Đƣờng kính lóng của 4 nghiệm thức

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 70 - 72)

Quan sát mẫu thức cắt ngang của lóng thân cho thấy lóng thân có dạng hình elip chứ không thực sự là một hình tròn. Theo Hoshikawa (1990) quan sát các giống lúa dễ ngã của Nhật cho thấy rằng lóng thứ nhất thường có dạng hơi tròn, càng về các lóng phía dưới thì thân lúa càng dẹt với sự chênh lệch đường kính trục lớn và trục nhỏ của lóng

thân gia tăng. Dạng hình lóng thân có thể là do yếu tố di truyền quyết định. Đường kính lóng cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến đổ ngã trên lúa.

Bảng 4.17 cho thấy đường kính lóng thân lớn dần từ lóng thứ nhất đến lóng thứ năm. Qua kết quả thống kê Bảng 4.17 cho thấy các nghiệm thức có đường kính lóng 1 khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, dao động từ 2,3mm (sử dụng Comcat) đến 3mm (sử dụng Kali), trung bình là 2,6mm. Nghiệm thức sử dụng Kali khác biệt với nghiệm thức đối chứng không sử dụng và Comcat ở mức ý nghĩa 5%, 2 nghiệm thức sử dụng Comcat và Canxi không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng không sử dụng, nghiệm thức sử dụng Canxi không có sự khác biệt với nghiệm thức sử dụng Kali và Comcat. Đường kính lóng 2 và lóng 3 không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức với đường kính trung bình lần lượt là 5,1mm và 6,4mm.

Qua kết quả thống kê Bảng 4.17 cho thấy các nghiệm thức có đường kính lóng 4 khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, dao động từ 6,3mm (không sử dụng) đến 7,5mm (sử dụng Comcat), trung bình là 6,9mm. Đường kính lóng 5 của các nghiệm thức cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với đường kính dao động từ 6,4mm (không sử dụng) đến 7,5mm (sử dụng Comcat), trung bình là 7mm. Ở cả lóng 4 và 5 thì nghiệm thức không sử dụng nhỏ hơn 3 nghiệm thức có sử dụng Comcat, Kali và Canxi (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%). Nghiệm thức sử dụng Comcat tốt hơn 2 nghiệm thức sử dụng Kali và Canxi (khác biệt ở mức ý nghĩa 1%), ở 2 nghiệm thức sử dụng Canxi và Kali khác biệt không có ý nghĩa. Lóng thứ tư và thứ năm càng lớn sẽ càng hạn chế được đổ ngã. Như vậy, ở đây cả 3 nghiệm thức sử dụng Comcat, Kali và Canxi đều có khả năng giúp cây chống chịu đổ ngã, trong đó nghiệm thức sử dụng Comcat có khả năng chống chịu đổ ngã tốt nhất.

Bảng 4.22: Đƣờng kính lóng 1, lóng 2, lóng 3, lóng 4, lóng 5 (mm) của 4 nghiệm thức Thứ tự Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 Lóng 5

1 Comcat 2,3b 5,5 6,8 7,5a 7,5a

2 Không sử dụng 2,5b 4,9 6,2 6,3c 6,4c 3 Canxi 2,6ab 4,9 6,3 7,1b 7,2b 4 Kali 3,0a 5,1 6,4 6,7b 7,1b CV (%) 7,7 5,5 5,2 2,9 2,0 TB 2,6 5,1 6,4 6,9 7,0 F * ns ns ** ** Chú thích: *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ns: không có sự khác biệt

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)