1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ

76 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 675,06 KB

Nội dung

KT-Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônthành phố Cần Thơ, được sự học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tìnhcủa Ban Lãnh Đạo và Các Cô Chú, An

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MSSV: 4054045 LỚP: KTNN 01-K31

Cần Thơ - 2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Qua bốn năm học ở Trường Đại Học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo

và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa QTKD đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gianhọc tập ở trường Cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành chươngtrình học của mình

KT-Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônthành phố Cần Thơ, được sự học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tìnhcủa Ban Lãnh Đạo và Các Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng cùng với sự chỉdạy của Quý Thầy Cô Khoa KT-QTKD đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT-QTKD đã truyền đạtcho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là cô Ngô Mỹ Trân đã tậntình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo và Các Cô Chú, Anh Chị trongNgân hàng, đặc biệt là cô Trúc ở phòng Kế hoạch và Tổng hợp đã tận tình giúp

đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luậnvăn của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đónggóp của Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo Ngân hàng giúp em khắc phục đượcnhững thiếu sót và khuyết điểm của bài luận văn này

Em xin chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý Cô Chú, AnhChị trong Ngân hàng lời chúc sức khỏe và luôn thành đạt

Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh

MSSV: 4054045

Lớp: KTNN 1 – K31

Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành PhốCần Thơ từ 2/2/2009 đến 25/4/2009 Trong thời gian thực tập, em Ánh chấp hànhtốt nội qui cơ quan, chịu khó nghiên cứu tài liệu và học hỏi kinh nghiệm làmviệc

Luận văn với đề tài “Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ” Về cơ bản phân tích khá rõ nét và sâu sắc, logic Bên cạnh đó em Ánh

cũng nêu một số kiến nghị thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế

Cần Thơ, ngày……tháng… năm…

NHN0&PTNT Cần ThơGiám Đốc

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên người hướng dẫn:

Học vị:

Chuyên ngành:

Cơ quan công tác:

Tên học viên:

Mã số sinh viên:

Chuyên ngành:

Tên đề tài:

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2 Về hình thức:

3 Ý nghĩa thực khoa học, thực tiễn tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5 Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

6 Các nhận xét khác:

7 Kết luận:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

Người nhận xét

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

MỤC LỤC



Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Trang 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Không gian 2

1.4.2 Thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Lược khảo tài liệu 3

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 4

2.1.1 Khái niệm tín dụng 4

2.1.2 Khái niệm rủi ro 4

2.1.3 Rủi ro tín dụng 5

2.1.3.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 5

2.1.3.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng 5

2.1.3.3 Những dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng 7

2.1.3.4 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 8

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng 8

2.1.4.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động 8

2.1.4.2 Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 9

2.1.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 9

Trang 8

2.1.4.4 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn 9

2.1.4.5 Vòng quay vốn tín dụng 9

2.1.4.6 Thời gian thu nợ bình quân 10

2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10

Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN & PTNT TP Cần Thơ 11

3.2 Cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT TP Cần Thơ 12

3.2.1 Sơ đồ tổ chức 12

3.2.2 Chức năng của từng bộ phận 12

3.2.2.1 Ban giám đốc 12

3.2.2.2 Các phòng nghiệp vụ tại hội sở 13

3.3 Các sản phẩm của NHNN & PTNT TP Cần Thơ 20

3.3.1 Huy động vốn 20

3.3.2 Các hoạt động tín dụng 20

3.3.3 Dịch vụ khác 20

3.4 Giới thiệu khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT TP Cần Thơ 21

3.5 Phương hướng hoạt động trong năm 2009 23

Chương 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP CẦN THƠ 4.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 24

4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn 24

4.1.2 Khái quát về tình hình huy động vốn 26

Trang 9

4.2 Phân tích sơ lược hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong 3 năm 31

4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng 31

4.2.1.1 Doanh số cho vay 31

4.2.1.2 Doanh số thu nợ 37

4.2.1.3 Tình hình dư nợ 42

4.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong 3 năm thông qua các chỉ tiêu tài chính 46

4.3 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong 3 năm 48

4.3.1 Tình hình nợ xấu theo nhóm tại Ngân hàng trong 3 năm 49

4.3.2 Tình hình nợ xấu phân theo ngành kinh tế 53

4.3.2.1 Ngành nông nghiệp 55

4.3.2.2 Ngành thủy sản 56

4.3.2.3 Ngành sản xuất kinh doanh khác 56

4.3.3 Các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng 57

Chương 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5.1 Không ngừng nâng cao năng lực, đạo đức, kiến thức cho cán bộ tín dụng 61

5.2 Nâng cao tầm quan trọng trong công tác thẩm định trước khi xét duyệt cho vay 62

5.3 Giải pháp về tài sản đảm bảo 62

5.4 Tăng cường giám sát sau khi phát triền vay và đôn đốc thu hồi nợ 63

5.5 Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro 63

5.6 Thường xuyên nghiên cứu, theo dõi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước 64

5.7 Tăng cường công tác mua bảo hiểm tiền gửi 64

5.8 Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 64

5.9 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn 65

Trang 10

5.2 Một số biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro trên và trong tương lai 52

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 66 6.2 Kiến nghị 67

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc nước tatrở thành thành viên của WTO, thì các Ngân hàng Việt Nam sẽ đối mặt với sựcạnh tranh gay gắt của Ngân hàng trong nước nói chung và các Ngân hàng nướcngoài nói riêng Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các Ngân hàng trong nước bắtbuộc phải hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình để đi đến mục đích là tối đahoá lợi nhuận Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhưhiện nay, thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng từng bước được đổi mới

và phát triển ngày càng đa dạng Đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh

tế ngày càng tăng

Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng ở nước ta hiện nay, đặc biệt

là ở Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung vàNgân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ (AgribankCần Thơ) nói riêng thì tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng

và thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã và đang từng bước

mở rộng quy mô hoạt động, từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên, đồngthời thường xuyên đa dạng hoá các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịpthời nhu cầu về vốn của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả Tuynhiên, việc này cũng đã góp phần làm tăng rủi ro trong kinh doanh của Ngânhàng, nhất là rủi ro tín dụng Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay đối với Ngân hàng

là nhận dạng rủi ro và đề ra một số biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên em đã chọn đề tài “ Rủi ro tín dụng và một

số biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại thành phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi rocho hoạt động tín dụng cho Agribank Cần Thơ trong 3 năm (2006, 2007, 2008),

Trang 12

từ đó đưa ra một số biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng trongthời gian tới.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

 Tình hình huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm như thếnào?

 Các rủi ro tín dụng trong thời gian gần đây mà ngân hàng gặp phải?

 Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng?

 Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian:

Đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình rủi ro tín dụng phân theo nhóm,theo ngành kinh tế và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dung tại NHNN&PTNTthành phố Cần Thơ

1.4.2 Thời gian:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và thu thập số liệu trong vòng 3 năm trở lạiđây (2006 – 2008) để phân tích tình hình rủi ro của Ngân hàng

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:

Các số liệu, những thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, có khảnăng dẫn đến rủi ro cho Agribank Cần Thơ

Hoạt động của Agribank Cần Thơ rất phong phú và đa dạng với nhiều hình

Trang 13

tiếp cận thực tế quá ít, chắc chắn đề tài này không tránh khỏi thiếu sót Rất mong

sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, anh, chị trong cơ quan để luậnvăn được hoàn chỉnh hơn

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trước đây, đã tồn tại một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài này:

Nguyễn Xuân Hoan (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bến Tre – Phòng giao dịch Mỏ Cày” Trong đề tài, tác giả đã sử dụng hai phương pháp là so sánh

số tương đối , số tuyệt đối và dùng các tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạtđộng tín dụng của ngân hàng để từ đó thấy rõ hơn về tình hình nợ quá hạn củaNgân hàng và tìm ra được những biện pháp khắc phục tình hình nợ quá hạn màNgân hàng đang gặp phải trong thời gian qua

Lê Phúc Hậu (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ” Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng

hai phương pháp là so sánh và dùng các chỉ tỷ số để phân tích hiệu quả hoạt độngtín dụng của Ngân hàng, và tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt độngtín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm (2004, 2005, 2006), từ đó tác giả đưa ra cácgiải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàngđang gặp phải

 Trong đề tài, em cũng sử dụng hai phương pháp là so sánh và dùng các

tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Để từ đóthấy rõ hơn về tình hình nợ xấu của Ngân hàng và tìm ra một số biện pháp khắcphục tình hình nợ xấu mà Ngân hàng đang gặp phải trong thời gian qua

Trang 14

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại vàphát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dướihình thức vay mượn và có hoàn trả Ngày nay tín dụng được hiểu theo nhữngđịnh nghĩa sau:

- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình tháitiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc vàlãi sau một thời gian nhất định

- Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sửdụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa

- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa dịch vụ, chứng khoán dựa vào lờihứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người đi vay)

Như vậy, “tín dụng” được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưngchúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay vàquan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành

2.1.2 Khái niệm rủi ro

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thịtrường là một hoạt động rất nhạy cảm Mọi biến động trong nền kinh tế - xã hộiđều nhanh chóng tác động đến hoạt động của Ngân hàng, có thể gây nên nhữngxáo động bất ngờ và làm cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sútnhanh chóng Như vậy có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thươngmại luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào Vậyrủi ro là gì?

Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng là những biến cố, sự kiện xảy rangoài ý muốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thườngdẫn đến thiệt hại và thua lỗ Vì vậy nhận thức rủi ro và đề ra những biện phápphòng chống hiệu quả để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách trongmỗi Ngân hàng

Trang 15

2.1.3 Rủi ro tín dụng

2.1.3.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, đồng thờirủi ro của nó cũng rất phức tạp với mức độ nhạy cảm nhất định Thông thườngrủi ro của Ngân hàng chủ yếu thường tập trung vào bốn dạng: rủi ro lãi suất, rủi

ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hối đoái Trong bốn dạng rủi ro trên thìrủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với Ngân hàng vì hoạtđộng tín dụng gắn liền với hoạt động của Ngân hàng Vậy thì rủi ro tín dụng làgì?

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thựchiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng Nói cách khác, rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được donguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ choNgân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản

2.1.3.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theoquyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định ( khoản 2 điềusáu QĐ18/2007/QĐ-NHNN)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

Trang 16

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đều (đối với khách hàng làdoanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn trước điều chỉnh lần đầu).

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điềusáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừcác khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theoqui định

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điềusau QĐ18/2007/QĐ-NHNN)

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (khoản 2 điềusau QĐ18/2007/QĐ-NHNN)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoạn nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hản trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn

Trang 17

2.1.3.3 Những dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng

a) Các dấu hiệu phi tài chính

Tính cách và tư cách của khách hàng

- Khách hàng tìm cách né tránh, tránh gặp Ngân hàng và thiếu hợp tác vớiNgân hàng, khách hàng có những cách cư xử bất thường

Khả năng quản lý của khách hàng

- Không có khả năng hoạch định ra những kế hoạch hành động

- Hoạt động kinh doanh dựa vào một người chủ yếu

- Đầu tư vào những lĩnh vựa ngoài kinh nghiệm hiểu biết của mình

Không nhạy bén trước các tình hình đang thay đổi

- Công ty thiếu những người thay thế cần thiết

Tình hình hoạt động kinh doanh

- Doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát và báo cáo tài chính không tốt

- Máy móc thiết bị không được bảo trì tốt

- Thường xuyên thay đổi Ngân hàng truyền thống

- Bị mất quyền đại lý, nhà cung cấp hoặc quyền cung cấp

Tình trạng của ngành hoặc của nền kinh tế nói chung

- Nhà nước ra những quy chế mới làm ảnh hưởng quá trình ảnh hưởngkinh doanh của khách hàng

- Sự phát triển về mặt công nghệ thông tin

- Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới, những kênh phân phối mới

b) Những dấu hiệu cảnh báo về tài chính

- Thông qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng như: rút vốn quánhiều nhưng không rõ ràng; số dư bình quân trong tài khoản bị giảm

- Nợ vay Ngân hàng tăng lên không tương xứng với sự tăng doanh thu, vayvốn sau mùa vụ cần thiết

- Các khoản phải thu quá lớn, hàng chiết khấu quá nhiều

- Hàng tồn kho không phù hợp với chức năng kinh doanh, không thườngxuyên kiểm tra hàng tồn kho, hoặc hàng tồn kho quá lớn

Trang 18

2.1.3.4 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng tín dụng gây ra

a) Thiệt hại đối với Ngân hàng

Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của Ngânhàng là khó tránh khỏi vì Ngân hàng là người đi vay và người cho vay

Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạy động kinh doanh của Ngânhàng như làm cho Ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì Ngân hàngkinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động Khi rủi ro xảy ra tức Ngân hàngkhông thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán củaNgân hàng không thể đảm bảo được

Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việcthanh toán, dần làm cho Ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản

b) Thiệt hại đối với nền kinh tế - xã hội

Kinh doanh Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế

và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư Chính

vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một Ngân hàng, rồi lây lang ranhiều Ngân hàng, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng Lúc

đó, nhiều người sẽ đua nhau đến Ngân hàng để rút tiền trước thời hạn Khi đó, rủi

ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp

Do đó, rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng và cần được quantâm đăc biệt hơn từ chính phủ, từ Ngân hàng trung ương (NHTW) NHTW cầnphải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua các thanh tra kiểmsoát hoạt động của các Ngân hàng thương mại( NHTM), và cần thiết có sự hỗ trợcho các NHTM khi có biến cố rủi ro xảy ra

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng

2.1.4.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động (%, lần)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của Ngânhàng Nó giúp so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy độngđược Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quálớn thì cho thấy khả năng huy động của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêunày quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không có hiệu quả

Trang 19

Dư nợ

Vốn huy động

2.1.4.2 Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (%)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợvay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời kỳkinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay Hệ số thu nợ càng lớn thìcàng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệuquả và ngược lại

Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay

2.1.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng củaNgân hàng này cao Công thức tính:

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) = * 100 (%)

Tổng dư nợ

2.1.4.4 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổngnguồn vốn sử dụng của Ngân hàng Công thức tính:

Trang 20

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

Dư nợ bình quânTrong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2

2.1.4.6 Thời gian thu nợ bình quân (ngày)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thờigian Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng cao,tốc

độ luân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh

Dư nợ bình quân

Doanh số thu nợ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài là những số liệu thứ cấp đượcthu thập từ các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT thànhphố Cần Thơ qua 3 năm (2006-2008)

Ngoài ra còn xem thông tin trên các tạp chí và sách báo có liên quan đếnNgân hàng, kết hợp với những ý kiến góp ý chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn vàcác cán bộ tín dụng Ngân hàng

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trên lý thuyết có nhiều phương pháp để phân tích nhưng đối với đề tàinghiên cứu này thì chủ yếu dựa vào hai phương pháp sau:

Dùng phương pháp so sánh để so sánh những số liệu thực hiện năm này sovới năm trước, nhằm thấy được tình hình biến động và mức độ biến động củacác số liệu này trong thời gian qua

Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng củaNgân hàng trong 3 năm (2006-2008)

Trang 21

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

AGRIBANK là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũcán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Đến tháng3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiềuphương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷđồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới,phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% AGRIBANK hiện có hơn 2200 chinhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán

bộ nhân viên

Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố CầnThơ là một ngân hàng chi nhánh cấp 1, được thành lập ngày 15-08-1988, trụ sởchính đặt tại số 03 - Phan Đình Phùng - Quận Ninh Kiều - Thành Phố Cần Thơ

Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế cơ chế thịtrường.Vì vậy, ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thànhphố Cần Thơ đã đề ra phương châm “Đi vay để cho vay” với phương thức kinhdoanh uy tín và coi trọng khách hàng

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố CầnThơ vừa là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam vừa là Ngân hàng khu vực gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng,

An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau Vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông Thôn Thành phố Cần Thơ vừa thực hiện chức năng kinh doanhcủa mình vừa đồng thời thực hiện chức năng đào tạo cán bộ, triển khai cácchương trình công nghệ mới hiện đại đến các tỉnh trong khu vực và báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khu vực về trung tâm điều hành

Trang 22

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNN & PTNT THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của NHNN – PTNT Thành Phố Cần Thơ

3.2.2 Chức năng của từng bộ phận

3.2.2.1 Ban giám đốc

Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và Tổng Giám Đốc

về hoạt động kinh doanh của đơn vị, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn và kiểmtra việc triển khai công việc của các Phó Giám đốc; Trực tiếp phụ trách công tác

Kế hoạch, Tín dụng, Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ Ngoài lĩnh vực đã phân côngcho các Phó Giám đốc phụ trách, với cương trị phụ trách chung Giám đốc trựctiếp giải quyết một số lĩnh vực sau:

- Những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, các phòng nghiệp vụ đãđược Phó Giám đốc phụ trách chỉ đạo giải quyết nhưng còn ý kiến khác nhau

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòngkiểmtra,kiểmsoátnội bộ

Phònggiaodịchtrựcthuộc

Chinhánhcấp 3(chinhánhQuận,huyện)

PhòngdịchvụMarketing

Phòngkinhdoanhngoạihối

Phòngđiệntoán

Trang 23

- Những vấn đề vượt thẩm quyền của Phó Giám đốc phụ trách.

- Tùy điều kiện cụ thể, có thể Giám đốc trực tiếp giải quyết một số côngviệc đã phân công cho Phó Giám đốc hoặc điều chỉnh lại sự phân công giữa cácPhó Giám đốc

Các Phó Giám đốc: được phân công trực tiếp phụ trách một số lĩnh

vực nghiệp vụ và công việc đột xuất do Giám đốc giao, đồng thời chịu tráchnhiệm trước Giám đốc và kết quả công việc được phân công

3.2.2.2 Các Phòng nghiệp vụ tại Hội sở

Phòng Kế hoạch Tổng hợp:

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loạitiền tệ, loại tiền gửi và quản lý các hệ số an toàn theo quy định Tham mưu choGiám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lượckhách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triểnnguồn vốn

- Đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắnhạn, trung dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cungcấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thôngtin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, quản lýtài sản nợ (rủi lo lãi suất, kỳ hạn)

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kếhoạch đến các chi nhánh trực thuộc

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối vớicác chi nhánh loại 3

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm Dự thảo các báocáo sơ kết, tổng kết

- Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao

Phòng Tín Dụng:

- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xạy dựng chiếnlược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãiđối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín:

Trang 24

sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêudùng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục kháchhàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷquyền

- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theophân cấp uỷ quyền

- Tiếp nhận vàthực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trongnước, nước ngoài Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuôc Chính phủ, Bộ,ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trongđịa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; tham mưu đề xuất giámđốc trình Tổng giám đốc cho phép nhân rộng

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích tích nợ quá hạn, tìm nguyênnhân và đề xuất hướng khắc phục

- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng pháttriển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho kháchhàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến pảhn hồi của khách hàng

- Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách yhàng về các quyđịnh tín dụng, dịch vụ của ngân hàng

- Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác ) hồ sơ tíndụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cungcấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo qui trình tín dụng; thamgia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản

lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng

- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các chinhánh trực thuộc trên địa bàn

- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao

Trang 25

Phòng Kế toán và Ngân quỹ:

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quytrình của Ngân hàng Nhà nước, NHNN & PTNT Việt Nam

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tàichính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nôngnghiệp cấp trên phê duyệt

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của chi nhánh

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kết toán, quyết toán vàbáo cáo theo qui định

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định

- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và đảm bảo định mức tồn quỹtheo qui định

- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh theoqui định của NHNN & PTNT Việt Nam

- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao

Phòng Hành chính và Nhân sự:

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và cótrach nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giámđốc chi nhánh phê duyệt

- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và cácchi nhánh Ngân hàng trực thuộc trên địa bàn Trực tiếp làm thư ký tổng hợp choGiám đốc chi nhánh

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kếthợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hànhchính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh

- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống cháy,

nổ tại cơ quan

- Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương

- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bảnđịnh chế của NHNN & PTNT Việt Nam

Trang 26

- Phân tích đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại chinhánh Ngân hàng Nông nghiệp.

- Đầu mối giao tiếp khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hànhchính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý tập thể, nhà khách của

- Tham mưu cho Giám đốc quy hoạch cán bộ, nhân viên đi công tác, họctập trong và ngoài nước theo quy định Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ,nhân viên được quy hoạch, đào tạo

- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước,Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹluật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốcNgân hàng Nông nghiệp

- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh NHNN & PTNT TPCần Thơ, quản lý và hoàn tất hồ sơ chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độtheo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh

- Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Trang 27

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

- Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trìnhcông tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điểm cụ thể củađơn vị

- Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán Tổ chứcthực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra,kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằmbảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánhphụ thuộc

- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng,năm Tổ chức giao bán hàng đối với các kiểm tra viên chi nhánh loại 3 Tổng hợp

và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tạithiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi Tổ kiểm tra, kiểm soát Vănphòng đại diện và Ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ Hàng tháng có báo cáo nhanh

về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi vềBan Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nông nghiệp,các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánhtheo quy định

- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơnthư thuộc thẩm quyền Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, thammưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thựchành tiết kiệm tại đơn vị

- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanhtra vụ việc theo quy định; thực hiện quản lý thông tin (bảo mật hồ sơ kiểm tra nội

bộ, thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp) và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theoquy định

- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản dogiám đốc chi nhánh ban hành Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theochức năng, nhiệm vụcủa phòng

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Giám đốc uỷ quyền

Trang 28

- Phòng Kinh doanh ngoại hối:

- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toánquốc tế trực tiếp theo qui định

- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế mạng SWIFT Ngân hàng Nôngnghiệp

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đếnthanh toán quốc tế

- Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản kháchhàng nước ngoài

- Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấpliên quan đến công tác của phòng và lập báo cáo theo qui định)

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Phòng Dịch vụ và Marketing:

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếpxúc, tiếp nhận yêu cầu cần sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướngdẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền )tiếp thị giới thiệu sản phẩm ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ kháchhàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sựhài lòng của khách hàng

- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triểnsản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ kháchhàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là cáchoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường

- Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạocủa Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc chi nhánh

- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanhnghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng báhoạt động của chi nhánh và của Ngân hàng Nông nghiệp

- Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyêntruyền đối với các đơn vị phụ thuộc

Trang 29

- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thứcthích hợp như các ấn phẩm catolog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích theo quiđịnh.

- Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩmnhư phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa, ghi âm, ghi hình phản ánh các sự kiện vàhoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị

- Đầu mối tiếp cận các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiệncác hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Ngân hàng Nôngnghiệp

- Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin,tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quầnchúng của đơn vị

- Soạn thảobáo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền cửa đơn vị

- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy địnhcủa Ngân hàng Nông nghiệp

- Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theoqui định của Ngân hàng Nông nghiệp

- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới địa lý và chủthẻ

- Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối

- Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phátsinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Phòng Điện toán:

- Thực hiện các nghiệp vụ do Trung tâm công nghệ thông tin quy định

- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạtđộng của chi nhánh

- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toánthống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động khác phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh

- Chấp hành chế độ báo cáo, thông tin và cung cấp số liệu, thông tin theoqui định

Trang 30

- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

- Làm dịch vụ tin học

- Lập chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác điều hànhcủa Ban lãnh đạo, đề nghị của các phòng chuyên đề và các chi nhánh trực thuộc

- Lên kế hoạch đào tạo tin học hàng năm trong nội bộ Ngân hàng

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chin nhánh giao

3.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA NHNN&PTNT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.3.1 Huy động vốn

Khai thác và huy động vốn của các tố chức kinh tế, cá nhân trong và ngoàinước bao gồm các loại tiền gởi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết gởi tiết kiệm với lãisuất linh hoạt và hấp dẫn Bên cạnh đó việc huy động tiền gởi bằng ngoại tệ phảichấp hành đúng quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối Tiền gởi của kháchhàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước

3.3.2 Các hoạt động tín dụng

- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệkhông phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh,thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng, xuất nhập khẩu… Đặc biệt chú trọngcho vay trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh

- Cho vay xây dựng và phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diệnchính sách

- Cho vay đối với các đối tượng xuất khẩu lao động

- Thực hiện cho vay theo chỉ định của Nhà nước và theo sự ủy thác củacác tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

- Thực hiện chiết khấu các loại chứng từ có giá

3.3.3 Dịch vụ khác: chuyển tiền, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều

họ phải đối phó với những quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về tiền

Trang 31

tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuậncao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng nhữngquy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh củangân hàng mình.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 nhìn chung

là tốt do kết quả kinh doanh qua các năm đều có lợi nhuận Theo báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm, chúng ta nhận thấy rằng cả 3năm vừa qua, lợi nhuận kinh doanh đều dương, có nghĩa là kinh doanh có lời

Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT TP Cần

Thơ qua 3 năm (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 458.990 531.885 683.709 72.895 15,88 151.824 28,54 Chi phí 415.232 481.995 671.017 66.763 16,08 189.022 39,22 Lợi nhuận 43.758 49.890 12.692 6.132 14,01 -37.198 -74,56

Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN& PTNT TP Cần

Thơ qua 3 năm

Trang 32

hơn tốc độ tăng của chi phí Nguyên nhân của vấn đề này là do sự tăng lên đáng

kể của các chi phí Đầu tiên là chi phí huy động vốn tăng do tăng lãi suất huyđộng cạnh tranh với các ngân hàng khác Đồng thời, do doanh số cho vay tăngcho thấy nhu cầu về vốn kinh doanh tăng lên trong khi vốn huy động bị giảm sútvào năm 2008 Từ đó, vốn điều chuyển phải tăng lên để đảm bảo yêu cầu kinhdoanh Chính vì các chi phí tăng lên quá nhiều mà nguồn thu lại không đủ bùđắp nên mới dẫn đến tình trạng lợi nhuận giảm Tất nhiên, việc sụt giảm về lợinhuận có thể do nhiều yếu tố tác động từ môi trường kinh doanh bên ngoài màngân hàng không thể kiểm soát Thế nhưng, trách nhiệm của những nhà quản lý

là cần phải có những giải pháp chiến lược nhằm kiềm chế sự tác động đó

Trong 3 năm vừa qua, tại Cần Thơ đã xuất hiện ngày càng nhiều nhữngngân hàng cạnh tranh, giá cả thị trường biến động mạnh mẽ… đã khiến cho môitrường kinh doanh của Agribank Cần Thơ trở nên khắc nghiệt hơn Đây cũng làmột nguyên nhân tác động khá mạnh vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Sựcạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất huy động đã khiến cho chi phí lãi huyđộng tăng cao, làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận Đây là một bất lợi

mà đối với bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đối mặt

Nhìn chung, đối với Agribank Cần Thơ, việc duy trì được lợi nhuận quacác năm đã là một nổ lực lớn Để làm được điều này thì phải kể đến vai trò quản

lý điều hành ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ tại Hội sở Agribank Cần Thơ.Chính khả năng quản lý và sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban đã giúpAgribank Cần Thơ có những chính sách và hướng đi phù hợp trong điều kiệnkinh doanh khó khăn

Ngoài ra, sự quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng nâng cao được uy tín của mìnhtrên thị trường Nó giúp cho hệ thống Agribank Cần Thơ tạo được niềm tin ởkhách hàng cũng như các đối tác nhờ vào những chiến lược kinh doanh thu hútkhách hàng Hiện nay, Agribank Cần Thơ có mối quan hệ tín dụng tốt với rấtnhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước được thể hiện qua doanh số cho vayqua các năm đều rất cao

3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2009

Trong năm 2009 NHNN & PTNT Thành Phố Cần Thơ sẽ ưu tiên từ 78-80%nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn Cụ thể, Ngân hàng sẽ

Trang 33

phấn đấu đưa nguồn vốn huy động đạt 1.800 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ lên 2.000

tỷ đồng Trong đó, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 1.600 – 1.700 tỷđồng; tỷ lệ đầu tư cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu khoảng 20% với dư nợ

300 tỷ đồng và khoảng 1.350 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất với khoảng 25.000 đến26.000 hộ

Trang 34

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thànhphần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quảkinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào Khi các thành phầnkinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt độngchủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn

Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trướctiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tíndụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh

tế Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch

vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trongdân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuấtkinh doanh Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiệnthuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốncủa các thành phần kinh tế và dân cư Cụ thể nguồn vốn tại Ngân hàng AgribankCần Thơ được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm tăng giảmkhông điều Cụ thể, tổng nguồn vốn trong năm 2007 là 1.879.587 triệu đồng,giảm 4.033 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 0,21% Đến năm 2008, tổngnguồn vốn đạt được là 2.238.347 triệu đồng, tăng 358.760 triệu đồng so với năm

2007, tốc độ tăng 19,09% Nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn giảm trongnăm 2007, vì trong năm Ngân hàng chia tách với các chi nhánh NHNN & PTNTQuận Ninh Kiều nên làm cho nguồn vốn Ngân hàng giảm Tuy nhiên sự giảm đócũng không đáng kể, đến năm 2008 nguồn vốn lại tăng lên là nhờ vào sự tăng lêncủa nguồn vốn điều chuyển và sự hoạt động tín dụng có hiệu quả của Ngân hàng

Trang 35

Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm tănggiảm không đều do Ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong diễnbiến của nền kinh tế trong nước: lãi suất tăng cao, thị trường kinh tế diễn biếnphức tạp Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn vốn là 1.633.374 triệu đồng, qua năm

2007 vốn huy động là 1.584.714 triệu đồng giảm 48.660 triệu đồng so với năm

2006, tốc độ 2,98%; đến năm 2008 vốn huy động là 1.505.162 triệu đồng giảm79.552 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ giảm 5,02%

 Tiền gửi các tổ chức:

- Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2007 giảm 78.252 triệu đồng (giảm21,56%) so với năm 2006, năm 2008 giảm 87.043 triệu đồng (giảm 30,57%) sovới năm 2007

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: năm 2007 tăng 38.514 triệu đồng (tăng 2.132,56%), năm 2008 tăng 16.580 triệu đồng (tăng 41,125%) so với năm 2007.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: năm 2007 tăng 28.833 triệu đồng (tăng 7,12%) so với năm 2006, năm 2008 giảm 345.291 triệu đồng (giảm 79,64%) so với năm 2007.

Trang 36

Xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế: 9 tháng đầu năm

2008 lạm phát và nhập siêu cao, sang tháng 10 giảm phát Diễn biến cung cầuvốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường Tình trạng doanh nghiệp khókhăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầuyếu Sản xuất lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ Đây là những yếu tố gâybất lợi cho hoạt động ngân hàng Do huy động vốn khó khăn, buột ngân hàngphải sử dụng nhiều biện pháp để húc và giữ nguồn vốn Một trong những biệnpháp hữu hiệu mà ngân hàng sử dụng là tăng lãi suất huy động ngắn hạn cao hơnlãi suất dài hạn, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hútkhách hàng Vì vậy từ bảng số liệu trên ta thấy cũng không mấy ngạc nhiên khitiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng nhanh qua các năm do các doanh nghiệpmột phần muốn tăng lượng tiền nhàn rỗi của mình một cách nhanh chóng cònmột phần khác muốn rút vốn nhanh để phục vụ cho công việc sản xuất của mình

 Tiền gửi dân cư:

 Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2007 tăng4.786 triệu đồng (tăng 13,40%)

so với năm 2006, năm 2008 giảm 18.081 triệu đồng (giảm 44,64%) so với năm2007

 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: năm 2007 tăng 38.954 triệu đồng (tăng 9,97%), năm 2008 tăng 534.029 triệu đồng (tăng 124,26%) so với năm 2007.

 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: năm 2007 giảm 81.495 triệu đồng

(giảm 18,64% ) so với năm 2006, năm 2008 giảm 179.746 triệu đồng (giảm 50,52%) so với năm 2007.

Trong ba loại tiền gửi trên thì lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăngmạnh nhất Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là nhờ bà con ứng dụng các kỹthuật canh tác tiến bộ vào việc sản xuất lúa hàng hóa nên năng suất mỗi hộ tạitỉnh đạt tới 7 -8 tấn/ha trong vụ đông xuân và từ 4,5 -5 tấn/ha ở vụ hè thu, giá lúatăng lên theo hướng có lợi cho nông dân Bên cạnh đó những hộ sản xuất nuôi cátra, cá basa cũng được Nhà nước rót vốn vào hỗ trợ sản xuất nên đã bán hết

Trang 37

lượng tồn với số lượng 5000 tấn1 Với số tiền có được của người nông dân cũngnhư lợi nhuận mà họ có được sau khi thu hoạch họ gửi vào ngân hàng với lãi suấtdưới 12 tháng 18%/năm (2008) vừa hấp dẫn lại vừa rút tiền xoay sở được nhanhtrong sản xuất nên phần lớn những người sản xuất đều thích gửi dịch vụ dưới 12tháng.

Tiền gửi tiết kiệm: là hình thức chủ yếu trong việc huy động vốn của Ngân hàng,

nó luôn chiếm tỉ trọng lớn qua các năm Cụ thể, năm 2006 tiền gửi tiết kiệm chiếm 43,23%; năm 2007 tiền gửi tiết kiệm chiếm 37,51%; năm 2008 tiền gửi tiết kiệm chiếm 73,26% tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng. Loại tiền gửi này tuy có giảmmạnh trong năm 2007 là 111.714 triệu đồng (giảm 15,82%) so với năm 2006nhưng đến năm 2008 lượng tiền nàytăng 508.285 triệu đồng ( tăng 85,52%) so với năm 2007 là nhờ vào việc Ngân hàng có các chính sách lãi suất hợp lý và cóchương trình huy động tiết kiệm dự thưởng với giải đặc biệt 100 lượng vàng “3chữ A” 9999 để khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng

Vốn huy động tại Ngân hàng trong thời gian qua tăng trưởng không ổnđịnh, năm 2008 vốn huy động giảm một cách đột ngột (giảm 79.552 triệu đồngtức giảm 5,02%) so năm 2007 điều này là do Kho Bạc Nhà Nước giảm mạnhtrong việc gửi tiền vào chi nhánh để hỗ trợ chi phí cho các ngân hàng giải ngâncho các ngành sản xuất trong nông nghiệp và thủy sản không đạt hiệu quả

Như vậy chứng tỏ rằng sau 3 năm hoạt động, nguồn vốn huy động củaNgân hàng theo chiều hướng giảm chưa có sự tăng trưởng và ổn định Tuy Ngânhàng chưa ra những biện pháp huy động mới, chủ yếu vẫn là những hình thứchuy động truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… nhưng do Ngân hàng có trụ sở đặt tại trung tâm

TP Cần Thơ nên rất thuận tiện cho việc giao dịch Bên cạnh đó, Ngân hàng vẫntiếp tục thực hiện và phát huy các giải pháp sẵn có trong thời gian qua như làmtốt công tác thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi, tích cực tuyên truyền,gặp gỡ vận động những hộ có tiền nhàn rổi để gửi vào Ngân hàng, tranh thủ sựtrợ giúp của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể… đã áp dụngnhững chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đúng thời điểm Bên cạnh đó lãi suất huyđộng cũng được thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời điểm, thích hợp nhu cầu

1 Nguồn từ http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinthoibao.jsp?tin=1083

Trang 38

sản xuất và tiêu dùng Điều này chứng tỏ các khoản tín dụng được cấp ra ngàycàng nhiều Đây là một lợi thế cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng Nó phảnánh uy tín cũng như vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trong tương lai Tuy nhiênkhông vì thế mà Ngân hàng không chú trọng đến công tác huy động vốn mà đòihỏi Ngân hàng cần tăng trưởng hơn nữa công tác vận động để làm tăng nguồnvốn từ cơ sở Muốn thế, với tình hình thực tế Ngân hàng cần mở rộng mạng lướitại các nơi kinh tế khá phát triển vừa huy động vốn vừa vay vốn Mở rộng khaithác các nguồn tiền gửi lãi suất thấp đồng thời giữ vững ổn định số dư tiền gửikho bạc và các tổ chức kinh tế, phục vụ tốt dịch vụ chuyển tiền Tình hình vốnhuy động của Ngân hàng được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng

Agribank Cần Thơ thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoànhập nhanh với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụngtrên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế Trong thời gian qua Ngânhàng rất chú trọng đến việc phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn, xây dựngcác cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn phát triển, nâng cao năng lực của

Ngày đăng: 14/09/2015, 12:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w