Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phương trong công

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 72 - 76)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

5.9.Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phương trong công

PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC THU HỒI VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN

Khách hàng của Agribank Cần Thơ đa số là những người nông dân. Trong việc thu hồi nợ đòi hỏi đến nhà mỗi người và công việc này đòi hỏi phải nhờ đến chính quyền địa phương. Do đó, Ngân hàng có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, và được chính quyền địa phương giúp đỡ thì công tác thu hồi nợ diễn ra nhanh hơn.

Tóm lại, những dấu hiệu trên sẽ là một báo hiệu cho Ngân hàng biết rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Khi phát hiện Ngân hàng phải nhanh chóng có những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm đựơc điều đó thì cần phải có đủ vốn vì vậy mà vai trò của Ngân hàng mà đặc biệt NHNN&PTNT Việt Nam nói chung và NHNN&PTNT TP Cần Thơ nói riêng là hết sức to lớn. Với chức năng là trung gian tín dụng NHNN&PTNT TP Cần Thơ đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản và làm tăng thu nhập cho nông dân.

Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, TP Cần Thơ có phần lớn dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, thì việc đa dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp và mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp là việc tất yếu. Do đó, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thì việc cung cấp vốn của Ngân hàng là rất to lớn. Thấy được vai trò của mình, ba năm qua Agribank Cần Thơ đã cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu vốn của bà con nông dân để tăng gia, mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân và từng bước góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng. Đồng thời để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho bà con nông dân Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, giúp bà con sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả, không những thế Ngân hàng còn mở rộng cho vay tín dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại – dịch vụ góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, tiếp tay vào việc phát triển TP Cần Thơ ngày càng giàu đẹp hơn. Cùng với công tác quản lý và điều hành của ban lãnh đạo Agribank Cần Thơ luôn chú trọng hạn chế nợ xấu ở hạn mức thấp và công tác thu hồi nợ vay thông qua công tác động viên, đôn đốc và phát mãi tài sản bảo đảm để góp phần vào công tác giảm nợ quá hạn cho ngân hàng. Đây cũng là sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ Agribank Cần Thơ.

6.2. KIẾN NGHỊ

Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn nhận thức còn hạn chế trong khuôn khổ một đề tài báo cáo, sau đây em xin đưa ra một vài kiến nghị góp phần vào hoạt động của NHNN&PTNT TP Cần Thơ:

Đối với Ngân hàng:

- Cần quan tâm hơn nữa yếu tố nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng. Agribank Cần Thơ là tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ với quy mô lớn, thực trạng trong những năm qua yếu tố này còn ở mức độ khá cao góp phần ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Vì thế ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để đưa yếu tố này càng nhỏ và vào thế ổn định trong tương lai.

- Bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có sự thoả mãn giữa cung và cầu. Do vậy, muốn có được khách hàng, Agribank Cần Thơ cần thông báo và quảng cáo để nhiều người biết dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau về các nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo thêm uy tín cho ngân hàng.

- Hoạt động cho vay tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đây là hoạt động có nhiều rủi ro. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả cấp tín dụng như hiện nay, Ngân hàng cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng ít rủi ro và giảm bớt sức ép lên tăng trưởng tín dụng.

- Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới.

- Cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn trung và dài hạn đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững.

- Ngoài ra Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các Ngân hàng thực hiện tốt chức năng và vai trò của mình như tăng kênh tạo vốn cho các Ngân hàng để có thể san sẻ bớt gánh nặng huy động vốn và phân bổ vốn cho Ngân hàng.

Đối với Chính Quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

- Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, xã cần đòi hỏi có đủ hai người gồm: người uỷ quyền và người được uỷ quyền để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Bởi vì hiện nay thường xảy ra hiện tượng giả mạo chữ kí của người uỷ quyền để đi vay, bảo lãnh và thế chấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.s Thái Văn Đại, (2005). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.

2. TS. Nguyễn Văn Tiến, (2001). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng,NXB Thống Kê.

3. TS. Nguyễn Quang Thu, (2007). Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống Kê.

4. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thành Phố Cần Thơ.Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua ba năm (2006-2008).

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 72 - 76)