Lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế trong 9 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 28)

Bảng 2.3: Lượng vé tham quan quần thể di tích Cố đô Huế đã bán cho du khách quốc tế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012

Đơn vị: vé

Năm Tổng số vé bán Vé bán cho khách quốc tế Tỷ trọng (%)

2004 1.371.496 436.622 31,84 2005 1.321.026 552.943 41,86 2006 1.445.367 629.995 43,59 2007 1.658.333 853.827 51,49 2008 1.764.390 898.330 50,91 2009 1.788.687 766.246 42,84 2010 1.873.604 839.953 44,83 2011 1.975.261 866.498 43,87 9 tháng 2012 1.467.996 644.580 43,91

Nguồn: Báo cáo doanh thu vé tham quan quần thể di tích Cố đô giai đoạn 1996- 2010 và 2011-9/2012 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Theo TS. Phan Thanh Hải, “mỗi năm có 1,8-1,9 triệu lượt khách đến tất cả các điểm ở quần thể di tích Huế – tuy nhiên con số này là chưa chính xác, vì có thể một khách đi đến 2-3 điểm tham quan, nhưng có khách chỉ đi đến 1 điểm”. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ trọng của lượng vé bán cho khách quốc tế so với tổng lượng vé bán ra trong những năm gần đây (43-50%), và so sánh với tỷ trọng khách quốc tế đến Huế (35-42%), rõ ràng quần thể di tích Cố đô Huế đã thu hút rất nhiều mối quan tâm của khách quốc tế khi đến du lịch tại Huế.

2.1.2. Cơ cấu khách quốc tế

“Thị trường truyền thống của Huế là Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Úc và những năm gần đây là khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong số này, chi tiêu cao nhất là khách Tây Âu, Bắc Âu, nên mục tiêu của tỉnh vẫn là tập trung khai thác thị trường truyền thống này. Trong những năm gần đây, thì lượng khách Thái Lan tăng nhanh nhất - thông qua con đường xuyên Á, thì từ Thái Lan chạy qua đây chỉ mất 4 giờ đồng hồ thôi. So với các lượng khách khác tăng từ 9-10% thì lượng khách Thái Lan tăng đến 25%. Lượng khách thứ ba tăng nhanh nữa là lượng khách Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, họ đến đây thông qua đường biển và đường hàng không. Đặc biệt lượng khách đến bằng tàu biển tăng khá nhanh, riêng năm 2012, thì lượng khách này tăng gấp 4 lần so với năm 2011”. (TS. Phan Tiến Dũng, 2012)

Bảng 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị: % Quốc tịch 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 9 tháng 2012 Anh 7,03 6,94 6,11 4,75 3,67 6,90 6,50 6,67 6,19 Đức 7,49 8,26 8,50 7,41 7,58 8,70 7,70 7,04 6,76 Mỹ 7,00 6,83 5,84 5,46 6,17 8,50 7,20 6,80 6,22 Nhật 7,03 5,60 4,90 3,36 3,36 4,90 4,40 4,16 4,87 Pháp 19,06 19,56 17,29 16,05 15,50 17,60 16,70 15,64 15,04 Thái Lan 1,04 4,68 13,01 24,79 20,10 14,80 18,60 18,74 15,52 Úc 9,51 9,57 1,73 8,4 4,38 9,30 9,60 9,84 8,97 Khác 41,84 38,56 42,62 29,78 39,24 37,80 29,30 31,11 36,43

Nguồn: Thống kê lượng khách quốc tế đến TTH của Sở VHTT&DL tỉnh TTH ( 2004-9 tháng đầu năm 2012)

Qua bảng số liệu trên, lượng khách Pháp luôn giữ mức ổn định trên 15% - đây cũng là vị khách chính từ trước đến nay của Huế. Lượng khách Anh, Đức, Mỹ thì luôn duy trì ở mức 6-8%, khách Úc thì chiếm khoảng 9% lượng khách quốc tế đến Huế. Và đặc biệt, lượng khách Thái Lan, từ 1,04% vào năm 2004 thì đến nay đã chiếm đến 15-25% lượng khách quốc tế đến Huế. Giờ đây, khách Thái Lan đã trở thành một trong những lượng khách đông đảo đến du lịch tại TTH.

2.1.3. Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế

Theo TS. Phan Tiến Dũng, “Về hành trình, thường thì khách du lịch đến Việt Nam có một chuyến đi dài 7 ngày, và người ta sẽ dành cho Hà Nội – Hạ Long 2-3 ngày, Huế- Đà Nẵng 2-3 ngày và Thành phố Hồ Chí Minh 2 ngày. Ở Huế, đối với khách đi lần đầu, người ta sẽ ngày khoảng 2 ngày, nhưng nếu lần thứ hai, thì thường người ta sẽ dành thời gian nhiều hơn ở Đà Nẵng”.

Biểu đồ 2.2: Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004- 9 tháng đầu năm 2012

Nguồn: Tác giả tự tính từ Báo cáo số ngày lưu trú của khách quốc tế đến TTH của Sở VHTT&DL tỉnh TTH, (2004-9 tháng đầu năm 2012)

Cũng như số liệu về lượng khách quốc tế đến TTH giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012, thì thời gian lưu trú của khách quốc tế đến Huế cũng tăng đều từ 2004-2008, và đạt mức cực đại ở năm 2008 (2,14), sau đó lại sụt giảm khá nghiêm trọng vào năm 2009 (6%), phục hồi dần dần ở những năm sau đó. Tuy nhiên, đến bây giờ con số này vẫn không thể chạm mốc ở năm 2008. Nguyên nhân không chỉ vì tình hình kinh tế - xã hội thế giới, mà còn do những nguyên nhân chủ quan từ các dịch vụ, sản phẩm du lịch ở Huế. Một hiện tượng rất phổ biến hiện nay là du khách đến tham quan ở Huế nhưng lại quay vào Đà Nẵng để nghỉ ngơi, giải trí. Điều này là do chất lượng sản phẩm, dịch vụ giải trí của Huế vẫn còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách quốc tế.

2.1.4. Doanh thu

Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan. Chính vì vậy hoạt động du lịch không chỉ mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngành du lịch mà còn mang lại nguồn doanh thu rất lớn cho xã hội thông qua các hoạt động khác như ngân hàng, giao thông vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ bưu chính, thương mại, hàng tiêu dùng…

Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch và doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012

Năm Doanh thu du lịch Tỷ lệ doanh thu quốc tế (%) Doanh thu xã hội từ du lịch Doanh thu bán vé tham quan2 2004 368,5 40 798 42,49 2005 543,4 42 1.040 46,96 2006 731,3 45 1.550 65,47 2007 1.060 50 1.950 70,88 2008 1.143,5 54 2.275 73,34 2009 1.200 53 2.500 73,16 2010 1.400 53 3.500 77,76 2011 1.657 59 4.100 80,07 9 tháng 2012 1.624 62 4.059 83,13

Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của Sở VHTT&DL tỉnh TTH và Tổng kết doanh thu bán vé tham quan của TTBTDTCĐ Huế (2004-9 tháng đầu năm 2012)

Dù lượng khách quốc tế chỉ chiếm từ 43-45% lượng khách đến Huế nhưng doanh thu du lịch từ khách quốc tế luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và từ năm 2007, con số này đã vượt ngưỡng 50%, đến tháng 9 năm 2012 đã đạt mốc 62%. Bên cạnh đó, doanh thu xã hội từ du lịch thường mang lại doanh thu gấp 2-2,5 lần so với doanh thu từ du lịch và tăng với tốc độ rất nhanh (trung bình đạt 25%). Doanh thu từ bán vé tham quan ở quần thể di tích Cố đô Huế cũng có sự tăng đều, chỉ bị giảm 0,18 tỷ vào năm 2009 so với năm 2008. Doanh thu vẫn có sự tăng trưởng mặc cho sự giảm sút về số lượng khách đến với Huế có thể giải thích bởi sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng Việt Nam mất giá so với đồng Đôla Mỹ khiến cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch quốc tế.

Với nguồn thu lớn từ hoạt động du lịch, cơ cấu kinh tế của Huế đã có sự thay đổi rõ rệt. Cách đây 10 năm thì cơ cấu đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh TTH là 34-35%, nhưng đến năm 2011, ngành du lịch đã đóp đóng 43% GDP toàn tỉnh, và dự kiến cuối năm 2012, con số này sẽ là 45%. TTH đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ; đến bây giờ dịch vụ du lịch đã lên hàng đầu.

Như vậy hoạt động du lịch văn hóa ở TTH đã có những đóng góp khá lớn trong việc thu hút khách quốc tế đến đây, thể hiện thông qua các tiêu chí có thể nhận thấy rõ như lượng khách quốc tế đến tham quan quần thể di tích Cố đô, tham dự Festival Huế, doanh thu du lịch từ quốc tế,…

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 28)