5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng
Agribank Cần Thơ thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế. Trong thời gian qua Ngân hàng rất chú trọng đến việc phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn phát triển, nâng cao năng lực của
nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh nông nghiệp là thế mạnh, các ngành khác như thương nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản… cũng rất phát triển ở Thành phố Cần Thơ. Nên nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ hiện nay là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, không thể phủ nhận vai trò của Ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế. Để làm rõ vấn đề này ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu trong quá trình hoạt động của Agribank Cần Thơ từ năm 2006-2008.
4.2.1.1. Tình hình cho vay
a. Doanh số cho vay theo thời gian
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn, cụng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Sau đây là tình hình doanh số cho vay trong 3 năm qua của Ngân hàng:
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay có sự biến động theo hướng mở rộng cho vay. Cụ thể, năm 2007 đạt 537.392 triệu đồng tăng 15,90% so với năm 2006, đến năm 2008 tiếp tục tăng 2.186.168 triệu đồng tăng 55,81% so với năm 2007. Nguyên nhân do Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Do nhu cầu về vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2006 chiếm 89,74%, năm 2007 chiếm 80,90%, năm 2008 chiếm 82,28% trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên rất rõ. Cụ thể, năm 2007 đạt 3.169.098 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 135.788 triệu đồng, tốc độ tăng là 4,48%, sang năm 2008 là 5.021.911 triệu đồng tăng hơn năm 2007 là 1.852.813 triệu đồng, tốc độ tăng là 58,46%.
Doanh số cho vay trong trung và dài hạn trong nông nghiệp chủ yếu phục vụ cải tạo vườn tạp. Để hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng lên là do đâu ta tiến hành phân tích doanh số cho vay được cơ cấu theo ngành nghề.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
Số liệu trên cho ta thấy khách hàng vay sản xuất nông nghiệp là khá lớn. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay trong lĩnh vực này là 682.695 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số cho vay trong lỉnh vực này là 1.053.709 triệu đồng tăng 371.014 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 54.35%. Đến năm 2008, doanh số cho vay lĩnh vực này là 1.022.878 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 30.831 triệu đồng, tốc độ giảm 2,93%. Trong năm 2008, doanh số cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng giảm là do ngân hàng giảm bớt lượng tiền cho vay trong nông nghiệp để mở rộng đầu tư sang ngành sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Nhìn chung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để đạt được kết quả như thế là do sự phấn đấu không ngừng của Ngân hàng, đồng thời có sự phối hợp của các ban ngành có liên quan mà trước hết là trạm khuyến nông tỉnh trong công tác hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân để sản xuất có hiệu quả.
Trong lĩnh vực thủy sản
Cần thơ là một thành phố giáp với dòng sông Hậu nên ngành thủy sản cũng rất phát triển. Cụ thể, doanh số cho vay trong lĩnh vực thủy sản năm 2006 chiếm 9,04%, năm 2007 chiếm 16,92%, năm 2008 chiếm 10,46% trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay ngành thủy sản tăng giảm không điều. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng 357.071 triệu đồng, tốc độ tăng 116,85% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số cho vay lĩnh vực này trong năm 2007 tăng là do Ngân hàng mở rộng vốn vay cho người dân vay để mở rộng diện tích ao nuôi, mua con giống, thức ăn... Sang năm 2008 doanh số cho vay lĩnh vực này giảm 24.229 triệu đồng, tốc độ giảm 3,66% so với năm 2007. Trong năm 2008 doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm là do Ngân hàng giảm bớt một phần tiền đầu tư ngành thủy sản để mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh – dịch vụ khác.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác
Doanh số cho vay trong lĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ… cũng có sự tăng trưởng khá mạnh, tuy không đồng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay lĩnh vực này trong năm 2006 chiếm 70,76%; năm 2007 doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm 56,19%; năm 2008 doanh số cho vay lĩnh
vực này chiếm 72,78% trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2006 doanh số cho vay trong lĩnh vực này là 2.391.783 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số cho trong vay lĩnh vực này là 2.201.090 triệu đồng, giảm 190.693 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 7,97%. Nguyên nhân giảm là do trong năm Ngân hàng chủ yếu chú trọng chăm lo phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, chưa chú trọng đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh này nên Ngân hàng chưa có nhiều chính sách lãi vay ưu đãi. Vì vậy dẫn đến trong năm 2007, loại cho vay tín dụng này thu hút không nhiều khách hàng. Nhưng đến năm 2008 thì doanh số cho vay trong lĩnh vực này lại tăng lên là 2.241.228 triệu đồng, tốc độ tăng 101,82% so với năm 2007. Nguyên nhân trong năm 2008, doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng lên là do Ngân hàng đang tăng cường nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vay để đầu tư và phát triển, đổi mới các trang thiết bị công nghệ sản xuất để phục vụ cho ngành chế biến: thủy sản; xuất khẩu, bảo quản nông sản sau thu hoạch.
Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, doanh số cho vay trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn, nhưng Ngân hàng cần quan tâm hơn tới khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đến giao dịch tại Ngân hàng, vì đây là những khách hàng vay với số vốn lớn. Cho vay theo ngành sản xuất cũng góp phần phân tán rủi ro trong tín dụng.
4.2.1.2. Tình hình thu nợ
a. Doanh số thu nợ theo thời gian
Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Nói cách khác, doanh số cho vay là điều kiện cần, còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động Ngân hàng được duy trì và phát triển. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ.
Ta sẽ xét doanh số thu nợ theo thời gian của Ngân hàng qua bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng diễn ra khá tốt. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2007 tăng 473.296 triệu đồng đạt mức tăng là 14,58% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ của Ngân hàng tiếp tục tăng là 2.038.692 triệu đồng, đạt mức tăng là 54,81% so với năm 2007, trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm 54,33%, trung và dài hạn chiếm 56,80%. Có được điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được quan tâm nhiều hơn. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng trưởng tương đối cao và ổn định như vậy là do cán bộ tín dụng rất tích cực trong công tác quản lý món vay, thu hồi nợ và thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, do nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng lên nên muốn tiếp tục vay vốn của Ngân hàng. Vì vậy, họ có ý thức trả nợ đúng hạn để giữ uy tín, duy trì quan hệ lâu dài với Ngân hàng.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thủy sản
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ trong ngành sản xuất nông nghiệp có sự tăng lên. Cụ thể, năm 2007, doanh số thu nợ trong lĩnh vực này tăng 214.691 triệu đồng, đạt mức tăng là 27,72% so với năm 2006. Sang năm 2008, doang số thu nợ trong lĩnh vực này tiếp tục tăng là 262.893 triệu đồng, đạt mức tăng là 26,578% so với năm 2007. Ngân hàng đạt được doanh số thu nợ cao là do trong những năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân được nâng cao, tình hình đê bao chống lũ rất tốt, kỹ thuật sản xuất tiến bộ. Ngoài ra, lực lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng thường xuyên đi theo dõi nợ, nhắc nhở và đôn đốc bà con nông dân trả nợ đúng hạn.
Bên cạnh, sự tăng lên về doanh số thu nợ của ngành sản xuất nông nghiệp thì doanh số thu nợ của ngành thủy sản cũng tăng lên rất cao. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ của ngành này tăng tăng 345.695 triệu đồng, tốc độ tăng là 125,50%. Sang năm 2008, doanh số thu nợ của ngành này tiếp tục tăng là 176.126 triệu đồng, tốc độ tăng là 28,36%. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng lên là do doanh số cho vay các năm qua trong lĩnh vực này tăng lên, cụ thể là do bà con nông dân tăng chi phí đầu vào, mở rộng diện tích ao nuôi, nên doanh số thu nợ dẫn đến các năm qua đều tăng lên.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác
Tình hình thu nợ từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh qua các năm tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, doanh số thu nợ trong lĩnh vực này năm 2006 chiếm 67,66%; năm 2007 chiếm 56,71%; năm 2008 chiếm 64,41% trong tổng doanh số thu nợ. Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 đạt 2.109.623 triệu đồng giảm 87.090 triệu đồng, tốc độ giảm là 3,97% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số thu nợ trong lĩnh vực này đạt 3.709.296 triệu đồng tăng 1.599.673 triệu đồng, tốc độ tăng là 75,86%. Nguyên nhân doanh số thu nợ lĩnh vực này trong năm 2008 tăng, là do Ngân hàng mở rộng doanh số cho vay các khách hàng trong lĩnh vực này tăng lên nên đến kỳ thu nợ được nhiều. Mặc khác, Ngân hàng chọn lựa các khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đa số là các khách hàng có uy tín, làm ăn hiệu quả và
có khả năng trả được nợ cao. Dẫn đến cuối năm Ngân hàng thường thu được nợ tương đối cao từ các khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh này.
Nhìn chung, tình hình thu nợ trong những năm qua đạt được kết quả khá tốt nên Ngân hàng cần phát huy nhưng bên cạnh cũng cần có biện pháp để thu những khoản nợ còn tồn đọng.
4.2.1.3. Tình hình dư nợa. Dư nợ theo thời gian a. Dư nợ theo thời gian
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Đây cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Hầu hết các Ngân hàng có dư nợ cao thường là những Ngân hàng có quy mô hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư vào phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa bàn thành phố để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Sau đây là bảng thống kê về tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008):
Dư nợ ngắn hạn:
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 1.167.239 triệu đồng; năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 1.172.909 triệu đồng, tăng 5.670 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 0,49%. Bước sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 1.562.337 triệu đồng, tăng 389.428 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 33,20%. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh trong thành phố diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua tập trung nhiều ở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Dư nợ trung và dài hạn:
Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2006 dư nợ trung và dài hạn là 539.763 triệu đồng; năm 2007 dư nợ trung và dài hạn là 501.500 triệu đồng, giảm 38.263 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm là 7,09%. Sang năm 2008 dư nợ trung và dài hạn là 457.102 triệu đồng, giảm 44,398 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ giảm 8.85%. Dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua chủ yếu tập trung ở ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Agribank Cần Thơ vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lảnh đạo thì phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng từ đó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ năm 2006 là 1.707.002 triệu đồng; sang năm 2007 dư nợ giảm 1,91%, tương đương tổng dư nợ giảm 32.593 triệu đồng so với năm 2006, nghĩa là tổng dư nợ năm 2007 là 1.674.409 triệu đồng. Đến năm 2008, thì tổng dư nợ đạt 2.019.439 triệu đồng, tăng 345.030 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 20,61%. Dư nợ trong 3 năm qua tại Ngân hàng tăng giảm không đều là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo ngành nghề trong các năm qua tăng giảm không đều làm ảnh hưởng đến tình hình dư nợ của Ngân hàng.
Doanh số dư nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng rõ rệt trong năm 2008. Trong năm này, Ngân hàng mở rộng mạng lưới đầu tư, tăng vốn vay cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong địa bàn Cần Thơ. Chủ trương của chi nhánh là cùng với các ngân hàng thương mại khác đầu tư kích hoạt thị trường tiêu thụ