5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
4.2.1.3. Tình hình dư nợ
a. Dư nợ theo thời gian
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Đây cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Hầu hết các Ngân hàng có dư nợ cao thường là những Ngân hàng có quy mô hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa bàn thành phố để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Sau đây là bảng thống kê về tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008):
Dư nợ ngắn hạn:
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 1.167.239 triệu đồng; năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 1.172.909 triệu đồng, tăng 5.670 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 0,49%. Bước sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 1.562.337 triệu đồng, tăng 389.428 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 33,20%. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh trong thành phố diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua tập trung nhiều ở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Dư nợ trung và dài hạn:
Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2006 dư nợ trung và dài hạn là 539.763 triệu đồng; năm 2007 dư nợ trung và dài hạn là 501.500 triệu đồng, giảm 38.263 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm là 7,09%. Sang năm 2008 dư nợ trung và dài hạn là 457.102 triệu đồng, giảm 44,398 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ giảm 8.85%. Dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua chủ yếu tập trung ở ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Agribank Cần Thơ vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lảnh đạo thì phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ năm 2006 là 1.707.002 triệu đồng; sang năm 2007 dư nợ giảm 1,91%, tương đương tổng dư nợ giảm 32.593 triệu đồng so với năm 2006, nghĩa là tổng dư nợ năm 2007 là 1.674.409 triệu đồng. Đến năm 2008, thì tổng dư nợ đạt 2.019.439 triệu đồng, tăng 345.030 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 20,61%. Dư nợ trong 3 năm qua tại Ngân hàng tăng giảm không đều là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo ngành nghề trong các năm qua tăng giảm không đều làm ảnh hưởng đến tình hình dư nợ của Ngân hàng.
Doanh số dư nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng rõ rệt trong năm 2008. Trong năm này, Ngân hàng mở rộng mạng lưới đầu tư, tăng vốn vay cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong địa bàn Cần Thơ. Chủ trương của chi nhánh là cùng với các ngân hàng thương mại khác đầu tư kích hoạt thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá. Ở đây chú trọng cả 3 khâu: vận chuyển lưu thông, chế biến hàng hoá và quảng bá thương hiệu. Nói chung là tăng tỷ trọng tín dụng đầu tư sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Kết quả là hiện nay tại chi nhánh, nếu phân theo ngành kinh tế thì tỷ trọng dư nợ năm 2008 là: ngành thuỷ sản chiếm 10,03%, ngành nông nghiệp chiếm 19,53%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 70,44%.. Đối tượng khách hàng chính gồm: hộ sản xuất nông nghiệp, doanh nhân thương mại , doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hộ buôn bán ở chợ và đặc biệt là doanh nghiệp chế biến kinh doanh nông sản quy mô vừa và nhỏ.