1.Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực được thừa nhận là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển bền vững của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, các quốc gia đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách, chiến lược phát triển con người phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai. Trong xu thế phát triển hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề nguồn nhân lực cũng như quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức sao cho hợp lý để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh là một việc vô cùng quan trọng. Có thể nói quản trị nguồn nhân lực thành công là nền tảng vững chắc cho những thành công sau này của doanh nghiệp. Nhận thực rõ tầm quan trọng của yếu tố con người, thời gian qua các doanh nghiệp đã có nhiều chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế tại các doanh nghiệp cho thấy việc sử dụng lao động chưa thực sự hiệu quả và phát huy hết tiềm năng nguồn nhân lực cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực luôn là bài toán hóc búa đối với nhà quản trị và các cấp lãnh đạo bởi muốn làm được điều đó không hề đơn giản, nó đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, kinh nghiệm và tiền bạc. Qua quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực nên trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ, bằng kiến thức thực tế thu lượm, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS.Tạ Minh Hà, sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban Lãnh đạo Tổng Công ty, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ” để nghiên cứu, viết chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực được thừa nhận là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển bền vững của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, các quốc gia đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chính sách, chiến lược phát triển con người phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai. Trong xu thế phát triển hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề nguồn nhân lực cũng như quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức sao cho hợp lý để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh là một việc vô cùng quan trọng. Có thể nói quản trị nguồn nhân lực thành công là nền tảng vững chắc cho những thành công sau này của doanh nghiệp. Nhận thực rõ tầm quan trọng của yếu tố con người, thời gian qua các doanh nghiệp đã có nhiều chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế tại các doanh nghiệp cho thấy việc sử dụng lao động chưa thực sự hiệu quả và phát huy hết tiềm năng nguồn nhân lực cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực luôn là bài toán hóc búa đối với nhà quản trị và các cấp lãnh đạo bởi muốn làm được điều đó không hề đơn giản, nó đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, kinh nghiệm và tiền bạc. Qua quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực nên trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ, bằng kiến thức thực tế thu lượm, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS.Tạ Minh Hà, sự giúp đỡ tạo điều kiện Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 2 của Ban Lãnh đạo Tổng Công ty, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ” để nghiên cứu, viết chuyên đề tốt nghiệp. 2.Mục đích nghiên cứu: -Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và tầm quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp -Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu: công tác nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ -Phạm vi nghiên cứu: Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ 4.Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp logic, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế. 5.Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề được chia thành 3 phần: Chương 1: Những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm về nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. Nhân lực được hiểu là nguồn lực trong từng con người, là khả năng của mỗi người bao gồm cả thể lực và trí lực. Thể lực chính là sức khoẻ, khả năng làm việc bằng cơ bắp, chân tay, nó phụ thuộc vào vóc dáng, tình trạng sức khoẻ của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống…Còn trí lực thể hiện suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, khả năng, năng khiếu của con người đối với thế giới xung quanh. Nhân lực phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp gồm tất cả mọi cá nhân tham gia vào bất cứ hoạt động nào, với bất cứ vai trò gì trong tổ chức, doanh nghiệp. Theo quan điểm của kinh tế học pháp triển, nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên nhân sự của quốc gia hoặc tổ chức, ở tầm vĩ mô đó là nguồn nhân lực của xã hội, ở tầm vi mô nguồn nhân lực là tập hợp của rất nhiều cá nhân với những tính cách khác nhau, nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ cán bộ, đội ngũ nhân viên của tổ chức, vừa có tư cách là khách thể của hoạt động, vừa là động lực của tổ chức đó. Theo định nghĩa của UNDP: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc đang có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng”. Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 4 Tóm lại, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp bao gồm mọi nguồn lực của mọi thành viên mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng mang tính ổn định, lâu dài, kể cả người ở trong và ngoài doanh nghiệp nhưng tham gia vào các hoạt động hay giải quyết các công việc của doanh nghiệp trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. 1.1.2. Khái niệm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Con người là một trong nhưng yếu tố khách quan không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí tuệ của cong người. Làm thế nào để sử dụng lao động có hiệu quả là câu hỏi thường trực của các nhà quản lý và sử dụng lao động Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp thì sử dụng nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.Do đó sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp. -Theo quan điểm của Mác - Lênin hiệu quả sử dụng nguồn lao động đó là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả lao động tốt hơn. Xuất phát từ quan điểm trên Mác đã vạch ra bản chất của hiệu quả sử dụng lao động là tiết kiệm và mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian và hơn thế nữa tiết kiệm thời gian không chỉ là khâu riêng biệt mà là tiết kiệm thời gian cho toàn xã hội. -Theo quan điểm của F.W.TayLor thì “con người là công cụ lao động”, quan điểm này cho rằng: về bản chất đa số con người không muốn làm việc, họ quan tâm nhiều đến cái họ đạt được chứ không phải cái họ làm, ít người muốn làm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm soát. Vì vậy, để sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả cần phải đánh giá chính Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 5 xác thực trạng lao động tại doanh nghiệp của mình, phải giám sát kiểm tra chặt chẽ, phân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi lặp lại, dễ dàng học được. -Theo quan điểm của Mayo “con người muốn được đối xử như những con người”. Theo ông bản chất con người là thành viên trong tổ chức, họ coi vị trí, thành tựu mà doanh nghiệp đạt được rất quan trọng, họ muốn tham gia vào công việc chung, muốn cống hiến sức mình vào tổ chức. Vì vậy, muốn khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả ngoài động viên bằng vật chất cần động viên bằng tinh thần. Từ các cách tiếp cận trên có thể hiểu khái niệm sử dung hiệu quả nguồn nhân lực như sau: -Theo nghĩa hẹp: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là kết quả mang lại từ các mô hình, chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp. -Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn bao hàm khả năng sử dụng lao động đúng ngành nghề, bố trí họ làm việc đúng sở trường, đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho người lao động, là mức độ chấp hànhnghiêm chỉnh kỉ luật của người lao động, khả năng cải tiến kỹ thuật của mỗi người,đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động. Tóm lại, muốn sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thì nhà quản trị phải tự biết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp, chính sách đối với người lao động thì mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử dụng lao động mới thực sự có hiệu quả. Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 6 1.2. Nội dung công tác sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 1.2.1. Chính sách tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực. 1.2.1.1.Tuyển mộ nhân lực. Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và là lao động bên trong doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp phải có đầy đủ khả năng để thu hút số lượng và chất lượng lao động nhằm đạt được mục tiêu của mình. Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn. Trong thực tế, sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ không được tuyển chọn vì họ không được biết các thông tin tuyển mộ, hoặc họ không có cơ hội nộp đơn xin việc. Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như yêu cầu mong muốn hay hiệu quả thấp nếu số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu của tuyển chọn. Hầu hết các doanh nghiệp khi muốn tuyển mộ nhân lực có thể dùng một số phương pháp sau: đăng thông tin trên báo, trên internet, dán thông báo ở bảng tin, quảng cáo trên truyền hình. Công tác tuyển mộ không chỉ có ảnh hưởng lớn đến việc tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng của quản trị nguồn nhân lực như đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn lao động, các mối quan hệ lao động. Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 7 • Quy trình tuyển mộ. Sơ đồ 1.1: Quy trình tuyển mộ 1.2.1.2. Tuyển chọn lao động. Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ. Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo mô tả công việc. Quá trình tuyển chọn phải đáp ứng được yêu cầu dưới đây: -Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực. -Tuyển chọn được những người có trình độchuyên môn cần thiết cho công việc để đạt được tới năng suất lao động cao, hiệu suất cao trong công việc đó. Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong Hoạch định NCNS Các giải pháp Tuyển mộNguồn nội bộ Nguồn bên ngoài PP nội bộ PP bên ngoài Cá nhân được tuyển mộ Chuyên đề tốt nghiệp 8 -Tuyển chọn được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc của doanh nghiệp. Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng kinh doanh và đối với các doanh nghiệp, bởi vì quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tuyển chọn tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được các chi phí do tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc. Để tuyển chọn đạt được kết quả cao thì cần phải có các bước tuyển chọn phù hợp, các phương pháp thu thập thông tin chính xác và đánh giá các thông tin một cách khoa học. Mỗi công ty có cơ cấu quản lý khác nhau, và khi có nhu cầu cần tuyển dụng, các phòng ban phụ trách công tác này phải tìm ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế cũng như nhu cầu mà công ty đang cần tuyển dụng. Và khi đã tìm được những ứng viên sáng giá cho vị trí cần tuyển dụng, thì việc đánh giá và thu thập những thông tin liên quan cũng rất quan trọng. Từ những thông tin đó, doanh nghiệp mới tìm được những cá nhân phù hợp nhất với nhu cầu tuyển dụng của công ty, đồng thời cũng giúp cho việc sử dụng lao động quy củ hơn, đơn giản hơn những cũng mang tính chuyên nghiệp. Quy trình tuyển chọn gồm nhiều bước và được coi là rào chắn để sàn lọc, loại bỏ những ứng viên không đủ điều kiện đi tiếp. Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 9 Sơ đồ 1.2: Quy trình tuyển chọn. 1.2.2. Chính sách phân công và hiệp tác lao động. • Phân công lao động. Là việc phân chia quá trình lao động hoàn chỉnh thành nhiều phần việc nhỏ và giao mỗi phần việc cho một hoặc một nhóm người lao dộng chịu trách nhiệm thực hiện. Trong nội bộ doanh nghiệp, phân công lao động thực hiện chức năng bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc. Sử dụng hợp lý lao động được đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng những người có khả năng phát triển; đào tạo lại và chuyển những người không phù hợp với công việc. Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong Triển khai công tác tuyển chọn Tiếp xúc, PV xơ bộ NC, sàng lọc qua hồ sơ Trắc nghiệm Phỏng vấn sâu Kiểm tra các thông tin Quyết định tuyển Kiểm tra sức khoẻ Tham quan công việc Ứng viên bị loại Chuyên đề tốt nghiệp 10 Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên mô hoá được công nhân lao động,công cụ lao động. Nhờ chuyên môn hoá sẽ giới hạn được phạm vi, người công nhân sẽ nhanh chóng quen với công việc, có những kỹ năng, kỹ xảo, giảm nhẹ được thời gian và chi phí dào toạ, đồng thời sẽ sử dụng triệt để những khả năng riêng của từng người. Trong xã hội có ba loại phân công lao động: Phân công lao động trong nội bộ xã hội. Phân công lao động trong nội bộ ngành. Phân công lao động cá biệt. • Hiệp tác lao động Sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công nhằm sản xuất sản phẩm gọi là hiệp tác lao động. Hiệp tác là một quy luật của tổ chức lao động, đó là sự chuyển từ lao động cá nhân sang lao động kết hợp của nhiều người nên phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường mối quan hệ giữa những người lao động, làm tăng năng suất lao động, tăng tính tích cực do xuất hiện tính kích thích lao động trong tập thể lao động. Phân công lao động càng sâu thì hiệp tác lao động càng rộng. Muốn quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và đồng bộ thì phải có sự phân công lao động hợp lý, hiệp tác lao động chặt chẽ. Trong doanh nghiệp, giải quyết được vấn đề phân công - hiệp tác lao động chính là giải quyết được vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 1.2.3. Công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nền kinh tế thị trường khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng sản xuất ra các mặt hàng chất lượng với năng suất lao động cao và thời gian hao phí thấp, thoả mãn nhu cầu con người. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần có đội ngũ cán bộ quản trị giỏi, có tầm nhìn chiến lược và có lực lượng lao động Lê Phương Thảo Lớp : QT17B [...]... định số 2726/QĐ-TCCB-LĐ về việc thành lập Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, ngày 30/06/2010 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký quyết định số 1845/QĐ-BGTVT thành lập Công ty Mẹ - Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ Công ty Mẹ - Tổng Công ty Xây dựng. .. TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƯỜNG THUỶ 2.1 Khái quát chung về Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ Tên gọi: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG ĐƯỜNG THUỶ Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM WATERWAY CONSTRUCTION CORPARATION Tên viết tắt : VINAWACO Trụ sở chính: Địa chỉ: Số 40 Phùng Hưng- Hoàn Kiếm- Hà Nội Điện thoại:... tốt nghiệp 23 2.1.2 Một số đặc điểm về Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ 2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Hội Đồng Thành Viên Tổng Giám Đốc & Phó Tổng Giám Đốc Văn phòng TCT Phòng KHTT Khối Công ty con Phòng TCKT Phòng Tổ chức LĐ Phòng Quản lý DA Khối đơn vị thuộc Công ty mẹ Khối Công ty Cổ phần liên kết CTCP TCCG & DV CTCP ĐT & Nhân lực VN VINAWACO 1 VINAWACO 2 CTCP CT Đường thuỷ VPĐD Tp.HCM Phòng... các công trình -Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc thiết bị: phương tiện thuỷ văn, các sản phẩm kim loại đúc sẵn, máy móc thiết bị điện, phương tiện vận tải… -Sản xuất và thi công các hệ thống phao tiêu báo hiệu, biển báo, trạm đèn hải đăng đảm bảo giao thông đường bộ, đường sông, đường biển 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ 2.2.1 Thực trạng công. .. khía cạnh là nguồn lực hay yếu tố con người trong quản trị sản xuất kinh doanh - Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực - Công nhân làm việc là năng động sáng tạo hay thụ động; Công nhân làm việc chỉ vì tiền hay vì các nhu cầu khác nữa; Công nhân có kế hoạch phát triển cá nhân dài hạn v.v… 1.5 Tính cấp thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tổng doanh nghiệp Sau khi trở thành thành viên chính... độ tự giác, hành vi tự quản Nâng cao khả năng thích ứng và tính linh hoạt, tính sáng tạo trong làm việc, tạo tác phong công nghiệp, tính trách nhiệm trong công việc để người lao động hoàn thành công việc đề ra với kết quả cao nhất • Đối với xã hội Nâng cao chất lượng nguồn lao động cho xã hội Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động trong doanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh... động • Các nhân tố thuộc về người lao động và nhà quản trị - Sự nhận thức về vai trò của các công tác quản trị nhân lực trong công ty cũng như mối quan hệ quản trị nhân lực với các chức năng quản lý khác trong công ty của cán bộ quản lý và chủ doanh nghiệp Lê Phương Thảo Lớp : QT17B Chuyên đề tốt nghiệp 19 - Sự nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực trong công ty thiên về khía cạnh là nguồn lực hay yếu... lý nguồn nhân lực của Công ty. Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn công việc cho các vị trí công tác.Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và giải quyết vấn đề về tiền lương, thưởng cho nhân viên.Hướng dẫn và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động Phòng Quản lý dự án: Làm công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng, tài chính, nhân lực tại công trình và có nhiệm vụ báo cáo lên Tổng. .. báo cáo lên Tổng Công ty Ngoài ra còn quản lý nhân lực, bảo vệ vật tư và tài sản của công trình mà Tổng Công ty đang nhận thầu và đang thi công Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý kỹ thuật, chất lượng, công nghệ thi công đường, hầm, cảng, kiến trúc… Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, thi công Thực hiện chỉ đạo và quản lý kỹ thuật chất lượng, khối lượng công trình Phối... Công ty Mẹ - Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ Đến nay, Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ đã có hơn 30 đơn vị thành viên, bao gồm 4 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, 11 công ty con, 13 công ty liên kết và nhiều Ban điều hành dự án trực thuộc công ty mẹ, hoạt động tại khắp mọi miền của đất nước Lê . sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp -Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nhân lực để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty. về nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Xây dựng Đường thuỷ Chương 3: Phương hướng và giải. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm về nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. Nhân lực được hiểu là nguồn lực