Hai là, đầu tư thêm tài sản ngắn hạn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng tài sản.
Hai khía cạnh này chính là mục tiêu cần đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng.
Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả từng đồng tài sản ngắn hạn nhằm làm cho tài sản ngắn hạn được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất. Việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn cho phép rút ngắn thời gian chi chuyển của vốn, qua đó vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số tài sản ngắn hạn cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hóa bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn giúp cho doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ thuật được cải tiến. Đặc biệt khi khai thác và sử dụng tốt tài sản ngắn hạn, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài sản ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, cao hơn nữa là sự tăng trường và phát triển của nền kinh tế.
1.4. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trongdoanh nghiệpdoanh nghiệp doanh nghiệp
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số này được sử dụng phổ biến nhất và nó là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản phải thu… Hệ số này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
doanh nghiệp là yếu tố dẫn đến rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản cao. Ngược lại, nếu hệ số này ở mức lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tương đối tốt, đủ khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Song nếu hệ số này cao quá, tức là lượng TSNH tồn quá lớn và bộ phận tài sản này không vận động, không sinh lời sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ số này lớn hay nhỏ hơn còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp thương mại, TSNH thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản nên hệ số này tương đối cao. Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cần phải dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, hệ số này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán của doanh nghiệp vì tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồn kho. Chính vì vậy để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta cần xét thêm một số chỉ tiêu khác nữa.
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn khoNợ ngắn hạn bình quân
Khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản có khả năng chuyển thành tiền một cách nhanh nhất không tính đến hàng tồn kho vì hàng tồn kho là tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền, tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn rất quan tâm vì thông qua các chỉ tiêu này, các chủ nợ có thể đánh giá được tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ tiêu này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH. Do đó, để đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn cần xem xét thêm khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là một số chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong đó, tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới 3 tháng) có thể chuyển đổi thành tiền bất cứ lúc nào như: chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu… Đây là các tài sản có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp.
khoản nợ của doanh nghiệp hết sức linh hoạt.