Khái quát về cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 34)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

4.1.1. Khái quát về cơ cấu nguồn vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Cụ thể nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank Cần Thơ được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không điều. Cụ thể, tổng nguồn vốn trong năm 2007 là 1.879.587 triệu đồng, giảm 4.033 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 0,21%. Đến năm 2008, tổng nguồn vốn đạt được là 2.238.347 triệu đồng, tăng 358.760 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 19,09%. Nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn giảm trong năm 2007, vì trong năm Ngân hàng chia tách với các chi nhánh NHNN & PTNT Quận Ninh Kiều nên làm cho nguồn vốn Ngân hàng giảm. Tuy nhiên sự giảm đó cũng không đáng kể, đến năm 2008 nguồn vốn lại tăng lên là nhờ vào sự tăng lên của nguồn vốn điều chuyển và sự hoạt động tín dụng có hiệu quả của Ngân hàng.

0 5 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 5 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2 5 0 0 0 0 0 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 N ă m T ri u đ n g V ố n tự c ó V ố n đ iề u c h u y ể n V ố n h u y đ ộ n g Tổ n g n g u ồ n vố n

Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng trong 3 năm (2006-2008) 4.1.2. Khái quát về tình hình huy động vốn

Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các Ngân hàng đều quan tâm đến mảng huy động vốn. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của Ngân hàng, phần lớn còn lại cung cấp tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà Chi nhánh đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh doanh. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng thể hiện qua bảng như sau:

Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không đều do Ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong diễn biến của nền kinh tế trong nước: lãi suất tăng cao, thị trường kinh tế diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn vốn là 1.633.374 triệu đồng, qua năm 2007 vốn huy động là 1.584.714 triệu đồng giảm 48.660 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ 2,98%; đến năm 2008 vốn huy động là 1.505.162 triệu đồng giảm 79.552 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ giảm 5,02%.

 Tiền gửi các tổ chức:

- Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2007 giảm 78.252 triệu đồng (giảm 21,56%) so với năm 2006, năm 2008 giảm 87.043 triệu đồng (giảm 30,57%) so với năm 2007.

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: năm 2007 tăng 38.514 triệu đồng

(tăng 2.132,56%), năm 2008 tăng 16.580 triệu đồng (tăng 41,125%) so với năm 2007.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: năm 2007 tăng 28.833 triệu đồng (tăng 7,12%) so với năm 2006, năm 2008 giảm 345.291 triệu đồng (giảm 79,64%) so với năm 2007.

Xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế: 9 tháng đầu năm 2008 lạm phát và nhập siêu cao, sang tháng 10 giảm phát. Diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu. Sản xuất lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ. Đây là những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Do huy động vốn khó khăn, buột ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để húc và giữ nguồn vốn. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà ngân hàng sử dụng là tăng lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vì vậy từ bảng số liệu trên ta thấy cũng không mấy ngạc nhiên khi tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng nhanh qua các năm do các doanh nghiệp một phần muốn tăng lượng tiền nhàn rỗi của mình một cách nhanh chóng còn một phần khác muốn rút vốn nhanh để phục vụ cho công việc sản xuất của mình.

 Tiền gửi dân cư:

 Tiền gửi không kỳ hạn: năm 2007 tăng4.786 triệu đồng (tăng 13,40%)

so với năm 2006, năm 2008 giảm 18.081 triệu đồng (giảm 44,64%) so với năm

2007.

 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: năm 2007 tăng 38.954 triệu đồng

(tăng 9,97%), năm 2008 tăng 534.029 triệu đồng (tăng 124,26%) so với năm 2007.  Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: năm 2007 giảm 81.495 triệu đồng (giảm 18,64% ) so với năm 2006, năm 2008 giảm 179.746 triệu đồng (giảm 50,52%) so với năm 2007.

Trong ba loại tiền gửi trên thì lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh nhất. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là nhờ bà con ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ vào việc sản xuất lúa hàng hóa nên năng suất mỗi hộ tại tỉnh đạt tới 7 -8 tấn/ha trong vụ đông xuân và từ 4,5 -5 tấn/ha ở vụ hè thu, giá lúa tăng lên theo hướng có lợi cho nông dân. Bên cạnh đó những hộ sản xuất nuôi cá tra, cá basa cũng được Nhà nước rót vốn vào hỗ trợ sản xuất nên đã bán hết

lượng tồn với số lượng 5000 tấn1. Với số tiền có được của người nông dân cũng như lợi nhuận mà họ có được sau khi thu hoạch họ gửi vào ngân hàng với lãi suất dưới 12 tháng 18%/năm (2008) vừa hấp dẫn lại vừa rút tiền xoay sở được nhanh trong sản xuất nên phần lớn những người sản xuất đều thích gửi dịch vụ dưới 12 tháng.

Tiền gửi tiết kiệm: là hình thức chủ yếu trong việc huy động vốn của Ngân hàng, nó luôn chiếm tỉ trọng lớn qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tiền gửi tiết kiệm chiếm 43,23%; năm 2007 tiền gửi tiết kiệm chiếm 37,51%; năm 2008 tiền gửi tiết kiệm chiếm 73,26% tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng. Loại tiền gửi này tuy có giảm mạnh trong năm 2007 là 111.714 triệu đồng (giảm 15,82%) so với năm 2006

nhưng đến năm 2008 lượng tiền nàytăng 508.285 triệu đồng ( tăng 85,52%) so với

năm 2007 là nhờ vào việc Ngân hàng có các chính sách lãi suất hợp lý và có chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng với giải đặc biệt 100 lượng vàng “3 chữ A” 9999 để khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng.

Vốn huy động tại Ngân hàng trong thời gian qua tăng trưởng không ổn

định, năm 2008 vốn huy động giảm một cách đột ngột (giảm 79.552 triệu đồng

tức giảm 5,02%) so năm 2007 điều này là do Kho Bạc Nhà Nước giảm mạnh

trong việc gửi tiền vào chi nhánh để hỗ trợ chi phí cho các ngân hàng giải ngân cho các ngành sản xuất trong nông nghiệp và thủy sản không đạt hiệu quả.

Như vậy chứng tỏ rằng sau 3 năm hoạt động, nguồn vốn huy động của Ngân hàng theo chiều hướng giảm chưa có sự tăng trưởng và ổn định. Tuy Ngân hàng chưa ra những biện pháp huy động mới, chủ yếu vẫn là những hình thức huy động truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… nhưng do Ngân hàng có trụ sở đặt tại trung tâm TP Cần Thơ nên rất thuận tiện cho việc giao dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy các giải pháp sẵn có trong thời gian qua như làm tốt công tác thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi, tích cực tuyên truyền, gặp gỡ vận động những hộ có tiền nhàn rổi để gửi vào Ngân hàng, tranh thủ sự trợ giúp của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể… đã áp dụng những chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đúng thời điểm. Bên cạnh đó lãi suất huy động cũng được thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời điểm, thích hợp nhu cầu

sản xuất và tiêu dùng. Điều này chứng tỏ các khoản tín dụng được cấp ra ngày càng nhiều. Đây là một lợi thế cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Nó phản ánh uy tín cũng như vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên không vì thế mà Ngân hàng không chú trọng đến công tác huy động vốn mà đòi hỏi Ngân hàng cần tăng trưởng hơn nữa công tác vận động để làm tăng nguồn vốn từ cơ sở. Muốn thế, với tình hình thực tế Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới tại các nơi kinh tế khá phát triển vừa huy động vốn vừa vay vốn. Mở rộng khai thác các nguồn tiền gửi lãi suất thấp đồng thời giữ vững ổn định số dư tiền gửi kho bạc và các tổ chức kinh tế, phục vụ tốt dịch vụ chuyển tiền. Tình hình vốn huy động của Ngân hàng được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

B i ể u đ ồ 2 : B i ể u đ ồ t ì n h h ì n h h u y đ ộ n g v ố n c ủ a N H q u a 3 n ă m (2 0 0 6 - 2 0 0 8 ) 0 5 0 0 . 0 0 0 1 . 0 0 0 . 0 0 0 1 . 5 0 0 . 0 0 0 2 . 0 0 0 . 0 0 0 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 N ă m T r iệ u đ n g 1 - T iề n g ử i c á c t ổ c h ứ c 2 / - T G D â n c ư T ổ n g n g u ồ n v ố n h u y đ ộ n g

Hình 4: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 4.2. PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM (2006-2008)

4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng

Agribank Cần Thơ thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế. Trong thời gian qua Ngân hàng rất chú trọng đến việc phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn phát triển, nâng cao năng lực của

nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh nông nghiệp là thế mạnh, các ngành khác như thương nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản… cũng rất phát triển ở Thành phố Cần Thơ. Nên nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ hiện nay là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, không thể phủ nhận vai trò của Ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế. Để làm rõ vấn đề này ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu trong quá trình hoạt động của Agribank Cần Thơ từ năm 2006-2008.

4.2.1.1. Tình hình cho vay

a. Doanh số cho vay theo thời gian

Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.

Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn, cụng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Sau đây là tình hình doanh số cho vay trong 3 năm qua của Ngân hàng:

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay có sự biến động theo hướng mở rộng cho vay. Cụ thể, năm 2007 đạt 537.392 triệu đồng tăng 15,90% so với năm 2006, đến năm 2008 tiếp tục tăng 2.186.168 triệu đồng tăng 55,81% so với năm 2007. Nguyên nhân do Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.

Do nhu cầu về vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2006 chiếm 89,74%, năm 2007 chiếm 80,90%, năm 2008 chiếm 82,28% trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên rất rõ. Cụ thể, năm 2007 đạt 3.169.098 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 135.788 triệu đồng, tốc độ tăng là 4,48%, sang năm 2008 là 5.021.911 triệu đồng tăng hơn năm 2007 là 1.852.813 triệu đồng, tốc độ tăng là 58,46%.

Doanh số cho vay trong trung và dài hạn trong nông nghiệp chủ yếu phục vụ cải tạo vườn tạp. Để hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng lên là do đâu ta tiến hành phân tích doanh số cho vay được cơ cấu theo ngành nghề.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Số liệu trên cho ta thấy khách hàng vay sản xuất nông nghiệp là khá lớn. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay trong lĩnh vực này là 682.695 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số cho vay trong lỉnh vực này là 1.053.709 triệu đồng tăng 371.014 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 54.35%. Đến năm 2008, doanh số cho vay lĩnh vực này là 1.022.878 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 30.831 triệu đồng, tốc độ giảm 2,93%. Trong năm 2008, doanh số cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng giảm là do ngân hàng giảm bớt lượng tiền cho vay trong nông nghiệp để mở rộng đầu tư sang ngành sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Nhìn chung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để đạt được kết quả như thế là do sự phấn đấu không ngừng của Ngân hàng, đồng thời có sự phối hợp của các ban ngành có liên quan mà trước hết là trạm khuyến nông tỉnh trong công tác hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân để sản xuất có hiệu quả.

Trong lĩnh vực thủy sản

Cần thơ là một thành phố giáp với dòng sông Hậu nên ngành thủy sản cũng rất phát triển. Cụ thể, doanh số cho vay trong lĩnh vực thủy sản năm 2006 chiếm 9,04%, năm 2007 chiếm 16,92%, năm 2008 chiếm 10,46% trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay ngành thủy sản tăng giảm không điều. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng 357.071 triệu đồng, tốc độ tăng 116,85% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số cho vay lĩnh vực này trong năm 2007 tăng là do Ngân hàng mở rộng vốn vay cho người dân vay để mở rộng diện tích ao nuôi, mua con giống, thức ăn... Sang năm 2008 doanh số cho vay lĩnh vực này giảm 24.229 triệu đồng, tốc độ giảm 3,66% so với năm 2007. Trong năm 2008 doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm là do Ngân hàng giảm bớt một phần tiền đầu tư ngành thủy sản để mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh – dịch vụ khác.

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác

Doanh số cho vay trong lĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ… cũng có sự tăng trưởng khá mạnh, tuy không đồng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay lĩnh vực này trong năm 2006 chiếm 70,76%; năm 2007 doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm 56,19%; năm 2008 doanh số cho vay lĩnh

vực này chiếm 72,78% trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2006 doanh số cho vay trong lĩnh vực này là 2.391.783 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số cho trong vay lĩnh vực này là 2.201.090 triệu

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)