Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 34)

Chính sách kinh tế của nhà nước

Bằng hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế, Nhà nước thực hiện việc điều tiết, quản lý các nguồn lực trong nền kinh tế, tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo định hướng nhất định. Sự ổn định, nhất quán lâu dài trong hệ thống chính trị, luật pháp và các chính sách kinh tế là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, bất kì một sự điều chỉnh nào, thay đổi nào trong chính sách quản lý vĩ mô, hệ thống luật pháp, thuế… của nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và từng lĩnh vực kinh tế nói riêng, từ đó ảnh hưởng đến chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm khó tiêu thụ hơn, hàng tồn kho tăng, các khoản phải thu có khả năng thu hồi chậm hơn, doanh thu giảm sút, lợi nhuận giảm, vốn bị ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Ngược lại, nền kinh tế tăng trưởng ổn định hoặc vượt bậc, doanh nghiệp làm ăn có lãi, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, lượng hàng tồn kho giảm, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng lên.

Nhu cầu khách hàng

Là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã thế nào. Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh.

Biến động cung cầu hàng hóa

Cung cầu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cung ứng của thị trường với nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Nếu cầu hàng hóa trên thị trường tăng, nhu cầu người tiêu dùng tăng, doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô bán hàng, việc tiêu thụ hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng. Ngược lại, khi cầu hàng hóa trên thị trường giảm, nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, hiểu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giảm, lượng hàng tồn khi tăng do hàng hóa khó tiêu thụ, vốn bị ứ đọng nhiêu hơn kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng một lĩnh vực ngày càng nhiều khiến cho mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng. Để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, đặc biệt là hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp cần có những chiến lược bán hàng, tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hút khách hàng như chính sách tín dụng thương mại, chính sách bảo hành, tư vấn,… Như vậy, doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ không ngừng làm thay đổi chất lượng cũng như số lượng hàng hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế khi doanh nghiệp áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh, sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm tài sản ngắn hạn, hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán trên thị trường, từ đó tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm và thu hút thêm người tiêu dùng…

Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Những rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Những rủi ro đó có thể phát sinh trong điều kiện doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc rủi ro do thiên tai gây ra như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn,… mà các doanh nghiệp khó lường trước được.

Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các nhân tố khác như: lạm phát, dịch bệnh, tỷ giá,… cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Kết luận: Trong chương 1, khóa luận đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tài sản ngắn hạn, chính sách quản lý tài sản ngắn hạn và chỉ tiêu tài chính đánh giá

hiệu quả tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá thực trạng tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG TRƯỜNG MẠNH 2.1. Khái quát về Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Trách Nhiệm HữuHạn Thương Mại Trường MạnhHạn Thương Mại Trường Mạnh Hạn Thương Mại Trường Mạnh

Tên công ty: Công ty TNHH thương mại Trường Mạnh Tên tiếng anh: TRUONGMANH CO.LTD.

Địa chỉ: An Duyên – Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH thương mại Trường Mạnh cấp lần đầu vào ngày 22/11/2006 do Phòng đăng kí kinh doanh – sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Số vốn điều lệ: 2.200.000.000 đồng (tính đến ngày 31/12/2010). Mã số thuế: 0800456352.

Số tài khoản: 315.00000.010.988 tại ngân hàng Seabank.

Năm 2006, khi đất nước phát triển, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề đi đầu và có sức phát triển mạnh, công ty bắt đầu hình thành buôn bán mặt hàng điện thoại di động với chi nhánh tại An Duyên - Tô Hiệu - Thường Tín - Hà Nội. Sau 3 năm phát triển và đi lên Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh đã trở thành công ty tạo được uy tín trên thị trường và là một trong những đại lý số 1 phân phối điện thoại cho toàn miền bắc trực thuộc Tổng công ty FPT. Sau 2 năm hoạt động phân phối kinh doanh mặt hàng di động trên thị trường, công ty cũng đồng thời tìm hiểu và nghiên cứu thêm các ngành nghề, sản phẩm kinh doanh mới. Đến năm 2008, công ty đã có bước chuyển lớn từ hoạt động kinh doanh mặt hàng điện thoại chuyển sang kinh doanh, sửa chữa ô tô và lĩnh vực cho thuê ô tô du lịch theo tour. Đây là bước đi đúng đắn tại thời điểm ngu cầu về thị trường ô tô tăng cao.

Với cơ sở vật chất chưa phát triển Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh ban đầu chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ ô tô 4 chỗ và chưa có cơ sở mặt bằng lớn tuy nhiên sau 4 năm đến nay công ty đã có mặt bằng kinh doanh với diện tích lên tới 1000m2

nhằm phát triển và đa dạng hóa mô hình sản phẩm và là một trong những đại lý lớn cung cấp các loại xe chính hãng cho hãng xe ô tô Giải phóng, Forcia, Kia…

Bên cạnh việc phát triển ô tô công ty TNHH TM Trường Mạnh còn có kinh doanh phụ về dịch vụ ăn uống là nhà hàng CHIAKI BBQ nằm tại số 75 Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh

- Cho thuê xe động cơ

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản xuất phụ tùng và từng bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và ô tô - Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ chở xuống)

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh (các mặt hàng được nhà nước cho phép)

Tuy nhiên hoạt động chủ yếu mang lại nguồn doanh thu chính của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh là bán buôn, bán lẻ ô tô đồng thời đẩy mạnh hoạt động dịch vụ như bảo dưỡng, sửa chữa đi kèm.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương mạiTrường MạnhTrường Mạnh Trường Mạnh

Với phương châm gọn nhẹ nhưng hiệu quả, Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh có cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM Trường Mạnh

(Nguồn: Phòng hành chính)

- Ban giám đốc:

Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Công ty trước pháp luật và Nhà nước. Đồng thời giám đốc là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty từ kỹ thuật, kinh doanh đến tổ chức lao động.

- Phòng hành chính:

Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy hành chính – quản trị doanh nghiệp, tổ chức đào tạo và tuyển dụng cán bộ nhân viên theo yêu cầu của công ty, tổ chức lưu trữ, soạn thảo các quy định, điều lệ trong hoạt động kinh doanh của công ty, phối hợp với các phòng khác trong các sự kiện, nhiệm vụ của công ty.

- Phòng tổ chức:

Giúp giám đốc trong công tác quản lý, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên; kiện toán tổ chức bộ máy; đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với nhân viên; thực hiện công tác bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong công ty.

- Phòng kinh doanh:

Đảm nhận chức năng tham mưu ban lãnh đạo trong việc phát triển, mở rộng thị trường, giữ gìn và gia tăng giá trị thương hiệu của đơn vị và một số nhiệm vụ khác, thực hiện các hoạt động đón tiếp khách trong và ngoài nước, mở rộng mạng lưới quan

Ban giám đốc Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng kinh doanh Phòng kế toán – tài chính

hệ hợp tác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm về lĩnh vực và quảng bá sản phẩm và dịch vụ của công ty đến người tiêu dùng và thị trường theo chỉ tiêu, doanh số mà giám đốc đã đề ra.

- Phòng tài chính – kế toán:

Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính. Sử dụng tiền vốn đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và các văn bản Nhà nước quy định.

Đề xuất lên giám đốc các phương án tổ chức kế toán, đồng thời thông tin cho Ban lãnh đạo những hoạt động tài chính, những thông tin kế toán cần thiết để kịp thời điều chỉnh quá trình kinh doanh của Công ty.

Hạch toán các hoạt động kinh doanh, thanh toán tài chính với khách hàng, giúp Ban giám đốc thực hiện công tác nộp ngân sách theo luật định. Cuối tháng làm báo cáo quyết toán để trình giám đốc, định kỳ gửi báo cáo kế toán, các tờ khai thuế đến các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong công ty ban giám đốc giữ một vị trí quan trọng điều hành và quyết định mọi vấn đề tồn tại ở các phòng ban. Mỗi phòng ban đều giữ một vị trí đặc biệt trong công ty. Tuy nhiên, các phòng ban đều có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với nhau từ nhân sự cho tới tài chính hay phát triển kinh doanh nhằm mục đích phát triển công ty ngày càng vững mạnh.

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trách Nhiệm Hữu HạnThương Mại Trường Mạnh trong giai đoạn 2011-2013Thương Mại Trường Mạnh trong giai đoạn 2011-2013 Thương Mại Trường Mạnh trong giai đoạn 2011-2013

2.1.3.1. Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận

Để thuận lợi cho quá trình phân tích, trong khóa luận công ty TNHH TM Trường Mạnh được hiểu là Công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh thông qua báo cáo tài chính năm 2011-2013 và được phân tích cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.772,72 7.023,58 7.249,34 1.250,86 21,67 225,76 3,21 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.781,28 1.717,04 1.371,38 (64,25) (3,61) (345,66) (20,13) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Doanh thu thuần 3.991,44 5.306,27 5.877,96 1.314,84 32,94 571,69 10,77 4. Giá vốn hàng bán 2.275,12 3.024,58 3.350,44 749,46 32,94 325,86 10,77 5. Lợi nhuận gộp 1.716,32 2.281,70 2.527,53 565,38 32,94 245,83 10,77 6. Doanh thu hoạt động tài chính - 1,49 - 1,49 - ( 1,49) (100,0)

7. Chi phí tài chính 54,14 58,60 59,83 4,46 8,23 1,23 2,1 8. Chi phí bán hàng 536,93 713,80 790,70 176,87 32,94 76,90 9,69 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 331,28 440,42 487,86 109,14 32,94 47,45 10,77 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 793,96 1.070,37 1.189,13 276,41 34,81 118,76 9,99 11. Thu nhập khác 1,27 1,55 1,60 27,5 21,65 5 3,24 12. Chi phí khác 0,56 0,68 0,70 12,1 21,65 2,2 3,24 13. Lợi nhuận khác 0,71 0,87 0,89 15,7 22,08 2,5 2,88 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 794,67 1.071,24 1.190,02 276,57 34,80 118,78 11,09 15. Thuế TNDN 198,67 267,81 297,51 69.14 34,8 29,70 9,98 16. Lợi nhuận sau thuế 596,00 803,43 892,52 207,43 34,80 89,09 9,98

Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh thu - giá vốn - lợi nhuận

Đơn vị: Triệu đồng.

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012)

Nhận xét

Qua bảng 2.1 cho chúng ta thấy:

Thứ nhất, doanh thu thuần của công ty đã có sự gia tăng liên tục trong 3 năm vừa qua, từ các mức 3.991,44 triệu đồng trong năm 2011, tăng mạnh lên 5.306,27 triệu đồng trong năm 2012 tăng 1.314,87 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32,96% so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu thuần tiếp tục tăng lên 5.877,96 triệu đồng tăng 571,69 triệu đồng tương ứng 10,77% so với năm 2012.

Nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh tăng là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực cho thuê xe, vận chuyển hành khách nội tỉnh và liên tỉnh. Đồng thời công ty cũng mở rộng hoạt động kinh doanh các dòng xe mới của hãng FORD và được trở thành đại lý cấp 1 phân phối của hãng ô tô Giải Phóng trong năm 2012. Đặc biệt, trong 3 năm các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là chiết khấu thanh toán cho khách hàng đã thanh toán toàn bộ giá trị sản phẩm giảm nhẹ từ đó làm tăng cao doanh thu thuần của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần phát huy và đẩy mạnh hơn nữa ngành nghề chính và các ngành nghề mở rộng để từ đó có thể tăng nhanh được doanh thu thuần nói chung và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.

Thứ hai, các khoản chi phí của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Chi phí giá vốn hàng bán là một khoản chi phí lớn nhất của mỗi doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp khiến mức doanh thu đạt được và lợi nhuận chênh lệch nhau tương đối lớn. Giá vốn hàng bán biến động cùng chiều với sự biến động của doanh thu qua các năm. Nhận thấy trong giai đoạn 2011-2013 đều tăng lên qua các năm và tăng bằng với mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Công ty Trường Mạnh kinh doanh chủ đạo 2 dòng sản phẩm ô tô lắp ráp trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 34)