Tỷ lệ gạo nguyên

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 63 - 65)

Gạo nguyên là hạt gạo trắng nguyên vẹn không bị gãy mất phần nào. Tỷ lệ gạo nguyên của các giống lúa thường chiếm khoảng 50%. Giống càng có tỷ lệ gạo nguyên

cao càng được ưa chuộng. Hạt quá dài sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên. Tỷ lệ gạo nguyên sau khi say chà bị biến động rất lớn, đây là một đặc tính di truyền và chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm trong suốt thời gian hạt chín, kéo dài đến sau thu hoạch (Khush và ctv., 1979).

Các phương tiện, máy móc và hệ thống xay xát khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến độ xay xát có ảnh hưởng rất lớn đến độ xay xát và tỷ lệ gạo được thu hồi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

4.4.3.1 Thí nghiệm mật độ sạ

Qua kết quả thống kê Bảng 4.14 cho thấy các nghiệm thức có tỷ lệ gạo nguyên khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ gạo lức lần lượt là 67,5% và 66,2%. Như vậy, sạ lan 50 kg/ha cho tỷ lệ gạo nguyên tốt hơn sạ lan 90 kg/ha là 1,3%.

4.4.3.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy

Qua kết quả thống kê Bảng 4.15 cho thấy các nghiệm thức có tỷ lệ gạo nguyên khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ gạo lức lần lượt là 67,3% và 65,5%. Như vậy, mạ 15 ngày tuổi cho tỷ lệ gạo nguyên tốt hơn mạ 30 ngày tuổi là 1,8%.

4.4.3.3 Thí nghiệm chống đổ ngã

Qua kết quả thống kê Bảng 4.16 cho thấy các nghiệm thức có tỷ lệ gạo nguyên dao động từ 65,3% (không sử dụng) đến 67% (sử dụng Comcat), trung bình là 66,3%. Các nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi đều có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%).

Như vậy, chúng ta cần chú ý đến tỷ lệ gạo nguyên hơn là tổng lượng thu hồi được, vì giá trị thương phẩm của hạt gạo phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ gạo nguyên. Ở cả thí nghiệm mật độ sạ và chống đổ ngã đều có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn 57% và được đánh giá thuộc gạo nguyên loại 1, rất tốt theo tỷ lệ phân loại gạo nguyên IRRI (1996), góp phần nâng cao giá trị của hạt gạo Huyết rồng trên thị trường, như vậy sẽ được thương lái ưa chuộng và chấp nhận.

Bảng 4.14: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của 2 nghiệm thức

Chú thích:

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Sạ lan 50 kg/ha (A) Sạ lan 90 kg/ha (B) Khác biệt (A-B) Tỷ lệ gạo lức (%) 78,2 78,0 0,2ns Tỷ lệ gạo trắng (%) 72,0 71,4 0,6ns Tỷ lệ gạo nguyên (%) 67,5 66,2 1,3*

Bảng 4.15: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của 2 nghiệm thức

Chú thích:

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Bảng 4.16: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên của 4 nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức Tỷ lệ gạo lức (%) Phân loại Tỷ lệ gạo trắng (%) Phân loại Tỷ lệ gạo nguyên (%) Phân loại

1 Comcat 78,3 2 71,9a 1 67,0a 1

2 Không sử dụng 77,9 2 71,1c 1 65,3c 1

3 Canxi 77,9 2 71,7ab 1 66,7ab 1

4 Kali 78,1 2 71,4bc 1 66,1b 1 CV (%) 0,3 0,3 0,5 TB 78,0 71,5 66,3 F ns ** ** Chú thích: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không có sự khác biệt

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 63 - 65)