1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh

79 349 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có chiến lược kế hoạch thích hợp. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng được đặc biệt quan tâm. Tài sản của doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành với hiệu quả kinh tế cao nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng thêm giá trị tài sản của chủ sở hữu. Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh là công ty chuyên sản xuất kinh doanh các hoạt động về lắp ráp và sửa chữa ô tô trên thị trường hiện nay. Trong thời gian qua, công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh có nhiều quan tâm tới hiệu quả sử dụng tổng tài sản và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty vẫn còn thấp so với mục tiêu được đề ra. Thực tế đó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động hiệu quả của Công ty. Vì vậy, để có thể phát triển hơn trong môi trường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay đối với Công ty. Từ những vai trò và yêu cầu cấp thiết nói trên, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh” để làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MẠNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : Lê Thị Bích Loan

Trang 2

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MẠNH

Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Thanh Thảo Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bích Loan

Trang 4

HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáoviên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Thảo Cô giáo không chỉ là người giảngdạy em một số môn học tại trường mà còn luôn bên cạnh tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,

hỗ trợ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này Em xin chânthành cám ơn cô vì những kiến thức mà cô truyền đạt cho em, đó chắc chắn là nhữnghành trang kiến thức quý báu cho em bước vào cuộc sống

Thông qua khóa luận này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thểcác thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại Học Thăng Long và cảm ơn các cô chútại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh đã giúp đỡ nhiệt tình trongthời gian thực tập của em vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bích Loan

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự giúp

hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không có sao chép công trình nghiên cứu của ngườikhác Các dữ liệu thông tin thứ cấp trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn

rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này !

Sinh viên

Lê Thị Bích Loan

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 1

1.1 Khái quát về tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm về tài sản ngắn hạn 1

1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn 1

1.1.3 Phân loại tài sản ngắn hạn 2

1.1.4 Vai trò của tài sản ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.2 Nội dung quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 5

1.2.1 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn 5

1.2.2 Nội dung quản lý các bộ phận của tài sản ngắn hạn 6

1.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 14

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 14

1.3.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 14

1.4 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 15

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 15

1.4.2.Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động các bộ phận của tài sản ngắn hạn 17

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 19

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 20

1.5.1 Các nhân tố chủ quan 20

1.5.2 Nhóm nhân tố khách quan 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MẠNH 24

2.1 Khái quát về Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh 25

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh trong giai đoạn 2011-2013 26

Trang 7

2.1.4 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Thương mại Trường Mạnh 34

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh trong giai đoạn 2011-2013 36

2.2.1 Thực trạng quy mô và kết cấu của TSNH trong Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh 36

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh 38

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh 43

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh 53

2.3.1 Kết quả đạt được 53

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN 57

NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MẠNH 57

3.1 Định hướng hoạt động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh 57

3.1.1 Định hướng phát triển công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Trường Mạnh 57

3.1.2 Các kế hoạch và sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh 57

3.2 Môi trường kinh doanh 58

3.2.1 Thuận lợi 58

3.2.2 Khó khăn 59

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh 59

3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao về hiệu quả sản xuất kinh doanh 59

3.3.2 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh 60

3.3.3 Tăng cường công tác phân tích tài chính tại công ty 60

3.3.4 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 60

3.3.5 Nhóm giải pháp hỗ trợ khác 64

KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 1.1 Mô hình tín dụng 9

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh 22

Bảng 2.2 Tình hình tài sản và cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2013 26

Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 28 Bảng 2.4 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn 30

Bảng 2.5 Quy mô tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh 31

Bảng 2.6 Bảng phân tích hàng tồn kho của công ty 33

Bảng 2.7 Phân tích các khoản phải thu 34

Bảng 2.8 Phân tích các khoản phải thu 36

Bảng 2.9 Phân tích khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty 36

Bảng 2.10 Phân tích khoản mục tài sản ngắn hạn khác của công ty 37

Bảng 2.11 Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh 38 Bảng 2.12 Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của Công ty 41

Bảng 2.13.Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu khách hàng 43

Bảng 2.14 Chỉ tiêu đánh giá tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty 44

Bảng 2.15 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn 45

Biểu đồ 2.1 Tình hình doanh thu - giá vốn - lợi nhuận 23

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản của công ty TNHH thương mại Trường Mạnh 27

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty 28

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu và biến động tài sản ngắn hạn 32

Biểu đồ 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho 42

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Trường Mạnh 20

Hình 1.1 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến 5

Hình 1.2 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng 6

Hình 1.3 Chính sách quản lý dung hòa 6

Hình 1.4 Đồ thị thời điểm đặt hàng 11

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển bền vững cần phải có chiến lược kế hoạch thích hợp Tuy nhiên để nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh trên thịtrường thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng được đặc biệt quan tâm Tài sảncủa doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinhdoanh được tiến hành với hiệu quả kinh tế cao nhất để nâng cao năng lực cạnh tranhcho doanh nghiệp và làm tăng thêm giá trị tài sản của chủ sở hữu

Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh là công ty chuyên sản xuất kinhdoanh các hoạt động về lắp ráp và sửa chữa ô tô trên thị trường hiện nay Trong thờigian qua, công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh có nhiều quan tâm tới hiệu quả sửdụng tổng tài sản và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt

là việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhânchủ quan và khách quan, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty vẫn còn thấp

so với mục tiêu được đề ra Thực tế đó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt độnghiệu quả của Công ty Vì vậy, để có thể phát triển hơn trong môi trường cạnh tranh,nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những vấn đề cấp thiết hiệnnay đối với Công ty

Từ những vai trò và yêu cầu cấp thiết nói trên, tác giả đã chọn đề tài: “Một số

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh” để làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Về mặt lý luận: đề tài làm rõ cơ sở lý luận về tài sản ngắn hạn, hiệu quả sử dụng

tài sản ngắn hạn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp

Về mặt thực tiễn: đánh giá tài sản ngắn hạn và phân tích thực trạng hiệu quả sử

dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh để

từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh

Phạm vi nghiên cứu: tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của

công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh giai đoạn 2011-2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 11

Phương pháp thu thập số liệu: đề tài sử dụng phương pháp thu thấp số liệu sơ cấp

do công ty cung cấp và các nguồn từ giáo trình, sách, báo chí, khóa luận và internet.Phương pháp phân tích số liệu: đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê,

so sánh đối chiếu theo chiều ngang và chiều dọc Sau đó sẽ phân tích và đánh giá thựctrạng từ những số liệu thu thập được Từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết nhữngtồn tại

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đoạn văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH thương mại Trường Mạnh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công

ty TNHH thương mại Trường Mạnh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN

HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 12

1.1 Khái quát về tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài sản ngắn hạn

Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có bayếu tố là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động Quá trình sản xuất kinhdoanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hóa lao vụ, dịch vụ.Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động (nhiên nguyên vật liệu, thành phẩm,…)chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chấtban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được

bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đốitượng lao động gọi là tài sản ngắn hạn Trong các doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn gồmtài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông Trong quá trình tham gia vàocác hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn l ưuthông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuấtkinh doanh được liên tục Để hình thành nên tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sảnngắn hạn lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn tương ứng để đầu tư vàocác tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp.

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về tài sản ngắn hạn, tuy nhiên trong khóa

luận thì tài sản ngắn hạn được hiểu là: “Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà trong

bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ hàng tồn kho.” Giá trị các loại tài sản ngắn

hạn của doanh nghiệp, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản củachúng Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọngđối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn được phân bố đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằmđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định tránh lãngphí tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hướng đến khả năng thanh toán vàđảm bảo khả năng sinh lời của tài sản Do đó, tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp cócác đặc điểm sau:

Thứ nhất, tài sản ngắn hạn thường luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ

kinh doanh TSNH như tiền mặt, hàng tồn kho thường được sử dụng trong một chu kỳkinh doanh, khác với TSDH như máy móc, thiết bị, nhà xưởng thường sử dụng trongnhiều năm

Thứ hai, tài sản ngắn hạn biểu hiện dưới các hình thái khác nhau như: tiền và các

tài sản tương đương tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu khách hàng và các tài sản ngắn

Trang 13

hạn khác Các khoản mục này tương ứng với các mục đích khác nhau của TSNH trongdoanh nghiệp: tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao nên đáp ứngkhả năng thanh toán của doanh nghiệp, hàng tồn kho được sử dụng trong khâu SXKD,các khoản phải thu khách hàng dùng để ghi nhận các khoản tín dụng thương mại.

Thứ ba, tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông luôn vận động,

thay thế và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên vàliên tục

Thứ tư, tài sản ngắn hạn có chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ

nguyên hình thái vật chất ban đầu Điều này có nghĩa là mọi chi phí phát sinh trongquá trình biến đổi tài sản ngắn hạn thành thành phẩm đã được tính vào giá thành củathành phẩm trước khi đưa ra thị trường

1.1.3 Phân loại tài sản ngắn hạn

1.1.3.1 Phân loại dựa vào vai trò trong quá trình sản xuất:

Căn cứ vào vai trò của tài sản ngắn hạn theo cách phân loại này TSNH bao gồm:

Tài sản ngắn hạn trong khâu dự trữ sản xuất:

Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại nguyên vậtliệu khi tham gia vào sản xuất sẽ cấu tạo nên thực thể sản phẩm

Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩmlàm cho sản phẩm bền đẹp hơn

Nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lượngcho quá trình sản xuất như than, củi, xăng dầu,…

Phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết

bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máy móc thiết bịsản xuất, phương tiện vận tải,…

Vật liệu đóng gói: là những vật liệu dùng để đóng gói trong quá trình sản xuấtnhư giấy gói, hộp,…

Công cụ lao động nhỏ có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vàgiữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị nhỏ, không đủ tiêu chuẩn tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất:

Tài sản sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm) là khối lượng sản phẩm đang còntrong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã kết thúc một vàiquy trình chế biến nhưng còn phải chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh(thành phẩm)

Giá trị phần tài sản ngắn hạn trong quá trình sản xuất có bao gồm những chi phíthực tế đã phát sinh trong kỳ được phân bổ dần vào giá thành sản phẩm như: chi phísửa chữa lớn, nghiên cứu thử sản phẩm,…

Tài sản ngắn hạn trong quá trình lưu thông:

Trang 14

Bao gồm: thành phẩm sản xuất xong nhập kho được dự trữ cho quá trình tiêu thụ,hàng hóa phải mua từ bên ngoài, hàng gửi bán, thành phẩm đơn vị đã xuất gửi chokhách hàng mà khách hàng chưa chấp nhận, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển, khoản phải thu, đầu tư chứng khoán.

1.1.3.2 Tài sản ngắn hạn phân loại theo tính thanh khoản

Theo cách phân tích này tài sản ngắn hạn được chia thành:

- Tiền và các khoản tương đương tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, được hình thànhtrong quá trình bán hàng và trong các mối quan hệ thanh toán Vốn bằng tiền bao gồm:tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Hoạt động kinh doanh đòihỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định Tiền là loại tài sản có tính thanhkhoản cao nhất, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các tài sản khác hoặc thanh toán cácnghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp, vì vậy nó cho phép doanh nghiệp duy trì khảnăng chi trả và phòng tránh rủi ro thanh toán Đây cũng là loại tài sản không hoặc gầnnhư không sinh lợi nên việc nắm giữ tiền mặt ở mức độ nào đó để vừa đảm bảo antoàn, vừa tiết kiệm vốn là một câu hỏi quan trọng cần nhà quản trị tài chính doanhnghiệp giải quyết

Các khoản tương đương tiền gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thờihạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thànhmột lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn (sau khi trừ

đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn), bao gồm đầu tư chứng khoánngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác Các khoản đầu tư ngắn hạntrong khoản mục này có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc một chu kì kinhdoanh, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạnkhông quá ba tháng, kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã đượctính vào “các khoản tương đương tiền”

- Các khoản phải thu ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu Cácdoanh nghiệp bán hàng song có thể không nhận được ngay tiền hàng lúc bán mà nhậnsau một thời gian xác định mà hai bên thoả thuận hình thành nên các khoản phải thucủa doanh nghiệp

Việc cho các doanh nghiệp khác nợ như vậy chính là hình thức tín dụng thươngmại Với hình thức này có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trởnên giàu có nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của

Trang 15

doanh nghiệp.

Khoản phải thu giữ một vai trò quan trọng bởi nếu các nhà quản lý không cân đốigiữa các khoản phải thu thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn thậm chí dễ dẫnđến tình trạng mất khả năng thanh toán

- Hàng tồn kho

Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanhthì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quátrình hoạt động bình thường của doanh nghiệp

Hàng hoá tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất,kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm Các doanh nghiệp không thể tiến hànhsản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ

Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rấtlớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường Tuy nhiên nếudoanh nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn thậm chí nếu sản phẩmkhó bảo quản có thể bị hư hỏng, ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sảnxuất kinh doanh bị gián đoạn, các khâu tiếp theo sẽ không thể tiếp tục được nữa đồngthời với việc không hoàn thành được kế hoạch sản xuất Do đó để đảm bảo cho sự ổnđịnh sản xuất, doanh nghiệp phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn và tuỳthuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mức dự trữ an toàn khác nhau

- Tài sản ngắn hạn khác

Bao gồm các khoản tạm ứng chưa thanh toán, chi phí trả trước, chi phí chờ kếtchuyển, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ ngắn hạn kháctại thời điểm báo cáo

Tóm lại, tài sản ngắn hạn là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn tồn tại ở tất cả các khâu, các lĩnhvực trong quá trình sản xuất kinh doanh Do đó, việc quản lý và sử dụng hiệu quảcác tài sản ngắn hạn là rất quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu chung củadoanh nghiệp

1.1.4 Vai trò của tài sản ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tài sản của doanhnghiệp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài tài sản dài hạn như: máymóc, nhà xưởng,… doanh nghiệp còn bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hànghóa, nguyên vật liêu… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Như vậy, tài sảnngắn hạn là điều kiện để một doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là công cụ phản ánh và đánh giá quá trìnhvận động của vật tư cũng là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất

và tiêu thụ của doanh nghiệp Bởi vậy, thông qua sự vận động của tài sản ngắn hạn có

Trang 16

thể đánh giá được tình hình dự trữ, tiêu thụ sản phẩm, tình hình sử dụng vốn ngắn hạncủa doanh nghiệp Điều này chúng ta không thể nhận thấy qua sự vận động của tài sảndài hạn.

Tài sản ngắn hạn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp một cáchđắc lực thanh toán và duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, giúp cho doanhnghiệp tránh khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán và chặn đứng nguy cơ phá sản củadoanh nghiệp Vì vậy, có thể nói tài sản ngắn hạn góp phần vô cùng quan trọng giúpdoanh nghiệp hoạt động bình thường và đứng vững Ta có thể khẳng định tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp là không thể thay thế trong bất cứ loại hình doanh nghiệp nào

1.2 Nội dung quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

1.2.1 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn

Quản lý tài sản ngắn hạn là nhiệm vụ tất yếu để duy tŕ t́nh h́nh kinh doanh ổnđịnh của doanh nghiệp Các cách thức quản lý tài sản gồm: chính sách quản lý cấptiến, chính sách quản lý thận trọng và chính sách dung hòa

Chính sách quản lý cấp tiến

Hình 1.1 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn cấp tiến

Chính sách quản lý cấp tiến là chính sách áp dụng chính sách quản lý tài sản theo phươngthức lấy ngắn nuôi dài Khi doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý cấp tiến tức là dùng mộtphần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, dùng nguồn vốn huy động với chi phíthấp, thời gian ngắn để đầu tư vào những tài sản có giá trị lớn và thời gian thu hồi dài

Nhược điểm của chính sách này là sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của doanhnghiệp, nó làm cho cân bằng tài chính kém bền vững và mất an toàn do tài sản dài hạn đượcdùng cho mục đích lâu dài lại được đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn chỉ dùng cho mục đích tạmthời trong thời gian ngắn Nhưng ưu điểm của chính sách này là giúp cho doanh nghiệp tiếtkiệm các chi phí sử dụng vốn vì nguồn vốn ngắn hạn tốn ít chi phí huy động hơn so với nguồnvốn dài hạn

TSngắn hạn

TSdài hạn

NVngắn hạn

NVdài hạn

Trang 17

Chính sách thận trọng

Hình 1.2 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn thận trọng

Ngược lại với chính sách cấp tiến là chính sách thận trọng, chính sách này buộc doanhnghiệp duy trì tài sản ngắn hạn ở mức cao Và nguồn đầu tư chủ yếu cho tài sản ngắn hạn chính

là nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp

Ưu điểm của chính sách này an toàn hơn chính sách cấp tiến nhờ vào sự tài trợ lâu dài và

ổn định của nguồn vốn dài hạn, khả năng thanh toán và bán hàng cho khách hàng luôn đượcđảm bảo trước những biến động bất thường Tuy nhiên nhược điểm của chính sách là nguồn dàihạn là những nguồn có chi phí cao hơn nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp lại dùng đầu tư chotài sản ngắn hạn Điều này sẽ làm giảm khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn

Chính sách quản lý dung hòa

Hình 1.3 Chính sách quản lý dung hòa

Với chính sách quản lý dung hòa thì toàn bộ các tài sản ngắn hạn sẽ được tài trợbằng nguồn vốn ngắn hạn và tất cả các tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bởi nguồn vốndài hạn

Với chính sách quản lý này tài sản ngắn hạn ròng = 0 và gần như doanh nghiệp sẽkhông gặp phải rủi ro nào, do đó sự cân bằng về thời gian giữa tài sản và nguồn vốn Tuynhiên, hầu như không một doanh nghiệp nào có thể áp dụng được chính sách này

1.2.2 Nội dung quản lý các bộ phận của tài sản ngắn hạn

1.2.2.1 Quản lý tiền và các tài sản tương đương tiền

Quản lý tiền mặt và các khoản tương đương tiền chính là quản lý tiền mặt, tiềngửi ngân hàng và các loại chứng khoán khả thị Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ

Trang 18

chính xác giúp cho doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu về: dự phòng, giao dịch, đốiphó với các biến cố bất thường xảy đến với doanh nghiệp hoặc đầu tư sinh lời Đồngthời doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư những khoản tiền nhànrỗi nhằm thu lợi nhuận như đầu tư vào thị trường vàng và bất động sản, tham gia thịtrường chứng khoán hay đầu tư vào hoạt động tài chính

Quản lý hoạt động thu – chi của tiền mặt

Một nguyên tắc tất yếu trong quản lý thu chi tiền mặt là “tăng thu – giảm chi”,tức là tăng tốc độ thu hồi những khoản tiền nhận được và chậm chí những khoản tiềncần chi trả Nguyên tắc này cho phép doanh nghiệp duy trì mức chi tiêu tiền mặt trongnhiều giao dịch kinh doanh ở mức thấp để có nhiều tiền cho đầu tư

Tăng thu là doanh nghiệp tích cực thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng đểsớm có vốn quay vòng đầu tư vào các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo thôngsuốt quá trình giao dịch kinh doanh Có nhiều cách để làm tăng tốc độ thu hồi tiềnnhưng để chọn được phương thức hiệu quả, nhà quản lý trước tiên cần so sánh giữa lợiích và chi phí tăng thêm của các phương thức thu – chi sao cho lợi ích đem lại là lớnnhất đối với doanh nghiệp Ta có thể đánh giá dựa trên công thức:

C : số ngày thay đổi khi áp dụng phương thức đề xuất

Đối với phương thức thu tiền: là số ngày được rút ngắn

Đối với phương thức chi tiền: là số ngày tăng thêm

TS: quy mô chuyển tiền

I: lãi suất đầu tư

T: Thuế suất thuế TNDN

C1: Chi phí của phương thức đang sử dụng

C2: Chi phí của phương thức đề xuất

Theo mô hình trên nhà quản lý có thể đưa ra quyết định như sau:

> : chuyển sang phương thức đề xuất vì lợi ích thu được cao hơn chi phítăng thêm

< : giữ nguyên phương thức hiện tại do phương thức mới không đem lạilợi ích lớn hơn mà doanh nghiệp còn phải bỏ ra chi phí để bù đắp cho hình thức này

= : bàng quan với cả hai phương thức do áp dụng phương thức đề xuấtkhông mang lại lợi ích tăng thêm cho doanh nghiệp

Trang 19

Cùng với việc tăng thu, doanh nghiệp còn có thể thu được lợi nhuận bằng cáchgiảm chi để có càng nhiều tiền nhàn rỗi đầu tư sinh lời càng tốt Thay vì dùng tiềnthanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản lý tài chính nên hoãn việc thanh toánnhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt thấp hơn nhữnglợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại Hình thức thông dụng nhất được cácdoanh nghiệp sử dụng phổ biến rộng rãi đó chính là chậm trả lương Cụ thể hơn, doanhnghiệp sẽ thiết lập một mô hình chi trả lương dựa trên những thông tin thống kê vềthời gian biểu lĩnh lương của nhân viên trong công ty Đây là một trong những khoảntiền mà doanh nghiệp có thể mang đi đầu tư mà không hề mất chi phí.

Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp rất hiếm khi mà lượngtiền vào, ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đó tác động đến mức

dự trữ cũng không thể đều đặn như tính toán Bằng việc nghiên cứu và phân tích thựctiễn, Miller Orr đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức làlượng tiền dự trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất Nếu lượng tiềnmặt ở dưới mức thấp thì doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ởmức dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giớihạn mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến

Khoảng dao động của lượng tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản sau: Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ Sự dao động nàyđược thể hiện ở phương sai của thu chi ngân quỹ Phương sai của thu chi ngân quỹ làtổng các bình phương (độ chênh lệch) của thu chi ngân quỹ thực tế càng có xu hướngkhác biệt nhiều so với thu chi bình quân Khi đó doanh nghiệp cũng sẽ quy địnhkhoảng dao động tiền mặt cao

- Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán Khi chi phí này lớn, người tamuốn giữ tiền mặt nhiều hơn và khi đó khoảng dao động của tiền mặt cũng lớn

- Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng daođộng tiền mặt sẽ giảm xuống

Hình 1.1 Đồ thị biểu diễn các mức biến động tiền mặt theo thời gian

Trang 20

Nhìn vào sơ đồ trên, mức tồn quỹ dao động lên xuống và không thể dự toán đượccho đến khi đạt được giới hạn trên Doanh nghiệp sẽ can thiệp bằng cách sử dụng sốtiền vượt quá mức so với mức tồn quỹ thiết kế để đầu tư vào các chứng khoán hay đầu

tư ngắn hạn khác và lúc đó, cân đối tiền trở về mức thiết kế

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cân đối tiền lạitiếp tục dao động cho đến khi tụt xuống dưới giới hạn dưới là lúc doanh nghiệp phải có

sự bổ sung tiền để đáp ứng cho những hoạt động cần thiết, chẳng hạn việc bán mộtlượng chứng khoán để đáp ứng nhu cầu tiền của mình

Như vậy, mô hình này cho phép quản lý ngân quỹ ở mức độ hoàn toàn tự do Khimức tồn quỹ thực tế lớn hơn mức tồn quỹ thiết kế nhưng khi nó chưa đạt được giới hạntrên thì doanh nghiệp chưa cần mua chứng khoán Ngược lại, khi mức tồn quỹ thực tếnhỏ hơn so với mức tồn quỹ theo thiết kế nhưng chưa đạt đến giới hạn dưới của doanhnghiệp cũng chưa cần phải bán chứng khoán để bổ sung ngân quỹ

Theo mô hình Miller-orr, khoảng dao động của mức cân đối tiền phụ thuộc vào

ba yếu tố được chỉ ra trong công thức sau:

Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:

D: Khoảng cách của giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ.

C b: Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán

V b: Phương sai của thu chi ngân quỹ

i: Lãi suất.

Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:

Mức tiền mặt theo thiết kế =

Mức giới hạn dưới +

Khoản dao động tiền mặt

Như vậy, nếu doanh nghiệp duy trì được mức cân đối tiền theo thiết kế, doanhnghiệp luôn tối thiểu hoá được tổng chi phí liên quan đến tiền trong ngân quỹ là chiphí cơ hội (lãi suất) và chi phí giao dịch

Đây là mô hình thực tế được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng Khi áp dụng môhình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu.Phương sai của tiền mặt thanh toán được xác định bằng cách dựa vào số liệu thực tếcủa một quý trước đó để tính toán

1.2.2.2 Quản lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong dây chuyền sảnxuất, phân phối, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất Nó giúp cho chu kỳ sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được hoạt động liên tục, không bị gián đoạn Hơn nữa những

Trang 21

biến động ngày một gia tăng của thị trường thì hàng hóa dự trữ, tồn kho giúp chodoanh nghiệp giảm thiệt hại một cách đáng kể Tuy nhiên, nếu dự trữ quá nhiều sẽ làmtăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và gây ra ứ đọng vốn Vì vậy, doanh nghiệp cầnxác định một mức tồn kho hợp lý trong từng thời điểm nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp.

Mô hình thông dụng trong quản lý hàng tồn kho được nhiều doanh nghiệp ápdụng là mô h́nh EOQ (The Economic Order Quantity Model): mô hình xác định lượnghàng hóa tối ưu (Q*) sao cho tổng chi phí tồn kho ở mức thấp nhất

C: Chi phí dự trữ kho tính cho 1 đơn vị hàng lưu kho

Q/2: Mức lưu kho trung bình

Ta có tổng chi phí: TC = CP1 + CP2

Tổng chi phí tối thiểu là mức lưu kho tối ưu tương đương với TCmin :

* 2 *S* Q Q

C

Đồ thị mức dự trữ kho tối ưu

Trang 22

Thời gian dự trữ tối ưu (T*):

*

T S/ 360

Vậy ta có điểm đặt hàng tối ưu (OP – Order point)

Điểm đặt hàng S

Tx 360

Điểm đặt hàng có dự trữ an toàn S

Tx 360

 Qan toàn

Hình 1.4 Đồ thị thời điểm đặt hàng

1.2.2.3 Quản lý khoản phải thu khách hàng

Khi bán hàng hoá và dịch vụ, doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng trảngay bằng tiền mặt hoặc bán chịu cho khách hàng tức là cho phép khách hàng thanhtoán chậm Thông thường doanh nghiệp muốn nhận được tiền ngay, nhưng trong nhiềutrường hợp, doanh nghiệp cần phải bán chịu cho khách hàng Trong quá trình hạchtoán, giá trị lượng hàng bán chịu (tín dụng thương mại) đưa vào tài khoản thanh toánvới khách hàng và được gọi là các khoản phải thu Các khoản phải thu này bao gồmviệc bán chịu cho các doanh nghiệp khác được (tín dụng kinh doanh) và việc bán chịucho người tiêu dùng (tín dụng tiêu dùng)

Nội dung chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp quyết định cấp tín dụng thương mại cho một khách hàng, nó phải thực hiên một số thủ tục đối với việc cấp tín dụng thương mại này và thu hồi cáckhoản nợ Như vậy, chính sách tín dụng thương mại của một doanh nghiệp là tập hợpcác nguyên tắc quy định việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng của doanhnghiệp đó Cụ thể là doanh nghiệp cần quan tâm tới các điều kiện tín dụng, phân tíchtín dụng và chính sách thu hồi các khoản nợ

Các điều kiện tín dụng

Các điều kiện tín dụng là những điều kiện quy định doanh nghiệp bán hàng hoá

và dịch vụ bằng cách thu tiền ngay hay cho khách hàng chịu Các điều kiện tín

Trang 23

dụng bao gồm ba yếu tố: thời kỳ tín dụng thương mại, chiết khấu tiền mặt và công cụ tín dụng thương mại Đối với mỗi ngành nghề nhất định, các điều kiện tíndụng thường được chuẩn hoá, tuy nhiên ở các ngành nghề khác nhau các điều kiện tíndụng cũng khác nhau Khi quy định điều kiện tín dụng là “2/10 net 30” có nghĩa là sau

30 ngày, khách hàng sẽ phải trả toàn bộ số tiền mua hàng nhưng nếu người này trả trong vòng 10 ngày đầu, họ sẽ được hưởng một khoản chiết khấu là 2% giá trịhàng hoá

Độ bền của hàng hoá và chi phí bổ sung:

Nhu cầu của người tiêu dùng

Chi phí, khả năng sinh lời và tính chuẩn hoá:

là R và chí phí biến đổi trên mỗi đơn vị là V Nếu doanh nghiệp từ chối việc cấp tíndụng thì luồng tiền tăng thêm là 0 Nếu chấp nhận thì doanh nghiệp phải bỏ ra chi phíbiến đổi V trong tháng này và kỳ vọng sẽ thu được (1-π)*P vào tháng tới Giá trị hiệntại ròng (NPV) của việc chấp nhận cấp tín dụng là:

Trang 24

NPV= V + (1-π)*P/1+R

Như vậy khoản tín dụng nên được chấp nhận Bằng cách chấp nhận khoảntín dụng thương mại cho một khách hàng mới, doanh nghiệp cũng chấp nhận khả năngmất chi phí biến đổi V (khi khách hàng không trả tiền) để thu được toàn bộ số tiền P.Đối với một khách hàng mới, khoản tín dụng thương mại có thể được chấp nhận thậmchí khi khả năng vỡ nợ khá cao Nếu cho NPV= 0, ta tìm được giá trị π tối đa màdoanh nghiệp có thể chấp nhận Ta giả sử rằng các khách hàng mới không bị vỡ nợngay lần đầu tiên sẽ trở thành khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp chấp nhận khoản tín dụng thương mại, nó phải bỏ ra V đồng tháng này Sangtháng sau hoặc là doanh nghiệp sẽ không nhận được gì cả nếu khách hàng khôngtrả tiền hoặc sẽ nhận được P nếu khách hàng trả tiền và tiếp tục mua thêm một đơn vịhàng hoá Doanh nghiệp sẽ lại bỏ ra V đồng chi phí biến đổi Luồng tiền ròng trongtháng là P-V, luồng tiền này sẽ tiếp tục trong các tháng tiếp theo khi khách hàng trảhoá đơn tháng trước và đặt hàng thêm một đơn vị mới Như vậy trong một thángdoanh nghiệp sẽ không nhận được đồng nào với xác suất π Nhưng với xác suất (1-π),doanh nghiệp sẽ có một khách hàng lâu dài Giá trị của một khách hàng mới là giá trịhiện tại của (P-V) hàng tháng:

PV= (P-V)/R.

Việc phân biệt đối xử với khách hàng là điều cấm ở nhiều quốc gia Tuy nhiênvới các loại khách hàng có độ tin cậy tín dụng khác nhau thì doanh nghiệp có thể ápdụng những phương thức bán hàng khác nhau Doanh nghiệp có thể áp dụng mức chiếtkhấu theo khối lượng, hoặc chiến lược cho khách hàng nào chấp nhận các hợp đồngmua dài hạn Với một khách hàng thiếu tin cậy, cần lưu ý tự vệ bằng cách hạn chế sốhàng họ có thể mua chịu

Có nhiều cách khác nhau để thu nhập thông tin và đánh giá độ tin cậy của kháchhàng Chẳng hạn, có thể liệt kê vài điểm như sau:

- Đánh giá qua việc thanh toán trong quá khứ mà khách hàng đó đã thực hiện

- Tham khảo các thông tin đánh giá về công ty đó

- Đánh giá qua thông tin trên thị trường chứng khoán (đối với công ty cổ phần)

Phân tích điểm tín dụng

Dưới đây là phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong công tác quản lýtín dụng

Phân tích vị thế của khách hàng: theo phương pháp này, khách hàng của Công ty

có thể được chia thành các nhóm rủi ro Để phân nhóm rủi ro, doanh nghiệp có thể sửdụng mô hình cho điểm tín dụng như sau:

Điểm tín dụng = 4 * Khả năng thanh toán lãi + 11 * khả năng thanh toán

nhanh + 1 * số năm hoạt động.

Trang 25

Trong công thức trên, với số năm hoạt động càng lâu thì khả năng quản lý tàichính càng cao và theo đó, công ty cũng có khả năng trả nợ nhanh hơn.

Sau khi được điểm tín dụng như trên, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro nhưsau:

Bảng 1.1 Mô hình tín dụng

Biển số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro

(Nguồn: Quản trị tài chính doanh nghiệp – Tác giả Nguyễn Hải Sản)

1.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trongquá trình khai thác, sử dụng tài sản ngắn hạn vào sản xuất với số vốn lưu động đã sửdụng để đạt được kết quả đó

Có thể nói rằng mục tiêu lâu dài của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.Việc quản lý sử dụng tốt tài sản ngắn hạn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thực hiệnđược mục tiêu đã đề ra, bởi vì quản lý tài sản ngắn hạn không những đảm bảo sử dụngtài sản ngắn hạn hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa đối với việc hạ thấp chi phí sảnxuất, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu

và lợi nhuận của doanh nghiệp

Tóm lại, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đảmbảo lợi nhuận tối đa với số lượng tài sản ngắn hạn là yêu cầu tất yếu khách quan củamỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn làkhả năng góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp vì suy cho cùng lợi nhuận chính

là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Đồng thờicũng góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội, tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân vànâng cao đời sống của các bộ công nhân viên

1.3.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có mộtlượng tài sản nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có tài sản sẽ không có bất

kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào Song việc sử dụng tài sản như thế nào cho cóhiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của doanhnghiệp Với ý nghĩa đó, việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nóichung và tài sản ngắn hạn nói riêng là một nội dung rất quan trọng của việc sử dụng tài

Trang 26

sản ngắn hạn phải được hiểu trên hai khía cạnh:

Một là, với số tài sản hiện có có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm vớichất lượng tốt, giá thành hợp lý để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hai là, đầu tư thêm tài sản ngắn hạn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sảnxuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớnhơn tốc độ tăng tài sản

Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lý

và sử dụng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng

Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hiệuquả từng đồng tài sản ngắn hạn nhằm làm cho tài sản ngắn hạn được thu hồi sau mỗichu kỳ sản xuất Việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn cho phép rút ngắn thờigian chi chuyển của vốn, qua đó vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được sốtài sản ngắn hạn cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hóabằng hoặc lớn hơn trước Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn có ý nghĩaquan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sảnphẩm Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạncòn giúp cho doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trangthiết bị, kỹ thuật được cải tiến Đặc biệt khi khai thác và sử dụng tốt tài sản ngắn hạn,nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài sản ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinhdoanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay

Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản

lý và sử dụng tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp Đó là một trong những nhân tốquyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, cao hơn nữa là sự tăng trường vàphát triển của nền kinh tế

1.4 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số này được sử dụng phổ biến nhất và nó là một trong những thước đo cơ bản

để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, dùng để đo lường khả năng trảcác khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản phải thu… Hệ số này phản ánh mộtđồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

Khi hệ số này ở mức nhỏ hơn 1, thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp là yếu tố dẫn đến rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản cao Ngược lại, nếu

Trang 27

hệ số này ở mức lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tươngđối tốt, đủ khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn Song nếu hệ sốnày cao quá, tức là lượng TSNH tồn quá lớn và bộ phận tài sản này không vận động,không sinh lời sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ số này lớn hay nhỏ hơn còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanhcủa doanh nghiệp Chẳng hạn đối với doanh nghiệp thương mại, TSNH thường chiếm

tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên hệ số này tương đối cao Do đó, khi đánh giákhả năng thanh toán nợ ngắn hạn cần phải dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệpcùng ngành Tuy nhiên, hệ số này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toáncủa doanh nghiệp vì tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồn kho.Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tacần xét thêm một số chỉ tiêu khác nữa

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn khoNợ ngắn hạn bình quân

Khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn bằngcác tài sản có khả năng chuyển thành tiền một cách nhanh nhất không tính đến hàngtồn kho vì hàng tồn kho là tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền, tức là mộtđồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanhkhoản cao

Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn rất quan tâm vì thông qua các chỉ tiêunày, các chủ nợ có thể đánh giá được tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năngthanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không Tuy nhiên, trong một số trườnghợp, chỉ tiêu này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổngTSNH Do đó, để đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn cần xem xét thêm khả năngthanh toán tức thời của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền

Nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số khả năng thanh toán tức thời là một số chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năngthanh toán của doanh nghiệp Trong đó, tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đangchuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới 3 tháng) cóthể chuyển đổi thành tiền bất cứ lúc nào như: chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu…Đây là các tài sản có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp

Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn bất kỳ lúc nào, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn, bởi vì nguồn trang trải cáckhoản nợ của doanh nghiệp hết sức linh hoạt

Trang 28

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động các bộ phận của tài sản ngắn hạn

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quânGiá vốn hàng bán

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho củadoanh nghiệp hiệu quả như thế nào Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóatồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ

Chỉ tiêu này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trịhàng tồn kho là tốt hay xấu Chỉ tiêu này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóatrong kho là nhanh và ngược lại, nếu nó nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàngcàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quácao trong khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mấtkhách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệuđầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưngtrệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất

và đáp ứng được nhu cầu khách hàng Nhưng cũng cần lưu ý là hàng tồn kho mangđậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mứctồn kho cao là xấu

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Cho biết số ngày trung bình của một vòng quay kho hay còn gọi là thời gian luânchuyển kho trung bình

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho = 365

Số vòng quay hàng tồn kho

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng nhanh cho thấy hoạt động SXKDcủa doanh nghiệp có hiệu quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗithời, hao hụt tự nhiên Tuy nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt

vì doanh nghiệp không dự trữ đủ hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị trường, có thểlàm gián đoạn hoạt động SXKD, mất doanh thu do mất khách hàng khi không đủ hànghóa để cung ứng

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quânChỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà khách hàng nhận

Trang 29

được từ doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong

kỳ phân tích doanh nghiệp đã thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thuđược là bao nhiêu Chỉ số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phảithu là cao, tức là khách hàng trả nợ doanh nghiệp càng nhanh Quan sát số vòng quaykhoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tìnhhình thu hồi nợ của doanh nghiêp

Kì thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toántrên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày Chỉ tiêu nàycho biết bình quân trong bao nhiêu ngày, DN có thể thu hồi các khoản phải thu củamình Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kì thu tiền bình quân càng nhỏ vàngược lại Kì thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào mục tiêu và chính sáchcủa DN như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng, Kì thu tiền bình quânđược xác định bằng công thức sau:

Vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phảithu, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu và chính sáchtín dụng của doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình Vì vậy chỉ tiêu nàycàng nhỏ, số vòng quay càng lớn, tốc độ luân chuyển vốn tăng, khả năng vốn bị chiếmdụng thấp, hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại

Chỉ tiêu bộ phận trên phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hoá và chính sách thanhtoán của DN, phản ánh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và tốc độ thu hồi tiền mặt của doanhnghiệp Nếu nội dung này đều có tốc độ cao sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tài sảnngắn hạn

Vòng quay tiền và thời gian quay vòng tiền

Vòng quay tiền phản ánh thời gian quay vòng của tiền trong chu kì kinh doanhcủa doanh nghiệp Vòng quay tiền và thời gian quay vòng tiền được xác định như sau:

Trang 30

Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thếnhư chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu, ngoài

ra khi vật tư hàng hóa rẻ doanh nghiệp có thể dự trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảmchi phí sản xuất Tuy nhiên, tiền được dự trữ ở mức không hợp lí có thể gây ra nhiềubất lợi Thứ nhất điều kiện thiếu vốn ở các doanh nghiệp đang khá phổ biến, việc giữquá nhiều tiền sẽ gây ứ đọng vốn, hạn chế khả năng đầu tư vào tài sản khác, do đó lợinhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm Thứ hai, do giá trị theo thời gian và do tácđộng của lạm phát đồng tiền sẽ giảm giá trị Vì vậy cần quan tâm tới tốc độ vòng quaytiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn

Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạnDoanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng luân chuyển thuần thì phảiđầu tư bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

Thông qua chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ xây dựng được các kế hoạch đầu tưtài sản của mình, đồng thời có cơ sở để đánh giá tính chính xác của kế hoạch đầu tư tàisản hiện tại

Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn (hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn)

Thời gian một vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu thời gian một vòng quay tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tàisản ngắn hạn của DN, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốnnhanh của DN

Tỷ suất sinh lợi của tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn Nó cho biết mỗiđơn vị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

Hệ số sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuếTài sản ngắn hạn bình quân

Hệ số sinh lời của TSNH phản ánh mỗi đồng tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳđem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Các doanh nghiệp đềumong muốn chỉ số này càng cao càng tốt vì như vậy đã sử dụng được hết giá trị của tàisản ngắn hạn Hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận củadoanh nghiệp, đây chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được Kết quảnày phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sửdụng tài sản ngắn hạn nói riêng Với công thức trên ta thấy, nếu tài sản ngắn hạn

sử dụng bình quân trong kỳ thấp mà lợi nhuận sau thuế cao thì hiệu quả sử dụng

Trang 31

2.1 Nhân tố chủ quan

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Đây là nhân tố hết sức quan trọng, bởi ngoài việc nguyên vật liệu tốt thì để cóđược những sản phẩm tốt thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải có những thiết bịmáy móc tốt Một doanh nghiệp có những trang thiết bị tốt sẽ làm cho các khâu sảnxuất trở nên dễ dàng hơn Cùng chất lượng nguyên vật liệu nhưng nếu doanh nghiệpnào trang thiết bị tốt, máy móc đưa vào dây chuyền sản xuất những thiết bị công nghệcao sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đồng thời làm cho các công đoạn của quátrình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn, ngược lại với máy móc không tốt sẽ không tậndụng được hết giá trị nguyên vật liệu thậm chí còn sản xuất ra những sản phẩm kémchất lượng, như vậy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không cao

Trình độ quản lý

Trình độ của nhà quản lý có ảnh hưởng to lớn đến việc quản lý tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp Người lãnh đạo doanh nghiệp là người quyết định các chính sáchquản lý có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có một ban lănh đạo có trình độ quản lý tốt, có năng lực chuyênmôn và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách đúng đắn, phù hợpvới tình hình thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinhdoanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng

Trang 32

Khả năng áp dụng công nghệ vào sản xuất

Việc áp dụng công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất kinh doanh sẽ giúpdoanh nghiệp giảm các chi phí hao hụt trong sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu vào, tiếtkiệm tài sản ngắn hạn tham gia vào sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn, mặt khác nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăngcường thu hút nhu cầu người tiêu dùng Bên cạnh đó, trang thiết bị cơ sở vật chấthiện đại và đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao khả năng phân tích, xử

lý thông tin dữ liệu cần thiết giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định nhanhchóng, đúng đắn

1.5.2 Nhóm nhân tố khách quan

Chính sách kinh tế của nhà nước

Bằng hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế, Nhà nước thực hiện việc điềutiết, quản lý các nguồn lực trong nền kinh tế, tạo môi trường và hành lang cho cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo định hướng nhất định Sự ổn định, nhất quánlâu dài trong hệ thống chính trị, luật pháp và các chính sách kinh tế là điều kiện cầnthiết để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệuquả cao nhất Do đó, bất kì một sự điều chỉnh nào, thay đổi nào trong chính sách quản

lý vĩ mô, hệ thống luật pháp, thuế… của nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nềnkinh tế nói chung và từng lĩnh vực kinh tế nói riêng, từ đó ảnh hưởng đến chính sáchquản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ của doanhnghiệp, sản phẩm khó tiêu thụ hơn, hàng tồn kho tăng, các khoản phải thu có khả năngthu hồi chậm hơn, doanh thu giảm sút, lợi nhuận giảm, vốn bị ứ đọng, giảm hiệu quả

sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng

ổn định hoặc vượt bậc, doanh nghiệp làm ăn có lãi, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng,lượng hàng tồn kho giảm, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên

Nhu cầu khách hàng

Là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sảnxuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã thế nào Nhu cầu của con ngườingày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng caochất lượng sản phẩm Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tìnhcộng với công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vàothị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu củadoanh nghiệp tăng nhanh

Biến động cung cầu hàng hóa

Trang 33

Cung cầu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của doanhnghiệp trên thị trường, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cung ứng của thịtrường với nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp Nếu cầu hàng hóa trên thịtrường tăng, nhu cầu người tiêu dùng tăng, doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy môbán hàng, việc tiêu thụ hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn tăng Ngược lại, khi cầu hàng hóa trên thị trường giảm, nhu cầu củangười tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp phải thu hẹpsản xuất, hiểu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giảm, lượng hàng tồn khi tăng do hàng hóakhó tiêu thụ, vốn bị ứ đọng nhiêu hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuấtkinh doanh trong cùng một lĩnh vực ngày càng nhiều khiến cho mức độ cạnh tranh củacác doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng Để đạt được hiệu quả hoạt động caonhất, đặc biệt là hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp cần có những chiếnlược bán hàng, tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hút khách hàng như chính sách tín dụngthương mại, chính sách bảo hành, tư vấn,… Như vậy, doanh nghiệp cần đề ra các biệnpháp hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời tăng hiệu quả

sử dụng tài sản ngắn hạn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ không ngừng làm thay đổi chất lượng cũngnhư số lượng hàng hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh Vì thế khi doanhnghiệp áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh, sẽ giúpdoanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, tiết kiệm chi phíđầu vào, tiết kiệm tài sản ngắn hạn, hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán trên thịtrường, từ đó tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm và thu hút thêm người tiêu dùng…

Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Những rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Nhữngrủi ro đó có thể phát sinh trong điều kiện doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế thịtrường nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc rủi ro do thiên tai gây ra như động đất, lũ lụt,hỏa hoạn,… mà các doanh nghiệp khó lường trước được

Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạnnhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các nhân tố khác như: lạmphát, dịch bệnh, tỷ giá,… cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Kết luận: Trong chương 1, khóa luận đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về

tài sản ngắn hạn, chính sách quản lý tài sản ngắn hạn và chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp Đây là cơ sở làm nền tảng cho việc

Trang 34

phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh ở chương 2

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG TRƯỜNG MẠNH

2.1 Khái quát về Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh

Tên công ty: Công ty TNHH thương mại Trường Mạnh

Tên tiếng anh: TRUONGMANH CO.LTD

Địa chỉ: An Duyên – Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH thương mại Trường Mạnhcấp lần đầu vào ngày 22/11/2006 do Phòng đăng kí kinh doanh – sở kế hoạch đầu tưthành phố Hà Nội cấp

Số vốn điều lệ: 2.200.000.000 đồng (tính đến ngày 31/12/2010)

Mã số thuế: 0800456352

Số tài khoản: 315.00000.010.988 tại ngân hàng Seabank

Năm 2006, khi đất nước phát triển, ngành công nghệ thông tin là một trongnhững ngành nghề đi đầu và có sức phát triển mạnh, công ty bắt đầu hình thành buônbán mặt hàng điện thoại di động với chi nhánh tại An Duyên - Tô Hiệu - Thường Tín -

Hà Nội Sau 3 năm phát triển và đi lên Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh đãtrở thành công ty tạo được uy tín trên thị trường và là một trong những đại lý số 1 phânphối điện thoại cho toàn miền bắc trực thuộc Tổng công ty FPT Sau 2 năm hoạt độngphân phối kinh doanh mặt hàng di động trên thị trường, công ty cũng đồng thời tìmhiểu và nghiên cứu thêm các ngành nghề, sản phẩm kinh doanh mới Đến năm 2008,công ty đã có bước chuyển lớn từ hoạt động kinh doanh mặt hàng điện thoại chuyểnsang kinh doanh, sửa chữa ô tô và lĩnh vực cho thuê ô tô du lịch theo tour Đây là bước

đi đúng đắn tại thời điểm ngu cầu về thị trường ô tô tăng cao

Với cơ sở vật chất chưa phát triển Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnhban đầu chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ ô tô 4 chỗ và chưa có cơ sở mặt bằng lớn tuy nhiênsau 4 năm đến nay công ty đã có mặt bằng kinh doanh với diện tích lên tới 1000m2nhằm phát triển và đa dạng hóa mô hình sản phẩm và là một trong những đại lý lớncung cấp các loại xe chính hãng cho hãng xe ô tô Giải phóng, Forcia, Kia…

Bên cạnh việc phát triển ô tô công ty TNHH TM Trường Mạnh còn có kinhdoanh phụ về dịch vụ ăn uống là nhà hàng CHIAKI BBQ nằm tại số 75 Đại Cồ Việt –Hai Bà Trưng – Hà Nội

Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh

- Cho thuê xe động cơ

- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

Trang 36

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

- Sản xuất phụ tùng và từng bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và ô tô

- Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ chở xuống)

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh (các mặt hàng được nhànước cho phép)

Tuy nhiên hoạt động chủ yếu mang lại nguồn doanh thu chính của công tyTNHH Thương mại Trường Mạnh là bán buôn, bán lẻ ô tô đồng thời đẩy mạnh hoạtđộng dịch vụ như bảo dưỡng, sửa chữa đi kèm

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh

Với phương châm gọn nhẹ nhưng hiệu quả, Công ty TNHH Thương mại TrườngMạnh có cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Trường Mạnh

(Nguồn: Phòng hành chính)

- Ban giám đốc:

Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt độngcủa Công ty trước pháp luật và Nhà nước Đồng thời giám đốc là người quản lý, điềuhành mọi hoạt động của công ty từ kỹ thuật, kinh doanh đến tổ chức lao động

- Phòng hành chính:

Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy hành chính – quản trị doanh nghiệp,

tổ chức đào tạo và tuyển dụng cán bộ nhân viên theo yêu cầu của công ty, tổ chức lưutrữ, soạn thảo các quy định, điều lệ trong hoạt động kinh doanh của công ty, phối hợpvới các phòng khác trong các sự kiện, nhiệm vụ của công ty

- Phòng tổ chức:

Giúp giám đốc trong công tác quản lý, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồidưỡng đội ngũ nhân viên; kiện toán tổ chức bộ máy; đảm bảo thực hiện đúng và kịpthời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với nhân viên; thực hiện công tác bảo vệ

an toàn, an ninh trật tự trong công ty

- Phòng kinh doanh:

Đảm nhận chức năng tham mưu ban lãnh đạo trong việc phát triển, mở rộng thịtrường, giữ gìn và gia tăng giá trị thương hiệu của đơn vị và một số nhiệm vụ khác,thực hiện các hoạt động đón tiếp khách trong và ngoài nước, mở rộng mạng lưới quan

Phòng kế toán– tài chính

Trang 37

hệ hợp tác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh Chịu trách nhiệm về lĩnh vực vàquảng bá sản phẩm và dịch vụ của công ty đến người tiêu dùng và thị trường theo chỉtiêu, doanh số mà giám đốc đã đề ra.

- Phòng tài chính – kế toán:

Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tàichính Sử dụng tiền vốn đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh theo đúng pháplệnh kế toán thống kê và các văn bản Nhà nước quy định

Đề xuất lên giám đốc các phương án tổ chức kế toán, đồng thời thông tin choBan lãnh đạo những hoạt động tài chính, những thông tin kế toán cần thiết để kịp thờiđiều chỉnh quá trình kinh doanh của Công ty

Hạch toán các hoạt động kinh doanh, thanh toán tài chính với khách hàng, giúp Bangiám đốc thực hiện công tác nộp ngân sách theo luật định Cuối tháng làm báo cáo quyếttoán để trình giám đốc, định kỳ gửi báo cáo kế toán, các tờ khai thuế đến các cơ quan quản

lý Nhà nước

Trong công ty ban giám đốc giữ một vị trí quan trọng điều hành và quyết địnhmọi vấn đề tồn tại ở các phòng ban Mỗi phòng ban đều giữ một vị trí đặc biệt trongcông ty Tuy nhiên, các phòng ban đều có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ vớinhau từ nhân sự cho tới tài chính hay phát triển kinh doanh nhằm mục đích phát triểncông ty ngày càng vững mạnh

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh trong giai đoạn 2011-2013

2.1.3.1 Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận

Để thuận lợi cho quá trình phân tích, trong khóa luận công ty TNHH TMTrường Mạnh được hiểu là Công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty được phản ánh thông qua báo cáo tài chính năm 2011-2013 và được phân tích cụthể như sau:

Trang 38

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh

Đơn vị tính: triệu đồng

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 793,96 1.070,37 1.189,13 276,41 34,81 118,76 9,99

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011 - 2013)

Trang 39

Biểu đồ 2.1 Tình hình doanh thu - giá vốn - lợi nhuận

Đơn vị: Triệu đồng.

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012)

Nhận xét

Qua bảng 2.1 cho chúng ta thấy:

Thứ nhất, doanh thu thuần của công ty đã có sự gia tăng liên tục trong 3 năm vừa

qua, từ các mức 3.991,44 triệu đồng trong năm 2011, tăng mạnh lên 5.306,27 triệuđồng trong năm 2012 tăng 1.314,87 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32,96% so vớinăm 2011 Năm 2013, doanh thu thuần tiếp tục tăng lên 5.877,96 triệu đồng tăng571,69 triệu đồng tương ứng 10,77% so với năm 2012

Nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần của công ty TNHH Thương mại TrườngMạnh tăng là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực cho thuê xe, vậnchuyển hành khách nội tỉnh và liên tỉnh Đồng thời công ty cũng mở rộng hoạt độngkinh doanh các dòng xe mới của hãng FORD và được trở thành đại lý cấp 1 phân phốicủa hãng ô tô Giải Phóng trong năm 2012 Đặc biệt, trong 3 năm các khoản giảm trừdoanh thu của công ty là chiết khấu thanh toán cho khách hàng đã thanh toán toàn bộgiá trị sản phẩm giảm nhẹ từ đó làm tăng cao doanh thu thuần của công ty Trong thờigian tới, công ty cần phát huy và đẩy mạnh hơn nữa ngành nghề chính và các ngànhnghề mở rộng để từ đó có thể tăng nhanh được doanh thu thuần nói chung và lợi nhuậnsau thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng

Ngày đăng: 03/07/2015, 17:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w