theo phương pháp và đánh giá theo IRRI (1996) - Bước 1:chuẩn bị dung dịch KOH 1,7%.

- Bước 2:chuẩn bị mẫu.

Cân 2 gam gạo nguyên của mỗi dòng cho vào ống nghiệm; cho vào ống nghiệm 5ml dung dịch KOH 1,7%; đậy ống nghiệm bằng bằng nút cao su; để khoảng 5 phút, cho hoá chất thấm vào hạt gạo; cho vào máy sấy ở nhiệt độ 600

C trong 20 phút - Bước 3:đánh giá mùi thơm.

Đánh giá mùi thơm bằng cách ngửi theo IRRI (1996).

Bảng 3.9: Thang đánh giá mùi thơm theo IRRI 1996

Cấp Đặc tính ghi nhận

0 Không thơm

1 Thơm nhẹ

2 Thơm

3.4.3.5 Hàm lượng protein

Phân tích theo phương pháp Lowry O. H và ctv (1951), phân loại theo IRRI (1980). - Bước 1: Chuẩn bị dung dịch gồm dung dịch NaOH 0,1N, dung dịch A (Na2CO3 2% + Na – K – tatrate 0,05% + NaOH 0,1 N), dung dịch B (CuSO4), dung dịch C tỷ lệ (A:B = 45:5) và dung dịch Folin 1N

- Bước 2: Chuẩn bị mẫu gồm: cân 20 mg bột gạo + 1 ml NaOH 0,1N, lắc ít nhất 2 giờ hay để qua đêm.

- Bước 3: Pha loãng mẫu và đo, ly tâm mẫu 14000 vòng/phút trong 3 phút. Hút 50 μl (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mẫu + 5 ml dung dịch C, đối với mẫu blank, thay dung dịch trích mẫu bằng 50 μl NaOH 0,1N. Trộn đều và để yên trong 10 phút, thêm 50 μl Folin 1N, trộn đều và để yên trong 30 phút. Lắc đều mẫu, sau đó cho vào Cuvette và đo ở bước sóng 600nm. - Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả.

Pha dung dịch gốc Bovine serum albumin (BAS)

Đường chuẩn có dạng: Y = aX + b Trong đó: Y là độ hấp thu OD ;

X là lượng protein có trong mẫu đem đo. Hàm lượng protein được tính theo công thức:

Bảng 3.10: Thang đánh giá hàm lƣợng protein theo IRRI 1980

Đánh giá Hàm lượng protein (%)

Rất cao > 10

Cao 7 - 10

Trung bình < 7

Nguồn: IRRI, 1980

3.4.4 Tính đổ ngã

Các lô được canh tác với mật độ và phương pháp gieo sạ khác nhau. Các kỹ thuật chăm sóc cơ bản và các chỉ tiêu khảo sát được thực hiện theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009). Các chỉ tiêu nông học, chỉ tiêu năng suất và chỉ tiêu đổ ngã đã được ghi nhận như sau:

- Chiều cao cây: Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến chóp lá hay chóp bông của chồi cao nhất (cm). Trên mỗi lô, chọn và cắm cây cố định; mỗi điểm được chọn 1 cây để đo chiều cao.

X 10 % Protein =

- Chiều cao đồng ruộng: Chiều cao đồng ruộng được đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán lá ruộng lúa (cm).

- Chiều cao lóng thân: Chiều cao lóng thân (cm) được đo từ mặt đất đến cổ bông.

- Chiều dài lóng thứ nhất đến hết: Chiều dài lóng (cm) được đo bằng khoảng cách giữa 2 đốt liên tiếp nhau. Thứ tự các lóng được tính từ cổ bông dần xuống gốc, lóng đầu tiên dưới cổ bông là lóng thứ nhất, kế tiếp là lóng thứ hai và lóng thứ ba…

- Đường kính lóng: Đường kính lóng (mm) được đo bằng thước kẹp ở vị trí lớn nhất của lóng.

- Tỉ lệ đổ ngã: Đo diện tích đổ ngã của từng lô so với diện tích của lô rồi quy ra tỉ lệ đổ ngã (%).

- Thành phần năng suất: Mỗi lô thu hoạch 8 bụi, đếm số bông, số hạt chắc/bông quy về trung bình số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt (g) qui về ẩm độ chuẩn 14%.

- Năng suất thực tế: Thu hoạch 100 bụi/lô tách lấy hạt, cân và quy về ẩm độ chuẩn 14% tính năng suất tấn/ha.

- Cấp đổ ngã: Được ghi nhận vào giai đoạn lúa chín, cấp đánh giá dựa vào phần trăm cây bị đổ ngã của từng lô. Đánh giá theo các cấp sau:

Bảng 3.11: Phân loại tính đổ ngã theo IRRI, 1988 Cấp Mức độ Đánh giá

1 Toàn bộ cây đứng thẳng Cứng

3 50% cây hơi xiên Cứng vừa

5 75% cây hơi xiên Trung bình

7 75% cây bị ngã Yếu

9 Toàn bộ cây ngã rạp Rất yếu

Nguồn: IRRI, 1988

3.5 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẤT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pH nước: trích nước tỉ lệ 1:2.5.

Chất hữu cơ: phân tích theo phương pháp Walkley-Black.

P dễ tiêu (Bray II): Trích bằng 0.1N HCl + 0.03N NH4F, tỉ lệ đất/nước: 1:7, sau đó đo theo phương pháp so màu.

NH4+ , NO3+: Trích bằng dung dịch KCl 1N, sau đó đo theo phương pháp so màu. Al trao đổi: Trích bằng KCl 1N, chuẩn độ với NaOH 1N, tạo phức với NaF, chuẩn độ với H2SO4 0.01N.

K, Ca, Mg trao đổi: Trích bằng BaCl2, đo trên máy hấp thu nguyên tử. CEC: trích bằng BaCl2 0.1M, chuẩn độ với EDTA 0.01M.

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 43 - 49)