Tình hình nợ xấu theo nhóm tại Ngân hàng trong 3 năm

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 56)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

4.3.1. Tình hình nợ xấu theo nhóm tại Ngân hàng trong 3 năm

Do hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng, cho nên ta chỉ xem xét rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng mà biểu hiện đầu tiên chính là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là hình thức biểu hiện đầu tiên của rủi ro hoạt động tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nghiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Do có sự thay đổi trong việc phân loại các nhóm nợ quá hạn nên đề tài chỉ chủ yếu phân tích nợ xấu mà Ngân hàng đang gặp phải để tìm ra rủi ro trong hoạt động tín dụng để từ đó tìm ra nhdxững biện pháp nhằn hạn chế trong rủi ro tín dụng, ta đi sâu phân tích tình hình nợ xấu cụ thể tại Ngân hàng trong thời gian qua:

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình nợ xấu của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tổng nợ xấu tăng 7.720 triệu đồng, tốc độ tăng là 39,62% so với năm 2006; sang năm 2008 tổng nợ xấu tiếp tục tăng lên một cách nhanh chóng là 83.091 triệu đồng, tốc độ tăng 305,39%. Tuy nhiên, ta không thể khẳng định nợ xấu tăng cao là do hoạt động tín dụng của Ngân hàng không đạt hiệu quả mà ta cần phải xét nhiều yếu tố tạo thành. Trong năm 2008 Ngân hàng có nợ xấu cao nguyên nhân là do một số khách hàng thuộc thành phần sản xuất doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ, một số khách hàng bị phá sản nên không trả được nợ cho Ngân hàng.

Đối với nợ nhóm 3 ta thấy trong 3 năm tăng lên liên tục. Cụ thể, năm 2006 nợ xấu chiếm 27,79%; năm 2007 chiếm 56,10%; năm 2008 chiếm 35,64% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Trong năm 2007 nợ xấu nhóm 3 là 15.263 triệu đồng, tăng 9.847 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 181,81%. Sang năm 2008, nợ xấu nhóm 3 là 39.313 triệu đồng tăng 24.050 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 157,57%. Trong 3 năm qua nợ nhóm 3 tăng liên tục, điều này cũng dễ hiểu vì việc thanh toán nợ dưới 10 ngày (nợ nhóm 2) là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra các năm, do đến cuối năm khách hàng thu hồi được vốn chưa kịp nên dẫn đến khách hàng phải đến Ngân hàng gia hạn nợ, trong khi theo qui định thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Bên cạnh đó, do dư nợ tăng lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trễ làm cho nợ nhóm 3 tăng lên liên tục qua các năm. Tuy nhiên nợ nhóm 3 không phải là nhóm nợ khó đòi, mà là nhóm nợ có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi. Trong quá trình trả nợ cho Ngân hàng khách hàng phải chịu một khoản tiền phạt khi trả nợ không đúng hạn.

Đối với nợ nhóm 4 là nhóm nợ khó đòi. Năm 2006 nợ nhóm này chiếm 26,45%; năm 2007 chiếm 28,43%; năm 2008 chiếm 33,20% trong tổng nợ xấu của

Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ nhóm này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2006 nợ xấu nhóm này là 5.155 triệu đồng. Sang năm 2007, nợ nhóm này là 7.735 triệu đồng tăng 2.580 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 50,05%. Đến năm 2008 nợ xấu nhóm này tăng 28.886 triệu đồng, tăng 373,45% so với năm 2007. Nợ xấu tại Ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm, là do các khách hàng thuộc ngành nông nghiệp và thủy sản đến mùa vụ thu hoạch mà không bán được sản phẩm, do ảnh hưởng của giá cả thị trường về sự biến động của nền kinh tế trong nước. Ngoài ra, trong các năm Ngân hàng còn phải chịu nợ quá hạn ở nhóm trước và nhóm 3 chuyển sang, nên cũng góp phần làm tăng nợ quá hạn ở nhóm 4.

Còn đối với nợ xấu nhóm 5, đây là những khoản nợ có khả năng Ngân hàng bị mất vốn và bị tổn thất cao. Nợ xấu nhóm này qua 3 năm cũng có nhiều biến động. Năm 2006 nợ nhóm này chiếm 45,75%; năm 2007 chiếm 15,47%; năm 2008 chiếm 31,16% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Qua bảng số liệu, ta thấy năm 2007 nợ nhóm này là 4.209 triệu đồng, giảm 4.707 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm là 52,79%. Sang năm 2008 nợ nhóm này là 34.364 triệu đồng, tăng 30.155 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 716,44%. Trong năm 2006, nợ nhóm này cao là do trong năm 2006 là do một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản làm ăn kém hiệu quả, các mặt hàng nông sản không có kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch tốt nên dẫn đến các sản phẩm dễ bị hư hỏng khi đem ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài tiêu thụ. Từ đó làm cho các doanh nghiệp không bán được hàng và gây ra nợ quá hạn tại Ngân hàng. Tuy nhiên trong năm 2006 Ngân hàng cũng đã tăng cường công tác thu nợ, xử lý các khoản nợ xấu bằng cách phát mãi tài sản của khách hàng, trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nên làm cho nợ quá hạn nhóm này giảm nhanh trong năm 2007. Đến năm 2008 nợ nhóm này tăng nhanh là do nợ xấu năm trước và nhóm 4 chuyển sang dẫn đến việc gia tăng nợ quá hạn nhóm này.

Nhìn chung qua 3 năm ta thấy nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 tăng lên rất nhanh. Từ đó cho ta thấy mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế các khoản nợ quá hạn này chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn và khách hàng này vẫn có khả năng trả nợ nên Ngân hàng có thể thu hồi. Khi thu hồi các khoản nợ này ngoài tiền lãi thu về thì Ngân hàng còn thu thêm

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2006 2007 2008 Nă m T ri ệu đ n g Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng nợ xấu một khoản lớn từ tiền phạt do để nợ quá hạn nên góp phần làm tăng đáng kể cho nguồn thu nhập Ngân hàng.

Hình 5: Tình hình nợ xấu phân theo nhóm tại Ngân hàng trong 3 năm 4.3.2. Tình hình nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Trong quá trình hoạt động cho vay, rủi ro là một vấn đề không thể tránh khỏi. Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn

có thể xảy ra biểu hiện nợ xấu không ngừng tăng lên.Tuy nhiên mức độ rủi ro của

các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ. Ta có thể tham khảo bảng số liệu sau:

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồn g Sx nông nghiệp Thủy sản SXKD khác Tổng

Biểu đồ 5: Tình hình nợ xấu phân theo ngành tại Ngân hàng trong 3 năm 4.3.2.1. Ngành nông nghiệp

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu trong ngành nông nghiệp không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2007 nợ xấu là 7.300 triệu đồng, tăng 431 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 6,27%. Sang năm 2008 nợ xấu là 36.149 triệu đồng tăng 28.849 triệu đồng, tốc độ tăng tăng 395.19%. Nguyên nhân trong năm 2008 tăng cao là do:

- Trong lĩnh vực trồng trọt: nợ xấu chủ yếu bị tác động bởi thiên nhiên. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão, hạn hán nhiều trong mùa vụ gây thiệt hại mùa màng, việc phơi sấy khó khăn làm giảm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, giá cả nông sản biến động không tốt ảnh hưởng đến thu nhập nông dân. Chưa kể đến tư thương lợi dụng thời cơ để ép giá làm cho người sản xuất đã lỗ lại càng lỗ nhiều hơn nữa. Cho nên các hộ nông dân thường dự trữ lại chờ giá lúa khá hơn để bán đã gây chậm trễ đến việc thanh toán nợ cho Ngân hàng.

- Ở đối tượng chăn nuôi: các hộ vay chủ yếu là chăn nuôi heo, gia cầm… Nợ xấu tăng lên là do trong năm chi phí thức ăn tăng cao làm cho lợi nhuận bị giảm, thêm vào đó là nạn dịch cúm gia cầm, lỡ mòm long móng ở lợn bùng phát khiến một số hộ chăn nuôi bị tổn thất lớn từ đó không còn khả năng trả nợ đúng theo giao

kết với Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thiếu khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng chủ yếu theo cách truyền thống, thiếu quan tâm trong vấn đề tiêm phòng dịch bệnh nên chất lượng nuôi không cao làm hạn chế khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế cho nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất chưa cao, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa đồng bộ, còn sản xuất mang tính đại trà, giá cả bấp bênh, hàng sản xuất không tiêu thụ được, cung lớn hơn cầu.

4.3.2.2. Ngành thủy sản

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngành thủy sản tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, trong năm 2007 nợ xấu là 2.085 triệu đồng, tăng 1.576 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 309,63%, nhưng đến năm 2008 thì tình hình nợ xấu giảm 2.080 triệu đồng với tốc độ giảm là 99,76% so với năm 2007. Năm 2007 nợ xấu ngành thủy sản tăng lên tới 309,63% là do người nông dân bán không được cá, lại bị doanh nghiệp ép giá, chi phí thức ăn tăng lên. Chi phí bỏ ra cao mà lợi nhuận thu về thấp nên đa số các hộ sản xuất nợ đến kỳ hạn trả nhưng không trả nổi dẫn đến nợ ngày càng gia tăng tại Ngân hàng. Sang năm 2008 thì ngành thủy sản có nhiều biến đổi, một phần các doanh nghiệp chế biến thủy sản được nhà nước giải ngân hộ trợ giá cả và một phần được Ngân hàng cho gia hạn nợ đến kỳ hạn trả nên các doanh nghiệp có thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó làm cho các doanh nghiệp tăng doanh thu và có tiền trả nợ.

4.3.2.3. Ngành sản xuất kinh doanh khác

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu đối với cho vay sản xuất kinh doanh tăng trong các năm. Cụ thể là năm 2007 tăng 5.713 triệu đồng, tốc độ tăng 47,18% so với năm 2006, đến năm 2008 tiếp tục tăng mạnh là 56.322 triệu đồng, tốc độ tăng là 316,03% so với năm 2007. Trong các năm nợ xấu của các ngành SXKD tăng mạnh vì tình hình kinh tế thị trường của thế giới biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước như: chi phí nguyên vật liệu tăng, giá cả biến động cộng thêm lãi vay tăng cao nên đa số các doanh nghiệp đến hạn nhưng không trả nổi và đến Ngân hàng gia hạn nợ.

4.3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ2

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Ta thấy trong năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn tăng 11,69% vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (5%). Nguyên nhân ta thấy dư nợ trong năm 2007 giảm 1,91% so với năm 2006, còn nợ quá hạn lại tăng rất cao là 321,75% so với năm 2007 do tình hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn lâm vào cảnh nông sản đến mùa thu hoạch mà không có thị trường tiêu thụ đành chịu cảnh “bán đổ, bán tháo”, còn các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn do hầu hết các nông sản đều được trả trở lại sau khi qua cửa khẩu nước ngoài, do nông sản ta còn nhiều hạn chế về chất lượng, mẫu mã và độ bảo quản không tốt. Xuất khẩu không được nên các doanh nghiệp khó thu hồi vốn để hoàn trả tiền vay cho Ngân hàng nên trong năm 2007 ta thấy tỉ lệ này là rất cao, nhưng đến năm 2008 tình hình có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt tỷ lệ này đã hạ xuống còn 8,58%. Tỷ lệ này giảm là do Ngân hàng can thiệp vào thị trường nông sản cho người dân cũng như các doanh nghiệp gia hạn nợ để có thời gian sản xuất và hoàn lại nợ cho Ngân hàng.

4.3.4. Các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do từ phía khách hàng, từ phía Ngân hàng hoặc do một nguyên nhân nào khác. Nợ quá hạn là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác dụng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ động, vòng vay tín dụng bị chậm lại. Vì thế Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ quá xấu đến mức mà nó không gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Muốn tìm được những giải pháp tích cực Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.

* Từ phía khách hàng:

Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động như bảo, dịch cúm,… đã làm cho người dân gặp phải những khó khăn trong sản xuất. Đa số khách hàng của ngân hàng là nông dân nên khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi

sẽ làm cho mùa màn thất bát, gia súc gia cầm bị dịch bệnh. Điều đó sẽ làm cho hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn không trả được nợ vay.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất, gia đình nghèo nên không có khả năng trả nợ, cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất, khôi phục khả năng tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng.

Đối với các hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả.

Một phần do ảnh hưởng của thời tiết, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc bán với giá quá rẻ cho nên không trả được hết tiền cho ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng.

Do chưa có quy hoạch cụ thể vùng dẫn đến việc người dân tự ý nuôi tràn lan và chưa kiểm soát chặt chẽ được quy trình nuôi cá, dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và gây ra nhiều loại dịch bệnh.

Giá cả thị trường bất thường đã gây không ít khó khăn cho bà con nông dân trong việc thu hồi vốn kinh doanh của mình để trả nợ ngân hàng.

Khách hàng hầu hết là hộ nông dân nên ít có điều kiện tiếp cận thông tin thị trường, dẫn đến việc đầu tư ồ ạt theo xu hướng từ đó sẽ làm cho giá cả của mặt hàng nông nghiệp sụt giảm, điều đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Khi dịch bệnh bùng phát ngành thú y khuyến cáo nên tiêu huỷ đàn gia cầm bị bệnh hoặc cách ly hoặc tiêm ngừa thì một số hộ dân lại tiết rẽ không tiêm ngừa, không khai báo cho ngành thú y, điều đó làm dịch bệnh lây lan trên diện rộng và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của bà con nông dân. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Công tác quản lý nguồn vốn của bà con nông dân còn thấp, chưa có khả năng lập kế hoạch sản xuất, do đó không tự chủ được trong sản xuất.

Một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dự vào kinh nghiệm dân gian, chưa biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp.

Trình độ văn hoá của các hộ nông dân còn tương đối thấp cho nên cũng ảnh

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)