Thương Mại Trường Mạnh trong giai đoạn 2011-2013
2.1.3.1. Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận
Để thuận lợi cho quá trình phân tích, trong khóa luận công ty TNHH TM Trường Mạnh được hiểu là Công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh thông qua báo cáo tài chính năm 2011-2013 và được phân tích cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.772,72 7.023,58 7.249,34 1.250,86 21,67 225,76 3,21 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.781,28 1.717,04 1.371,38 (64,25) (3,61) (345,66) (20,13)
3. Doanh thu thuần 3.991,44 5.306,27 5.877,96 1.314,84 32,94 571,69 10,77 4. Giá vốn hàng bán 2.275,12 3.024,58 3.350,44 749,46 32,94 325,86 10,77 5. Lợi nhuận gộp 1.716,32 2.281,70 2.527,53 565,38 32,94 245,83 10,77 6. Doanh thu hoạt động tài chính - 1,49 - 1,49 - ( 1,49) (100,0)
7. Chi phí tài chính 54,14 58,60 59,83 4,46 8,23 1,23 2,1 8. Chi phí bán hàng 536,93 713,80 790,70 176,87 32,94 76,90 9,69 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 331,28 440,42 487,86 109,14 32,94 47,45 10,77 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 793,96 1.070,37 1.189,13 276,41 34,81 118,76 9,99 11. Thu nhập khác 1,27 1,55 1,60 27,5 21,65 5 3,24 12. Chi phí khác 0,56 0,68 0,70 12,1 21,65 2,2 3,24 13. Lợi nhuận khác 0,71 0,87 0,89 15,7 22,08 2,5 2,88 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 794,67 1.071,24 1.190,02 276,57 34,80 118,78 11,09 15. Thuế TNDN 198,67 267,81 297,51 69.14 34,8 29,70 9,98 16. Lợi nhuận sau thuế 596,00 803,43 892,52 207,43 34,80 89,09 9,98
Biểu đồ 2.1. Tình hình doanh thu - giá vốn - lợi nhuận
Đơn vị: Triệu đồng.
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012)
Nhận xét
Qua bảng 2.1 cho chúng ta thấy:
Thứ nhất, doanh thu thuần của công ty đã có sự gia tăng liên tục trong 3 năm vừa qua, từ các mức 3.991,44 triệu đồng trong năm 2011, tăng mạnh lên 5.306,27 triệu đồng trong năm 2012 tăng 1.314,87 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32,96% so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu thuần tiếp tục tăng lên 5.877,96 triệu đồng tăng 571,69 triệu đồng tương ứng 10,77% so với năm 2012.
Nguyên nhân dẫn đến doanh thu thuần của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh tăng là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực cho thuê xe, vận chuyển hành khách nội tỉnh và liên tỉnh. Đồng thời công ty cũng mở rộng hoạt động kinh doanh các dòng xe mới của hãng FORD và được trở thành đại lý cấp 1 phân phối của hãng ô tô Giải Phóng trong năm 2012. Đặc biệt, trong 3 năm các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là chiết khấu thanh toán cho khách hàng đã thanh toán toàn bộ giá trị sản phẩm giảm nhẹ từ đó làm tăng cao doanh thu thuần của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần phát huy và đẩy mạnh hơn nữa ngành nghề chính và các ngành nghề mở rộng để từ đó có thể tăng nhanh được doanh thu thuần nói chung và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.
Thứ hai, các khoản chi phí của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
Chi phí giá vốn hàng bán là một khoản chi phí lớn nhất của mỗi doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp khiến mức doanh thu đạt được và lợi nhuận chênh lệch nhau tương đối lớn. Giá vốn hàng bán biến động cùng chiều với sự biến động của doanh thu qua các năm. Nhận thấy trong giai đoạn 2011-2013 đều tăng lên qua các năm và tăng bằng với mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Công ty Trường Mạnh kinh doanh chủ đạo 2 dòng sản phẩm ô tô lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường nước ngoài. Dòng sản phẩm lắp ráp trong nước có giá thành thấp hơn so với ḍng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường nước ngoài do chất lượng sản phẩm và thuế nhập khẩu đánh vào ô tô sản xuất nước ngoài trên thị trường Việt Nam rất cao. Trong khi đó lượng ô tô tiêu thụ tại công ty chủ đạo là dòng sản phẩm ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường nước ngoài về. Do giá nhập khẩu đầu vào ô tô của công ty tăng lên làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng cao đã buộc các công ty kinh doanh sản phẩm ô tô trên thị trường trong đó có công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh tăng giá bán ô tô để duy trì lợi nhuận từ đó ta thấy mức tăng của giá vốn hàng bán bằng với mức tăng của doanh thu.
Các khoản chi phí tài chính của công ty trong các năm chủ yếu là chi phí lãi vay tuy nhiên chiếm tỷ trong không lớn trong tổng chi phí của công ty. Trong năm 2012 với chính sách giảm nhiệt lãi suất của Nhà nước làm cho chi phí lãi vay năm 2012 và 2013 giảm mạnh so với năm 2011. Đối với chi phí tài chính có sự gia tăng từ mức 54,14 triệu đồng năm 2011 lên mức 58,99 triệu đồng trong năm 2012 tăng 4,46 triệu đồng tương ứng 8,23% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 chi phí tài chính của công ty là 59,83 triệu đồng tăng 1,23 triệu đồng tương ứng với 2,1% so với năm 2012. Nguyên nhân các loại chi phí của công ty tăng là do công ty đã tiến hành vay vốn và tài trợ cho các hoạt động kinh doanh mở rộng đa đạng hóa sản phẩm, thiết kế lại showroom trưng bày các dòng xe mới để đạt đủ tiêu chuẩn trở thành đại lý cấp 1 của hãng ô tô Giải Phóng vì vậy công ty đã huy động thêm nguồn vốn lớn làm cho chi phí tài chính của công ty tăng lên.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho cán bộ, các khoản trích bảo hiểm và các chi phí điện, nước, dịch vụ tại văn phòng đã có sự gia tăng qua các năm từ mức 331,28 triệu đồng vào năm 2011 lên mức 440,42 triệu đồng trong năm 2012 tăng 109,14 triệu đồng tương ứng với mức tăng 32,94% so với năm 2011 và trong năm 2013 thì chi phí quản lý doanh nghiệp là 487,86 triệu đồng tăng 47,45 triệu đồng tương ứng 10,77% so với năm 2012.. Tuy nhiên, nhìn chung các
khoản mục chi phí tăng cùng lúc với doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí, do đó lợi nhuận của công ty cũng tăng lên.
Thứ ba, Tổng hợp sự biến động của các khoản mục doanh thu và chi phí của Công ty, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng có xu hướng tăng qua các năm và đạt mức càng cao vào năm 2012 và 2013. Cụ thể năm 2011, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 596,00 triệu đồng, bước sang năm 2012 đã tăng thêm 207,43 triệu đồng đạt mức 803,43 triệu đồng tương ứng với mức tăng 34,80%. Đến năm 2013 thì lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt mức 892,52 triệu đồng tương ứng tăng 9,98% so với năm 2012. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty TNHH thương mại Trường Mạnh tăng lên là do mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời các sản phẩm của công ty được khách hàng đón nhận nhiều hơn do chất lượng sản phẩm tốt, thái độ bán hàng, phục vụ nhiệt tình, đồng thời công ty cũng kiểm soát quản lý được các khoản chi phí.
Qua xem xét các chỉ tiêu cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011-2013 cho thấy, công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm, ban lãnh đạo công ty đã có nhiều hoạt động mở rộng kinh doanh, mở rộng vốn đầu tư vào tài sản, chú trọng trong công tác quản lý chi phí để mức tăng của doanh thu thuần lớn hơn so với mức tăng của các khoản chi phí từ đó đẩy mạnh giá trị lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhìn chung, công ty luôn có xu hướng đi lên thậm chí là trong các giai đoạn khủng hoảng khó khăn chung của nền kinh tế. Công ty cũng hướng tới mở rộng ngành nghề kinh doanh sang dịch vụ nhà hàng ăn uống đồng thời từ lĩnh vực kinh doanh chính là ô tô công ty cũng đang mở rộng sang hoạt động vận chuyển, cho thuê xe du lịch, theo tour để đẩy mạnh doanh thu hơn nữa.
2.1.3.2. Phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn
Phân tích cơ cấu tài sản
Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 ta sẽ phân tích sự biến động về tài sản của công ty qua biểu đồ sau:
Bảng 2.2. Tình hình tài sản và cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
TÀI SẢN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.333,04 2.430,41 2.510,88 97,38 4,17 80,48 3,31
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 186,13 198,05 239,04 11,92 6,40 41,00 20,70 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 475,70 465,44 446,53 (10,26) (2,16) (18,91) (4,06)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 743,11 777,17 821,00 34,07 4,58 43,83 5,64
IV.Hàng tồn kho 805,18 875,18 901,85 70,00 8,69 26,67 3,05
V.Tài sản ngắn hạn khác 122,92 114,58 102,46 (8,34) (6,79) (12,12) (10,58)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 584,58 650,38 656,17 65,80 11,26 5,78 0,89
I.Các khoản phải thu dài hạn 48,52 56,51 61,00 7,99 16,46 3,58 6,34
II.Tài sản dài hạn 529,61 587,57 589,91 57,96 10,94 2,34 0,40
III.Tài sản dài hạn khác 6,45 6,30 6,17 (0,15) (2,29) (0,13) (2,17)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.917,62 3.080,79 3.167,05 163,18 5,59 86,26 2,8
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản của công ty TNHH thương mại Trường Mạnh
ĐVT: %
Qua biểu đồ trên, ta thấy tổng tài sản của công ty đang có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 -2013. Cụ thể, năm 2011, tổng tài sản của công ty là 2.917,62 triệu đồng, năm 2012, tổng tài sản tăng lên 3.080,79 triệu đồng, tăng 163,18 triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2013 tổng tài sản của công ty là 3.167,05 triệu đồng, tăng 86,26 triệu đồng so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự tăng lên trong tổng tài sản là do trong 3 năm qua, công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới, nên nguồn vốn đầu tư vào tài sản tăng lên, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn. Điều đó được thể hiện qua các khoản mục như khoản hàng lưu kho, phải thu khách hàng, tài sản dài hạn của công ty tăng mạnh nhất.
Tổng tài sản có nhiều biến động thì cùng với đó cơ cấu tỷ trọng tài sản cũng có chút biến động theo. Trong tỷ trọng tổng tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ở mức 80, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng là 20%.
Nguyên nhân của việc TSNH chiếm tỷ trọng cao là do lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kinh doanh ô tô và dịch vụ nhà hàng ăn uống nên cần lượng lớn TSNH để phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng. Trong khi đó, tài sản dài hạn của công ty cũng tăng lên hàng năm nhưng mức tăng khá thấp. Tài sản dài hạn tăng chủ yếu là do khoản mục tài sản dài hạn của công ty tăng lên do nhu cầu của công ty về văn phòng bán hàng, các trang thiết bị phục vụ công tác bán hàng và lưu kho. Đặc biệt lĩnh vực chủ đạo của công ty là thương mại nên các dòng vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản ngắn hạn khác biệt với các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất hay xây dựng trên thị trường. Các tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là nhà kho,
văn phòng bán hàng và các thiết bị dùng trong kinh doanh. Nên lượng đầu tư vào tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tài sản ngắn hạn.
2.1.3.3. Tình hình nguồn vốn của công ty
Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị:Triệu đồng NGUỒN VỐN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % A.NỢ PHẢI TRẢ 2.110,2 1 2.150,99 2.174,69 40,77 1,93 23,71 1,10 I.Nợ ngắn hạn 812,01 831,01 851,30 19,00 2,34 20,30 2,44 1.Vay ngắn hạn 301,01 350,11 369,96 49,11 16,31 19,85 5,67 2. Phải trả người bán 888,44 864,59 853,43 (23,85) (2,68) (11,16) (1,29) II. Nợ dài hạn 108,77 105,28 100,01 (3,48) (3,20) (5,28) (5,01) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 807,40 929,81 992,36 122,40 15,16 62,55 6,73 I.Vốn chủ sở hữu 770,91 894,21 953,26 123,29 15,99 59,05 6,60 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 36,49 35,60 39,10 (0,88) (2,43) 3,50 9,83
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.917,6 2 3.080,79 3.167,0 5 163,18 5,59 86,26 2,80
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011 - 2013)
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nhìn vào biều ðồ ta thấy, trong 3 năm 2011 – 2013 nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị lần lượt là 72%, 70%, 69%. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm từ 28% đến 31% trong 3 năm. Tuy nhiên nếu đánh giá cơ cấu chuyển dịch nguồn vốn của công ty ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng lên thêm 1% mỗi năm. Điều đó cho thấy tính tự chủ về nguồn vốn của công ty đang trở lên tốt hơn.
Nguyên nhân khiến tỷ trọng của nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao qua các năm: thứ nhất là do khoản mục phải trả người bán của công ty tăng mạnh qua các năm. Đây là nguồn vốn công ty chiếm dụng được từ phía nhà cung cấp. Khoản mục phải trả người bán của công ty tăng lên đem lại cho công ty một nguồn vốn ngắn hạn với mức chi phí thấp nhất, tuy nhiên nếu thời gian chiếm dụng lớn sẽ làm giảm uy tín của công ty cũng như xếp hạng trên thị trường đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Nguyên nhân thứ hai là do khoản mục vay ngắn hạn của công ty tăng cao do công ty vay tiền của ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín. Việc sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu là do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính tạo ra lá chắn thuế cho doanh nghiệp, làm giảm khoản thuế thu nhập phải nộp. tuy nhiên công ty cũng phải đối mặt với rủi ro do không chủ động trong nguồn vốn và phải phụ thuộc nhiều vào vốn vay bên ngoài.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2012 tăng 122,40 triệu đồng tương ứng 15,16% so với năm 2011. Năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng 62,55 triệu đồng tương ứng 6,73%.
Nguyên nhân khiến cho vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh tăng lên và tỷ trọng cũng chiếm mức lớn hơn trong cơ cấu nguồn vốn là do trong các năm hoạt động kinh doanh trước công ty kinh doanh có lãi và trích lại một phần đầu tư vào nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên.
Nhìn chung, sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu được đánh giá là tốt, thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nợ phải trả cả công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của công ty nếu không sử dụng đúng và hợp lý sẽ đưa công ty rơi vào tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, mất khả năng thanh toán. hơn nữa, tỷ trọng nợ phải trả quá cao, chi phí lãi vay của công ty cao, không có sự chủ động trong việc trả nợ (do vốn chiếm dụng của người khác cao) khiến công ty có khả năng thanh khoản kém, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
2.1.4. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Trách Nhiệm Hữu HạnThương mại Trường Mạnh Thương mại Trường Mạnh
Bảng 2.4. Chính Sách Quản Lý Tài sản ngắn hạn
STT TÀI SẢN
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt