1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa

114 508 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 695,5 KB

Nội dung

*** ĐỀ TÀI THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển xã hội. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, TTH thật sự là vùng đất của du lịch. Là một ngành kinh tế quan trọng ở TTH, du lịch đã có các bước phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân, đồng thời giới thiệu và quảng bá hình ảnh Huế, con người Huế đến với bạn bè trong và ngoài nước. Du lịch văn hóa gần đây được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều du khách quốc tế. Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương năm 2004, với chủ đề “Du lịch văn hóa và giảm đói nghèo”, nhiều nước đã chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phát triển du lịch văn hóa và những lợi ích của hoạt động này đối với cộng đồng xã hội cũng như dân cư. Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước và loại hình này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo của quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tỉnh TTH từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. Tài nguyên du lịch của TTH tương đối đa dạng, phong phú, nổi bật và có giá trị hơn cả là các tài nguyên văn hóa đặc sắc, độc đáo; trong đó, có không ít những di sản văn hóa vật thể tầm cỡ quốc gia và quốc tế có sức thu hút rất lớn đối với khách du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch vô giá như vậy, du lịch văn hóa đã trở thành thế mạnh không chỉ của Huế mà còn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch văn hóa trong thời gian vừa qua dường như vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh. Vấn đề đặt ra đó chính là sự thiếu sự đồng bộ trong việc phát triển một sản phẩm văn hóa thành một sản phẩm phục 2 vụ cho du lịch hoàn chỉnh; thiếu sự quảng bá, tuyên truyền đến du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Khách quốc tế đã chiếm một phần quan trọng trong tổng lượng khách đến TTH. Theo thống kê, tỷ lệ khách quốc tế và khách nội địa đến Huế là tương đương nhau. Thu hút khách quốc tế đến TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa không chỉ giúp phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, mà còn góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Huế. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với hi vọng phân tích được tiềm năng phát triển và cải thiện hơn nữa tình hình hoạt động du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế đối với thị trường khách quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về du lịch văn hóa và sự cần thiết thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa. Bên cạnh đó là nghiên cứu thực trạng thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012, từ đó tìm ra nguyên nhân cho những thành tựu và hạn chế mà du lịch văn hóa ở TTH đang mắc phải. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: việc thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế tại tỉnh TTH thông qua du lịch văn hóa - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012 và những giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2013-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 3 Tác giả vận dụng những phương pháp nghiên cứu như phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp từ các nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ các sở, ban, ngành của tỉnh TTH, từ sách báo, tạp chí, Internet… Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp chuyên gia. Tác giả trực tiếp phỏng vấn 4 lãnh đạo ngành du lịch Thừa Thiên Huế: TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế, TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Huỳnh Tiến Đạt – Phó Giám đốc Trung tâm Festival Huế và ông Lê Văn Thuyên – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế, Tổng biên tập tạp chí Huế xưa và nay; về các vấn đề liên quan đến việc thu hút khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa. 5. Kết cấu của đề tài Bên cạnh lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về du lịch văn hóa và sự cần thiết phải thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa Chương 2: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế của loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004-2012 Chương 3: Một số định hướng và giải pháp tăng cường thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013- 2020 Qua đây, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, và đặc biệt gửi lời cảm ơn đến ThS. Trần Thị Phương Thủy đã tận tâm trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài này. Do hạn chế về thời gian chuẩn bị, kinh phí thực hiện, tài liệu tham khảo nên bài viết không tránh khỏi một số thiếu sót. Kính mong nhận được góp ý của thầy cô và người đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Tác giả Hoàng Thanh Uyên Nhã 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 1.1. Tổng quan về du lịch văn hóa 1.1.1. Du lịch Nhìn từ góc độ thay đổi không gian của du khách, du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác (Trần Đức Thanh, 2008, tr.19). Từ đó thấy rằng, những góc độ quan sát khác nhau sẽ đưa ra những khái niệm du lịch khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm du lịch của một số tổ chức trong nước và quốc tế: - Theo định nghĩa của khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hoa, 2008, tr.39), du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. - Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. - Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc), du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con 5 người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ. - Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Từ những khái niệm trên, tác giả rút ra rằng du lịch là một hoạt động mà trong đó con người đi tham quan và lưu trú tại một địa điểm không phải nơi cư trú thường xuyên của mình, để thỏa mãn một số nhu cầu như tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, kết hợp công việc… 1.1.2. Văn hóa Có nhiều khái niệm về văn hóa: PGS.TS Trần Ngọc Thêm cho rằng: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. (PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, 1996, tr.17) Văn hóa hay văn minh, dưới góc độ nhân học, được xem là tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách là động vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học. (Edward Burnett Tylor, 1871) Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. (UNESCO, 2002, www.unesco.org) Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện 6 trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 7 1.1.3. Du lịch văn hóa Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục Gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Theo Luật Du lịch (2005), du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với du khách bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư để tạo ra những địa điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không những tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, mà còn đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Trong du lịch văn hóa, người ta chia ra làm nhiều loại: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di tích văn hóa… Trong đó còn có du lịch văn hóa đại trà dành cho đa số mọi đối tượng khách du lịch, còn du lịch văn hóa chuyên sâu chỉ dành cho những người muốn nghiên cứu về một vấn đề cụ thể. 1.1.4. Du khách quốc tế Theo Ủy ban thống kê Liên hiệp quốc (1937), du khách quốc tế là những người viếng thăm một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ. Định nghĩa về du khách có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại 8 tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn” Định nghĩa của hội nghị quốc tế về Du lịch tại Hà Lan năm 1989, du khách quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình. Từ những định nghĩa trên, tác giải rút ra rằng du khách quốc tế là những người đến một đất nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24h, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, thăm người thân và bạn bè,… loại trừ mục đích kiếm tiền. 1.2. Điều kiện để thu hút du khách quốc tế đến một địa phương thông qua loại hình du lịch văn hóa 1.2.1. Điều kiện khách quan Nền văn hóa đặc trưng Nền văn hóa đặc trưng chính là yếu tố quyết định của du lịch văn hóa để thu hút khách du lịch. Du khách tới một vùng đất phần lớn là để tìm hiểu một nền văn hóa mới lạ, đặc biệt, chỉ có tại địa phương đó – nơi mang lại cho họ những trải nghiệm, những lối sống ấn tượng. Văn hóa được thể hiện qua các phong tục, tập quán, lối sống, các di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội… – đây chính là những yếu tố nòng cốt để tạo nên các sản phẩm của du lịch văn hóa. Con người Chính con người tạo ra, truyền bá và lưu giữ văn hóa. Một địa phương sẽ khó lòng thể hiện được hết những nét văn hóa đẹp của mình đến du khách nếu không có những con người am hiểu và mang đậm nét văn hóa địa phương. Sự nồng nhiệt, hiếu khách và đặc biệt là lối sống văn hóa của người dân địa phương cũng là một trong những yếu tố làm hài lòng du khách khi đến viếng thăm một vùng đất. Vị trí địa lý Là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong du lịch nói chung hay du lịch văn hóa nói riêng. Vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện để khách quốc tế đến du lịch một vùng đất. Những vùng đất nằm trên các tuyến đường giao thông quốc tế, hay gần những khu vực du lịch nổi tiếng khác sẽ có ưu thế trong việc thu hút du khách quốc tế đến đấy. Ngoài ra, một địa phương có vị trí thuận lợi, sẽ có cơ 9 hội phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch. 1.2.2. Điều kiện chủ quan Cơ sở hạ tầng Là một trong các yếu tố quan trọng để thu hút khách quốc tế đến tham quan cũng như tăng thời gian lưu trú của khách. Cơ sở hạ tầng ở địa phương, các điểm du lịch phải đáp ứng được nhu cầu khách du lịch quốc tế: hệ thống giao thông thuận lợi; cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, nhà dân cần đáp ứng những tiêu chuẩn về lưu trú; hệ thống các cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần thiết phải được thiết lập tại các điểm du lịch đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm của khách du lịch. Nguồn nhân lực Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để thu hút du khách quốc tế là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng được những yêu cầu trình độ phát triển du lịch của khu vực, của thế giới, của thời đại… Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc… tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hóa lao động. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du lịch văn hóa, cần có nguồn nhân lực phục vụ riêng, bao gồm: đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, phục vụ có trình độ văn hóa, có kiến thức, am hiểu về văn hóa, phong tục địa phương; cán bộ tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật; kỹ thuật viên bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa, lịch sử,…. Chính sách, sự quản lý của Nhà nước Sự quản lý của Nhà nước về du lịch có thể là chìa khóa dẫn đến thành công cũng có thể kìm hãm nếu Nhà nước có những đường lối không phù hợp với thực tế. Nhà nước trên cương vị của mình sẽ quản lý các hoạt động du lịch đồng thời ban hành các chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển. Chính quyền cần có các chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương để các giá trị này được lưu giữ trong cộng đồng, có thể được vận dụng vào việc xây dựng các sản phẩm du lịch để thu [...]... chương 1, tác giả đã nghiên cứu về tổng quan du lịch văn hóa và sự cần thiết phải thu hút du khách quốc tế đến tỉnh TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa Theo đó, tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm về du lịch văn hóa và du khách quốc tế Bên cạnh đó tác giả còn nghiên cứu các điều kiện để thu hút khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa, bao gồm: nền văn hóa đặc trưng, con người, vị trí địa... khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa trong Chương 2 25 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2004-2012 2.1 Tổng quan tình hình thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa 2.1.1 Số lượt khách du lịch quốc tế Bảng 2.1: Số lượng du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế... chứng quan trọng cho vị trí chiến lược của TTH trong tổ chức du lịch quốc tế tại Việt Nam 1.4.2 Vai trò của du lịch văn hóa đối với du lịch ở Thừa Thiên Huế Với sự ưu đãi của tạo hóa mà Huế có một nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, tạo điều kiện thu n lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng,… Nhưng loại hình du lịch. .. qua chương 24 này, chúng ta có thể nhận thấy được tiềm năng và lợi thế của TTH trong việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa Cuối chương là những kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc thu hút du khách quốc tế thông qua du lịch văn hóa và bài học đối với TTH Những cơ sở này sẽ làm tiền đề cho việc nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua. .. ảnh hưởng đến việc thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa 2.2.1 Sản phẩm du lịch văn hóa ở Huế Các di sản văn hóa Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống; được đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam” Không những mang ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di... ngành Du lịch có kế hoạch lâu dài trong phát triển sản phẩm quảng bá và phát triển văn hóa của Huế đến với bạn bè thế giới (Trần Viết Lực, 2010) Du lịch văn hóa cũng tạo nguồn thu lớn cho ngành du lịch Huế, thông qua các hoạt động bán vé tham quan, lễ hội, ẩm thực, dịch vụ trong khu di tích, hàng lưu niệm… Ngoài ra, loại hình du lịch văn hóa phát triển, cũng kéo theo sự phát triển của các loại hình du lịch. .. đáo ấy Du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch văn hóa, sẽ giúp nâng cao hơn nữa hình ảnh, thương hiệu của Huế, của Việt Nam tới bạn bè thế giới, đem được hình ảnh một cùng đất thanh bình, đậm đà bản sắc văn hóa và giàu tiềm năng du lịch đến du khách bốn phương 1.5 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa và bài học đối với Thừa Thiên Huế Hội... muốn thu hút du khách trước hết cần phải quảng bá hình ảnh đất nước của mình đến khách du lịch, công tác xúc tiến quảng bá du lịch càng mạnh mẽ thì ngành du lịch càng phát triển Nhìn chung, vai trò công tác xúc tiến quảng bá du lịch có thể gói gọn như sau: Quảng bá thương hiệu hình ảnh của đất nước mình đến du khách khắp năm châu, làm cầu nối giữa khách du lịch với nhà tổ chức du lịch, giữa du khách. .. dưỡng,… Nhưng loại hình du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ đạo trong hệ thống các loại hình du lịch ở Huế Theo thống kê, số lượt khách đến Huế với mục đích tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa, hay đơn giản là chỉ đến để tận mắt chiêm ngưỡng một di sản thế giới chiếm tới gần 80% tổng lượt khách du lịch Điều này chứng minh được giá trị và sức hấp dẫn của di sản Huế, văn hóa Huế, đồng thời đây cũng... tập quán và truyền thống hiếu khách của Huế vẫn được bảo tồn rất tốt trước những xu hướng dị biệt hay đồng hóa của các nền văn hóa Có lẽ chính điều này đã tạo nên một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của mảnh đất và con người nơi đây 1.3.5 Sự quan tâm của các cấp chính quyền Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa chính và việc bảo tồn, . 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 1.1. Tổng quan về du lịch văn hóa 1.1.1. Du lịch Nhìn. văn phong phú, tạo điều kiện thu n lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng,… Nhưng loại hình du lịch văn hóa là loại. xã hội. Trong du lịch văn hóa, người ta chia ra làm nhiều loại: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di tích văn hóa Trong đó còn có du lịch văn hóa đại trà dành

Ngày đăng: 28/08/2015, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w