Thí nghiệm chống đổ ngã

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 53 - 55)

Giai đoạn 28 NSC: Giai đoạn này chưa phun (xịt) các chất chống đổ ngã nên cây phát triển bình thường chưa có sự khác biệt. Qua kết quả thống kê Bảng 4.4 cho thấy cây lúa ở giai đoạn này có chiều cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn này là tương đối đồng đều nhau. Chiều cao dao động từ 46,8cm (sử dụng Canxi) đến 52,3cm (đối chứng không sử dụng), trung bình là 49,1cm.

Giai đoạn 91 NSC: Sau khi phun (xịt) các hoạt chất chống đổ ngã Comcat, Kali và Canxi thì đã có sự khác biệt về chiều cao giữa các nghiệm thức. Qua kết quả thống kê Bảng 4.4 cho thấy chiều cao giữa các nghiệm thức khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với chiều cao dao động từ 137,8cm (sử dụng Kali) đến 150,3cm (đối chứng không sử dụng), trung bình là 144,6cm. So với nghiệm thức đối chứng thì nghiệm thức sử dụng Comcat và nghiệm thức sử dụng Canxi khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghiệm thức sử dụng Kali khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. So với nghiệm thức sử dụng Kali thì nghiệm thức sử dụng Comcat và Canxi khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, nhìn chung qua Bảng 4.4 cho thấy với các nghiệm thức thì cây lúa phát triển bình thường và luôn tăng qua các giai đoạn tăng trưởng. Việc sử dụng Kali có ảnh hưởng đến chiều cao cây lúa giai đoạn 91 NSC, làm giảm chiều cao cây lúa.

Bảng 4.4: Chiều cao cây của 4 nghiệm thức qua 2 giai thời điểm 28 và 91 NSC Thứ tự Nghiệm thức

Chiều cao (cm) sau khi cấy

28 ngày 91 ngày 1 Comcat 48,5 144,0ab 2 Không sử dụng 52,3 150,3a 3 Canxi 46,8 146,3ab 4 Kali 48,7 137,8b CV (%) 6,9 4,9 TB 49,1 144,6 F ns * Chú thích: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

4.2.3 Số chồi

Đẻ nhánh (chồi) là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa. Thông thường số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là chồi hữu ích) thấp hơn so với chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

4.2.3.1 Thí nghiệm mật độ sạ

Bảng 4.5: Số chồi của 2 nghiệm thức qua thời điểm 49 và 91 ngày sau sạ

Chú thích:

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Qua kết quả thống kê Bảng 4.5 cho thấy ở thời điểm 49 NSC: sạ lan 50 kg/ha có số chồi thấp hơn sạ lan 90 kg/ha 243 chồi, dao động từ 649 chồi đến 892 chồi (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Thời điểm 91 NSC thì sự chênh lệch giữa 2 nghiệm thức còn không nhiều (6 chồi), dao động từ 374 chồi đến 380 chồi (khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Giai đoạn sau do cây lúa đã bắt đầu nuôi bông và chồi hữu hiệu nên chồi vô hiệu chết dần dẫn đến giảm số chồi.

4.2.3.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy

Bảng 4.6: Số chồi của 2 nghiệm thức qua thời điểm các giai đoạn sinh trƣởng

Chú thích:

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Qua kết quả thống kê Bảng 4.6 cho thấy số chồi ở giai đoạn 14 NSC và 28 NSC khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm thức, tuy nhiên giai đoạn 49 NSC và 91 NSC thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Số chồi trung bình chênh lệch của các giai đoạn sinh trưởng lần lượt là 4 chồi (14 NSC), 23 chồi (28 NSC), 62 chồi (49 NSC) và 49 chồi (91 NSC). Cả 2 nghiệm thức đạt số chồi tối đa giai đoạn 49 NSC. Bên cạnh đó, qua Bảng số liệu cho thấy diễn biến số chồi của các nghiệm thức qua các giai đoạn tăng trưởng như sau: ở giai đoạn đầu, lúa có số chồi tăng trưởng chậm vì giai đoạn này lúa mất thời gian phục hồi sau cấy, nhưng ở giai đoạn 28 và 49 NSC lúa có số chồi tăng nhanh vì thời gian này các giống lúa đã bước vào giai đoạn tăng trưởng và nảy chồi mạnh. Nhưng ở giai đoạn 91 NSC ta thấy số chồi các nghiệm thức đã giảm, do giai đoạn này lúa hình thành và tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hữu hiệu, nên các chồi vô hiệu yếu dần và chết.

Sạ lan 50 kg/ha (A) Sạ lan 90 kg/ha (B) Khác biệt (A-B) Số chồi 49 NSC (chồi) 649 892 -243** Số chồi 91 NSC (chồi) 380 374 6ns Mạ 15 ngày tuổi (A) Mạ 30 ngày tuổi (B) Khác biệt (A-B) Số chồi 14 NSC (chồi) 50 54 -4ns Số chồi 28 NSC (chồi) 143 120 23ns Số chồi 49 NSC (chồi) 392 330 62* Số chồi 91 NSC (chồi) 261 212 49**

Số chồi của mạ cấy 15 ngày tuổi và mạ 30 ngày tuổi ở các giai đoạn đầu không có sự khác biệt, nhưng giai đoạn 91 NSC thì mạ 15 ngày tuổi có số chồi lớn hơn mạ 30 ngày tuổi (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%) với số chồi dao động từ 212 chồi đến 261 chồi.

4.2.3.3 Thí nghiệm chống đổ ngã

Bảng 4.7: Số chồi của 4 nghiệm thức qua thời điểm 28 và 91 ngày sau sạ Thứ tự Nghiệm thức Số chồi (chồi) sau khi cấy

28 ngày 91 ngày 1 Comcat 136 208a 2 Không sử dụng 120 165b 3 Canxi 139 196a 4 Kali 131 194a CV (%) 16,5 12,0 TB 131 191 F ns ** Chú thích: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Qua kết quả thống kê Bảng 4.7 cho thấy số chồi giai đoạn 28 NSC giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, cây lúa ở giai đoạn này phát triển tương đối ổn định, số chồi dao động từ 120 chồi (đối chứng không sử dụng) đến 139 chồi (sử dụng Canxi), trung bình là 131 chồi. Giai đoạn 91 NSC thì số chồi của nghiệm thức đối chứng không sử dụng (165 chồi) có số chồi thấp hơn các nghiệm thức còn lại (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%), cao nhất là 208 chồi (sử dụng Comcat), trung bình là 191 chồi. Nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi thì khác biệt không có ý nghĩa, số chồi tương đối bằng nhau. Như vậy, giai đoạn 28 NSC do chưa sử dụng các chất trên nên số lượng chồi cây lúa phát triển như nhau, nhưng giai đoạn 91 NSC sau khi đã sử dụng thì số chồi của các nghiệm thức sử dụng cao hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng, vậy các chất này giúp cây lúa phát triển tốt và nảy chồi mạnh.

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 53 - 55)