Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 56)

Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Trường Mạnh

2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.11. khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 +/- % +/- % 1.Tài sản ngắn hạn (Triệu đồng) 2.333,0 4 2.430,4 1 2.510,88 97,38 4,17 80,47 3,31 2.Hàng tồn kho (Triệu đồng) 805,18 875,18 901,85 70,00 8,69 26,67 3,05 3.Tiền và các khoản tương

đương tiền (Triệu đồng) 186,13 198,05 239,04 11,92 6,40 41,00 20,70 4.Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay (Triệu đồng) 794,67 1.071,24 1.190,02 276,57

34,8

0 118,78 11,09 5.Lãi vay (Triệu đồng) 54,14 58,60 59,83 4,46 8,24 1,23 2,10 6.Nợ ngắn hạn (Triệu đồng) 812,01 831,01 851,30 18,99 2,33 20,30 2,44 7.Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (7 = 1/6) (lần) 2,87 2,92 2,95 0,05 1,74 0,03 1,03 8.Hệ số khả năng thanh toán

nhanh (8 = (1-2)/6) (lần) 1,88 1,87 1,89 -0,01 -0,53 0,02 1,07 9.Hệ số khả năng thanh

toán tức thời (9= 3/6) (lần) 0,23 0,24 0,28 0,01 4,35 0,04 16,67

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của Công ty 2011-2013 và tham khảo1 )

Nhận xét

Nhìn vào sơ đồ hệ số khả năng thanh toán của công ty từ năm 2011 đến năm

2013 chúng ta thấy:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng trong giai đoạn 2011- 2013. Cụ thể:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành trong giai đoạn 2011-2012 tăng 0,05 lần tương ứng với tốc độ tăng 1,74%. Nguyên nhân là do mức tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn đã khiến cho hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng lên.

Sang đến giai đoạn 2012-2013 thì hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng 0,03 lần tương ứng với tốc độ tăng 1,03%. Nguyên nhân là do mức tăng của tài sản ngắn hạn 3,31% cao hơn mức tăng của nợ ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên là do công ty có đầu tư thêm hàng lưu kho, các khoản phải thu tăng do công ty áp dụng phương thức trả góp và tín dụng mới, dự trữ thêm tiền mặt đều có xu hướng tăng tại công ty để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Trong khi đó mức tăng của nợ ngắn hạn lại thấp hơn so với mức tăng của tài sản ngắn hạn đã khiến cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng lên.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty ở mỗi năm đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tổng tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, để đánh giá tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không, thì còn phải xem xét cơ cấu tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản ngắn hạn, bởi vì khả năng thanh toán của công ty không thể tốt khi hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng là do tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được hoặc do nợ tồn đọng không thu được, do vậy, công ty cần phải xem xét thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong tài sản ngắn hạn) thì công ty có khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Nhìn vào sơ đồ hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm ta thấy không có sự biến động đồng đều. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2011-2012, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm nhẹ từ 1,88 xuống 1,78 lần tương ứng với mức giảm 0,53%. Nguyên nhân giảm là do tài sản ngắn hạn sau khi đã lược bỏ hàng tồn kho đi thì có mức tăng thấp hơn so với nợ ngắn hạn.

Bước sang giai đoạn 2012-2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên mức 1,89 lần tương ứng với tốc độ tăng 1,07%. Nguyên nhân tăng trong giai

đoạn này là do mức tăng của tài sản ngắn hạn sau khi lược bỏ hàng tồn kho lớn hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn.

Xem xét ở cả 3 năm hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 điều đó cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, chứng tỏ tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy, có thể thấy ttnh htnh thanh khoản của Công ty tốt và ở mức an toàn. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn ở mức lớn hơn 1. Có thể dẫn tới lượng tiền mặt trong công ty quá nhiều, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán nhanh của công ty cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ để khẳng định công ty có khả năng thanh toán của các khoản nợ đáo hạn hay không. Vì thế, ta cần phải phân tích, xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tức thời”. Hệ số này cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, công ty có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán hay không. Thuật ngữ “tức thời” ở đây chỉ mang tính chất tương đối.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng nhẹ trong giai đoạn 2011 -2013. Cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 2011-2012 thì hệ số khả năng thanh tức thời là 0,24 tăng 0,01 lần. Sở dĩ, trong giai đoạn 2011-2012 hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng lên như vậy là do năm 2012 lượng tiền và tương đương tiền tăng mạnh tăng 6,4% so với năm 2011 trong khi mức tăng của nợ ngắn hạn chỉ là 2,33%.

Đến giai đoạn 2012-2013 thì hệ số khả năng thanh tức thời là 0,28 tăng 0,04 lần. Nguyên nhân là do năm 2013 lượng tiền và tương đương tiền tăng mạnh tăng 20,7% so với năm 2012 còn nợ ngắn hạn chỉ tăng 2,44%. Mức tăng của nợ ngắn hạn thấp hơn mức tăng của tiền và các khoản tương đương tiền đã làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng lên.

Nhận thấy, mức tăng của 2 giai đoạn có sự chênh lệch khá lớn gấp 4 lần. Nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trong giai đoạn 2012-2013 cao hơn so với tốc độ tăng ở giai đoạn 2011-2012 là do ảnh hưởng trực tiếp từ khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng mạnh từ 6,40% lên tới 20,70%. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên là do công ty dự trữ thêm để đảm bảo nhu cầu chi trả tiền bất chợt trong hoạt động kinh doanh hàng ngày và để đáp ứng cho việc mở rộng kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm. Do đó hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng lên, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với công ty tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty ở cả 3 năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ trong 3 năm này công ty không có đủ lượng tiền và

tương đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua đánh giá, khả năng thanh toán tức thời của Công ty thấp trong 3 năm 2011 đến 2013, điều này ảnh hưởng tới việc chi trả nợ của Công ty, cho thấy Công ty không dự trữ nhiều lượng tiền mặt tại ngân quỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào Công ty cũng phải thanh toán các khoản nợ thường xuyên, mà nợ thường mang tính chất thời điểm nên việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ ít sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn do giảm lượng tài sản ứ đọng.

2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động các bộ phận của tài sản ngắn hạn

Hàng tồn kho

-Vòng quay hàng tồn kho

Chúng ta không chỉ quan tâm đến vòng quay tài sản ngắn hạn mà còn phải lưu ý đến vòng quay tồn kho trong công ty. Vì hàng tồn kho có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do đó công ty phải quản lý tốt hàng tồn kho của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của công ty

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Giá vốn hàng bán 2.275,12 3.024,58 3.350,4 4 749,46 32,94 325,86 10,77 Hàng tồn kho bình quân 793,42 840,18 888,51 46,76 5,89 48,34 5,75 Vòng quay hàng tồn kho (3 = 1/2) 2,87 3,60 3,77 0,73 25,44 0,17 4,72 Số ngày của vòng quay HTK

(4 = 360/3) 125 100 95 (25) (20,00) (5) (5,00)

Biểu đồ 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho

Nhận xét

Nhìn vào biểu vòng quay hàng tồn kho của công ty chúng ta thấy: Vòng quay hàng tồn kho tăng lên qua các năm, cụ thể:

Trong giai đoạn 2011-2012 vòng quay hàng tồn kho của công ty TNHH Thương mại Trường Mạnh tăng thêm 0,73 vòng tương ứng với mức tăng 25,44%, do đó đã làm giảm số ngày tồn đọng hàng tồn kho từ 125 ngày năm 2011 xuống chỉ còn 100 ngày vào năm 2012.

Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho tăng là do giá vốn hàng bán tăng 32,94% lớn hơn mức tăng của hàng tồn kho bình quân tăng 5,89%.

Bước sang năm 2013, vòng quay hàng tồn kho lại tiếp tục tăng 0,17 vòng so với năm 2012 từ 3,6 vòng lên tới 3,77 vòng. Do đó đã làm giảm số ngày tồn đọng hàng tồn kho xuống 5 ngày.

Nguyên nhân tăng là do mức tăng của giá vốn hàng bán là 10,77% lớn hơn so với mức tăng của hàng lưu kho 4,72%.

Nhận thấy mức tăng của vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn 2012-2013 thấp hơn so với mức tăng trong giai đoạn 2011-2012 khoảng 6 lần. Nguyên nhân là do mức tăng của giá vốn hàng bán trong 2 giai đoạn là khác nhau và có sự chênh lệch lớn từ mức tăng 32,94% trong năm 2012 xuống chỉ còn tăng lên 10,77% trong năm 2013. Nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng là do hàng hóa ô tô có giá trị lớn, doanh thu bán hàng của công ty tăng lên đẩy cho giá vốn hàng bán cũng tăng cao. Đồng thời do công ty nhập về các dòng xe FORD mới có mức giá nhập khẩu cao hơn các dòng xe sẵn có trong công ty trước đây.

Vòng quay hàng tồn kho tăng là tín hiệu đáng mừng cho thấy mặc dù hàng lưu kho của công ty tăng cao nhưng số vòng quay trong một năm vẫn tăng thể hiện công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại có hiệu quả đồng thời tính thanh khoản của hàng lưu kho cũng đang được cải thiện. Hàng tồn kho luân chuyển nhanh, ít bị ứ đọng hàng hóa, nguyên vật liệu tồn trong kho cũng được cải thiện do hoạt động kinh doanh cùng chiến dịch PR marketing cho các sản phẩm và dịch vụ sửa chữa của công ty tốt hơn.Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cũng cần phải đề ra các biện pháp để tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho hơn nữa tức là rút ngắn thời gian hàng tồn kho nằm trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty để công ty có điều kiện mở rộng quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh mà không cần tăng vốn đầu tư. Công ty sẽ áp dụng các chính sách quản lý hàng lưu kho theo mô hình EOQ để có thể xác định được lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra đối với việc lưu kho hàng hóa nhiều hay ít.

Khoản phải thu

- Vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.13.Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tương đối Tuyệt đối Tươn g đối Tuyệt đối 1.Tổng doanh thu (Triệu đồng) 3991,44 5307,76 5877,96 1316,32 32,98 570,21 10,74 2.Bình quân các khoản

phải thu (triều đồng) 706,75 760,14 799,09 53,39 7,55 38,95 5,12 3.Vòng quay khoản

phải thu (3= ½) (vòng) 5,65 6,98 7,36 1,33 23,60 0,38 5,44 4.Kỳ thu tiền bình

quân (4=360/3) (vòng) 64 52 49 (12) 18,75 (3) (5,77)

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của Công ty năm 2011- 2013)

Nhận xét

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn lẫn nhau nhằm tăng thêm vốn cho kinh doanh. Hay nói cách khác các khoản phải thu thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên nếu các khoản phải thu này chiếm tỷ trọng lớn và ngày tăng sẽ gây khó khăn tình hình tài chính của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay các khoản phải thu của công ty trong 3 năm tăng lên. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2011-2012 khoản phải thu của công ty tăng thêm 1,33 vòng tương ứng với mức tăng 23,60%, vòng quay khoản phải thu tăng lên làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm từ 64 ngày xuống còn 52 ngày tương ứng với mức

giảm 12 ngày so với cùng kì năm 2011.

Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho tăng trong giai đoạn này là do tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có mức tăng (32,98%) lớn hơn mức tăng các khoản phải thu bình quân (tăng 7,55%).

Bước sang giai đoạn 2012-2013 vòng quay khoản phải thu tăng 0,38 vòng tương ứng với mức tăng 5,44%, điều đó cũng làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm đi 3 ngày. Nguyên nhân tăng là do mức tăng của tổng doanh thu là 10,74% trong khi các khoản phải thu chỉ tăng với mức 5,12%, điều đó cho thấy mức tăng của tổng doanh thu lớn hơn rất nhiều mức tăng của các khoản phải thu đã khiến cho vòng quay các khoản phải thu tăng lên.

Nhận thấy tốc độ tăng trong giai đoạn 2011-2012 lớn hơn so với tốc độ tăng ở giai đoạn 2012-2013 là do tổng doanh thu trong năm 2012 tăng với mức tăng là 32,98% nhưng đến năm 2013 chỉ tăng 10,74%, đồng thời khoản phải thu khách hàng của công ty chỉ giảm nhẹ từ 7,55% xuống còn 5,12%.

Vậy nguyên nhân vòng quay các khoản phải thu tăng do tổng doanh thu tăng lên. Công ty đã thực hiện thành công chính sách mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc nhập các sản phẩm xe mới và mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng việc tăng thêm hoạt động dịch vụ.

Tiền mặt

Bảng 2.14. Chỉ tiêu đánh giá tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty

ST T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối 1.

Tổng doanh thu thuần 3991,4 4 5307,7 6 5877,96 1316,3 2 32,98 570,21 10,74 2. Tiền và chứng khoán ngắn hạn 186,13 198,05 239,04 11,92 6,4 41 20,7 3. Vòng quay tiền 21,44 26,79 24,59 5,35 24,94 (2,20) (8,22) 4. Thời gian quay vòng tiền 16,79 13,44 14,64 (3,35) (19,96) 1,20 8,96

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của Công ty TNHH TM trường Mạnh năm 2011 -2013)

Đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng tiền và chứng khoán dễ chuyển đổi có thể tạo ra mấy đồng doanh thu hay nó được quay bao nhiêu vòng. Vòng quay tiền mặt của công ty khá cao, cụ thể:

Trong giai đoạn 2011-2012, vòng quay tiền mặt tăng từ 21,44 vòng lên đến 26,79 vòng tương ứng với mức tăng 24,94%. Do tổng doanh thu của công ty tăng mạnh là 32,94% trong khi tiền và các khoản tương đương tiền chỉ tăng 6,40%. Nguyên nhân doanh thu thuần trong các năm tăng cao do hoạt động mở rộng kinh doanh sang các mặt hàng xe mới của hàng FORD và dòng xe trong nước ô tô Giải Phóng. Bên cạnh đó

công ty còn mở thêm dịch vụ cho thuê xe theo tour và kinh doanh thêm lĩnh vực nhà hàng. Chính vì vậy tổng doanh thu của công ty tăng lên, mặc dù khoản mục tiền và chứng khoán ngắn hạn cũng tăng nhưng tăng nhẹ hơn so với tổng doanh thu nên dẫn tới vòng quay tiền của công ty cao.

Đến giai đoạn 2012-2013 vòng quay tiền mặt giảm nhẹ là 24,59 vòng/ năm, giảm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Trường Mạnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w