TÌNH HÌNH CHUNG

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 50 - 51)

Thí nghiệm được thực hiện tại xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Điều kiện thời tiết tại điểm thí nghiệm bất thường, có bị mưa nhiều dẫn đến ngập úng khoảng 2 tuần gây ảnh hưởng đến quá trình thu thập số liệu và năng suất lúa. Bên cạnh đó trong quá trình canh tác còn bị ảnh hưởng của một số loại sâu bệnh như: cháy lá, rầy nâu nhưng ảnh hưởng không đáng kể.

Thí nghiệm được thực hiện trên lúa mùa, trái với thời điểm canh tác của các hộ nông dân trong vùng nên gặp khó khăn trong việc bảo vệ khỏi thiệt hại của chim, chuột: trong quá trình thí nghiệm có dùng cao su để bảo vệ lúa khỏi phá hại của chuột, dùng cây cắm cọc, treo lon xua đuổi chim ăn lúa. Thí nghiệm được thực hiện với 4 thí nghiệm mật độ sạ và 4 thí nghiệm chống đổ ngã khác nhau và đã chọn ra được mật độ sạ và chất giúp chống đổ ngã thích hợp.

Bảng 4.1: Bảng phân tích kết quả mẫu đất tại địa điểm nghiên cứu

Thứ tự 1 2 3 Trung bình pHH2O 1:2.5 5,20 5,30 5,10 5,20 EC, µS/cm 102,90 94,60 101,20 99,57 CHC, % 1,89 1,89 1,49 1,76 P dễ tiêu, mgP/kg 63,60 79,30 73,40 72,10 NH4+-N, mg/kg 17,27 18,72 13,53 16,51 NO3--N, mg/kg 1,96 3,75 2,17 2,63 N tổng, % 0,09 0,10 0,09 0,09 P tổng, %P2O5 0,04 0,05 0,04 0,04 K tổng, %K2O 0,18 0,17 0,19 0,18

K trao đổi, meq/100g 0,05 0,06 0,06 0,06

Để đánh giá chất lượng đất tại địa điểm nghiên cứu, đất được phân tích các chỉ tiêu sau: pHH2O, EC, CHC, P dễ tiêu, NH4+-N, NO3--N, N tổng, P tổng, K tổng, K trao đổi. Đầu tiên là giá trị pH của nước được phân tích theo tỷ lê 1:2,5, giá trị pH trung bình là 5,2, dựa vào thang đánh giá thì giá trị này thuộc khoảng phèn ít (>5). Giá trị EC trung bình là 0,1mhos/cm thuộc khoảng <4mhos/cm (không mặn). Giá trị trung bình của lân dễ tiêu là 720mg/100g, đất này rất giàu lân dễ tiêu. Theo Bảng đánh giá (phân tích theo phương pháp phân tích chiurin-Kononova) thì lượng đạm dễ tiêu (NH4+ và NO3-) >8mg/100g là thuộc loại đất giàu đạm dễ tiêu, với giá trị trung bình đạm dễ tiêu (NH4+ và NO3-) của đất nghiên cứu là lần lượt là 160mg/100g và 20mg/100g thì đây là đất giàu đạm dễ tiêu. Chỉ tiêu đạm tổng có giá trị trung bình là 0,09% < 0,1 % thì đây là đất nghèo đạm tổng. Chỉ tiêu lân tổng có giá trị trung bình là 0,04% thuộc khoảng từ

0,01 - 0,05% được xếp loại trung bình. Giá trị trung bình của kali tổng là 0,18% < 0,2% xếp loại rất nghèo. Chỉ tiêu kali trao đổi có giá trị trung bình là 0,06 meq/100g < 0,1 meq/100g được xếp loại rất nghèo. Vậy, đất tại địa điểm nghiên cứu là loại đất không mặn, ít chua, giàu lân dễ tiêu, đạm dễ tiêu, giá trị lân tổng thuộc khoảng trung bình và đạm tổng, kali tổng, kali trao đổi thì rất nghèo. Do đó, khi canh tác lúa trên vùng này cần bổ xung thêm kali để giúp lúa phát triển tốt và cho năng suất tối đa.

4.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 4.2.1 Thời gian sinh trƣởng 4.2.1 Thời gian sinh trƣởng

Thời gian sinh trưởng là một đặc tính của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng phần nào bởi thời tiết, mùa vụ (Yoshida, 1981). Huyết rồng là giống lúa 4 - 5 tháng, được canh tác một vụ duy nhất trong năm vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5 - 6 âm lịch. Ở thí nghiệm này lúa Huyết rồng được gieo mạ vào ngày 13/07/2013 và 28/07/2013, mạ được nhổ cấy ngày 13/08/2013 và thu hoạch ngày 08/12/2013. Theo thời gian sinh trưởng như vậy thì Huyết rồng được xếp vào loại lúa mùa lỡ (trung mùa).

4.2.2 Chiều cao cây

Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến chóp lá hoặc chóp bông cao nhất. Chiều cao cây là một đặc điểm nông học quan trọng ở cây lúa, có mối tương quan thuận với diện tích lá cờ và trọng lượng hạt. Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá đổ ngã trên lúa.

Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc tính giống, lượng phân bón, nước. Bên cạnh đó, lượng phân bón càng nhiều (đặc biệt là phân đạm) sẽ làm cho chiều cao cây càng tăng, thân rạ sẽ yếu và dễ ngã (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Trong điều kiện ngập nước, các cây cao trung bình (110 - 130cm) được coi là lợi thế hơn các dạng thấp cây (90 - 110cm) (Yoshida, 1981). Chiều cao cây trung bình giúp cho việc phân phối carbohydrate vào hạt đạt tối hảo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 50 - 51)