1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện

98 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 825,72 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Lớp : Anh 5 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Việt Dũng Hà Nội, tháng 05/2010 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nƣớc là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc trong chủ trƣơng đổi mới và sắp xếp lại khối Doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc tiến hành trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nƣớc từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp Nhà nƣớc và mục đích chuyển đổi nền kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng thì việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế cũng nhƣ hình thức sở hữu nền kinh tế là một điều tất yếu. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu, đổi mới phƣơng thức quản lý đồng thời nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Hơn nữa, cổ phần hoá là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam – thị trƣờng vốn yếu tố nội lực để phát triển nền kinh tế và hiện nay chƣa thể nói là đã phát triển hoàn thiện nhƣng lại rất quan trọng khi Việt Nam đang mở cửa để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng nhƣ thế giới. Khối doanh nghiệp Nhà nƣớc nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam với những ƣu thế rất lớn. Cổ phần hóa DNNN vừa nhằm xã hội hóa phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Nhà nƣớc. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc đã đƣợc tiến hành ở Việt Nam trong gần 20 năm, nhƣng việc đổi mới hệ thống doanh nghiệp này là một quá trình lâu dài và có rất nhiều những khó khăn thử thách. Nhận định đƣợc mục tiêu, lợi ích cũng nhƣ tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam, em đã chọn đề tài nghiên cứu khóa luận của mình là: “Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam: 2 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Qua đề tài, em nghiên cứu lý luận về công ty cổ phần, cổ phần hóa và phân tích thực trạng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam từ đó đƣa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là nhằm phân tích quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam để thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế và từ đó đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu : đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.  Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu và phân tích những nét khái quát cơ bản về nội dung, tính chất cơ bản của công ty cổ phần, cổ phần hóa và thực trạng cổ phần hóa dewoanh nghiệp Nhà nƣớc 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khai thác thông tin từ các sách, báo, tạp chí nhằm tìm kiếm số liệu của tổng cục thống kê, các ban ngành chỉ đạo, tham khảo những nghiên cứu của những công trình trong nƣớc và quốc tế, từ đó phân tích, tổng hợp lại những kết quả về vấn đề này. 5. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm có: Chương I: Những lý luận cơ bản về cổ phần hóa và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa tại Việt Nam. Chương II: Thực trạng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam Chương III: Giải pháp hoàn thiện cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam 3 Đây là một đề tài tƣơng đối rộng và phức tạp chính vì vậy khóa luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý phê bình của các thầy cô, độc giả để có thể có những hiểu biết hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cám ơn sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Việt Dũng đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 15/4/2010 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền 4 CHƢƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ TẠI VIỆT NAM I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA 1. Công ty cổ phần 1.1 Khái niệm Công ty cổ phần là một công ty có số vốn đƣợc chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và đƣợc thành lập gồm nhiều hội viên gọi là cổ đông và chỉ chịu lỗ lãi trong số vốn mà họ đã góp. Giấy chứng nhận cổ phần gọi là cổ phiếu. Hiện nay ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005,CTCP là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác. 1.2 Đặc điểm 1.2.1 Là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập Pháp luật về công ty của các nƣớc đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công ty cổ phần với tƣ cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và tƣ cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng chính tài sản của mình; với tƣ cách chủ thể là pháp nhân thông qua ngƣời đại diện của mình theo qui định của pháp luật. Khi công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì lúc này 5 CTCP là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông. Trong trƣờng hợp này, cổ đông không đƣợc xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài sản của cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị của công ty cổ phần nhƣ: quyền tham gia quản lý, điều hành công ty theo qui định, quyền đƣợc chia cổ tức, quyền đƣợc chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể … Tuy nhiên, với tƣ cách là một pháp nhân, CTCP có quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ đông chỉ đƣợc sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty. 1.2.2 Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của CTCP tức là họ đã chuyển dịch vốn của mình theo những phƣơng thức nhất định vào công ty cổ phần và trở thành tài sản thuộc sở hữu của CTCP, nhƣng cổ đông vẫn đƣợc hƣởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tƣ vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty đƣợc hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tƣ vào cổ phiếu của mình. Xét về phƣơng diện sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Cả CTCP lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trƣờng hợp cổ đông nợ công ty do chƣa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chƣa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu phát hành. Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tƣ nhân (theo pháp luật Việt Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các nƣớc thì các thành viên hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cá nhân vô 6 hạn về các nghĩa vụ của công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình, bất kể tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay không. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào CTCP nhiều hơn so với đầu tƣ vào các loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tƣ nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tƣ vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tƣ vào công ty cổ phần nên họ ít sợ rủi ro hơn ngƣời đầu tƣ vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tƣ nhân, những ngƣời này phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào. Chính lợi thế này mà các CTCP có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tƣ của xã hội vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. 1.2.3 Chuyển nhượng phần vốn góp một cách tự do Hầu hết pháp luật về công ty của các nƣớc trên thế giới đều qui định và cho phép chuyển nhƣợng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ của CTCP đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào CTCP đƣợc thực hiện bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu đƣợc xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hoá nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhƣợng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho ngƣời khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhƣợng các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhƣợng 7 trƣớc hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ đƣợc chuyển nhƣợng cho ngƣời không phải là thành viên công ty trong trƣờng hợp các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều ngƣời muốn đầu tƣ vào CTCP chứ không muốn đầu tƣ vào các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển thị trƣờng chứng khoán. 1.2.4 Cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt CTCP không thể đƣợc thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng nhƣ quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty đƣợc xem là cội nguồn của quyền lực. Với đặc trƣng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong CTCP sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của CTCP là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong CTCP là yếu tố năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị trƣờng chỉ ra rằng cùng với sự lƣu thông hàng hoá là sự lƣu thông tiền tệ, tức là sự tru chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của CTCP tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hƣởng bởi ý chí chủ quan của con ngƣời. Điều này đặt ra một đòi hỏi là con ngƣời phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp ứng đƣợc sự vận động linh hoạt của vốn. Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa dạng của nhà đầu tƣ, vừa không mất đi bản chất vốn có của CTCP. Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch các phần vốn góp một cách dễ dàng song tƣ cách pháp nhân của công ty không vì sự chuyển nhƣợng đó mà bị thay đổi. 8 Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau nhƣ: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ƣu đãi (trong cổ phiếu ƣu đãi có: cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết, cổ phiếu ƣu đãi cổ tức, cổ phiếu ƣu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ƣu đãi khác…) và các loại trái phiếu. Đây sẽ là những loại chứng khoán đƣợc phát hành rộng rãi ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tƣ cho kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của công ty thì các công ty thƣờng xác lập mệnh giá của cổ phiếu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tƣ dù cho khả năng tài chính không nhiều nhƣng vẫn có khả năng tham gia đầu tƣ vốn vào CTCP. 1.2.5 Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại Với các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân hay công ty hợp danh, sự tồn tại của các doanh nghiệp này luôn luôn gắn liền với tƣ cách của chủ sở hữu doanh nghiệp hay các thành viên hợp danh; bởi vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể sẽ bị kết thúc cùng với cái chết, sự rút lui hay sự khánh tận của chủ doanh nghiệp tƣ nhân hay của một trong các thành viên hợp danh của công ty. Nhƣng đối với CTCP thì hoạt động kinh doanh của công ty hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì có thể xảy ra đối với các cổ đông trong công ty; bởi vì CTCP có tƣ cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí cái chết có xảy ra đối với các cổ đông thì công ty cổ phần vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn toàn không hề bị ảnh hƣởng gì. Đây chính là một ƣu điểm bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định. Mặt khác, các luật công ty hiện đại của một số nƣớc đều không hạn chế thời gian tồn tại của công ty cổ phần trừ những trƣờng hợp nhƣ: công ty phá sản hoặc các cổ đông cùng thoả thuận chấm dứt hoạt động hay vì một lý do nào khác mà điều lệ công ty qui định. Chính sự ổn định trong kinh doanh và thời gian hoạt 9 động lâu dài đã tạo cho các CTCP có đƣợc sự thu hút mạnh mẽ và đƣợc ƣa chuộng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. 1.2.6 Cơ chế quản lý tập trung cao Với tƣ cách là một pháp nhân độc lập, trong CTCP có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty. Nhƣ vậy, trong CTCP việc quản lý đƣợc tập trung hoá cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều việc quản lý cho các cổ đông nhƣ đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty hợp danh việc quản lý công ty đƣợc thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tƣ cách là những ngƣời chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty nên họ đƣợc toàn quyền quản lý công ty và nhân danh công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn đƣợc thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nƣớc còn qui định cho phép giám đốc quản lý công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có thể là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là ngƣời điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Rõ ràng việc qui định nhƣ vậy một mặt thu hút đƣợc những ngƣời quản lý chuyên nghiệp đƣợc công ty thuê làm công tác quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo cho CTCP có đƣợc sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại, lành nghề nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn. Khác với doanh nghiệp tƣ nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, CTCP có một cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng. Tóm lại: Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hƣớng khai thác các tiềm năng sẵn có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lực vật chất [...]... thể diễn ra tại các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các Doanh nghiệp Nhà nƣớc Cổ phần hoá theo nghĩa rộng là quá trình chuyển một doanh nghiệp từ các hình thức tổ chức kinh doanh khác sang hình thái CTCP Cổ phần hoá DNNN là chuyển DNNN thành CTCP, trong đó chuyển toàn bộ hay một phần vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc và các lĩnh vực lâu nay Nhà nƣớc độc... độc quyền cho các cổ đông Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc không chỉ là quá trình chuyển sở hữu Nhà nƣớc sang các cổ đông thông qua việc bán một phần hay toàn bộ cổ phần doanh nghiệp mà còn có cả việc DNNN thu hút thêm vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu để trở thành CTCP 11 Xét về bản chất cổ phần hoá DNNN là việc Nhà nƣớc bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp hoặc... luận xã hội, và xác lập một môi trƣờng cho việc mở rộng đầu tƣ trong nƣớc 15 II DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM 1 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 1.1 Khái niệm Theo luật doanh nghiệp Nhà nƣớc do Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hình ngày 20/4/1995 thì doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Doanh nghiệp nhà nƣớc là... vốn hoạt động cho doanh nghiệp  Bán toàn bộ phần giá trị thuộc vốn Nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp hình thức này đƣợc áp dụng cho những DNNN thuộc đối tƣợng mà Nhà nƣớc cần nắm giữ cổ phần  Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần, tức là Nhà nƣớc không còn nắm giữ cổ phần tại công ty Mỗi hình thức CPH đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng... sở hữu là Nhà nƣớc Doanh nghiệp Nhà nƣớc có tƣ cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý Nghĩa là doanh nghiệp Nhà nƣớc chịu trách nhiệm hữu hạn về số nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý Tất cả các doanh nghiệp Nhà nƣớc đều là tổ chức kinh tế do Nhà nƣớc... trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản Nhà nƣớc do Nhà nƣớc đầu tƣ vốn và Nhà nƣớc sở hữu về vốn Doanh nghiệp Nhà nƣớc là một chủ thể kinh doanh nhƣng chỉ có quyền quản lý kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nƣớc Doanh nghiệp Nhà nƣớc là đối tƣợng quản lý trực tiếp của Nhà nƣớc, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về việc bảo toàn và phát triển số vốn của Nhà nƣớc giao cho, đồng thời thực hiện các. .. nữa Ở Việt Nam, ngƣời ta thƣờng nhầm lẫn giữa cổ phần hoá và tƣ nhân hoá Một số nghiên cứu cho rằng việc thực hiện tƣ nhân hoá các Doanh nghiệp cũng gần tƣơng đồng với quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam Nhƣng tƣ nhân hoá DNNN là một khái niệm rộng và đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Có thể hiểu tƣ nhân hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ Nhà nƣớc sang tƣ nhân, đồng thời, chuyển các. .. bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của DN Lần lƣợt rất nhiều Luật đã đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống của doanh nghiệp “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” đã đem lại cho các doanh nghiệp nhiều quyền tự chủ hơn trong sản xuất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ các ràng buộc về mặt hành chính, trả doanh nghiệp. .. doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp thông qua bán cổ phiếu và cải biến DNNN thành công ty cổ phần trong đó Nhà nƣớc nắm cổ phần khống chế  Bán phần lớn giá trị tài sản của DNNN thông qua bán cổ phiếu cho mọi đối tƣợng, trong đó Nhà nƣớc là một cổ đông song không nắm cổ phần khống chế 27  Bán toàn bộ DNNN cho tƣ nhân để hình thành các công ty tƣ nhân hoặc các công ty cổ phần ... ngƣời nƣớc ngoài và chuyển nợ thành vốn đầu tƣ Thêm vào đó là biện pháp bảo đảm quyền lợi của ngƣời bỏ vốn, đảm bảo dòng vốn bỏ vào sinh lời Cải cách CPH DNNN cần phối hợp với cải cách thể chế tài chính tiền tệ, sự phát triển của thị trƣờng tài chính và giao dịch chứng khoán để tạo động lực cho CPH 30 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM I CÁC GIAI ĐOẠN CỔ PHẦN HÓA 1 Giai . Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam: 2 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Qua đề tài, em nghiên cứu lý luận về công ty cổ phần, cổ phần hóa và phân tích thực trạng cổ phần. về cổ phần hóa và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa tại Việt Nam. Chương II: Thực trạng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam Chương III: Giải pháp hoàn thiện cổ phần hóa Doanh. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Lớp : Anh 5 Khoá : 45 Giáo

Ngày đăng: 03/09/2015, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w