Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
1,48 MB
Nội dung
ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên toàn thế giới, nó được xem như là một nhu cầu không thể thiếu của con người và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhận thức được xu thế trên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [2]. Ngành du lịch Quảng Ngãi cùng với ngành du lịch của các tỉnh khác đã vẽ lên một bức tranh khá sinh động và tươi sáng với nhiều cố gắng và thành quả góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển du lịch quốc tế chung của quốc gia. Đến với Quảng Ngãi, chúng ta sẽ cảm nhận được cái nắng gió của vùng đất của miền Trung với những bờ biển uốn lượn dài tuyệt đẹp và một chiều dài lịch sử lâu đời với các di tích lịch sử khá nổi tiếng. Hình ảnh ấy đã thu hút không ít du khách phải một lần đặt chân đến mảnh đất này. Vì thế mà lượng khách du lịch quốc tế đến đây ngày một gia tăng. Năm 2010, tỉnh đã đón 26.325 lượt khách quốc tế, đóng góp gần 8% tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, doanh thu của ngành du lịch tỉnh chỉ đạt 215 tỷ VND so với 25.305,1 tỷ VND của cả nước, con số trên chưa thực sự tương xứng với số lượng khách du lịch [26], [19]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên chính là khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi còn chưa thật sự mạnh, kèm theo đó là khả năng cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế. Một mặt là do tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thái độ nhân viên không chuyên nghiệp, tình trạng tranh giành khách vẫn còn tiếp diễn,… Mặt khác, việc đầu tư của địa phương vào việc phát triển dịch vụ du lịch nhằm tăng lượng khách đến Quảng Ngãi cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hiện nay, việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đã trở thành một thách thức chung cho cả ngành du lịch Việt Nam trong đó có Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục trưởng Tổng cục 1 Du lịch Trần Chiến Thắng cũng đã phát biểu: “Về lâu dài, giải pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch” [12]. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ du lịch đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Thông qua việc hệ thống hóa các điều kiện đảm bảo phát triển dịch vụ du lịch quốc tế, phân tích thực trạng và khả năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi, khóa luận hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, khóa luận đề ra 3 mục tiêu - Thứ nhất, xây dựng luận cứ khoa học, thực tiễn và hệ thống hóa các điều kiện để thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Ngãi - Thứ hai, phân tích tổng quan tình hình du lịch quốc tế và thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010. Từ đó, đánh giá chung về những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân. - Thứ ba, phân tích xu hướng, mục tiêu phấn đấu, định hướng triển khai của du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi. + Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi đặt trong quan hệ đối sánh với các trọng điểm du lịch miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Ngoài ra, còn tìm hiểu mở rộng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. - Về thời gian: 2 • Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010. • Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2011 đến 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích và so sánh các số liệu thứ cấp thu thập được. Từ đó đưa ra các kết quả nghiên cứu và các giải pháp thích hợp. Các thông tin được trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, Internet, các tạp chí chuyên ngành và tài liệu từ các Sở, Ban, Ngành liên quan. 5. Kết cấu nội dung đề tài Nhất quán với mục tiêu nghiên cứu, ngoài mở đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương có trọng tâm, trọng điểm. Khóa luận được chia thành 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về du lịch quốc tế và sự cần thiệt phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020. - Chương 2: Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 - 2010. - Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020. Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô giáo của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích làm nền tảng cho khóa luận. Người viết cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Trần Thị Phương Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên dù đã cố gắng hết sức, khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất 3 mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm đến đề tài này để những giải pháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Đặng Cao Cường 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2020 I. Tổng quan về du lịch quốc tế 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Du lịch Du lịch từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, thật khó để tìm được một khái niệm thống nhất về du lịch, bởi khi tiếp cận những cách thức và góc độ khác nhau, ta lại có những khái niệm khác nhau về du lịch [5]: - Tiếp cận trên góc độ người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị [5]. Nó vừa là cơ hội để du khách tìm kiếm những kinh nghiệm sống mới vừa là một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng. - Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của người đi du lịch [5]. Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. - Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách, thông qua đó tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương [5]. - Tiếp cận trên góc độ của cộng đồng dân sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội, vừa đem lại cơ hội tìm hiểu văn hóa vừa giúp giải quyết vấn đề việc làm tại địa phương [5]. Người viết xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng quát nhất về du lịch 5 Thứ nhất, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư” [5]. Thứ hai, theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [24]. 1.2. Du lịch quốc tế Theo nhận định của tác giả Trần Văn Thông trong cuốn tổng quan du lịch về Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế có thể hiểu là sự dịch chuyển và lưu trú tạm thời của con người trong thời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh, qua đó phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất. Việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa thông qua nghiên cứu, hoặc những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch có một cái nhìn khái quát nhất về du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng. Từ những nghiên cứu trên, theo người viết, du lịch quốc tế là việc đến một quốc gia khác nơi thường trú của mình trong thời gian nhàn rỗi, nhằm mục đích giải trí, nghĩ ngơi, nâng cao nhận thức và phát triển thể chất; qua đó thông qua tinh thần hữu nghị quốc tế. Du lịch quốc tế bao gồm tất cả các hoạt động của khách DLQT thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch 1.3. Khách du lịch quốc tế Có khá nhiều khái niệm về khách du lịch quốc tế: - Khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia đưa ra khái niệm về “khách du lịch nước ngoài ”: “khách du lịch 6 nước ngoài là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ” [6]. - Khái niệm về khách du lịch được chấp thuận tại Hội nghị tại Rôma (Ý) do Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963: “Khách du lịch quốc tế” là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ” [6]. - Khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du lịch quốc tế” là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó khách trở về nơi ở thường xuyên của mình” [6]. - Tại khoản 3, điều 34, Chương V, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” [24]. Khách du lịch quốc tế sẽ không bao gồm những người sau: • Những người qua lại biên giới thường xuyên, bao gồm cả những người khách đi cùng với họ; • Những người sống gần biên giới nhưng làm việc ở nước bên kia biên giới; • Những quan chức ngoại giao, lãnh sự và thành viên các lực lượng vũ trang được phân công đến một nước khác, bao gồm cả tùy tùng và những người đi cùng; • Những người tị nạn hoặc sống du mục; • Những người quá cảnh không chính thức nhập cư vào một nước, chẳng hạn những hành khách máy bay chỉ ở trong phòng chờ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn, hoặc những hành khách tàu thủy không được phép lên bờ, bao gồm cả những người được chuyển tải trực tiếp từ sân bay đến các địa điểm khác. [33] 2. Đặc điểm du lịch quốc tế Du lịch quốc tế mang những đặc điểm chung của du lịch, cộng thêm với yếu tố quốc tế. Các đặc điểm của du lịch quốc tế như sau: Thứ nhất, du lịch quốc tế có tính nhạy cảm, gồm nhiều bộ phận cấu thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính 7 xác về thời gian, có kế hoạch chu đáo chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết hợp một cách hữu cơ, chặt chẽ giữa các khâu. Thứ hai, du lịch quốc tế mang tính đa ngành cao. Tính đa ngành được thể hiện qua đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Du lịch quốc tế sẽ không thể phát triển nếu không có sự trợ giúp của các ngành kinh tế - xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải. Ngược lại, du lịch quốc tế cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch. Thứ ba, du lịch quốc tế mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế gồm: khách du lịch, những người quản lý và phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Do đặc tính đa thành phần trên đây mà có nhiều loại hình du lịch và dịch vụ ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Thứ tư, du lịch quốc tế có tính thời vụ do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, thời tiết khí hậu đặc trưng tại các điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành tính thời vụ du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ du lịch còn có liên quan mật thiết đến việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên, sự bố trí này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch. Thứ năm, du lịch quốc tế mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau. Mỗi điểm du lịch đều có những đặc điểm độc đáo, hấp dẫn riêng song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Hoạt động du lịch quốc tế của một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia và toàn thế giới. Thứ sáu, du lịch quốc tế mang tính chi phí và tính tổng hợp cao. Mục đích của các du khách là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, do vậy họ sẵn sàng chi trả những khoản chi phí cho chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ngủ nghỉ, ăn uống, đi lại và nhiều khoản chi phí khác nhằm thực hiện mục đích đi chơi, giải trí, tham quan. Về tính tổng hợp, sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện 8 bằng nhiều loại dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế, du lịch bao gồm: khách sạn, giao thông và các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ngoài ra, còn có bộ phận sản xuất tư liệu phi vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tài chính, bưu điện. 3. Các xu hướng du lịch quốc tế phổ biến hiện nay Một số xu hướng du lịch quốc tế phổ biến trên thế giới được khách du lịch ưa thích, chẳng hạn như: 4S: SEA + SUN+ SAND +SHOP: bao gồm tắm biển, phơi nắng, đi dạo bãi biển và mua sắm. 3F: FLOWRE +FAUNA + FOLKLORE: bao gồm đi xem các động vật quí hiếm, thực vật quí hiếm và tìm hiểu văn hóa dân gian đặc sắc. 3S: SIGHTSEEING + SPORT + SHOPPING: bao gồm đi chiêm ngưỡng và thưởng thức các cảnh đẹp, tham gia các môn thể thao mạo hiểm, và đi dạo phố kết hợp mua sắm. 5H: HOSPITALITY + HONESTY + HERITAGE + HISTORY + HEROIC: khách du lịch thường tìm đến các địa điểm du lịch mà ở đó người hiếu khách, chân thật, có nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng để tìm hiểu. Ngoài ra còn có loại hình du lịch đã phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát triển ở nước ta như: Du lịch thời trang thường được tổ chức ở Paris hay Milan. Hình thức điện ảnh đi trước du lịch theo sau: ví dụ như thăm trường quay, rạp chiếu phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…tại Hollywood. [22] 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế Thứ nhất là tính thời vụ đến hoạt động du lịch Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách. Tác động của tính thời vụ vào hoạt động du lịch là rất lớn, như với mùa hè du lịch cửa lò, sầm sơn, các du lịch bãi biển rất phát triển, khách đông, nhưng đến 3 mùa còn lại thì rất vắng khách. Nhưng ngược lại, với khách quốc tế đến Việt Nam thì 9 mùa đông lại là mùa đông khách nhất, các điểm đến cho mùa đông như Ha long, Sapa, Thứ hai là ăn uống nghỉ ngơi Việc tìm kiếm nơi ăn nghỉ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Vì thế các dịch vụ ăn uồng và nghỉ ngơi là trọng tâm, là nhu cầu thiết yếu so với các nhu cầu khác của khách. Trên thế giới, 40% lượng tiền du khách chi tiêu là dành cho chỗ ở. Ở Việt Nam cũng như các nơi khác, ngành khách sạn rất quan trọng vì nó chiếm một phần lớn doanh thu của ngành du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn. Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thủy, hải sản với các loại cây trái sẵn có. Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi góc phố quen thuộc. Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan. Thứ ba là quảng cáo xúc tiến Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến. Từ nay đến cuối năm 2008, ngành du lịch sẽ chi khoảng 16 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế như CNN, Discovery cũng như các đài truyền hình ở các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như kênh KBS - Hàn Quốc, NHK - Nhật Bản; các kênh truyền hình các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam; trên các báo Singapore, Malayxia, Thái Lan, Campuchia; mời các đoàn khảo sát du lịch quốc tế đến viết bài về du lịch Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không, ngoại giao, giao thông vận tải đẩy mạnh 10 [...]... cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 1 Vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch quốc tế cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thứ nhất, vị trí của du lịch quốc tế Quảng Ngãi trong chiến lược phát triển du lịch quốc tế cả nước Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Quảng Ngãi nằm trong không gian vùng du. .. phẩm phát miễn phí tại sân bay, nhà ga, bến xe để du khách có thêm nhiều thông tin du lịch về nơi họ đến Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã khái quát lý luận chung về du lịch quốc tế và khách du lịch quốc tế Đồnngg thời cũng phân tích sơ bộ các điều kiện giúp thu hút khách du lịch quốc tế và đưa ra những bài học kinh nghiệm về thu hút khách du lịch quốc tế của các nước trong khu vực, từ đó rút ra bài học... lượng khách du lịch nội địa nhưng đã đón lượng khách quốc tế tăng vọt Mặt khác, cột mốc năm 2009 đánh dấu sự bức phá của lượng khách du lịch nội địa và bước lùi đáng kể của lượng khách du lịch quốc tế Tuy là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi là 18,04% Nhưng xét về mặt tỷ trọng, lượng du khách quốc tế đến Quảng Ngãi chiếm khoảng 7,97% trong tổng số lượng khách. .. điểm du lịch đạt tầm cỡ quốc tế như Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa hoặc có cửa ngõ quốc tế kể cả về hàng không và đường biển như Đà Nẵng thì Quảng Ngãi mới chỉ thực sự xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong vài năm gần đây 1.2 Cơ cấu khách du lịch quốc tế 32 Để có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thì việc phân tích cơ cấu nguồn khách quốc tế. .. ĐOẠN 2001-2010 I Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 1 Số lượt khách và cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 1.1 Số lượt khách du lịch quốc tế Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 - 2010 Đơn vị tính: người, % Tổng khách Khách nội địa Khách quốc tế du lịch Số lượt Tốc độ Số lượt Tốc độ Số lượt Tốc độ Tỷ... cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài Thứ ba là góp phần phát triển hoạt động du lịch quốc tế một cách đồng bộ và toàn diện hơn Hiện nay, hoạt động thu hút khách du lịch còn quá yếu, thêm vào đó dịch vụ cung cấp không tốt không đồng nhất, có thể gây những ấn tượng xấu trong lòng du khách Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch còn khá yếu kém chưa đáp ứng được ở mức cao của du khách quốc tế Vấn... kinh tế - xã hội, những tiềm năng phát triển và sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ du lịch quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi Những lý luận chung trong Chương 1 chính là nền tảng để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ du lịch quốc tế ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2001-2010 I Tình hình thu hút khách du lịch quốc. .. phần làm tăng lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi 29 Vì thế, năm 2006, ngành du lịch Quảng Ngãi đã đón được 183.891 lượt khách du lịch, trong khách du lịch quốc tế có 14.932 lượt chiếm 8,12% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi Năm 2007, lượng khách đến tham quan đạt 220.385 lượt, tăng 19,84% so với năm 2006, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 18.593 lượt chiếm 8,44% tổng lượng khách du lịch Tiếp nối đà tăng... đó khách quốc tế giảm đến 8,57% Năm 2010, lượng khách du lịch đạt mức 357.942 lượt với mức tăng trưởng 18,55%, trong đó lượng khách du lịch quốc tế đạt mức 26.325 lượt chiếm 7,35% tổng lượt khách đến Quảng Ngãi Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi so với lượng khách nội địa trong giai đoạn 2001 – 2010 “Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế. .. “Nguồn: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch” Từ bảng trên ta thấy khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi với nhiều mục đích khác nhau trong đó khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi vì mục đích công việc chiếm tỷ trọng cao nhất, xấp xỉ 46% Đứng thứ 2, chỉ kém khoảng 4 – 5% là lượng khách quốc tế đến vì mục đích du lịch , tham quan nghỉ dưỡng, chiếm khoảng 40% Lượng khách quốc tế đi du lịch vì mục đích thăm thân