Tỷ lệ gạo trắng

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 63)

Gạo trắng là gạo sau khi chà tách cám và mầm, chiếm khoảng 67 - 70% trọng lượng hạt thóc (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Tỷ lệ gạo trắng còn phụ thuộc vào cường độ bức xạ, nếu cường độ bức xạ cao sẽ giúp cây lúa tăng quá trình quang hợp, tăng tích lũy chất khô ở hạt làm hạt no tròn hơn dẫn đến tỷ lệ gạo trắng cao hơn (Lê Thu Thủy và ctv., 2005).

4.4.2.1 Thí nghiệm mật độ sạ

Qua kết quả thống kê Bảng 4.14 cho thấy các nghiệm thức có tỷ lệ gạo trắng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ gạo lức lần lượt là 72,0% và 71,4%, chênh lệch 0,6%.

4.4.2.2 Thí nghiệm tuổi mạ cấy

Qua kết quả thống kê Bảng 4.15 cho thấy các nghiệm thức có tỷ lệ gạo trắng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ gạo lức lần lượt là 71,3% và 71,1%, chênh lệch 0,2%.

4.4.2.3 Thí nghiệm chống đổ ngã

Qua kết quả thống kê Bảng 4.16 cho thấy các nghiệm thức có tỷ lệ gạo trắng khác biệt ở mức ý nghĩa 1% với tỷ lệ gạo trắng dao động từ 71,1% (đối chứng không sử dụng) đến 71,9% (sử dụng Comcat), trung bình là 71,5%. Nghiệm thức sử dụng Comcat và Canxi có tỷ lệ gạo trắng lớn hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức sử dụng Kali thì không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng. Như vậy, ở cả thí nghiệm mật độ sạ và chống đổ ngã đều có tỷ lệ gạo trắng cao hơn 70,1% và được đánh giá thuộc gạo trắng loại 1 theo tỷ lệ phân loại gạo trắng IRRI (1996) và hầu hết đạt tiêu chuẩn gạo trắng của Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), tỷ lệ gạo trắng chiếm khoảng 67 - 70% trọng lượng hạt thóc.

Một phần của tài liệu Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa huyết rồng vĩnh hưng tỉnh long an (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)