Thực trạng công tác quản lý tài sản ngắn hạn của công ty TNHH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 51)

mại Trường Mạnh

Hàng tồn kho

Bảng 2.6. Bảng phân tích hàng tồn kho của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Hàng tồn kho 805,18 875,18 901,85 70,00 8,69 26,67 3,05 1.Nguyên liệu vật liệu 120,78 87,518 45,093 (33,26) (27,54) (42,43) (48,48) 2.Công cụ dụng cụ 40,259 43,759 63,13 3,5 8,6937 19,371 44,27

3.Hàng hóa 644,14 743,9 793,63 99,759 15,487 49,725 6,68

(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT của công ty trong giai đoạn 2011-2013)

Hàng tồn kho của công ty có biến động tăng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể: Năm 2012 hàng tồn kho tăng 70,00 triệu đồng tương ứng 8,69% so với năm 2011, năm 2013 hàng tồn kho tăng 26,67 triệu đồng tương ứng 3,05% so với năm 2012. với tỷ trọng lần lượt qua các năm là 27,6%, 28,41%, 28,48% trong các năm 2011, 2012, 2013.

Nhận thấy hàng tồn kho tăng chủ yếu là do hàng hóa nhập vào của công ty tăng lên hàng tồn khobao gồm có nguyên vật liệu là phụ tùng, linh kiện, phụ kiện thay thế cho xe ô tô và công cụ, dụng cụ là các máy móc thiết bị giúp thay thế và sửa chữa xe và các sản phẩm ô tô nguyên chiếc. Tuy nhiên giá trị vốn của hàng tồn kho tập trung ở ô tô, còn nguyên nhiên vật liệu và phụ tùng xe chỉ chiếm giá trị nhỏ. Như vậy hàng tồn kho của công ty tăng lên là do sản phẩm kinh doanh chính của công ty là ô tô . Sở dĩ trong giai đoạn 2011-2012 hàng tồn kho của công ty cao hơn gấp 3 lần so với 2012 – 2013 là do công ty mở rộng các dòng xe mới của Ford là dòng xe có giá thành cao hơn và trưng bày thêm các sản phẩm mới từ công ty ô tô Giải Phóng trong nước. Vì đây là giai đoạn tập trung Pr marketing cho các dòng sản phẩm mới vì vậy mức độ tiêu thụ thấp nên hàng tồn kho công ty tăng đột biến.

Giai đoạn 2012-2013 sau khi đã áp dụng các chiến dịch kinh doanh và marketing mới, số lượng hàng hóa bán ra của các dòng xe mới từ năm trước khá nhiều vì vậy lượng tồn kho ở giai đoạn này giảm.

Hiện tại, Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý kho mà chỉ tính toán nhu cầu theo quan hệ cung cầu của thị trường ô tô và theo thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, do đó trong thời gian tới Công ty nên áp dụng một số mô hình quản lý kho để có thể xác định được chính xác nhất lượng hàng lưu kho nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần xem xét lại vốn trong khâu dự trữ một cách hợp lý, tính toán lượng hàng tồn kho cần thiết để tránh tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để giảm bớt lượng hàng tồn kho, tăng nhanh vòng quay tài sản ngắn hạn, đồng thời không để vốn chết.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Bảng 2.7. Phân tích các khoản phải thu

Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %

Các khoản phải thu NH 743,11 777,17 821,00 34,07 4,58 43,83 5,64 1. Phải thu khách hàng 445,866 505,161 533,65 59,29 13,30 28,49 5,64 2.Trả trước cho người bán 222,933 240,923 262,72 17,99 8,07 21,80 9,05 3.Các khoản phải thu khác 74,311 31,0868 24,63 (43,22) (58,17) (6,46) (20,77)

(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT của công ty trong giai đoạn 2011-2013)

Khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong giá trị tài sản ngắn hạn của công ty Trường Mạnh. Xem xét về chiều hướng biến động của phải thu ngắn hạn ta thấy:

Năm 2012 khoản phải thu ngắn hạn tăng 34,07 triệu đồng tương ứng 4,58% so với năm 2011, năm 2013 khoản này tăng 43,83 triệu đồng tương ứng 5,64% so với năm 2012. Tỷ trọng của các khoản phải thu trong 3 năm lần lượt là: năm 2011 là 25,47%, sang năm 2012, 2013 các khoản phải thu lần lượt chiếm tỷ trọng là 25,23% và 25,92%. Điều này chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng của công ty ngày càng có xu hướng tăng lên, ta sẽ đi phân tích cụ thể các chỉ tiêu để nắm rõ được tình hình của công ty:

Các khoản phải thu khách hàng

Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu và tăng trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012 tăng 13,30% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng với mức 5,64% so với năm 2012. Nguyên nhân các khoản phải thu tăng lên do Công ty thực hiện chính sách bán chịu hàng hóa để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm kinh doanh phân phối ra thị trường chính của công ty là ô tô, hiện nay để đẩy nhanh doanh thu tiêu thụ sản phẩm và giúp các khách hàng có vốn ít có thể tiếp cận mặt hàng ô tô, công ty TNHH thương mại Trường Mạnh đã áp dụng chế độ mua ô tô trả góp thành nhiều đợt.

Công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng là điều dễ hiểu, vì trong nền kinh tế thị trường thì việc mở rộng chính sách cấp tín dụng cho các đại lý, các khách hàng để công ty có thể bán được vì tăng tiêu thụ sản phẩm là hợp lý nên khoản này chiếm tỷ lệ cao là hợp lý. Tuy nhiên Công ty cần xem xét từng đối tượng khách hàng để tránh tình trạng không thu hồi được nợ. Việc nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng để tăng doanh thu công ty cần xem xét kỹ chính sách bán hàng và kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi nợ của mình. Vì đây là những khoản vốn quan trọng với công ty trong thời điểm tình hình kinh tế không mấy khả quan, nếu thu hồi được sớm sẽ giúp quay vòng tài sản ngắn hạn để sản xuất kinh doanh sinh lời.

Trả trước cho người bán

Khoản mục này chiểm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản phải thu. Năm 2012 tăng 8,07% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, tiếp tục tăng thêm 9,05% đạt 262,72 triệu đồng so với năm 2012. Đây là khoản mục công ty thanh toán đặt hàng trước cho nhà cung cấp phụ tùng lắp ráp. Chỉ tiêu này tăng qua các năm thể hiện công ty đang mở rộng kinh doanh, có nhiều đơn hàng đặt trước, tuy nhiên công ty cũng cần có những biện pháp theo dõi phù hợp để tránh tình trạng bị nhà cung cấp chiếm dụng

vốn nhiều và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Các khoản phải thu khác

Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu khác của công ty bao gồm: thuế nhập khẩu tạm nộp, phí vận chuyển bốc vác, phải thu tiền chiết khấu hàng mua,... Năm 2012, các khoản phải thu khác của công ty giảm mạnh 58,17%. Đến năm 2013 tiếp tục giảm với mức 20,77% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty thực hiện nhập khẩu ủy thác cho đối tác khác từ đó giảm được các khoản mục về thuế, chi phí vận chuyển hàng hóa.

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Bảng 2.8. Phân tích các khoản phải thu

Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %

1.Đầu tư tài chính ngắn hạn 475,70 465,44 446,53 (10,26) (2,16) (18,91) (4,06)

(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT của công ty trong giai đoạn 2011-2013)

Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 1.026,02 triệu đồng tương ứng 2,16% so với năm 2011, sang năm 2013 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm tiếp 1.890,8 triệu đồng tương ứng 4,06% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu khiến đầu tư tài chính ngắn hạn giảm là do công ty giảm là do công ty rút vốn đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn của các công ty như: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn và rất nhiều công ty khác. Trước bối cảnh kinh tế khó khăn trong giai đoạn này, việc đầu tư vào khoản mục này tương đối mạo hiểm do vậy công ty đã giảm khoản mục này để tập trung vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt cuối năm 2012 đầu năm 2013 công ty đã rút một lượng lớn vốn ra khỏi thị trường để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm ô tô mới của hàng FORD nên mức độ đầu tư trong giai đoạn 2012-2013 giảm một nửa so với giai đoạn 2011-2012. Đây là hướng đi đúng đắn trong giai đoạn này vì thị trường chứng khoản của Việt Nam vẫn chưa được phục hồi rõ nét.

Tiền và các khoản tương đương tiền

Bảng 2.9. Phân tích khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng

TÀI SẢN Năm 2011 Năm2012 Năm2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %

Tiền và tương đương tiền 186,13 198,05 239,04 11,92 6,4 41,00 20,7 Tiền mặt 126,57 136,65 174,50 10,09 7,97 37,84 27,69 Tiền gửi ngân hàng 59,56 61,40 64,54 1,83 3,08 3,15 5,12

(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT của công ty trong giai đoạn 2011-2013)

Tiền mặt

Tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và có biến động tăng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2011-2012 tiền mặt của công ty tăng 10,086 triệu đồng tương ứng với mức tăng 7,97%. Đến giai đoạn 2012-2013 tiếp tục tăng đến mức 174,499 triệu đồng tương ứng với mức tăng 27,69%.

Nguyên nhân là do khi trở thành đại lý cấp 1 phân phối các dòng xe mới nhập khẩu của hãng ô tô Giải Phóng công ty đã cần một lượng lớn tiền mặt để mở rộng showroom, chi trả phí vận chuyển và các hoạt động hàng ngày của cửa hàng.

Ta thấy tiền mặt có tính thanh khoản tốt nhất, trong nền kinh tế khó khăn hiện nay, việc dự trữ tiền mặt tăng giúp cho công ty phục vụ kịp thời cho các nhu cầu thanh toán cần thiết và là một giải pháp khôn ngoan mà công ty áp dụng. Tuy nhiên công ty cần dự trữ chính xác nhu cầu về tiền mặt để không xảy ra trường hợp dự trữ dư thừa, lãng phí và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình.

Tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng chủ yếu là tiền gửi thanh toán của khách hàng chiếm tỷ trọng không lớn. Năm 2012 khoản mục này đạt 61,40 triệu đồng tăng 3,08% so với năm 2011. Đến giai đoạn 2012-2013 tiền gửi ngân hàng của công ty tăng thêm đến 64,54 triệu đồng tương ứng với mức tăng 5,12%.

Nguyên nhân tiền gửi ngân hàng của công ty tăng là do có một số khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán trả góp và trả bằng tài khoản ngân hàng, từ đó đã khiến cho khoản mục tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên.

Tài sản ngắn hạn khác

Bảng 2.10. Phân tích khoản mục tài sản ngắn hạn khác của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tài sản ngắn hạn khác 122,92 114,58 102,46 (8,34) (6,79) (12,12) (10,58) 1.Tài sản thiếu chờ xử lý 86,044 68,748 61,476 (17,30) (20,10) (7,27) (10,58) 2.Tạm ứng 36,876 45,832 40,984 8,96 24,29 (4,85) (10,58)

(Nguồn: Tổng hợp BCĐKT của công ty trong giai đoạn 2011-2013)

Tài sản ngắn hạn khác của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể tài sản ngắn hạn khác giảm 8,34 triệu đồng tương ứng 6,79% từ năm 2011 đến năm 2012.

Năm 2012 đến năm 2013, tài sản ngắn hạn khác giảm 12,12 triệu đồng tương ứng 10,58%. Từ bảng 2.2 cho ta thấy được tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng giá trị của tài sản ngắn hạn được thể hiện lần lượt là: 5%, 5%, 4% trong các năm 2011, 2012, 2013. Tài sản ngắn hạn khác là những tài sản thiếu chờ xử lý, khoản tạm ứng, ký quỹ, ký cược ngăn hạn của công ty.

Tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2012 giảm là do một số công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sửa chữa, lắp đặt bị mất, chưa tìm thấy nguyên nhân trước đây đã được tìm ra nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác giảm xuống. Đến giai đoạn 2012- 2013, khoản mục tài sản ngắn hạn khác của công ty giảm một nửa so với giai đoạn 2012 - 2013 là do công ty không còn phát sinh các khoản mục bị thiếu hụt nữa do có sự quản lý theo dõi thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w