Ngành sản xuất kinh doanh khác

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 63)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):

4.3.2.3. Ngành sản xuất kinh doanh khác

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu đối với cho vay sản xuất kinh doanh tăng trong các năm. Cụ thể là năm 2007 tăng 5.713 triệu đồng, tốc độ tăng 47,18% so với năm 2006, đến năm 2008 tiếp tục tăng mạnh là 56.322 triệu đồng, tốc độ tăng là 316,03% so với năm 2007. Trong các năm nợ xấu của các ngành SXKD tăng mạnh vì tình hình kinh tế thị trường của thế giới biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước như: chi phí nguyên vật liệu tăng, giá cả biến động cộng thêm lãi vay tăng cao nên đa số các doanh nghiệp đến hạn nhưng không trả nổi và đến Ngân hàng gia hạn nợ.

4.3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ2

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Ta thấy trong năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn tăng 11,69% vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (5%). Nguyên nhân ta thấy dư nợ trong năm 2007 giảm 1,91% so với năm 2006, còn nợ quá hạn lại tăng rất cao là 321,75% so với năm 2007 do tình hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn lâm vào cảnh nông sản đến mùa thu hoạch mà không có thị trường tiêu thụ đành chịu cảnh “bán đổ, bán tháo”, còn các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn do hầu hết các nông sản đều được trả trở lại sau khi qua cửa khẩu nước ngoài, do nông sản ta còn nhiều hạn chế về chất lượng, mẫu mã và độ bảo quản không tốt. Xuất khẩu không được nên các doanh nghiệp khó thu hồi vốn để hoàn trả tiền vay cho Ngân hàng nên trong năm 2007 ta thấy tỉ lệ này là rất cao, nhưng đến năm 2008 tình hình có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt tỷ lệ này đã hạ xuống còn 8,58%. Tỷ lệ này giảm là do Ngân hàng can thiệp vào thị trường nông sản cho người dân cũng như các doanh nghiệp gia hạn nợ để có thời gian sản xuất và hoàn lại nợ cho Ngân hàng.

4.3.4. Các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do từ phía khách hàng, từ phía Ngân hàng hoặc do một nguyên nhân nào khác. Nợ quá hạn là hiện tượng khó tránh khỏi và có tác dụng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị ứ động, vòng vay tín dụng bị chậm lại. Vì thế Ngân hàng cần có những giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ nợ quá xấu đến mức mà nó không gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Muốn tìm được những giải pháp tích cực Ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.

* Từ phía khách hàng:

Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động như bảo, dịch cúm,… đã làm cho người dân gặp phải những khó khăn trong sản xuất. Đa số khách hàng của ngân hàng là nông dân nên khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi

sẽ làm cho mùa màn thất bát, gia súc gia cầm bị dịch bệnh. Điều đó sẽ làm cho hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn không trả được nợ vay.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất, gia đình nghèo nên không có khả năng trả nợ, cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất, khôi phục khả năng tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng.

Đối với các hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả.

Một phần do ảnh hưởng của thời tiết, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc bán với giá quá rẻ cho nên không trả được hết tiền cho ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng.

Do chưa có quy hoạch cụ thể vùng dẫn đến việc người dân tự ý nuôi tràn lan và chưa kiểm soát chặt chẽ được quy trình nuôi cá, dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và gây ra nhiều loại dịch bệnh.

Giá cả thị trường bất thường đã gây không ít khó khăn cho bà con nông dân trong việc thu hồi vốn kinh doanh của mình để trả nợ ngân hàng.

Khách hàng hầu hết là hộ nông dân nên ít có điều kiện tiếp cận thông tin thị trường, dẫn đến việc đầu tư ồ ạt theo xu hướng từ đó sẽ làm cho giá cả của mặt hàng nông nghiệp sụt giảm, điều đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Khi dịch bệnh bùng phát ngành thú y khuyến cáo nên tiêu huỷ đàn gia cầm bị bệnh hoặc cách ly hoặc tiêm ngừa thì một số hộ dân lại tiết rẽ không tiêm ngừa, không khai báo cho ngành thú y, điều đó làm dịch bệnh lây lan trên diện rộng và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của bà con nông dân. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Công tác quản lý nguồn vốn của bà con nông dân còn thấp, chưa có khả năng lập kế hoạch sản xuất, do đó không tự chủ được trong sản xuất.

Một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dự vào kinh nghiệm dân gian, chưa biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp.

Trình độ văn hoá của các hộ nông dân còn tương đối thấp cho nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh vì thế cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Tình hình nợ xấu đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng qua các năm điều đó là do ngày càng có nhiều khách hàng đầu tư quá nhiều vào ngành này (vì đây là ngành có kiêm ngạch xuất khẩu rất cao) và đa số chưa có kinh nghiệm nên đễ bị thất bại do dịch bệnh, năng suất thấp.

Trong quá trình nuôi cá công nghiệp đòi hỏi người dân phải có kinh nghiệm và phải biết tình hình biến động của thị trường. Mà ở đây đa số là nông dân đầu tư theo xu hướng cho nên trong quá trình nuôi thường dễ mắt phải những khó khăn vướng mắt nên khả năng thu hồi đủ vốn còn khó khăn nói chi là trả nợ cho Ngân hàng.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp: các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của Ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp các trường hợp sau:

+ Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính.

+ Sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ. + Chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thiếu kế hoạch về nguồn vốn.

+ Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp. * Từ đảm bảo tín dụng:

Trong quá trình phát mãi tài sản của khách hàng, do vì tâm lý của đa số hộ dân cho rằng tài sản đó không phù hợp cho quá trình sản xuất kinh doanh nên thời gian bán tài sản bảo đảm bị kéo dài nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ quá hạn.

Tài sản thế chấp của khách hàng đa số là bất động sản nên thời gian bán tài sản để thu hồi nợ có thể kéo dài, đôi khi không tiêu thụ được.

Trong quá trình cho vay mà người bảo lãnh gặp phải những tình huống khó khăn như tai nạn, bệnh tật,… Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả

năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng thay mặt người vay trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.

Trong quá trình vay vốn nhiều gia đình gặp phải những hoàn cảnh khó khăn như người thân gặp tai nạn, bệnh tật,…cho nên làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả giảm sút.

* Từ phía Ngân hàng:

Do quá trình cho vay và thẩm định dự án đầu tư chưa kỹ: với số lượng cán bộ tín dụng còn mỏng (trung bình 1 cán bộ phụ trách từ 3 xã trở lên) cho nên công tác tiếp cận từng khách hàng để kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay có hợp pháp hay không thì rất khó khăn, điều đó làm cho việc kiểm tra khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích hay không còn rất hạn chế, cho nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Do chạy theo doanh số cho vay cho nên cán bộ tín dụng lơ là trong công tác thẩm định khách hàng.

Do trong quá trình cho vay thiếu những thông tin sát thực về khách hàng nhưng do vì cạnh tranh và chạy theo lợi nhuận do đó chứa đựng rủi ro rất lớn.

Do công tác đánh giá tài sản bảo đảm sai lầm hoặc do biến động giá tài sản đảm bảo dẫn đến cho vay vượt mức của tài sản bảo đảm, do đó khi phát mải tài sản không đủ thu hồi nợ vay.

Tóm lại, rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi trong ngành Ngân hàng. Chính vì thế, việc phân tích những rủi ro, những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro để từ đó có những biện pháp, mục tiêu, nguyên tắc cụ thể trong quá trình hoạt động tín dụng, nhằm làm hạn chế mức độ rủi ro là việc làm cần thiết tại một Ngân hàng. Mục đích sau cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận tối ưu, bảo đảm sự phát triển lâu dài của Ngân hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Kinh doanh Ngân hàng là một lĩnh vực mà yếu tố rủi ro có vị trí quyết định để tồn tại và đứng vững của một Ngân hàng. Trong hoạt động của Ngân hàng rủi ro là yếu tố thường xuyên xảy ra không thể nào tránh khỏi do các yếu tố chủ quan hay khách quan gây ra. Tùy theo mức độ tác động mà rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, hệ thống Ngân hàng hay nền kinh tế. Hiểu được điều đó, từ việc phân tích rủi ro và những nguyên nhân gây ra rủi ro, Agribank Cần Thơ đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro như sau:

5.1. KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO NĂNG LỰC, ĐẠO ĐỨC, KIẾN THỨC CHO CÁN BỘ TÍN DỤNG

Việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho cán bộ tín dụng là việc làm thiết yếu cho hiệu quả tín dụng. Bởi vì một khách hàng khi đến với Ngân hàng trước tiên sẽ tiếp xúc với cán bộ tín dụng. Vì vậy, lực lượng cán bộ tín dụng là lực lượng quyết định quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức sâu rộng, năng lực làm việc tốt để có các khoản tín dụng chất lượng sẽ làm hạn chế rủi ro. Muốn được như vậy thì bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng Ngân hàng, thì cần đẩy mạnh hơn nữa những phong trào thi đua như hội thi cán bộ giỏi, tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, động viên, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích cao

trong công việc về tinh thần và vật chất. Đồng thời với việc khen thưởng là kỷ luật những cá nhân, tập thể có hành vi sai trái, làm việc không có hiệu quả.

Bên cạnh đó, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho tất cả cán bộ, công nhân viên như: luật Ngân hàng, luật đất đai, luật dân sự… Sự nắm vững này giúp cho Ngân hàng chọn lọc được các đối tượng: doanh nghiệp, hộ sản xuất… cho vay có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi nên giữ được an toàn và hiệu quả trong vay vốn.

5.2. NÂNG CAO TẦM QUAN TRỌNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNHTRƯỚC KHI XÉT DUYỆT CHO VAY TRƯỚC KHI XÉT DUYỆT CHO VAY

Trong hoạt động tín dụng, trước khi quyết định quan hệ với một khách hàng, thiết nghĩ cán bộ tín dụng phải đặt quá trình xét duyệt hồ sơ khách hàng xin vay lên hàng trước tiên. Đây là bước đầu và mang tính chất quyết định đến chất lượng các khoản tín dụng mà Ngân hàng chuẩn bị cấp ra. Một lý do đơn giản là vì khả năng chứa đựng rủi ro mang lại cho Ngân hàng tiềm ẩn ngay trong giai đoạn này, giai đoạn mà kết quả của nó đã giúp cho Ngân hàng quyết định kĩ càng có nên hay không nên quan hệ với khách hàng, nếu có thì quan hệ ở mức bao nhiêu. Sau khi yêu cầu khách hàng nộp những giấy tờ cần thiết cho món vay, Ngân hàng cần tiến hành thẩm định các yếu tố sau:

+Năng lực pháp lý, năng lực dân sự khách hàng.

+Uy tín khách hàng.

+Hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+Khả năng trả nợ khách hàng.

+Tài sản thế chấp.

5.3. GIẢI PHÁP VỀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Bất kỳ món vay nào, trước khi đi đến quyết định cho vay Ngân hàng cũng cần xem xét hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Nhưng do yếu tố rủi ro trong nông nghiệp rất lớn nên khi xem xét cho vay Ngân hàng cần quan tâm đến tài sản thế chấp, không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn của món vay phát ra mà nó chỉ là phương tiện, biện pháp để phòng ngừa.

Mục đích của hoạt động cho vay không phải nhằm phát mãi tài sản thế chấp thu để hồi nợ mà là giúp khách hàng có vốn để mở rộng qui mô sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và cho chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện tốt giải pháp này, Ngân hàng phải xem xét kỷ lưỡng tài sản đảm bảo cụ thể như: Ngân hàng cần lựa chọn hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay, đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn. Cụ thể, đối với đảm bảo bằng tài sản, Ngân hàng phải xác chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền.

5.4. TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT SAU KHI PHÁT TIỀN VAY VÀ ĐÔN ĐỐC THU HỒI NỢ

Đây là giai đoạn tiếp theo giai đoạn đồng ý cho vay. Mục đích là Ngân hàng muốn biết xem khách hàng có sử dụng tiền vay có đúng như mục đích mà khách hàng đã ghi trên hợp đồng hay không để Ngân hàng có những biện pháp xử lý kịp thời. Có theo dõi, giám sát khách hàng thì Ngân hàng mới biết tình trạng khó khăn mà khách hàng gặp phải để có thể hỗ trợ giúp họ vượt qua khó khăn. Ngân hàng cần xem xét kỹ tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng, để từ đó biết được thừa hay thiếu mà có biện pháp kịp thời hạn chế rủi ro xảy ra. Việc giám sát tiền vay khách hàng, giúp Ngân hàng biết được các khoản nợ sắp đáo hạn, thực hiện việc đôn đốc thu nợ kịp thời trước ba ngày so với ngày đến hạn của món nợ để hạn chế nợ quá hạn.

Nâng cao chất lượng tín dụng, thu hồi các khoản nợ đến hạn và nắm rõ khả năng các khoản nợ sắp đến hạn để có kế hoạch thu hồi đúng hạn, xem lại hồ sơ vay vốn khách hàng có nợ quá hạn, tìm hiểu cá nhân, thân nhân hộ có nợ quá hạn, nguyên nhân để nợ quá hạn, thiện chí trả nợ của khách hàng như thế nào để từ đó có cơ sở tiếp xúc cùng khách hàng, theo từng đối tượng để có giải pháp xử lý và đề ra

Một phần của tài liệu RỦI RO tín DỤNG và một số BIỆN PHÁP NHẰM hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)