1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển

70 373 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 600,5 KB

Nội dung

Nhiều nhà phân tích tài chính ví vốn lưu động của doanh nghiệp như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có lẻ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với “cơ thể” doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn hoạt đọng thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru.Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển em nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu động lớn với hoạt động kinh doanh quy mô lớn, phức tạp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang là một chủ đề mà công ty rất quan tâm.

Trang 1

HỌC VIỆN HẬU CẦNKHOA TÀI CHÍNH

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

(Theo quyết định số……/QĐ-B1 ngày……

của Giám đốc Học viện Hậu cần)Giao cho học viên………

Lớp:……Hệ (Tiểu đoàn)………

Chuyên ngành:………

1 Tên đề tài:

Trang 2

2.2 Các thông số và ý tưởng ban đầu:

Trang 3

5 Ngày … tháng… năm 20… học viện nhận đề tài6 Thời hạn hoàn thành:

6.1 Nộp lịch công tác cho người hướng dẫn phê chuẩn:……….6.2 Nộp khoá luận cho người hướng dẫn………6.3 Nộp khoá luận cho Trưởng khoa phê chuẩn cho phép bảo vệ:

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINHTẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.2 Phân loại vốn lưu động 4

1.2.2 Dựa theo hình thái biểu hiện 5

1.2.3 Dựa theo nguồn hình thành 6

1.3 Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưuđộng của doanh nghiệp 7

1.3.2 Các cách xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 8

1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường 13

1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của doanhnghiệp 18

1.5 Phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcủa doanh nghiệp 19

1.5.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp 19

1.5.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động của doanh nghiệp 21

Kết luận chương I 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIAIĐOẠN: 2008 -2010 26

2.1 Đặc điểm chung về công ty 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

2.1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢNXUẤT KINH DOANH 27

2.1.3 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 28

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TID 29

2.2 Thực trạng quản lý sử dụng vốn lưu động của Công ty TID 32

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến mọi hoạtđộng của công ty 32

2.2.2 Tình hình tổ chức vốn kinh doanh và vốn lưu động của công ty TID 34

2.2.3 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TID 38

2.3 Đánh giá chung về tình hình tổ chức và sử dụng vốn lưu động củacông ty TID 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 53

Trang 6

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY TID 543.1 Phương hướng nhiệm vụ của công ty TID năm 2011 54

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty TID năm 2011 543.1.2 Mục tiêu phát triển nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ởcông ty TID: 54

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ởCông ty TID 562.2 Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động 58

2.2.3 Tăng cường hoạt động marketing trên thị trường 602.2.4 Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡngcán bộ 612.2.5 theo dõi và có những đánh giá, điều chỉnh thường xuyên trong quátrình thực hiện 62

KẾT LUẬN 63DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 7

MỞ ĐẦU

Nhiều nhà phân tích tài chính ví vốn lưu động của doanh nghiệp nhưdòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người Vốn lưu động được ví như vậycó lẻ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu độngđối với “cơ thể” doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, một doanhnghiệp muốn hoạt đọng thì không thể không có vốn Vốn của doanh nghiệpnói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động củadoanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông Vốn lưu động giúp chodoanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru.

Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính cònhạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý,sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khôngcao Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại Đầu tư vàPhát triển em nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiếtở công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu động lớn với hoạt động kinh doanh quymô lớn, phức tạp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang làmột chủ đề mà công ty rất quan tâm.

Với nhận thức như vậy, bằng kiến thức quý báu về tài chính doanhnghiệp, vốn lưu động tích luỹ được trong thời gian thực tập, nghiên cứu tạitrường Học viện Hậu Cần, cùng thời gian thực tập thiết thực tại công tyThương mại Đầu tư và Phát triển em đã chọn đề tài: “Một số giải phápnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mạiĐầu tư và Phát triển” để làm chuyên đề: Khoá luận, đề án tốt nghiệp

Trang 8

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlưu động tại công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển

Do những hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian thực tập,chuêyn đề này sẽ còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhạn được những đónggóp từ phía thầy giáo, cô giáo, các anh chị trong phòng tài cính - kế toánCông ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển để chuyên đề được hoànthiện hơn cũng như giúp em hiểu sâu hơn về đề tài mà mình đã lựa chọn.

Trang 9

Những tư liệu lao động nói trên nên xét về hình thái hiện vật đượcgọi là các tài sản lưu động, còn hình thái giá trị được gọi là vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu độg nên đặc điểmvận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm củatài sản lưu động Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưuđộng thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưuthông Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên liệu, phụtùng thanh thế, bán thành phẩm, thành phẩm, sản phẩm dở dang… dangtrong quá trìh dự trữ sản xuất hoặc chế biến Còn tài sản lưu động lưu thôngbao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ các loại vốn bằng tiền, cáckhoản vốn trong thah toán các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trảtrước…

Trong quá trình sản xuất – kinh doanh các tài sản lưu động sản xuấtvà tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫnnhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục

Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông các doanh nghiệp phải

Trang 10

bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định Vì vậy cũng có thể nói: vốn lưuđộng của doanh nghiệp là vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sảnlưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông trong doanh nghiệp

Phù hợp với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu độngcủa doanh nghiệp cũng không ngừng vận độg qua các giai đoạn của chu kỳkinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễnra liên tục và thường xuyên lập lại theo chu kỳ và được gọi là quá trìnhtuần hoàn, di chuểyn của vốn lưu động Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinhdoanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản úâtrồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu kỳ sản xuất, vốnlưu động hoàn thành một vòng luân chuyển.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn lưu độngchuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khidoanh nhgiệp tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng Như vậy, vốn lưuđộng hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

1.2 Phân loại vốn lưu động

Để quản lý vốn lưu động được tốt cần thiết phải tiến hành phân loạivốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau thông thườngcó những cách phân loại sau đây:

1.2.1 Dựa theo vai trò vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thànhba loại:

a) vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuấtLoại này gồm các khoản vốn:

- Vốn nguyên vật liệu chính- Vốn vật liệu phụ

- Vốn nhiên liệu

- Vốn phụ tùng thay thế- Vốn vật liệu đóng gói

Trang 11

- Vốn công cụ, dụng cụ

b) Vốn lưu động trong khâu sản xuấtLoại này bao gồm các khoản vốn:- Vốn sản phẩm đang chế tạo- Vốn bán thành phẩm tự chế- Vốn chi phí trả trước

c) Vốn lưu động trong khâu lưu thôngLoại vốn này bao gồm các khoản vốn:- vốn thành phẩm

1.2.2 Dựa theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này vốn lưu động trong doanh nghiệp được chiathành hai loại:

a) Vốn vật tư hàng hoá:

Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụthể như: vốn nguyên nhiên vật liệu, vốn sản phẩm dở dang đang chế tạo,vốn thành phẩm – hàng hoá (còn gọi là hàng tồn kho) vốn chi phí trả trước.

b) vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

- Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển Tiền là một loại tài sản khác hoặc để trả nợ

Trang 12

Do vậy trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phảicó một lượng tiền nhất định.

- Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng,thể hiệ số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhbán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước, trả sau Ngoài ra, một sốtrường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền chongười cung cấp từ đó hình thành khoản tạm ứng.

Việc phân loại theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xemxét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

c) Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn

1.2.3 Dựa theo nguồn hình thành

Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia làm hai loại:a) Nguồn vốn chủ sở hữu

Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanhnghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối vàđịnh đoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Số vốn lưuđộng được ngân sách nhà nước cấn hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhànước (đối với doanh nghiệp nhà nước) số vốn do xã viên hoặc do chủ tưnhân bỏ ra, số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhuận bổ sung; số vốn góp từliên doah, liên kết; số vốn lưu động huy động đựơc qua phát hành cổ phiếu

b) Nợ phải trả

- Nguồn vốn đi vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từvốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốnvay không qua phát hành trái phiếu

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệpđược hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ.Từ đó có các quy định trong huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn lưuđộng hợp lý hơn.

Trang 13

1.3 Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốnlưu động của doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm nhu cầu vốn lưu động và sự cần thiết của việcxác định hợp lý vốn lưu động thường xuyên cần thiết.

Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết đểđảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhliên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là nội dung quan trọng củahoạt động tài chính doanh nghiệp Trong điều kiện các doanh nghiệpchuyển sang thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọinhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp đềuphải tự trang trải thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực vì:

- Đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông của doanh nghiệpđược tiến hành liên tục, đồng thời tránh ứ đọng, lãng phí vốn

- Là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáng ứng kịpthời, vốn lưu động của các doanh nghiệp.

- Để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả vốn lưu động, đồngthời là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu độg trong nộibộ doanh nghiệp.

Cũng cần thấy rằng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là mộtđại lượng không cố định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:

- Quy mô sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ- Sự biến động của giá cả các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệpsử dụng trong sản xuất

- Cính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với người lao độngtrong doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệptrong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm thấp tươngđối nhu cầu vốn lưu động không cần thiết, doanh nghiệp cần tìm các biện

Trang 14

pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quảnhất

1.3.2 Các cách xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng như đãtrình bày ở trên, nói chung không có nhu cầu vốn chung cho mọi doanhnghiệp Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất – kinh doanh, tuỳhoàn cảnh cụ thể thực tế mà lựa chọn phương páp xác định thích hợp vớiquy mô sản xuất – kinh doanh của mình

Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanhnghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau Tuỳ theo điều kiện cụthể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp thích hợp Sau đây là mộtsố phương páhp chủ yếu:

a) Phương pháp trực tiếp

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xácđịnh nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lạitoàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Ưu điểm của phương pháp trực tiếp là xác định được nhu cầu vốnlưu động cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh Do đó, tạođiều kiện tốt cho doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng có nhiều loại,quá trình sản xuất kinh doanh thường qua nhiều khâu, vì thế việc tính toánnhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này tương đối phức tạp và mấtnhiều thời gian

Sau đây là phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động cho từngkhâu kinh doanh của doanh nghiệp

* Xác định nhu cầu vốn dự trữ sản xuất

Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp thường phải sửdụng nhiều loại vật tư khác nhau Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh

Trang 15

doanh được liên tục doanh nghiệp phải luôn có một số lượng vật tư dự trữsản xuất.

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm; khoản vốnnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế công cụ,vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ

- Xác định nhu cầu vốn đối với nguyên vật liệu chính

Trong quá trình sản xuất – kinh doanh cần tiêu hau rất nhiều nguyên,vật liệu chính Những loại nguyên, vật liệu chính đó không thể tiêu hao đếnđâu mua sắm đến đó mà phải luôn có một số lượng nhất định dự trữ ở khođể đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục Vì vậy, cần phải xác địnhnhu cầu vốn nguyên, vật liệu chính trong khâu dự trữ

Công thức xác định nhu cầu vốn nguyên, vật liệu chính như sau:VNVLC = Fn x Nn

Trong đó:

VNVLC : Nhu cầu vốn nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch

Fn : Phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính bình quân 1 ngày kỳkế hoạch

Nn: số ngày dự trữ hợp lý nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch

Phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu chíh bình quân một ngày kỳ kếhoạch (còn gọi là mức tiêu dùng bình quân một ngày về nguyên, vật liệuchính kỳ kế hoạch) được xác định bằng cách lấy tổng số phí tỏn tiêu hao vềnguyên vật liệu chính kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong kỳ

Công thức tính:

nFFn Trong đó:

F: Tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạchN: Số ngày trong kỳ kế hoạch (được quy ước: 1 năm là 360 ngày, 1quý là 90 ngày, 1 tháng là 30 ngày)

Trang 16

* Xác định nhu cầu vốn khâu sản xuất

Vốn lưu đọng trong khâu sản xuất gồm nhu cầu vốn sản phẩm đangchế tạo (sản phẩm dở dang) và nhu cầu chi phí trả trước

- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạoVđc = Pn x CK x Hs

Trong đó:

Vdc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo

Pc : Mức chi phí sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạchCK: Chu kỳ sản xuất sản phẩm

HS: Hệ số sản phẩm đang chế tạo

Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày được tính bừng cách lấytổng mức chi phí sản xuất chi ra trong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trongkỳ

Công thức tính:

nDPn * Xác định nhu cầu vốn khâu lưu thông:

Xác định nhu cầu vốn khâu lưu thông là việc xác định nhu cầu vốnlưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho với quy mô cầnthiết trước khi xuất giao cho khách hàng

Có thể xác định nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm theo công thức nhưsau:

VTP = Zn x NTPTrong đó:

Trang 17

Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là dựa vào thống kê kinhnghiệm để xác định nhu cầu vốn lưu động Ở đây có thể chia ra làm haitrường hợp:

- Một là: dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng laọitrong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp mình

- Hai là dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳtrước của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho thời kỳ tiếptheo khi có sự thay đổi về quy mô sản xuất

Nhu cầu vốn lưu động được tính theo công thức sau:

Vncobq

Trong đó:

Vnc: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch

Vobq: Số dư bình quan vốn lưu độg năm báo cáo

M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch = doanh thuthuần năm kế hoạch

thuần năm báo cáo

t%: tỷ lệ (tăng hoặc giảm) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kếhoạch so với năm báo cáo

Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương phápbình quân số vốn lưu động trong từng quý hoặc tháng

Công thức tính như sau:

Trong đó:

Trang 18

VLĐbq: Số vốn lưu động bình quân trong kỳ

Vq1,Vq2,Vq3,Vq4: Vốn lưu động bình quân các quý 1, 2, 3, 4Vđq1: Vốn lưu động đầu quý 1

Vcq1,Vcq2,Vcq3,Vcq4 : Vốn lưu động cuối các quý: 1, 2, 3,14

Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kếhoạch so với năm báo cáo được xác định trong theo công thức như sau:

KKKt  

Phương pháp này như sau:1

LMVNC

Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:

- Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục tiêu trên bảngcân đối kế toán của doanh nghiệp trong năm trước (năm báo cáo)

Trang 19

- Bước 2: Chọn các khoản mục vốn lưu động chịu sự tác động trựctiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu rồi tính tỷ lệ phần trăm của cáckhoản đó so với doanh thu thực hiện được trong năm báo cáo.

- Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn sản xuất– kinh doanh cho năm sau (năm kế hoạch) trên cơ sở doanh thu dự kiếnnăm kế hoạch

- Bước 4: Dự định huy động nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn sảnxuất – kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh năm kế hoạch

d) Phương páp hồi quy

Phương pháp này được xác định dựa trên lý thuyết tương quan toánhọc Phương hồi quy diễn tả các tương quan giữa quy mô và các loại vốn(hoặc tài sản ) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua nhiều năm để xác địnhtính quy luật diễn biến của một loại vốn nào đó, từ đó suy ra nhu cầu vốncho thời kỳ cần thiết

1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường

1.1.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

a) Khái niệm

Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hếtở tốc độ luân chuyển của vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệusuất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệpgoi là hiệu suất sử dụng vốn lưu động

b) Các chỉ tiêu của hiệu suất sử dụng vốn lưu động* Hiệu suất chung:

Nói lên tốc độ luân chuyển toàn bộ lưu động trong quá trình sản xuấtvà tiêu thụ của doanh nghiệp đã đạt được trong một năm hay độ dàn củamột vòng tuần hoàn của vốn lưu động tính theo ngày

Có 2 chỉ tiêu:

Trang 20

- Số lần luân chuyển vốn lưu động (L)

Nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳnhất định (thường là một năm)

Công thức xác định

ML 

Vbq: Vốn lưu động bình quân sử dụng kỳ kế hoạch, được xác địnhtheo phương pháp bình quân số học, tuỳ theo số liệu để có cách tính thíchhợp

- Số ngày luân chuyển vốn lưu động (k)

Nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu độnghay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quaytrong kỳ.

Công thức xác định như sau:

Trong đó:

M,Vbq: như chú thích trên

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

N: Số ngày trong kỳ (Một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một thánglà 30 ngày)

Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động càngđược rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng hiệu quả

* Hiệu suất bộ phận

Trang 21

Để đánh giá , so sáh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộcủa doanh nghiệp

* Hiệu suất bộ phận nói lên tốc độ luân chuyển vốn lưu động củatừng bộ phận: dự trữ, san xuất và lưu thông

Như chúng ta đã biết, toàn bộ vốn lưu động trong doanh nghiệp đềuluân chuyển không ngừng, bao gồm nhiều bộ phận khác nhau

Có bộ phận luân chuyển nhanh, có bộ phận luân chuyển chậm Nhưvậy hiệu suất luân chuyển chung của vốn lưu động là do kết quả luânchuyển khác nhau của từng bộ phận gộp lại

Công thức tính như sau:

- số ngày luân chuyển bình quân của vốn dự trữ sản xuất

K  36

- Số ngày luân chuyển bình quân của vốn sản xuất

K  360

- Số ngày luân chuyển bình quân của vốn ở khâu lưu thông

MxV

Trang 22

- Mức tiết kiệm lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động:phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được đo tưng tốc độ luân chuyểnvốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu

+ Mức tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nêndoanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vàocông việc khác Nói cách khác; với mức luân chuyển vốn không thay đổisong do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu đọng nên doanh nghiệp cần sốvốn ít hơn

Công thức tính như sau:

Trong đó:

VTKDT (±): Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối

Vobq,V1bq: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạchM1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch

K1: Kỳ luân chuyển vốn năm kế hoạch

+ Mức tiết kiệm tương đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nêndoanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cầntăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động

Công thức tính như sau:

LMLMVTKtgd 

VTKtgd  bq

Trang 23

 

(+) do sự thay đổi của tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạchso với năm báo cáo

K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạchK0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáoV1bq: Số vốn lưu động bình quan năm kế hoạchVobq: Số vốn lưu động bình quân năm báo cáoL0: Số lần luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo- Hiệu suất một đồng vốn lưu động

chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng doanhthu thuần Để tính chi tiêu này người ta lấy doanh thu thuần chia cho sốvốn lưu động bình quân trong năm kế hoạch Nếu doanh thu thuần đượctạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưuđộng càng cao.

Công thức tính như sau:Hiệu suất một đồng

- Mức doanh lợi vốn lưu động

Trang 24

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiềuđồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập) Để tính chỉtiêu này người ta lấy tổng số lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập)chia cho vốn lưu đồng bình quân trong năm kế hoạch Mức doanh lợi vốnlưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

Công thức tính như sau:Mức doan lợi

* Xuất phát từ thực tế về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanhnghiệp thuộc nhiều thành phần cùng tồn tại cạnh tranh với nhau rất gay gắt.

Trang 25

Các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh và phát triển buộcphải sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn và phát triển mình

Từ thực tế trên vấn đề cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp hiệnnay là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.5 Phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

1.5.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rấtnhiều nhân tố khác nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chínhnhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải xác định được và xem xét cácnhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần gaỉi quyết từ đó mới đưa ra các biệnpháp thích hợp

Cũng như vậy, trước khi đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động chúng ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả sử dụng vốn lưu động Có thể chia các nhân tố đó dưới hai góc độnghiên cứu:

a) Các nhân tố lượng hoá:

Các nhân tố lượng hoá là các nhân tố mà khi chúng ta thay đổi sẽlàm thay đổi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động về mặtsố lượng Có thể dễ thấy đó là các chỉ tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuậntrước thuế (hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp) vốn lưu động bình quântrong kỳ, các bộ phận vốn lưu động

Ta biết, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nênđặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặcđiểm của tài sản lưu động Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, doanhnghiệp cần có các biện pháp quản lý tài sản lưu động một cách khoa họcquản lý tài sản lưu động được chia thành 3 nôi dung quản lý chính: quản lý

Trang 26

dự trữ, tồn kho, quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao,quản lý các khoản phải thu.

b) Các nhân tố phi lượng hoá

Các nhân tố phi lượng hoá cũng có tác động quan trọng tới hiệu quảsử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Đó là nhân tó định tính mà mứcđộ tác động của chúng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp làkhông thể tính toán được.

Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán và ước lượng tầm ảnh hưởng củacác nhân tố đó từ đó có những chính sách, biện pháp nhằm định hướng cácnhân tố này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng vàhiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.

Các nhân tố này bao gồm: Các nhân tố chủ quan và nhân tố kháchquan

Các nhân tố khách quan gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoàidoanh nghiệp như: Môi trường kinh tế chính trị, các chính sách về kinh tếcủa Nhà nước; đặc điểm tình hình và triển vọng phát triển của ngành, lĩnhvực mà doanh nghiệp hoạt động Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớnđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng Doanh nghiệp cần sự linh hoạtvà nhanh nhậy để tiếp cận và thích ứng với các nhân tố đó

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp,có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung Đó là các nhân tốnhư: Trình độ quản lý vốn của ban lãnh đạo doanh nghiệp, của cán bộ tàichính; Trình độ năng lực của cán bộ tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu độngtrong doanh nghiệp Tính kinh tế và khoa học của các phương pháp màdoanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động

Phần trên qua việc nghiên cứu khái quát về vốn lưu động nghiên cứuchi tiết các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử

Trang 27

dụng vốn lưu động chúng ta đã có nền tảng hiểu biết nhất định về vốn lưuđộng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tính kinh tế và khoa học của cácphương pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quản lý sử dụng vốn lưuđộng trong các doanh nghiệp

1.5.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp

a) Kế hoạch hoá vốn lưu động:

Trong mọi lĩnh vực, để đạt được hiệu quả trong hoạt động một yêucầu không thể thiếu đối với người thực hiện đó là làm việc có kế hoạch,khoa học Cũng vậy, kế hoạch hoá vốn lưu động là một trong những nhiệmvụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết cho các doanh nghiệp Nội dungcủa kế hoạch hoá vốn lưu động trong các doanh nghiệp thường bao gồmcác bộ phận: kế hoạch nhu cầu vốn lưu động, kế hoạch nguồn vốn lưuđộng, kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian

* Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động

Để xây dựng một kế hoạch vốn lưu động, đầy đủ, chính xác thì khâuđầu tiên doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh Đây là bộ phận kế hoạch phản ánh kết quả tínhtoán tổng nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, nhu cầu vốn cho từngkhâu: dự trữ sản xuất, sản xuất và khâu lưu thông

Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính xác,hợp lý là một bảo đảm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp được tiến hành liên tục, mặt khác sẽ tránh tình trạng ứ đọngvật tư, sử dụng lãng phí vốn, không gây nên tình trạng căng thẳng giả tạovề nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp

* Kế hoạch nguồn vốn lưu động

Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiếtđể đảm bảo cho sản xuất được liên tục đều đặn thì doanh nghiệp phải có kếhoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định vững chắc Vì

Trang 28

vậy một mặt doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn để huy động các nguồnvốn một cách tích cực và chủ động Mặt khác hàng năm căn cứ vào nhu cầuvốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy môvốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải cótrong năm

Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu doanh nghiệpcần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng hiếm dụng.

Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu doanh nghiệp cầnphải có biện pháp tìm những nguồn tài trợ như:

- Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuậnđể lại)

- Huy động từ bên ngoài : Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu,cổ phiếu, liên doanh liên kết

Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xemxét và lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàncảnh cụ thể

* Kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian

Trong thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động chosản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn giữa các thòi kỳ trong năm thườngkhác nhau Vì trong từng thời kỳ ngắn như quý, tháng ngoài nhu cầu cụ thểvề vốn lưu động cần thiết còn có những nhu cầu có tính chất tạm thời phátsinh do nhiều nguyên nhân Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưuđộng cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quantrọng

Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian doanhnghiệp cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trêncơ sở cân đối với vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung trong quý,tháng từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sửdụng vốn lưu động cả năm Thêm vào đó, một nội dung quan trọng của kế

Trang 29

hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian là phải đảm bảo khả năng thanhtoán của doanh nghiệp với nhu cầu vốn bừng tiền trong từng thời gian ngắntháng, quý

Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệpcần phải biết trú trọng và kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động với quảnlý vốn lưu động.

b) Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học

Như đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sảnlưu động bao gồm: quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản; quảnlý dự trữ, tồn kho, quản lý các khoản phải thu

Quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủđộng, kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh đảmbảo việc thực hiện kế hoạch vốn lưu động, tránh thất thoát, lãng phí từ đónâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

c) Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuấtthông qua việc áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật và sản xuất

Ta biết chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ dàithời gian của các khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông Khi doanh nghiệp ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ranhững sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ Điều này đồng nghĩa vớiviệc thời gian của khâu sản xuất sẽ trực tiếp được rút ngắn Mặt khác, vớihiệu quả nâng cao sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến khâu dự trữ là lưuthông: chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ sẽ góp phần đảm bảo chodoanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá nhanh hơn, giảm thời gian khâu lưuthông từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong dự trữ, tạo sự luân chuyểnvốn lưu động nhanh hơn.

d) Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừngnâng cao trình độ cán obọ quản lý tài chính

Trang 30

Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết địnhsự thành bại của mỗi doanh nghiệp: sử dụng vốn lưu động là một phầntrong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi cáccán bộ tài chính do đó năng lực, trinh độ của những cán bộ này có ảnhhưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và hiệu quả sửdụng vốn lưu động nói riêng

Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển lựa chặt chẽ, hàng năm tổchức các đợt học bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính chocác cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũcán bộ nhân viên quản lý tài chính

Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kếtoán thống kê, những thông tư hướng dẫn chế độ tài chính của Nhà nước.Quản lý chặt chẽ, kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý tàichính cũng như trong từng khâu luân chuyển của vốn lưu động nhằm đảmbảo sự chủ động và hiệu quả trong công việc cho mỗi nhân viên cũng nhưhiệu quả tổng hợp của toàn doanh nghiệp

Trang 31

Kết luận chương I

Qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưuđộng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trongdoanh nghiệp Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động Tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc ápdụng giải pháp nào, áp dụng giải pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớnvào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp

Trang 32

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGỞ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN GIAI ĐOẠN: 2008 -20102.1 Đặc điểm chung về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

a) sơ lược về Công ty

Tên Công ty : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

Tên giao dịch tiếng Anh : Trading Investment and Development

Company Limited

Tên viết tắt : TID CO., LTD

Địa chỉ trụ sở chính : Số 24 Hòa Mã - Phường Phạm Đình Hồ - Quận HaiBà Trưng - Thành phố Hà Nội.

Điện thoại : 043.9721571 Fax : 04.39784572

Email : Tid-sales@hn.vnn.vn

Website : http ://wwwtidvn.com.vuMã số thuế : 0100510533

Tài khoản : 002.100.000.2868 tại Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh HàNội 78 Nguyễn Du.

b) Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty :

Giai đoạn 1 : (Từ 1993 - 1996) Công ty Thương mại đầu tư và phát triển

được thành lập vào ngày 29/03/1993, ban đầu kinh doanh trong lĩnh vựcnhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch lữ hành Dưới sự lãnh đạo của anhNguyễn Đôn Tính chị Chu Thị Thu Phương và các Hội đồng thành viêntrong thời gian này Công ty bắt đầu chuyển hẳn sang nhập khẩu và kinhdoanh thiết bị viễn thông đầu cuối.

Giai đoạn 2 : (Từ 1 996 - 2000) : Năm 1996 cũng đánh dấu sự mở rộng và

thâm nhập thị trường phía Nam, bằng sự kiện mở chi nhánh phía Nam.

Trang 33

Trong giai đoạn Công ty bắt đầu bắt tay hợp tác trực tiếp với nhữnghãngviễn thông nổi tiếng thế giới như : PANASONIC, GE, SENAO, SHARP,SONY làm nhà phân phối tại thị trường Việt Nam Tên tuổi của Công tydần được khẳng định trên thị trường viễn thông.

Giai đoạn 3 : (Từ 2000 - đến nay) : Năm 2002 đánh dấu sự mở rộng thị

trường tái khu vực miền Trung với sự ra đời của chi nhánh TID tại Thành

phố Đà Năng Đây là giai đoạn mang tính chất chuyển mình mạnh mẽ củaCông ty cả về chất và lượng Công ty đã khẳng định mình trên thị trườngViệt Nam, lượng hàng viễn thông bán ra trên thị trường không ngừng tăng,số lượng đại lý và cửa hàng ngày càng mở rộng không những tại các Thànhphố lớn mà còn len lỏi đến tận những vùng xa, hiện tại sản phẩm của Côngty đã có mặt tại tất cả 64 tỉnh, Thành phố của cả nước Tên tuổi của Côngty được các bạn hàng quốc tế đánh giá cao, cùng với những bước đi đúngđắn Công ty đã được các hãng tên tuổi chấp nhận là nhà phân phối chínhthức tại thị trường Việt Nam : PANASONIC, SIEMENS, GE, SENAO Hiện nay Công ty đang là nhà nhập khẩu và phân phổi lởn nhất Việt Namtrong lĩnh vực cung cấp thiết bị viễn thông đầu cuối.

Công ty phát triển như ngày hôm nay, phải kể đến một phần đóng gópkhông nhỏ của toàn bộ lực lượng cán bộ và nhân viên, ban đầu khi thànhlập Công ty chỉ có 09 người, đến nay số lượng nhân viên cả ba miền làkhoảng 400 người, trong đó 700/0 nhân viên có trình độ Đại học được đàotạo tại nhiều trường Đại học nổi tiếng, cùng với trình độ thì phải kể đến sựsáng tạo, lòng nhiệt tình, có trách nhiệm, nhanh nhạy là một trong nhữngđặc điểm nổi bật của đội ngũ nhân viên Công ty Với đội ngũ nhân viênnăng động, tập thể lãnh đạo trẻ trung đầy kinh nghiệm mọi thành viên trongđại gia đình TID cùng gắn bó hoạt động vì lợi ích chung của Công ty.

2.1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢNXUẤT KINH DOANH.

a) Chức năng, nhiệm vụ :

Trang 34

Qua quá trình phát triển lâu dài với nhiều giai đoạn biến đổi cả vềmặt sản phẩm và thị trường, đến nay Công ty đề ra chức năng của mình là :

- Tiếp tục kinh doanh các mặt hàng truyền thống bao gồm : MáyFax, điện thoại, bộ đàm, tổng đài.

- Phát triển mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh.- Dịch vụ tư vấn, bảo hành sản phẩm miễn phí dài hạn.

- Dịch vụ khác như sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì chuyên nghiệp (tạichỗ hoặc hỗ trợ từ xa) sẽ giúp cho hệ thống viễn thông của khách hàngluôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

Với nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể :

- Giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên Công ty vàcho xã hội.

- Lợi nhuận ngày càng tăng để phát triển tiềm lực và cải thiện đờisống cán bộ công nhân viên.

- Đóng góp ngày càng tăng cho Ngân sách Nhà nước.b) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phân phối, tư vấn chuyển giao công nghệ hệ thống viễn thôngdoanh nghiệp; hệ thống tổng đài điện thoại (Analog & Digital); tổng đàitổng hợp; tổng đài IP.

- Cung cấp các thiết bị đầu cau ( Máy Fax, điện thoại, bộ đàm )PANASONIC, ALCATEL, GE, SENAO

- Giải pháp hệ thống viễn thông doanh nghiệp : giải pháp quản lý,tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hệ thống viễn thông doanh nghiệp

2.1.3 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

a) Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công tySơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Trang 35

Căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộmáy quản lý theo kiểu trực tuyến kết hợp với chức năng tham mưu Đứngđầu bộ máy quản lý là Giám đốc, người có trách nhiệm quản lý vĩ mô vàđưa ra quyết định chỉ đạo trong toàn Công ty.

Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc, trong đó một PhóGiám đốc phụ trách tài chính và một Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh,và các phòng ban chức năng Các bộ phận này chịu sự điều hành của Giámđốc dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ Mỗi phòng ban có chức năngnhiệm vụ riêng.

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TID

(Xem bảng trang sau)

Thông qua bảng phân tích kết quả kinh doanh (bảng 2-1) có thể thấytốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối cao và chắc chắn Công ty có sựtăng mạnh về số cán bộ nhân viên, thể hiện những chuyển đổi trong quản lý

Giám đốc

P.GD Tài chínhBan bảo vệ

Phòng TCKT

Phòng KD

Phòng kỹ thuật

Tổ giao hàng

Tổ kho

Ngày đăng: 06/02/2015, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, năm 2008 Khác
2. TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, năm 2009 Khác
3. ThS. Đặng Thuý Phượng (chủ biên), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Bộ tài chính, NXB Tài chính, năm 2006 Khác
4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Bộ xây dựng, NXB Xây dựng, năm 2007 Khác
5. Nguyễn Hải San, Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê, năm 2006 Khác
6. TS. Nguyễn Văn Công (chủ biên), kế toán doanh nghiệp Lý thuyết - Bài tập mẫu và bài giải, NXB Tài chính, năm 2007II. Báo và tạp chí (các số năm 2009 - 2010_ Khác
2. Tạp chí tài chính doanh nghiệp 3. Tạp chí Công nghiệp Khác
3. Các báo cáo tài chính của Công ty TID Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w