Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 67)

2.3.2.1. Hạn chế

Hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng vẫn không đồng đều, thậm chí trong giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng trong giai đoạn 2011-2012. Điều này cho thấy công ty cần đưa ra các chính sách bán hàng tốt hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo để tốc độ tăng của doanh thu có thể vượt cao hơn các giai đoạn trước và duy trì được mức tăng trưởng cao.

Về chi phí: doanh thu bán hàng tăng sẽ kéo theo các loại chi phí sẽ tăng theo đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, chi phí giá vốn hàng bán có tốc độ tăng bằng với tốc độ tăng của doanh thu, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty. Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng có mức tăng cao do công ty đang phấn đẩu đáp ứng mọi tiêu chuẩn để trở thành đại lý cấp 1 của hãng xe ô tô Giải Phóng cần thêm lao động và chi phí trưng bày, trang trí cửa hàng.

Về lợi nhuận: mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên nhưng nhận thấy tốc độ tăng của lợi nhuận đang có xu hướng giảm. Trong giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng là 34,80% nhưng đến giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 9.98%. chính vì vậy công ty cần có các chính sách thúc đẩy bán hàng để tăng doanh thu và đồng thời đưa ra các chính sách quản lý chi phí thật tốt để có thể đẩy mạnh lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lên cao.

Hạn chế trong hoạt động sử dụng tài sản ngắn hạn

Về hàng tồn kho: của công ty có biến động tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Mức tăng trong năm 2012 là 8,69% so với năm 2011, năm 2013 tăng 3,05% so với năm 2012. Công ty cần xem xét lại vốn trong khâu dự trữ một cách hợp lý, tính toán lượng hàng tồn kho cần thiết để tránh tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để giảm bớt lượng hàng tồn kho, tăng nhanh vòng quay tài sản ngắn hạn, đồng thời không để vốn chết.

Về các khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu của công ty thường xuyên phát sinh và chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Mức tăng của các khoản phải thu năm 2012 là 4,58% và năm 2013 là 5,64%. Chính vì vậy giảm các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi tiền hàng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty.

Về các chỉ tiêu khả năng thanh toán: Ở cả 3 năm hệ số khả năng thanh toán tức thời nhỏ hơn 1, chứng tỏ trong 3 năm này công ty không có đủ lượng tiền và tương

đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua đánh giá, khả năng thanh toán tức thời của Công ty thấp trong 2 năm 2011 và 2012, điều này ảnh hưởng tới việc chi trả nợ của Công ty, cho thấy Công ty không dự trữ nhiều lượng tiền mặt tại ngân quỹ. Công tác thanh toán tiền hàng còn thấp, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên công ty phải vay ngắn hạn, điều này làm cho các khoản chi phí vay lãi lớn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Các hệ số thanh toán tức thời còn nhỏ hơn một, tình trạng này gây rủi ro mất khả năng thanh toán nếu Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh vấp phải những biến động trên thị trường.

Về các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của tài sản ngắn hạn: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn giảm và vẫn còn ở mức thấp. Trong năm 2013, để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0,42 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,03 đồng so với năm 2012 tương ứng với mức giảm 6,67 đồng. Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa thực sự hiệu quả. Do vậy làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tại sản lưu động của doanh nghiệp, không chỉ đánh giá qua những nhân tố trên mà ta đã phân tích. Ta còn phải tìm hiểu một số nhân tố khác làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Ở đây chúng ta có thể nhắc tới hai nhóm nhân tố sau:

Nguyên nhân chủ quan:

Chính sách quản lý tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp quản lý tài sản.

Công ty không có đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định tài chính và kiểm soát khách hàng nên không theo dõi được các khoản phải thu dấn đến các khoản phải thu chiểm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cao.

Tín dụng thương mại là một chính sách quan trọng giúp công ty có thể giành thắng lợi trong việc cạnh tranh, việc cấp tín dụng sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhưng công ty chưa chú trọng tới chính sách này, chưa được công ty quan tâm nhiều.

Hệ thông kênh phân phối sản phẩm và bộ phận marketing của công ty mới được thành lập nên các hoạt động xúc tiến bán hàng chưa phát triển. Do vậy hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty còn yếu kém, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao.

Nguyên nhân khách quan:

chúng, điều đó sẽ là thách thức lớn đối với công ty vì suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong các năm tới.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quyết định tới doanh nghiệp, cùng là thương mại kinh doanh ô tô khác nhau, tuy nhiên doanh nghiệp nào đưa ra được các sản phẩm phù hợp trước, giá cả hợp lư và chất lượng sản phẩm tốt thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm được thị phần khách hàng lớn hơn, giờ các doanh nghiệp đang hướng tới những nhu cầu mà khách hàng cần, thị hiếu của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thì việc tiêu thụ hàng hóa là không thể không làm được với mức tiêu thụ hàng hóa cao, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Kết luận: Qua việc phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thông qua các chính sách quản lý về tiền, hàng tồn kho và phải thu cũng như các nhóm chỉ tiêu tài chính. Qua những phân tích đó, khóa luận cũng đã có những đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, những mặt đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH thương mại Trường Mạnh sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI

TRƯỜNG MẠNH

3.1. Định hướng hoạt động của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh

3.1.1. Định hướng phát triển công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Trường Mạnh

Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, giữ vững công ty là một doanh nghiệp mạnh, đa ngành nghề, đa sở hữu, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là kinh doanh buôn bán, sửa chữa và bảo dưỡng các loại xe ô tô. Trong giai đoạn tiếp theo công ty sẽ lên kế hoạch và chiến lược kinh doanh tốt hơn để có thể đạt mục tiêu trở thành đại lý cấp I cho hãng ô tô Giải Phóng và đưa thương hiệu của công ty đến gần hơn nữa với người tiêu dùng.

Tiếp tục mở rộng hoạt động quy mô kinh doanh trong các kĩnh vực nhà hàng, du lịch vận tại, đảm bảo cho công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w